Quản trị địa phương – bài học về quản lý thực phẩm thông minh của Singapore
lượt xem 6
download
Bài viết Quản trị địa phương – bài học về quản lý thực phẩm thông minh của Singapore trình bày bối cảnh phát triển lương thực của Singapore; Công tác quản lý Thực phẩm thông minh của Singapore; Đảm bảo lương thực an toàn của Singapore; Công tác quản lý thực phẩm ở Việt Nam; Một số giải pháp trong công tác quản lý thực phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị địa phương – bài học về quản lý thực phẩm thông minh của Singapore
- QUẢN TRỊ ĐỊA PHƢƠNG – BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ THỰC PHẨM THÔNG MINH CỦA SINGAPORE Nguyễn Xuân Trang Khoa Khoa Học Quản Lý- Đại Học Thủ Dầu Một Tóm tắt Quản trị địa phƣơng đã và đang là chủ đề quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia đã và đang phát triển để hiện thực hóa giấc mơ phát triển bền vững cho tƣơng lai lâu dài của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Có rất nhiều các bài biết nghiên cứu về các hệ thống quản trị địa phƣơng trên thế giới, ở những quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á, đại diện cho khu vực này chình là quốc gia Singapore, nơi có hệ thống chính trị, hành chính, cải cách khu vực công vô cùng hiệu quả. Một trong nhƣng vấn đề đƣợc quan tâm ở quốc gia này chính là đảm bảo nguồn thực phẩm đạt chất lƣợng tốt nhất để cung cấp dân cƣ đang sinh sống ở đây, do đó thông qua những bài học từ quốc gia đƣợc mệnh danh là Con rồng Châu Á này, sẽ là cơ hội để học hỏi và chọn lọc những giải pháp tối ƣu nhất vào quá trình phát triển kinh tế, quản trị địa phƣơng trong vấn đề quản lý thực phẩm một cách hiệu quả nhất Từ khóa: quản trị địa phương,Singapore’s governance, phát triển bền vững, tỉnh Bình Dương, thực phẩm sạch. Đặt vấn đề Thực phẩm sạch luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những quốc gia đang phát triển, đặt biệt là những quốc gia khan hiếm nguồn tài nguyên về đất nói chung và đất nông nghiệp nhƣ Singapore. Quốc gia này hiện tại đang tiêu thụ lƣợng thực phẩm chủ yếu bằng con đƣờng nhập khẩu, vì vậy là cần có một hệ thống quản lý lƣợng thực phẩm đƣợc nhập khẩu này để đảm bảo an toàn cho ngƣời tiêu dùng một cách tối ƣu nhất. Chính vì quản lý tốt đƣợc nguồn thực phẩm sạch thông quá qua trình nhập khẩu, mà Singapore đã đứng vị trí thứ 2 trong bảng thống kê chỉ số an toàn thực phẩm toàn cầu năm 2015 (the Economist Intelligence Unit's 2015 Global Food Security Index)1. Ngƣời dân Singapore rất thích thú với sự đa dạng, chất lƣợng của nguồn thực phẩm mà họ đang sử dụng hằng ngày. Họ gần nhƣ sẵn sàng chi trả cho sự an toàn trong thực phẩm đƣợc tiêu thụ cho mỗi bữa ăn tại nhà hay các cửa hàng thức ăn. Trong tập san xuất bản năm 2015 về chỉ số an toàn thực phẩm toàn cầu của Econimist Intelligence Unit, Singapore đã xếp hạng thứ 2 về an toàn thực phẩm trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Mặc dù không tự sản xuất đƣợc các mặt hàng thực phẩm nông nghiệp, nhƣng sự 1 Diane Alarcon, J.G., Tom Felix Joehnk, Brendan Koch, Joseph Lake, Jack Luft, Jamie Morgan and Robert Powell. , An annual measure of the state of global food security, in Global food security index 2015, T.E.I. Unit, Editor. 2015. 379
- tin tƣởng cũng nhƣ ủy thác nguồn thực phẩm nhập từ các nƣớc với chất lƣợng tốt nhất luôn khiến các quốc gia khác phải học hỏi. Singpore là một quốc gia với diện tích nhỏ, hơn 90% lƣợng thực phẩm đƣợc nhập khẩu, bởi vì chích sách của quốc gia họ là tập trung vào công nghiệp và đô thị hóa, vì vậy mà diện tích dành cho lĩnh vực nông nghiệp khá thấp2 . Tuy nhiên, họ đã tạo ra ngành chế tạo thực phẩm tích cực với nhãn‖ Made in Singpore‖ cho riêng họ để đề cao chất lƣợng và sự an toàn trong thực phẩm3 . Sự thành công của Singapore trong chƣơn trình thực phẩm chủ yếu là nhờ hệ thống quản lý thực phẩm thông minh, đƣợc dẫn đầu vối Cơ quan thực phẩm và thú y Singapore (The Agri-food and Veterinary Authority of Singapore AVA). Hệ thống quản trị này là bài học cho những quốc gia khác trong vấn đề tự cung cấp