Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
QUẢN TRỊ CÓ HIỆU QUẢ DÒNG NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP<br />
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) - CHI NHÁNH NHA TRANG<br />
EFFECTIVE MANAGING THE HUMAN RESOURSES FLOW AT VIETNAM EXPORT<br />
IMPORT COMMERCIAL JOINT - STOCK BANK – NHA TRANG BRANCH<br />
Nguyễn Thị Hằng Nga1, Đỗ Thị Thanh Vinh2<br />
Ngày nhận bài: 02/6/2013; Ngày phản biện thông qua: 15/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này bàn về vấn đề quản trị dòng nhân lực, dựa trên cơ sở lý luận của Micheal Beer và cộng sự (1984) [3],<br />
kết hợp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động nhân lực theo mô hình nghiên cứu của Jinlou Shi (2007) [3] có<br />
điều chỉnh với số mẫu là 150 cán bộ nhân viên đã và đang làm việc tại Eximbank Nha Trang (EIBNT). Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy có 4 trong số 7 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự biến động nhân lực tại EIBNT, theo mức độ ảnh hưởng từ lớn đến<br />
nhỏ là (1) Đặc tính cá nhân, (2) Môi trường làm việc, (3) Môi trường xã hội, (4) Cấp độ kỹ thuật; 3 nhân tố còn lại là “Tuổithâm niên”, “Đầu tư nghề nghiệp”, “Quan niệm nghề nghiệp” chưa thể hiện sự ảnh hưởng đến biến động nhân lực. 6 nhóm<br />
kiến nghị lớn về quản trị có hiệu quả dòng nhân lực tại EIBNT được đề xuất thể hiện được quan điểm mới của quản trị<br />
nhân lực đó là quản trị xuất phát từ 3 quan điểm: quan điểm của cá nhân, quan điểm của tổ chức và quan điểm của xã hội.<br />
Từ khóa: dòng nhân lực, quản trị dòng nhân lực, sự biến động<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study is about human resourse flow management, bases on the theory of Micheal Beer and colleagues (1984),<br />
combines the analysing factors affecting human resourse flow according to the (amended) model of Jinlou Shi (2007) with<br />
the sample of 150 employees working or being used to work in Eximbank Nha Trang (EIBNT). The result shows that there<br />
are 4 in 7 main factors affecting the flow at EIBNT, from the most to the least of affection: (1) Individuality factor, (2) Work<br />
environment fator, (3) Social environment factor, (4) Engineering level factor; the rest of 3 factors including “Age factor”,<br />
“Occupation investment factor”, “Occupation image factor” have not affected the flow. The founded 6 major suggestions<br />
managing the flow effectively at EIBNT present the new point of human resourse management from 3 perspectives:<br />
perspective of individuality, perspective of organization, perspective of society.<br />
Keywords: human resoures flow, human resoures flow management, the flow<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thế giới đang thay đổi ngày một nhanh hơn,<br />
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khoa<br />
học công nghệ; nguồn nhân lực – tài sản quý giá<br />
và quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp – không<br />
còn ở trạng thái ổn định mà như một “dòng chảy”<br />
(human resource flow). Vấn đề quản trị nhân lực<br />
hiện nay, do vậy, đã mở rộng phạm vi và trở nên<br />
phức tạp hơn nhiều và được biết đến với thuật<br />
ngữ quản trị dòng nhân lực (human resource flow<br />
management). Khi xã hội càng phát triển, khả năng<br />
“biến động” của nguồn nhân lực càng gia tăng nhằm<br />
1<br />
2<br />
<br />
đáp ứng yêu cầu luôn thay đổi của doanh nghiệp và<br />
nhu cầu ngày càng cao của chính bản thân người<br />
lao động. Tại Việt Nam, thuật ngữ “dòng nhân lực”,<br />
“quản trị dòng nhân lực” còn khá mới mẻ, chỉ thực<br />
sự được cảm nhận sâu sắc ở các thành phố lớn<br />
như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội…, nơi mà đội ngũ<br />
lao động tập trung đông đảo, có nhiều cơ hội và<br />
khả năng để chuyển động từ doanh nghiệp này đến<br />
doanh nghiệp khác. Tại các tỉnh thành khác, trong<br />
đó có Khánh Hòa, mức độ biến động của dòng nhân<br />
lực đã và đang xảy ra, với tốc độ ngày càng nhanh<br />
hơn, rõ rệt hơn.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hằng Nga: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Đỗ Thị Thanh Vinh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
160 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Nghiên cứu sẽ cung cấp một bức tranh tổng<br />
quát về xu hướng dịch chuyển dòng nhân lực của<br />
Eximbank Nha Trang, cho phép phát hiện được<br />
những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến<br />
sự dịch chuyển nhân lực, từ đó có sự điều chỉnh,<br />
chuyển biến mạnh mẽ về phương cách quản trị<br />
dòng nhân lực tri thức cao của ngành ngân hàng,<br />
biến chúng thành dòng chảy mạnh mẽ mang đến<br />
sức mạnh thành công cho doanh nghiệp.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
Khái niệm “dòng nhân lực” được đưa ra bởi<br />
Michael Beer và cộng sự vào năm 1984. Trong<br />
chương mở đầu của cuốn sách của họ “Managing<br />
Human Assets” - Quản trị tài sản con người - xuất<br />
bản bởi The Free Press, New York, Beer và các<br />
cộng sự giới thiệu bốn lĩnh vực lớn của chính sách<br />
quản trị nguồn nhân lực, đó là sự ảnh hưởng của<br />
nhân viên, dòng nhân lực, hệ thống khen thưởng,<br />
hệ thống làm việc. Theo đó, dòng nhân lực là một<br />
thuật ngữ dùng để mô tả quá trình mà nhân viên đi<br />
qua (pass through) một tổ chức, được chia ra thành<br />
Dòng vào (In flow) liên quan đến khâu tuyển dụng<br />
và lựa chọn, Dòng nội bộ (Internal flow) liên quan<br />
đến khâu thăng tiến và thay đổi trong sự nghiệp,<br />
Dòng ra (Out flow) liên quan đến khâu từ chức, nghỉ<br />
hưu, miễn nhiệm và giảm biên chế.<br />
Về cơ bản, quản trị dòng nhân lực là sự phát<br />
triển của quản trị nguồn nhân lực. Sự khác biệt chủ<br />
yếu của quản trị dòng nhân lực so với quản trị nguồn<br />
nhân lực là quản trị sự biến động về nhân lực thích<br />
ứng với xu thế mới, xoay quanh 3 quan điểm của<br />
tổ chức, cá nhân, xã hội. Trước đây, quản trị nguồn<br />
nhân lực hầu như chỉ dừng lại ở quan điểm của tổ<br />
chức và quan điểm của cá nhân nhưng không toàn<br />
diện. Ngày nay, xã hội thay đổi nhanh chóng, tất cả<br />
các quyết định của tổ chức, tâm lý, đời sống của cá<br />
nhân người lao động… đều có thể bị tác động bởi<br />
môi trường xã hội bên ngoài. Quản trị dòng nhân lực<br />
hướng tới các giải pháp khai thác năng lực làm việc<br />
tốt nhất trên quan điểm chấp nhận sự biến động<br />
nhân lực như một xu thế tất yếu.<br />
* Mô hình nghiên cứu<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về nguồn nhân lực<br />
và các xu hướng, phương pháp quản lý nguồn<br />
nhân lực, đặc biệt là nghiên cứu về những vấn đề<br />
liên quan đến dòng nhân lực như Michael Beer<br />