nguồn thực phẩm. Nội dung 1. Bối cảnh phát triển lƣơng thực của Singapore Singapore - The city state Không nhƣ những quốc gia khác trên thế giới, Singapore là một thành phố nhỏ với diện tích cho vùng nông thôn và vùng nội địa nhỏ. Trong diện tích 718.3km2, nhỏ hơn thành phố Newyork (789km2) và Hồng Kông (1104km2), hầu hết diện tích đất đƣợc phân bổ cho quốc phòng, dự trữ nƣớc, đƣờng xá, công nghiệp, nhà ở và một phần cho nông nghiệp.4 Tuy nhiên, Singapore lại nằm dọc theo tuyến vận chuyển thƣơng mại đông đúc, điều này cho phép quốc gia này khởi đầu khiêm tốn nhƣ một thị trấn thƣơng mại đến trung tâm vận chuyển quốc tế lớn. Đây chính là nguyên nhân tạo ra nguồn cung cấp thực phẩm đến Singapore từ các nguồn quốc tế khác. Những hoàn cảnh trên làm cho mô hình thực phẩm Singapore trở nên độc đáo. Giữ thức ăn tiếp cận tốt nguồn nhu cầu với giá cả phù hợp và đạt mức độ an toàn cao trong một thị trƣờng nhỏ nhƣ Singapore, điều này đòi hỏi sự tham gia của lãnh đạo và chính phủ rất nhiều. Những năm đầu của sự phát triển thực phẩm ở Singapore Khi Singapore giành độc lập vào năm 1965, gần nhƣ họ đã tự cung cấp đầy đủ lƣợng thực phẩm cho chính họ. Khoảng 20000 trang trại với hơn 25% diện tích đất trên lãnh thổ phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp đến 60% nhu cầu rau cho ngƣời dân 2 Osman, M., 2015. Speech by MOS Maliki Osman at the G20 Agriculture Ministers Meeting [Speech](8 May 2015). 3 Osman, M. M., 2015. Food Safety Awards keynote [Speech] (30 July 2015) 4 ASEAN UP, n.d. ASEAN UP. [Online] 380
- Singapore lúc bấy giờ.5 Đất lúc bấy giờ thuộc quyền sở hữu của các trang trại quy mô nhỏ, các chủ sở hữu gia đình với mục đích trồng trọt và thực phẩm. Bên cạnh đó, các loại rau, gia súc, các loại cây công nghiệp nhƣ cây cao su, dừa và cây hoa cúc cũng đƣợc trồng. Dân số lúc đó của Singapore là 1.6 triệu ngƣời. Chính phủ Singapore với nỗ lực của chính mình để tạo điều kiện cho chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ tốt nhất, hỗ trợ nâng cao năng suất trong nông nghiệp thông qua việc thành lập Vụ sản xuất (the Primary Production Department PPD) vào năm 1959. Nhiệm vụ chính của đơn vị này là quản lý nông thôn và nông nghiệp, giới thiệu các phƣơng thức trồng trọt hiện đại, cải tiến giống và công nghệ để cải tiến canh tác. PPD đã nhận đƣợc sự giúp đỡ từ Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme) và các quốc gia khác, đặc biệt là cải thiện chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh. Đạt đƣợc sự thành công từ chƣơng trình, năm 1975, Singapore đã có thể tự cung cấp tƣơng đối trong lĩnh vực sản xuất gia cầm (80%), trứng (100%) và thịt lợn (104%) 6. Sự suy giảm sản xuất lương thực trong nước Từ cuối những năm 1970, chính phủ Singapore đã chỉ đạo nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa để tạo việc làm và góp phần tăng trƣởng kinh tế. Các trang trại nhỏ bị di dời để làm đƣợc cho các khu đô thị, công nghiệp. Trong những năm 1980-1990, các trang trại đƣợc tái định cƣ sang các trang trại hoặc các khu công nghệ nông nghiệp ở miền Bắc và Đông Bắc Singapore. Các khu vực này đƣợc trang bị hệ thống thoát nƣớc, đƣờng ống, vệ sinh và xử lý chất thải phù hợp, tuy nhiên sản xuất lƣơng thực đã dần giảm xuống. (Hình 1). Gà Heo Tấn Cá Rau Năm Hình 1: Sản xuất nông nghiệp địa phƣơng, Singapore, 1970-20137, 8 5 Koninck, R. D., Drolet, J. & Girard, M., 2008. Singapore: An Atlas of Perpetual Territorial Transformation. s.l.:NUS Press. 6 AVA, 2015a. History. [Online] Available at: http://www.ava.gov.sg/about-ava [Accessed 08 August 2017]. 7 AVA, 2014. Think Fresh: AVA annual report 2013/2014, s.l.: AVA. 8 Ngiam, T. T. & Cheong, L., 2006. Southeast Asian Agriculture and Primer Series: Singapore. Los Banos, Laguna, Philippines: SEARCA. 381