và cộng sự (1984) [3], Theo Veenkamp, Tom Bentley,<br />
Alessandra<br />
Buonfino<br />
(2003)<br />
[6],<br />
Richard<br />
<br />
Số 1/2014<br />
B. Freeman (2006) [5], Jinlou Shi (2007) [1], Li Qi<br />
(2008) [2]… Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề dòng<br />
nhân lực chỉ dừng lại ở phân tích cơ bản về mặt<br />
ngôn từ, hoặc thống kê và phân tích sự dịch chuyển<br />
nhân lực từ vùng này sang vùng khác chủ yếu vì lý<br />
do kinh tế, hoặc được thúc đẩy và tạo điều kiện bởi<br />
quá trình toàn cầu hóa…, một cách riêng biệt, không<br />
mang tính tổng hợp và khái quát chung, ngoại trừ<br />
nghiên cứu của Jinlou Shi (2007) với đề tài “The<br />
Human Resourse Flow Problem”. Theo đó, dòng<br />
nhân lực bị tác động bởi 2 nhóm nhân tố:<br />
• Nhân tố bên trong: thuộc tính cá nhân (tuổi,<br />
thâm niên, đặc tính cá nhân), nghề nghiệp của cá<br />
nhân (mức độ đầu tư vào nghề nghiệp của cá nhân).<br />
• Nhân tố bên ngoài: môi trường bên ngoài (môi<br />
trường làm việc, môi trường xã hội), quan điểm về<br />
nghề nghiệp (quan niệm của xã hội đối với nghề<br />
nghiệp của cá nhân, đối với cấp độ phức tạp của<br />
nghề nghiệp về mặt kỹ thuật).<br />
* Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
Việc tổng hợp được những nhân tố và mức độ<br />
ảnh hưởng của chúng đến dòng nhân lực sẽ là cơ<br />
sở quan trọng giúp quản trị hiệu quả dòng nhân lực<br />
trong tổ chức. Nghiên cứu của Jinlou Shi (2007) với<br />
đề tài “The Human Resourse Flow Problem” với ưu<br />
điểm vượt trội là tổng quát được những yếu tố chính<br />
ảnh hưởng đến sự biến động của dòng nhân lực,<br />
đặc biệt bao gồm cả yếu tố bên trong (tự thân người<br />
lao động) và yếu tố bên ngoài (môi trường, quan<br />
điểm xã hội, nghề nghiệp…), đã phản ánh được<br />
sự ảnh hưởng của cả 3 quan điểm xuất phát từ cá<br />
nhân, tổ chức và xã hội lên dòng nhân lực, tương<br />
đồng với quan điểm của Beer và cộng sự (1984).<br />
Dựa theo kết quả nghiên cứu nói trên, xét về mặt lý<br />
luận và ý nghĩa thực tiễn, cũng như sự phù hợp với<br />
mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả quyết<br />
định sử dụng mô hình dòng nhân lực của Jinlou Shi<br />
(2007) làm mô hình nghiên cứu của đề tài có thay<br />
đổi bổ sung ở các biến quan sát (hình 1), trong đó:<br />
• Nhân tố tuổi của người lao động: bao gồm tuổi<br />
và thâm niên của người lao động.<br />
• Nhân tố đặc tính cá nhân của người lao động:<br />
Sự trung thành của người lao động với tổ chức có<br />
khả năng thay đổi do bị ảnh hưởng bởi tham vọng,<br />
tính cách, lòng tin… của bản thân.<br />
• Nhân tố đầu tư vào nghề nghiệp: Mức độ đầu<br />
tư vào nghề nghiệp có thể là yếu tố ảnh hưởng đến<br />
dòng nhân lực.<br />
• Nhân tố quan điểm nghề nghiệp: là quan điểm<br />
đồng tình hay phản đối của xã hội nói chung hay của<br />
những nhà lãnh đạo có uy tín, của gia đình, người thân<br />
về việc thay đổi nghề nghiệp của người lao động.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 161<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
• Nhân tố cấp độ kỹ thuật: là khả năng chuyên<br />
môn kỹ thuật của người lao động.<br />
• Nhân tố môi trường xã hội: Bao gồm chính<br />
sách, sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, sự<br />
phát triển ngành nghề địa phương…<br />
• Nhân tố môi trường làm việc: Áp lực của<br />
<br />
Số 1/2014<br />