- Ngành chăn nuôi heo cũng chịu ảnh hƣởng, bởi vì ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng và chi phí chăn nuôi không tiết kiệm, vì vậy mà tất cả các trang tại chăn nuôi heo đã đƣợc loại bỏ dần vào năm 1989. Đất nông nghiệp bị thu hẹp dần và đến năm 2014, chỉ còn 1% diên tích đất (khoảng 700ha) đƣợc sử dụng cho canh tác. (Hình 2, Hình 3, Hình 4). Có 117 trang trại nuôi cá ven biển, 5 trang trại chăn nuôi gia cầm, 56 trang trại thực vật và 9 trang trại nuôi các trên đất liền9. Đất nông nghiệp Hình 2: Đất nông nghiệp ở Singapore, năm 1960 Đất nông nghiệp Hình 3: Đất nông nghiệp ở Singapore, năm 1984 . 9 Koninck, R. D., Drolet, J. & Girard, M., 2008. Singapore: An Atlas of Perpetual Territorial Transformation. s.l.:NUS Press. 382 Đất nông nghiệp
- Hình 4: Đất nông nghiệp ở Singapore, 2005. An ninh lương thực cho Singapore Cuộc khủng hoảng lƣơng thực toàn cầu vào tháng 8 năm 2007 đã dẫn tới việc tăng giá 12.1% lƣơng thực nhập khẩu 10, việc này đã đẩy chính phủ Singapore xem xét lại những chính sách để phục hồi nguồn lƣơng thực tự chủ cho Singapore. Chính phủ đã bắt đầu nghiên cứu để phân tích khả năng phục hồi của ngành cung cấp lƣơng thực của Singapore. Sau khi tham khảo ý kiến từ các bên liên quan, một lộ trình an ninh lƣơng thực ( Food Security Roadmap) đã đƣợc tạo ra, xác định một bộ chiến lƣợc mà Singapore có thể thực hiện để cải thiện an ninh lƣơng thực tự chủ. 2. Công tác quản lý Thực phẩm thông minh của Singapore Chính phủ Singapore đã sớm nhận ra nhu cầu phát triển bền vững trong việc tạo ra một cộng đồng sống động nghĩa là không thể tạo ra một Singapore thứ hai bằng khái niệm‖ phát triển đầu tiên, làm sạch sau‖ mà cần hƣớng tới sự cân bằng về chất lƣợng cuộc sống, nền kinh tế cạnh tranh và môi trƣờng bềnh vững. Với tiềm năng đất đai hạn chế và sự cạnh tranh từ các nƣớc khác với lợi thế sản xuất lƣơng thực chi phí cạnh tranh, Singapore đã chọn con đƣờng quy hoạch vùng đất dựa trên công nghiệp hóa thông qua chƣơng trình thực phẩm phù hợp với các khía cạnh của sự phát triển quốc gia thông qua cách áp dụng quản lý năng động và những kế hoạch lâu dài. Thực hiện hiệu quả Cuộc khủng hoản lƣơng thực toàn cầu năm 2008 đã thức đẩy chính phủ Singapore xem xét lại các chính sách phục hồi lƣơng thực, dựa vào kết quả các cuộc tham vấn rộng rãi với các nhà sản xuất trong ngành, bao gồm các nhà sản xuất, các nhà chế biến, các nhà bán lẻ, các nhà nhập khẩu và hậu cần cùng các cơ quan chính phủ, Cơ quan Thực phẩm và thú y Singapore đã xây dựng lộ trình An ninh lƣơng thực của Singapore (Bảng 1) để giải quyết mối quan tâm an ninh lƣơng thực một cách hiệu quả và toàn hiện. Sự đa dạng nguồn thực phẩm vẫn tiếp tục là chiến lƣợc cốt lõi của Singappore để đảm bảo an ninh lƣơng thực. Trong chiến lƣợc cốt lõi, không chỉ tích cực mở các nguồn thực phẩm ở nƣớc ngoài để bảo vệ sự gián đoạn nguồn cung, mà họ còn tích cực bổ 10 Ramesh, S. & Perry, M., 2008. Singapore Inflation remains low by international standards. Channel News Asia , 3 February. 383
- sung hàng nhập khẩu thực phẩm thông qua việc sản xuất ba mặt hàng chủ yếu (trứng, cá, rau). Các chiến lƣợc khác để hỗ trợ năng suất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cũng đƣợc nghiên cứu và phát triển cũng nhƣ giảm tổn thất thực phẩm và lãng phí thực phẩm. Bảng 1: Lộ trình an ninh lƣơng thực của Singapore 11 Chiến lƣợc chính Chiến lƣợc hỗ trợ Phân hóa nguồn nhập khẩu Nghiên cứu và phát triển Đầu tƣ nƣớc ngoài Phát triển công Giảm lãng phí thực phẩm nghiệp Chiến lƣợc bù đắp những hạn chế Tăng cƣờng cơ sở hạ tầng trong đa dạng hóa Sản xuất địa Dự trữ Tăng cƣờng tài chính phƣơng Phúc lợi Chiến lƣợc cho phép Sự phối hợp giữa các chính phủ Lập kế hoạch khẩn cấp Giao tiếp Giám sát thị trƣờng Khuôn khổ tài chính, luật pháp, quy định Lộ trình bao gồm các chiến lƣợc trung hạn và dài hạn đối với an ninh lƣơng thực của Singapore, bao gồm: Các chiến lƣợc chính: Khu vực trọng tâm của kế hoạch an ninh lƣơng thực của Singapore, các chiến lƣợc bao gồm: đa dạng nguồn thức ăn để giảm nhẹ sự gián đoạn cung cấp; tối ƣu hóa sản xuất ở địa phƣơng để cung cấp đệm cho các mặt hàng thực phẩm chủ chốt trong thời gian gián đoạn; dự trữ để ổn định giá cả và cung cấp ổn định trong thời gian thiếu hụt ngắn hạn. Chiến lƣợc hỗ trợ: quan trọng trong trung và dài hạn để hỗ trợ các chiến lƣợc cốt lõi, bao gồm: Nghiên cứu và phát triển để tăng năng suất và cải tiến cơ chế quản lý dây chuyền, đóng gói và sau thu hoạch để kéo dài thời hạn sử dụng; Giảm chất thải thực phẩm dọc theo chuỗi cung cấp thực phẩm toàn bộ. Chiến lƣợc cho phép: đảm bảo rằng cốt lõi và chiến lƣợc hỗ trợ trong Lộ trình An ninh lƣơng thực đƣợc thực hiện có hiệu quả thông qua hợp tác giữa các cơ quan. Các chiến lƣợc bao gồm: 11 AVA, 2013a. AVA's Food Security Roadmap for Singapore. AVA vision, Issue 3-4 384