chính sách quản lý theo mục tiêu của tổ chức, hình<br />
thức giám sát, văn hóa, phong cách lãnh đạo, mối<br />
quan hệ con người với nhau tại tổ chức.<br />
• Sự biến động nhân lực: được thể hiện thông<br />
qua sự gia tăng nhân lực luân chuyển vào, trong nội<br />
bộ và ra khỏi tổ chức.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động nhân lực<br />
<br />
Các giả thiết nghiên cứu bao gồm:<br />
• H1: “Tuổi - Thâm niên” – Cá nhân có tuổi, thâm<br />
niên càng cao, mức độ thay đổi công việc càng thấp.<br />
• H2: “Đặc tính cá nhân” – Cá nhân có cá tính<br />
càng mạnh, mức độ thay đổi công việc càng cao.<br />
• H3: “Đầu tư vào nghề nghiệp” – Cá nhân quan<br />
tâm và đầu tư vào công việc, nghề nghiệp càng<br />
nhiều, mức độ thay đổi công việc càng thấp.<br />
• H4: “Quan điểm nghề nghiệp” – Quan điểm của<br />
xã hội, các nhà lãnh đạo, người thân, gia đình về việc<br />
ủng hộ sự thay đổi nghề nghiệp, công việc sẽ làm gia<br />
tăng mức độ thay đổi công việc của cá nhân.<br />
• H5: “Cấp độ kỹ thuật” – Cá nhân có trình độ<br />
chuyên môn, kỹ thuật càng cao, mức độ thay đổi<br />
công việc càng cao.<br />
• H6: “Môi trường xã hội” – Nền kinh tế, văn<br />
hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật càng phát triển, mức<br />
độ thay đổi công việc càng cao.<br />
• H7: “Môi trường làm việc” – Môi trường làm<br />
việc càng thân thiện, xây dựng được văn hóa doanh<br />
nghiệp, quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất<br />
của người lao động sẽ làm giảm mức độ thay đổi<br />
công việc.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là sự biến động nhân lực<br />
và những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này.<br />
<br />
162 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Nghiên cứu thực hiện tại EIBNT từ năm 2007 đến<br />
năm 2011. Điều tra khảo sát được thực hiện trong<br />
tháng 2, 3 và 4/2012.<br />
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
- Các thông tin, số liệu thứ cấp: dựa vào các<br />
báo cáo hàng năm của EIBNT, các báo cáo và số<br />
liệu cung cấp của các phòng về quy mô và cơ cấu<br />
lao động, công tác quản trị nhân lực…; các thông<br />
tin, số liệu liên quan đến sự biến động nhân lực của<br />
EIBNT từ năm 2007 đến năm 2011.<br />
- Các thông tin, số liệu sơ cấp: điều tra khảo sát<br />
dựa vào phiếu câu hỏi kết hợp với phỏng vấn một số<br />
cán bộ nhân viên đã và đang công tác tại Eximbank<br />
Nha Trang.<br />
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
dòng nhân lực của Eximbank Nha Trang được thực<br />
hiện theo hai bước chính, (1) nghiên cứu khám<br />
phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và (2)<br />
nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên<br />
cứu định lượng. Phương pháp chọn mẫu là phương<br />
pháp chọn mẫu thuận tiện với số lượng mẫu là 150<br />
và sử dụng thang đo Likert 5 điểm.<br />
2.2. Các bước phân tích<br />
Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để thực<br />
hiện công việc thống kê, phân tích các dữ liệu thu<br />
thập được. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
trước nhằm loại các biến không phù hợp, chuyển<br />
sang bước tiếp theo là phân tích nhân tố với phương<br />
pháp trích nhân tố thành phần chính (principal<br />
components), phép quay vuông góc (varimax) và<br />
điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue (đại<br />
diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi<br />
nhân tố) lớn hơn 1. Phân tích hồi quy tuyến tính<br />
được thực hiện theo phương pháp ENTER. Hệ số<br />
xác định R2 hiệu chỉnh được dùng để xác định độ<br />
phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng<br />
định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho<br />
tổng thể, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến có xảy<br />
ra không và cuối cùng là xác định tầm quan trọng<br />
của các biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số<br />
tương quan riêng.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thực trạng biến động nhân lực tại Eximbank<br />
Nha Trang trong giai đoạn 2007-2011<br />
1.1 Biến động nhân lực<br />
Bảng 1. Cơ cấu dòng nhân lực của EIBNT<br />
Cơ cấu<br />
dòng nhân lực<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Dưới<br />
30 tuổi<br />
<br />
Lãnh đạo<br />
quản lý<br />
<br />
Nhân viên<br />
nghiệp vụ<br />
<br />
Dòng vào<br />
<br />
46%<br />
<br />
85%<br />
<br />
8%<br />
<br />
84%<br />
<br />
Dòng nội bộ<br />
<br />
59%<br />
<br />
59%<br />
<br />
30%<br />
<br />
65%<br />
<br />
Dòng ra<br />
<br />
50%<br />
<br />
50%<br />
<br />
33%<br />
<br />
50%<br />
<br />
Hình 2. Biến động nhân lực EIBNT (2007-2011)<br />
<br />
Cả 3 dòng nhân lực đều có xu hướng tăng<br />
qua 5 năm (2007-2011) với mức độ khác nhau. Số<br />
lượng dịch chuyển nhân sự của dòng vào nội bộ là<br />
lớn nhất, giữ vị trí thứ 2 là dòng vào và thấp nhất<br />
là dòng ra. Đặc điểm nổi bật của các dòng là: Dòng<br />
vào: tuyển dụng vị trí lãnh đạo quản lý chiếm tỷ<br />
trọng thấp nhất: 8%, nhân viên nghiệp vụ chiếm<br />
tỷ trọng cao nhất: 84%; Dòng nội bộ: dịch chuyển<br />
nhân sự do yêu cầu chuyển bộ phận chiếm tỷ trọng<br />
cao nhất 78%; Dòng ra: tỷ lệ nghỉ việc và chuyển<br />
sang làm việc tại các đối thủ cạnh tranh: 60%, năm<br />
2009 và 2010 có số nhân sự nghỉ việc hoặc chuyển<br />
chi nhánh cao nhất với 22% là lãnh đạo và 78% là<br />
người có thâm niên từ 3 năm trở lên. Như đã phân<br />
tích ở trên, do dòng ra có xu hướng gia tăng và<br />
<br />
Số 1/2014<br />
hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, nên để<br />
đảm bảo đủ nguồn lực, Eximbank Nha Trang phải<br />
liên tục tuyển dụng, đào tạo, điều chuyển, thăng<br />
chức… dẫn đến dòng vào và dòng nội bộ cũng<br />
biến động không ngừng, với mức độ ngày càng<br />
gia tăng.<br />
1.2. Kết luận chung về nguyên nhân ảnh hưởng đến<br />
biến động nguồn nhân lực trong 05 năm vừa qua tại<br />
Eximbank Nha Trang<br />
Quá trình mở rộng mạng lưới mang tính “bùng<br />
nổ” của tất cả các ngân hàng thương mại, làm cho<br />
nhu cầu nhân sự, đặc biệt là nhân sự có kinh nghiệm<br />
trong ngành tăng cao. EIBNT đã mất nhiều nhân sự<br />
có thâm niên trên 3 năm do chuyển sang ngân hàng<br />
khác với chức vụ và/hoặc thu nhập cao hơn.<br />
Quá trình trên cũng dẫn đến một cuộc chạy<br />
đua khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại trên<br />
địa bàn nhằm giành giật thị trường. Cùng với tình<br />
hình kinh tế thế giới và trong nước bị khủng hoảng,<br />
biến động không ngừng theo chiều hướng xấu đi,<br />
nguồn nhân lực của EIBNT (cũng như các ngân<br />
hàng đối thủ) luôn phải chịu áp lực cao trong việc<br />
gia tăng doanh số, thực hiện mục tiêu, rủi ro nghề<br />
nghiệp ngày càng lớn, và tâm lý muốn chuyển<br />
sang chi nhánh ngân hàng mới thành lập hoặc<br />
doanh nghiệp khác để giảm áp lực và mức độ rủi<br />
ro nghề nghiệp.<br />
Chiến lược phát triển tăng tốc của hệ thống, thể<br />
hiện qua kế hoạch hàng năm và phương thức đánh<br />
giá mức độ hoàn thành kế hoạch ngày càng khắt<br />
khe đã có ảnh hưởng không nhỏ trong sự ra đi của<br />
các lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu tổ chức.<br />
Công tác hoạch định và phát triển nguồn nhân<br />
lực chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp<br />
nên chưa dự kiến được nhu cầu nhân lực của tổ<br />
chức cũng như có biện pháp hữu hiệu trong việc<br />
gìn giữ và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là<br />
nhân lực chất lượng cao, có tố chất lãnh đạo và kinh<br />
nghiệm lâu năm.<br />
2. Kết quả nghiên cứu<br />
Điều tra được thực hiện dựa trên phiếu câu hỏi<br />
kết hợp với phỏng vấn một số đối tượng là cán bộ<br />
nhân viên đã và đang công tác tại Eximbank Nha<br />
Trang. Mẫu nghiên cứu là 150 quan sát, chiếm hơn<br />
88% tổng thể.<br />
Kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến sự biến động nhân lực bằng cách phân tích<br />
Cronbach’s alpha, các hệ số nằm trong khoảng từ<br />
0,763 đến 0,888 đạt độ tin cậy cho phép là lớn hơn<br />
0,60 (bảng 2). Vậy thang đo đủ điều kiện để sử dụng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 163<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Bảng 2. Hệ số Cronbach’s alpha và số lượng biến quan sát<br />
Số lượng biến quan sát<br />
<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động nhân lực<br />
<br />
1. Tuổi – Thâm niên<br />
2. Đặc tính cá nhân<br />
3. Đầu tư vào nghề nghiệp<br />
4. Quan điểm nghề nghiệp<br />
5. Cấp độ kỹ thuật<br />
6. Môi trường xã hội<br />
7. Môi trường làm việc<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Cronbach alpha<br />
<br />
Trước<br />
<br />
Sau<br />
<br />
Trước<br />
<br />
Sau<br />
<br />
4<br />
4<br />
4<br />
4<br />
4<br />
4<br />
5<br />
29<br />
<br />
4<br />
4<br />
3<br />
3<br />
4<br />
4<br />
5<br />
27<br />
<br />
0,777<br />
0,825<br />
0,788<br />
0,659<br />
0,760<br />
0,819<br />
0,798<br />
<br />
0,777<br />
0,825<br />
0,888<br />
0,763<br />
0,760<br />
0,819<br />
0,798<br />
<br />
Trị số của KMO khá lớn đạt 0,750 và Sig = 0,00<br />
cho thấy 27 biến này có tương quan với nhau và<br />
hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.<br />
Sau khi loại các biến không phù hợp ở phần<br />
phân tích nhân tố (EFA), mô hình nghiên cứu còn<br />
lại 26 biến trong thang đo các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến sự biến động nhân lực và được chia làm 7<br />
nhân tố có Eigenevalue > 1 với biến thiên của dữ<br />
liệu (phần trăm của phương sai) được tăng lên<br />
69,704%, phương sai trích đủ điều kiện (> 50%).<br />
<br />
Biến bị loại<br />
<br />
DAUTUNN_3<br />
QUANDIEMNN_4<br />
<br />
Từ kết quả phân tích nhân tố của thang đo các nhân<br />
tố ảnh hưởng đến sự biến động nhân lực, 7 nhân tố<br />
trong mô hình nghiên cứu được định dạng như sau:<br />
“Tuổi – Thâm niên” (3 biến quan sát), “Đặc tính cá<br />
nhân” (4 biến quan sát), “Đầu tư vào nghề nghiệp”<br />
(3 biến quan sát), “Quan điểm nghề nghiệp” (3 biến<br />
quan sát), “Cấp độ kỹ thuật” (4 biến quan sát), “Môi<br />