- Sự cần thiết phối hợp nhiều cơ quan để xây dựng chính sách và thực hiện các biện pháp an ninh lƣơng thực; Thực hiện kế hoạch khẩn cấp hoặc lập kế hoạch kịch bản cho quản lý rủi ro an ninh lƣơng thực; Cải thiện truyền thông về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm hoặc rủi ro; Giám sát thị trƣờng toàn cầu về giá cả hàng hóa và thay đổi cung cấp. Vì các chiến lƣợc trong Lộ trình an ninh lƣơng thực đƣợc xem xét và đòi hỏi sự phối hợp với nhiều cơ quan, vì vậy mà Ủy ban liên ngành về an ninh lƣơng thực (Inter- Ministry Committee on Food Security IMCFS) đƣợc thành lập vào năm 2012. IMCFS thuộc Ủy ban Điều phối an ninh quốc gia (National Security Coordinating Committee) nằm trong khuôn khổ của Thủ tƣởng văn phòng Chính phủ ( Prime Minister‘s Office), xây dựng các chính sách và chiến lƣợc để giảm thiểu rủi ro anh ninh lƣơng thực. Làm việc với thị trường và khu vực tư nhân Để đảm bảo thực phẩm Singapore không bị ảnh hƣởng bởi bất cứ sự gián đoạn hoặc tác động từ các nguồn cung cấp, các cơ quan chính phủ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý các ngành công nghiệp và thị trƣờng để đa dạng hóa các nguồn thực phẩm cho nhu cầu trong nƣớc. Singapore đƣợc xem nhƣ một trung tâm thƣơng mại góp phần đáng kể vào sự đa dạng nguồn thực phẩm cho nhu cầu quốc gia. Tại quốc gia này, thực phẩm đƣợc cung cấp từ hơn 160 quốc gia trong năm 2014 với giá trị 15,57 tỷ đô la Singapore (10,9 tỷ đô la Mỹ) 12. Hơn 80% gà ở Singapore có nguồn gốc từ Malaysia và Brazil; Khoảng 75 phần trăm cá Singapore là từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan13 . Singapore đã nhập khẩu 575 triệu đô la Mỹ các sản phẩm thực phẩm bán lẻ từ Mỹ vào năm 2013 và trị giá 1,1 tỷ đô la Mỹ (760 triệu đô la Mỹ). Vấn đề về dịch bệnh, tăng giá, căng thẳng chính trị và gián đoạn vận chuyển có thể dễ dàng ảnh hƣởng đến việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm chủ yếu này, do đó đa dạng hóa là điều quan trọng trong chiến lƣợc quản lý sản phẩm ở Singapore. 3. Đảm bảo lƣơng thực an toàn của Singapore Sự quản lý chặt chẽ và hợp tác của các cơ quan Singapore với các ngành công nghiệp, các viện nghiên cứu và các bên liên quan đã tăng cƣờng an ninh lƣơng thực cho chính quốc gia của họ. Tuy nhiên, Singapore cần tiếp tục theo kịp các sự phát triển toàn cầu và cập nhật cách tiếp cận để tự động thích ứng với sự phức tạp của thách thức lƣơng thực. Dân số Singapore dự kiến sẽ tăng từ 5,4 triệu đến 6,9 triệu vào năm 2030 và nhu 12 Tortajada, C. & Paramasilvam, T. K., 2015. Singapore‘s Impressive Food Security: How has Singapore become the second-most food secure country in the world?. The Diplomat, 6 Sept. 13 AVA, 2013. www.ava.gov.sg [Online] 385
- cầu lƣơng thực sẽ tiếp tục phát triển.[ Tham số lập kế hoạch của Singapore dựa trên Sách trắng Dân số đƣợc công bố vào năm 2012]. Trên bình diện quốc tế, ảnh hƣởng của tăng dân số, thay đổi chế độ ăn, thay đổi khí hậu, khan hiếm về nguồn tài nguyên và sự mất ổn định về địa chính trị tiếp tục ảnh hƣởng đến sản xuất lƣơng thực và thƣơng mại của Singapore nói riêng và các quốc gia khác nói chung. Vấn đề bảo đảm lƣơng thực của Singapore dễ bị ảnh hƣởng bởi sự biến đổi lƣơng thực toàn cầu, biến động về giá cả và sự gián đoạn nguồn cung cấp, vì vậy cần có sự kiểm soát hạn chế khi cần thiết. Đồng thời, họ còn đối mặt với thách thức của việc tạo ra sản xuất bền vững trong vùng, giữa những khó khăn về đất đai và lao động, tận dụng công nghệ và đổi mới trong sản xuất. Singapore có thể kết hợp các sáng kiến canh tác với chuyên môn trong xây dựng xanh, bảo trì công viên, đa dạng sinh học và hậu cần để hòa nhập vào việc sản xuất thực vật và cây xanh. Việc canh tác thâm canh trong không gian nội thành - chẳng hạn nhƣ giữa nhà ở, đƣờng xá và không gian thƣơng mại, có thể cung cấp "không gian" cần thiết để tăng sản xuất trong nƣớc. Một nghiên cứu đƣợc tiến hành bởi Đại học Quốc gia Singapore đã xác định rằng có thể có 1000 hecta các khu vực trên mái nhà trong các khu nhà ở công cộng phổ biến ở Singapore, có thể đƣợc trang bị cho nông trại trên mái 14.Các trang trại truyền thống cũng có thể đƣợc thiết kế lại để cùng xác định nhiều chức năng, bao gồm sản xuất, đóng gói, chế biến và hậu cần, để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Bên cạnh những điều trên, chính phủ cũng có thể tạo điều kiện cho đầu tƣ nông nghiệp của các công ty Singapore ở nƣớc ngoài tăng cƣờng sản xuất tại địa phƣơng. 4. Công tác quản lý thực phẩm ở Việt Nam Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tình hình quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam đang là một trong những vấn đề đang lo ngại trong sự phát triển chung của xã hội. Vấn đề an toàn thực phẩm trong việc cung cấp thực phẩm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đƣợc nghiên cứu thông qua qui trình cung cấp thịt và rau ăn lá đƣợc bán tại các chợ truyền thống cho thấy: 76% thịt lợn đƣợc giết mổ trong các cơ sở nhỏ có điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa tốt. Báo cáo của World Bank cũng cho thấy, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm ở Việt Nam còn tƣơng đối phổ biến: mức độ nhiễm vi sinh vật nhƣ salmonella trong thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng vẫn ở mức tƣơng đối cao, khoảng 30-69%. Thực trạng của tồn dƣ kháng sinh và các báo cáo kháng kháng sinh đang có xu hƣớng ngày càng tăng theo thời gian. 14 Lee, M. Y. & Tan, H. T., 2010. Growing your own food: the need for urban agriculture in Singapore. Innovation: the Singapore Magazine of Research, Technology and Education, 10(1). 386
- Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn và quy định của từng bộ15. Trong giai đoạn 2011-2016, các cơ quan chức năng của ngành y tế và nông nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 232.735 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trong tổng số 289.192 cơ sở thuộc đối tƣợng phải cấp (80,5%)16 Đối với các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các bộ đã có văn bản hƣớng dẫn để quản lý các đối tƣợng này, theo đó chủ cơ sở phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý có thẩm quyền17. Đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng, là sản phẩm mới, giao thoa giữa thuốc và thực phẩm thông thƣờng. Bộ Y tế đã ban hành 7 Thông tƣ về quản lý thực phẩm chức năng (đặc biệt là Thông tƣ số 43/2014/TT-BYT đã hài hòa với quy định của quốc tế (ASEAN) đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong quản lý thực phẩm chức năng) và một số văn bản liên quan nhƣ ghi nhãn, quảng cáo18. Tuy nhiên do lợi nhuận cao trong việc kinh doanh các mặt hàng sản phẩm thực phẩm chức năng nên vẫn còn nhiều đối tƣợng bất chấp pháp luật sản xuất, nhập khẩu sản phẩm không bảo đảm làm hàng giả, quảng cáo sai sự thật lừa dối ngƣời tiêu dùng gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời sử dụng. 5. Một số giải pháp trong công tác quản lý thực phẩm 15 Bộ Y tế ban hành Thông tƣ số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nƣớc khoáng thiên nhiên, nƣớc uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tƣ số số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 hƣớng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bộ NN & PTNT ban hành Thông tƣ số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản (nay đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số 45/2014/TT- BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP) 16 Ngành y tế cấp 212.575/253.896 cơ sở (83,7%), ngành nông nghiệp cấp giấy chứng nhận cho 20.160/35.096 cơ sở (57%). Ngành công thƣơng không có số liệu cụ thể các cơ sở đƣợc cấp, theo báo cáo, tỉ lệ đƣợc cấp ở các địa phƣơng khoảng 60%, trừ Hà Nội và TPHCM là trên 90%. 