trường xã hội” (4 biến quan sát), “Môi trường làm<br />
việc” (5 biến quan sát). Vì vậy, mô hình với 7 nhân<br />
tố là phù hợp.<br />
<br />
Bảng 3. Các hệ số hồi quy<br />
Các biến số độc lập<br />
<br />
Hệ số hồi qui chưa<br />
chuẩn hóa<br />
B<br />
<br />
1<br />
<br />
(Constant)<br />
-0,770<br />
Tuổi – Thâm niên<br />
0,097<br />
Đặc tính cá nhân<br />
0,251<br />
Đầu tư vào nghề nghiệp<br />
0,051<br />
Quan điểm nghề nghiệp<br />
0,005<br />
Cấp độ kỹ thuật<br />
0,258<br />
Môi trường xã hội<br />
0,271<br />
Môi trường làm việc<br />
0,320<br />
a. Biến phụ thuộc: BIENDONGNL<br />
<br />
Std. Error<br />
<br />
0,308<br />
0,061<br />
0,055<br />
0,052<br />
0,052<br />
0,080<br />
0,066<br />
0,078<br />
<br />
Kết quả bảng 3 cho ta phương trình hồi quy<br />
tuyến tính như sau:<br />
Y = 0,275X1+ 0,199X2 + 0,240X3 + 0,257X4.<br />
Trong đó, Y: Sự biến động nhân lực, X1: Đặc<br />
tính cá nhân, X2: Cấp độ kỹ thuật, X3: Môi trường<br />
xã hội, X4: Môi trường làm việc.<br />
3. Thảo luận<br />
Nhân tố “Đặc tính cá nhân” có mức độ ảnh<br />
hưởng dương, lớn nhất đến sự biến động nhân lực,<br />
cần được quan tâm theo dõi nhằm nắm bắt được<br />
tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của từng cá nhân về<br />
vấn đề công việc, giảm thiểu được sự biến động<br />
nhân lực xuất phát từ nguyên nhân này. Kết quả<br />
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jinlou Shi<br />
(2007) về các nhân tố ảnh hưởng đến dòng nhân<br />
lực: “nhân tố đặc tính cá nhân giữ vai trò chính trong<br />
việc ảnh hưởng đến dòng chảy của nhân lực”, khảo<br />
sát thực trạng cũng phản ánh sự ảnh hưởng này.<br />
<br />
164 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Hệ số hồi qui<br />
chuẩn hóa<br />
Beta<br />
<br />
0,094<br />
0,275<br />
0,051<br />
0,005<br />
0,199<br />
0,240<br />
0,257<br />
<br />
T<br />
<br />
-2,501<br />
1,602<br />
4,515<br />
0,981<br />
0,095<br />
3,240<br />
4,132<br />
4,113<br />
<br />
Mức ý<br />
nghĩa Sig.<br />
<br />
0,014<br />
0,111<br />
0,000<br />
0,328<br />
0,924<br />
0,001<br />
0,000<br />
0,000<br />
<br />
Hệ số kiểm định<br />
cộng tuyến<br />
Tolerance<br />
<br />
0,656<br />
0,610<br />
0,846<br />
0,766<br />
0,599<br />
0,668<br />
0,578<br />
<br />
VIF<br />
<br />
1,524<br />
1,640<br />
1,182<br />
1,306<br />
1,669<br />
1,496<br />
1,730<br />
<br />
Nhân tố “Môi trường làm việc” có mức độ ảnh<br />
hưởng dương, quan trọng thứ hai đến sự biến động<br />
nhân lực. Việc EIBNT có thể đảm bảo được môi<br />
trường làm việc có bản sắc văn hóa riêng, có sự<br />
quan tâm chia sẽ giúp đỡ lẫn nhau, áp dụng chế độ<br />
lương thưởng hợp lý, phù hợp với hiệu quả công<br />
việc được yêu cầu… sẽ gìn giữ và thu hút được<br />
người lao động, tạo động lực để người lao động<br />
gia tăng năng suất, giảm thiểu được sự biến động<br />
theo chiều hướng xấu của dòng nhân lực. Nhân tố<br />
“Môi trường xã hội” và nhân tố “Cấp độ kỹ thuật” có<br />
mức độ ảnh hưởng dương, lần lượt giữ vị trí quan<br />
trọng thứ 3 và thấp nhất đến sự biến động nhân lực.<br />
Qua đó, các nhà lãnh đạo cần ý thức được các yếu<br />
tố bên ngoài như tình hình kinh tế, chính trị, chính<br />
sách, sự phát triển ngành nghề… đều tác động đến<br />
người lao động và đến tổ chức, các yếu tố này sẽ hỗ<br />
trợ hay cản trở sự biến động nhân lực của tổ chức.<br />
<br />