17 Bộ Y tế ban hành Thông tƣ số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 hƣớng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Cục ATTP-BYT đã có văn bản số 1745/ATTP-NĐ ngày 28/7/2015 và văn bản số 6093/ATTP-NĐ ngày 19/9/2016 hƣớng dẫn quản lý điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn đối với các cơ sở không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Bộ NN&PTNT ban hành Thông tƣ 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 quy định điều kiện bảo đảm ATTP và phƣơng thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. Bộ Công Thƣơng ban hành Thông tƣ số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về ATTP của Bộ Công Thƣơng. 18 Thông tƣ số 17/2000/TT-BYT ngày 27/9/2000 hƣớng dẫn đăng ký các sản phẩm dƣới dạng thuốc – thực phẩm, Thông tƣ số 20/2001/TT-BYT ngày 11/9/2001 hƣớng dẫn quản lý các sản phẩm thuốc – thực phẩm, Thông tƣ số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/ 2004 hƣớng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng, Thông tƣ số 15/2012/TT – BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Thông tƣ số 16/2012/TT – BYT ngày 22/10/2012 quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Thông tƣ số 19/2012/TT - BYT ngày 09/ 11/2012 hƣớng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và Thông tƣ số 43/2014/TT - BYT ngày 24/11/ 2014 quy định về quản lý thực phẩm chức năng 387
- 5.1 Nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm kết hợp với công tác giáo dục truyền thông đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đi trƣớc một bƣớc trong các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục trên các phƣơng tiện thông tin và truyền thông cần đƣợc triển khai một cách đồng bộ, bài bản, đặc biệt tập trung vào dịp lễ lớn nhƣ Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm và Tết Trung thu và tuân theo hƣớng dẫn của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ƣơng về Vệ Sinh an toàn thực phẩm. Thông qua đó góp phần nâng cao vai trò của các cán bộ quản trị địa phƣơng, UBND các cấp, vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trách nhiệm của ngƣời sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trách nhiệm của cộng đồng. Nâng cao nhận thức cho ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội thông qua các hình thức nhƣ: nói chuyện, hội thảo, tọa đàm, phát thanh, truyền hình, báo chí, các cuộc thi, các sản phẩm truyền thông nhƣ tờ gấp, poster,… cần đƣợc phát triển phù hợp với xu hƣớng hiện nay. Ngoài ra, các thông điệp về vệ sinh an toàn thực phẩm cần đƣợc phổ biến rộng rãi cho các nhóm đối tƣợng khác nhau, nhƣ: trƣờng học, bệnh viện, công sở,... Kết hợp với các bài phóng sự, tọa đàm và chƣơng trình phổ biến kiến thức, phim tiểu phẩm tình huống về vệ sinh an toàn thực phẩm… để góp phần tuyên truyền có hiệu quả, nhẹ nhàng và thuyết phục hơn. 5.2 Quản lý nguồn thực phẩm nhập khẩu tốt hơn Nguồn thực phẩm đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau, từ tƣ nhân đến các công ty xuất nhập khẩu, do đó vẫn chƣa có một hệ thống quản lý hay các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo chất lƣợng nhập khẩu thực phẩm từ nhiều kênh phân phối. Từ tình hình đó, các cơ quan quản lý tại địa phƣơng nói riêng cũng nhƣ các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu nói chung cần qui định rõ những qui định cũng nhƣ ràng buộc trong vấn đề nhập khẩu thực phẩm từ nƣớc ngoài nhƣ: giấy phép đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ thực phẩm rõ ràng, đƣợc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm từ quốc gia xuất khẩu,… để đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ uy tín của chính quốc gia xuất khẩu đó. Bên cạnh đó, cũng góp phần nâng cao chất lƣợng và sự tin tƣởng của ngƣời tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, thực phẩm đó. 5.3 Quản lý nguồn cung cấp thực phẩm tại các chợ truyền thống Chợ truyền thống là một trong những hình thức buôn bán lâu đời tồn tại ở Việt Nam, chính vì vậy để đảm bảo công tác quản lý nguồn thực phẩm cung cấp tại các chợ này cần sự hỗ trợ rất nhiều từ chính quyền địa phƣơng, và các tiểu thƣơng tham gia buôn bán trong khu vực chợ. Thực phẩm từ các loại rau củ quả đến các loại thịt gia súc gia cầm đƣợc tiêu thụ tại các chợ truyền thống này đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ các gia đình chăn nuôi đến các công ty, hay việc buôn bán vận chuyển từ các tỉnh 388
- thành khác nhau, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nguồn gốc của lƣợng thực phẩm đó. Nếu có sự thống nhất cũng nhƣ minh bạch trong công tác quản lý nguồn gốc thực phẩm, các chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cũng nhƣ những hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng sẽ góp phần đảm bảo sự an toàn thực phẩm từ gốc, đem đến chất lƣợng sản phẩm tốt nhất cho ngƣời tiêu dùng, đảm bảo an toàn cho thế hệ hiện tại và tƣơng lai. Kết luận Nguồn lƣơng thực thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia nào. Việc quản lý nguồn lƣơng thực đảm bảo nhu cầu của cƣ dân sinh sống trong lãnh thổ quốc gia luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển bền vững địa phƣơng lâu dài. Quản lý tốt đƣợc nguồn thực phẩm hàng ngày càng ít bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố chính trị, địa lý, kinh tế sẽ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện lâu dài cho cả thế hệ. Bài học kinh nghiệm từ việc quản lý thực phẩm của đất nƣớc Singapore là một trong những bài học đáng giá mà các quốc gia khác cần học hỏi. Việt Nam nói chung cũng nhƣ Bình Dƣơng nói riêng đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới cũng nhƣ phát triển năng lực trí tuệ con ngƣời, vì vậy mà vấn đề quản lý tốt nguồn gốc cũng nhƣ chất lƣợng của thực phẩm cần đƣợc quan tâm hàng đầu, vì thực phẩm chính lả yếu tố ảnh hƣởng đầu tiên đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của con ngƣời. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Diane Alarcon, J.G., Tom Felix Joehnk, Brendan Koch, Joseph Lake, Jack Luft, Jamie Morgan and Robert Powell. , An annual measure of the state of global food security, in Global food security index 2015, T.E.I. Unit, Editor. 2015. [2] Osman, M., 2015. Speech by MOS Maliki Osman at the G20 Agriculture Ministers Meeting [Speech](8 May 2015). [3] Osman, M. M., 2015. Food Safety Awards keynote [Speech] (30 July 2015) [4] ASEAN UP, n.d. ASEAN UP. [Online] [5] Koninck, R. D., Drolet, J. & Girard, M., 2008. Singapore: An Atlas of Perpetual Territorial Transformation. s.l.:NUS Press. [6] AVA, 2015a. History. [Online] Available at: http://www.ava.gov.sg/about-ava [Accessed 08 August 2017]. [7] AVA, 2014. Think Fresh: AVA annual report 2013/2014, s.l.: AVA. [8] Ngiam, T. T. & Cheong, L., 2006. Southeast Asian Agriculture and Primer Series: Singapore. Los Banos, Laguna, Philippines: SEARCA. [9] Koninck, R. D., Drolet, J. & Girard, M., 2008. Singapore: An Atlas of Perpetual Territorial Transformation. s.l.:NUS Press. [10] Ramesh, S. & Perry, M., 2008. Singapore Inflation remains low by international standards. Channel News Asia , 3 February. [11] AVA, 2013a. AVA's Food Security Roadmap for Singapore. AVA vision, Issue 3-4. [12] Tortajada, C. & Paramasilvam, T. K., 2015. Singapore‘s Impressive Food Security: How has Singapore become the second-most food secure country in the world?. The Diplomat, 6 Sept. 389
- [13] AVA, 2013. www.ava.gov.sg [Online] [14] Lee, M. Y. & Tan, H. T., 2010. Growing your own food: the need for urban agriculture in Singapore. Innovation: the Singapore Magazine of Research, Technology and Education, 10(1). [15] Bộ Y tế ban hành Thông tƣ số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cƣờng vi chất dinh dƣỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nƣớc khoáng thiên nhiên, nƣớc uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tƣ số số 47/2014/TT- BYT ngày 11/12/2014 hƣớng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bộ NN & PTNT ban hành Thông tƣ số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản (nay đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP) [16] Ngành y tế cấp 212.575/253.896 cơ sở (83,7%), ngành nông nghiệp cấp giấy chứng nhận cho 20.160/35.096 cơ sở (57%). Ngành công thƣơng không có số liệu cụ thể các cơ sở đƣợc cấp, theo báo cáo, tỉ lệ đƣợc cấp ở các địa phƣơng khoảng 60%, trừ Hà Nội và TPHCM là trên 90%. [17] Bộ Y tế ban hành Thông tƣ số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 hƣớng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Cục ATTP-BYT đã có văn bản số 1745/ATTP-NĐ ngày 28/7/2015 và văn bản số 6093/ATTP-NĐ ngày 19/9/2016 hƣớng dẫn quản lý điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn đối với các cơ sở không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Bộ NN&PTNT ban hành Thông tƣ 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 quy định điều kiện bảo đảm ATTP và phƣơng thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ. Bộ Công Thƣơng ban hành Thông tƣ số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về ATTP của Bộ Công Thƣơng. [18] Thông tƣ số 17/2000/TT-BYT ngày 27/9/2000 hƣớng dẫn đăng ký các sản phẩm dƣới dạng thuốc – thực phẩm, Thông tƣ số 20/2001/TT-BYT ngày 11/9/2001 hƣớng dẫn quản lý các sản phẩm thuốc – thực phẩm, Thông tƣ số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/ 2004 hƣớng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng, Thông tƣ số 15/2012/TT – BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Thông tƣ số 16/2012/TT – BYT ngày 22/10/2012 quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Thông tƣ số 19/2012/TT - BYT ngày 09/ 11/2012 hƣớng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và Thông tƣ số 43/2014/TT - BYT ngày 24/11/ 2014 quy định về quản lý thực phẩm chức năng 390
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay thủy văn cầu đường - TÍNH TOÁN THUỶ VĂN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT part 5
5 p | 151 | 22
-
Ứng dụng phương pháp bình sai hiệu trị đo để xử lý lưới quan trắc chuyển dịch ngang công trình
5 p | 60 | 8
-
Phân loại kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc, nhằm quản lý bảo tồn và phát huy giá trị
5 p | 17 | 7
-
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu dân cư phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa
6 p | 34 | 6
-
Bài giảng Bố trí công trình - Bài 8: Chuyển vị trí điểm bằng phương pháp tọa độ vuông góc
5 p | 18 | 5
-
Tổng quan về các phương pháp tái chế pin thải Liti
9 p | 39 | 5
-
Thành lập mô hình lún nền móng công trình theo số liệu quan trắc lún
9 p | 75 | 5
-
Tổng quan một số dạng của bài toán lập lộ trình xe và giải thuật metaheuristic iterated local search có cải tiến để giải quyết một số dạng của bài toán lập lộ trình xe
12 p | 13 | 5
-
Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế
14 p | 67 | 4
-
Xử lý số liệu lưới kết hợp trị đo vệ tinh - mặt đất trong hệ tọa độ vuông góc không gian quy ước ứng dụng khi xây dựng công trình
7 p | 55 | 3
-
Nhận diện tính bản địa của nhà thờ công giáo kiến trúc gỗ tại Việt Nam
18 p | 14 | 3
-
Giải pháp định vị theo bản đồ địa hình cho máy bay không người lái sử dụng radar trên khoang
8 p | 63 | 3
-
Khai thác, phát huy giá trị kiến trúc và cảnh quan khu vực đèo Hải Vân phục vụ du lịch và phát triển kinh tế - xã hội
5 p | 24 | 2
-
Kết hợp phương trình trạng thái với cân bằng nhiệt động học cho việc mô phỏng chính xác phân bố đặc tính chất lưu trong vỉa chứa dầu khí có động thái lưu biến phức tạp
9 p | 45 | 2
-
Mô hình hệ thống định vị trên khoang theo bản đồ địa phương cho máy bay không người lái
8 p | 33 | 2
-
Xác định khả năng chịu tải an toàn của cọc khoan nhồi trong điều kiện vừa xét tính chất phân tán không gian của số liệu địa chất vừa thỏa một giá trị định trước của độ tin cậy
6 p | 49 | 2
-
Ứng dụng công nghệ số hóa các công trình kiến trúc có giá trị cần được giữ gìn, tôn tạo và bảo vệ tại TP Hải Phòng
5 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn