intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị đô thị địa phương trong bối cảnh Việt Nam (tiêu điểm là quản trị đô thị)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Quản trị đô thị địa phương trong bối cảnh Việt Nam (tiêu điểm là quản trị đô thị) trình bày nhận thức về khái niệm quản trị địa phương và quản trị đô thị; Những đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống quản lý đô thị hiện đại và vai trò của chính quyền địa phương; Phân quyền sâu rộng và quản lý theo lãnh thổ; Một vài suy nghĩ về quản trị và chính quyền địa phương tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị đô thị địa phương trong bối cảnh Việt Nam (tiêu điểm là quản trị đô thị)

  1. QUẢN TRỊ ĐÔ THỊ ĐỊA PHƢƠNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM (TIÊU ĐIỂM LÀ QUẢN TRỊ ĐÔ THỊ) PGS. TS. Nguyễn Minh Hoà Giám đốc Diễn đàn phát triển đô thị bền vững châu Á tại Việt Nam LỜI DẪN Tác giả bài viết này đã bắt đầu nghiên cứu hệ thống quản lý đô thị hiện đại từ 1990, đã thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu ở tất cả các thành phố lớn của Châu Á, và một số nước châu Âu dưới sự tài trợ của các quĩ quốc tế, sau đ công bố nhiều công trình (sách, bài viết) về vấn đề này. Tác giả nhận thấy, trong bối cảnh Việt Nam việc quản trị địa phương, chính quyền địa phương là một vấn đề rất phức tạp, có nhiều điểm nhạy cảm. Trong khuôn khổ một bài tham luận của hội thảo, tác gia trình bày một vài điểm nhấn sau đây: - Nhìn nhận đúng bản chất của quản trị địa phương và chính quyền địa phương trong hệ thống quản lý và quản trị đô thị hiện đại - Một vài mô hình tiêu biểu của chính quyền địa phương - Xem xét nó trong bối cảnh của Việt Nam. 1. Nhận thức về khái niệm quản trị địa phƣơng và quản trị đô thị Chúng ta bàn về quản trị địa phƣơng (local governance) bao hàm quản trị đô thị và nông thôn. Khái niệm quản lý (management) và quản trị (governance) là hai khái niệm có nội hàm khác nhau tƣơng đối. Nếu quản lý là hành động lãnh đạo, chỉ đạo, đòi hỏi (thƣờng mang tính pháp lý) đối với các chủ thể xã hội chủ yếu thuộc về những ngƣời và tổ chức có quyền lực (nhà nƣớc, chính phủ), thì quản trị lại là hành động đồng tham gia của nhiều phía từ việc hình thành ý tƣởng đến thiết lập chính sách và cuối cùng là thực hiện chúng trong thực tế của tất cả các chủ thể xã hội. Lâu nay, ngƣời ta cho rằng quản trị đô thị (urban governance) chỉ là hoạt động quản lý hành chính, nhân khẩu, đất đai,..Nhƣng thực sự thì khái niệm quản trị đô thị rộng lớn hơn rất nhiều. Quản trị đô thị đƣợc định nghĩa ‖là mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, giữa chính phủ trung ương và chính phủ địa phương. Các mối quan hệ đ bao hàm tính pháp lý chính trị và sự tín nhiệm, chúng (pháp lý và tín nhiệm) đạt được thông qua tinh thần trách nhiệm, sự minh bạch, sự đáp ứng nhiệt tình từ tất cả các đối tác (chính phủ các cấp, cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân) tham gia vào hoạt động xã hội trên tinh thần đồng tham gia‖.1 Nhƣ thế nội hàm của khái niệm này rộng 1 Emma Porio, 1997. Urban Governance and Poverty Alleviation in Southeast Asia. Ateneo de Manila University. 484
  2. hơn khái niệm quản lý nhà nƣớc (state management) hay quản lý đô thị (urban management). Có nghĩa là từ thị trƣởng đến ngƣời dân nghèo đều có quyền và có trách nhiệm trong việc duy trì, phát triển đô thị. Trong ý nghĩa này thì quản trị đô thị còn có nghĩa là tự quản hay tự trị. Nó chính là một hệ thống khoa học tổng hợp và là nghệ thuật điều phối vô cùng phức tạp trên tất cả mọi bình diện và chiều kích từ vi mô tới vĩ mô, từ cống rãnh tới nghị trƣờng sao cho hàng triệu con ngƣời sống trong một không gian sinh tồn nhỏ hẹp luôn trong trạng thái cân bằng nhƣng lại phát triển năng động, sao cho tất cả mọi sự đa dạng và khác biệt (văn hóa, nhu cầu) có thể cùng tồn tại hoà bình với nhau. Một xã hội đạt đến sự tự quản là xã hội phát triển đến một trình độ rất cao, bởi khi đó ngƣời ta không cần đến luật pháp và sự trừng phạt nữa. 2. Những đặc trƣng cơ bản nhất của hệ thống quản lý đô thị hiện đại và vai trò của chính quyền địa phƣơng Trên thế giới hiện nay có khá nhiều kiểu quản lý đô thị khác nhau, có loại quân chủ chuyên chế, độc tài, có loại cải tiến từ mô hình tập trung hoá cao, chỉ huy, quan liêu bao cấp,…Có thể còn nhiều tranh luận, nhƣng nhìn chung ngƣời ta nhận thấy kiểu quan lý đô thị của Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Áo, ..) và một số nƣớc châu Á (Nhận Bản, Malaysia,…) mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội, dân chủ hoá, đa dạng văn hoá, đồng thuận xã hội, …Dù còn có những điểm chƣa hoàn thiện, nhƣng nó đƣợc coi là mẫu hình tốt để cho các nƣớc so sánh, học tập. Những đặc điểm căn bản nhất mang tính cốt lõi thƣờng đƣợc nhắc đến sau đây: 2.1. Chế độ thị trưởng. Đây là một khái niệm bao hàm hai nội dung chính: - Thứ nhất là đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân. Thị trƣởng (hay ngƣời đứng đầu một lãnh thổ nhƣ thống đốc Bang, cao hơn là Tổng thống) có quyền lực rất cao trên địa bàn mà mình chịu trách nhiệm quản lý. Họ đƣợc trao quyền rất lớn trong khi ra các quyết định trên lãnh thổ mà mình quản lý, tất nhiên để đảm bảo các quyết định đúng đắn bao giờ bên cạnh thị trƣởng cũng có các hội đồng cố vấn và Hội đồng thành phố. - Thứ hai là để chỉ cách thức tuyển chọn người đứng đầu một thành phố. Ngƣời đứng đầu một thành phố, một bang, và cả tổng thống đƣợc lựa chọn theo hình thức tranh cử công khai. Họ có thể là ứng viên do một đảng cử ra sau khi tranh cử nội bộ, nhƣng cũng có thể là ứng cử tự do. Ngƣời dân đánh giá cƣơng lĩnh hành động của ứng viên, liên danh đƣợc giới thiệu, các cuộc tranh luận công khai, kết quả chất vấn, và quan trọng nhất là ngƣời dân bỏ phiếu trực tiếp lựa chon ngƣời cho là xuất sắc nhất đại diện nhân dân điều hành thành phố. Thƣờng những nhân vật đƣợc lựa chon kiểu này thƣờng là ngƣời có tài thực sự, có khả 485
  3. năng dẫn dắt thành phố. Trong bất luận trƣờng hợp nào thì họ phải luôn đối mặt với nhân dân, phải đƣợc lòng dân. Dân bầu họ lên cũng có nghĩa là dân có quyền phế truất họ. Ở nhiều thành phố ngƣời dân còn quyết định mức lƣơng của thị trƣởng tuỳ theo mức thuế và phí của thành phố đó thu đƣợc. 2.2. Dân chủ trực tiếp Một sự khác biệt lớn nữa là hình thức của dân chủ. Khác với một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên là dân chủ đại diện, còn ở các nƣớc có thể chế quản lý đô thị hiện đại là dân chủ trực tiếp, có nghĩa là ngƣời dân có quyền trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý với các hình thức khác nhau. Họ có quyền bày tỏ thái độ, có quyền đồng ý hay bác bỏ một chính sách, có quyền tham gia xây dựng và giám sát chính sách cũng nhƣ giám sát hoạt động của bộ máy công quyền. Dân chủ trực tiếp thể hiện qua các hình thức sau đây: - ầu cử trực tiếp ra các chức vụ tổng thống, thống đốc, thị trƣởng (nhƣ đã trình bày ở trên) - Trưng cầu dân ý. Ngƣời dân có quyền khởi xƣớng và tham gia tự do vào các cuộc trƣng cầu dân ý định kỳ hay bất thƣờng. Các cuộc trƣng cầu dân ý này có nhiều nội dung khác nhau nhƣ: góp ý cho một điều luật, bỏ phiếu đánh gía uy tín của một vị quan chức (hay một ê-kíp) đƣơng nhiệm (theo định kỳ 6 tháng, hay bất thƣờng do biểu hiện xa sút uy tín, đạo đức, năng lực). Các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Philippines, Thailand, Indonesia, Singpore đều có bộ luật trƣng cầu dân ý từ những năm 90 của thế kỷ XX. Ở các nƣớc phát triển cao, các quan chức chính phủ thƣờng xin từ chức khi mà chỉ số đánh gía uy tín xuống thấp dƣới 40% trong tổng số cử tri trƣớc đó đã ủng hộ ông/bà ta trúng cử. Bà Thatcher, Thủ tƣớng của Anh xin từ chức khi mà chỉ số tín nhiệm chỉ còn 47%. - Diễn đàn nhân dân là nơi mà ngƣời dân có quyền bày tỏ ý chí và nguyện vọng của mình một cách công khai. Diễn đàn này mở ra trên báo chí, kênh truyền hình (thƣờng là kênh truyền hình tƣ nhân), các diễn đàn ngoài trời ở công viên, quảng trƣờng (ở Singapore, Bangkok, Philippines có rất nhiều địa điểm gọi là ―speakers corner‖). Ở các diễn đàn này, bất cứ ngƣời dân nào cũng đƣợc quyền bày tỏ chính kiến của mình (có một số nguyên tắc phải tôn trọng nhƣ không đƣợc chửi bới lăng nhục, vu không, lợi dụng diễn đàn chống phá trật tự xã hội). Chính từ diễn đàn này mà chính phủ của ông Lý Quang Diệu đã nhận đƣợc nhiều góp ý tốt mà ông gọi là ―sáng kiến nhân dân‖. - Đối thoại với các quan chức nhà nước. Các hình thức đối thoại này diễn ra dƣới nhiều hình thức khác nhau qua talk show truyền hình, diễn đàn trực tiếp qua các cuộc gặp gỡ tự do, qua mạng trực tuyến (online), chẳng hạn nhƣ việc các tổng 486
  4. thống, thị trƣởng, các quan chức thƣờng xuyên xuất hiện trên truyền hình nhằm giải thích một điểm nào đó trong chính sách và trả lời chất vấn của ngƣời dân, thậm chí là các câu hỏi của các em nhỏ. Đây là hình thức rất phổ biến của các nhà lãnh đạo ở các nƣớc phát triển. Họ thƣờng xuất hiện trên truyền hình, hoặc trên báo chí theo định kỳ hoặc bất thƣờng, chẳng hạn Tổng thống Mỹ cứ một tháng một lần.Năm 2016, Tổng thống Putin đối thoại trực tuyến với nhân dân qua mạng và nhận đƣợc hơn 2 triệu câu hỏi) cho thấy nƣớc Nga đã mở rộng dân chủ và Tổng Thống Putin đã nhận đƣợc sự yêu mến của ngƣời dân, chỉ số uy tín của ông lên đến hơn 87%, một chỉ số đánh gía đƣợc coi là tuyệt vời đối với các nguyên thủ quốc gia. - iểu tình. Biểu tình đƣợc coi là một nhiệt kế đo nhiệt độ của bầu không khí chính trị xã hội. Sự bất bình hay tán đồng (biểu tình không chỉ có phản đối mà còn cả ủng hộ) của một cộng đồng dân cƣ nào đó đều có ý nghĩa chính trị, cho nhà chức trách nhận thấy thái độ của công chúng về một vấn đề hay một con ngƣời trong bộ máy của mình. Nó đƣợc coi là nhiệt kế đo nhiệt độ chính trị xã hội. Tuy nhiên việc tƣ do biểu tình cũng có mặt trái là nhiều nhóm ngƣời lợi dụng dân chủ để tụ tập công kích cá nhân và chính quyền, nhiều kẻ lợi dụng dịp này để đập phá cửa hàng, đốt xe hơi, đánh nhau làm náo loạn thành phố. Thể chế dân chủ của Việt Nam hiện nay là dân chủ đại diện. Ngƣời dân bầu lên những ngƣời đại diện mình nằm trong hệ thống hội đồng nhân dân ba cấp (phƣờng/xã, quận/huyện, tỉnh/thành) và ở cấp cao nhất là đại biểu quốc hội. Hệ thống này sẽ phát huy tối đa dân chủ khi mà ngƣời đại diện đủ tâm, tầm. Nhƣng trên thực tế không phải đại biểu nào cũng đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhân dân, rất nhiều thông tin, nguyện vọng và đề xuất của nhân dân không tới đƣợc bàn nghị sự của diển đàn các cấp. Đối với các chính sách vĩ mô ngƣời dân chỉ có thể đóng góp qua hệ thống dân cử, do vậy mà cơ hội để cho ngƣời dân tham gia dân chủ trực tiếp thực ra không nhiều lắm. Vì thế có một số cách thức mà chúng ta có thể áp dụng đƣợc vào xã hội, nhất là các thành phố lớn để tăng cƣờng thêm đặc tính ―dân chủ trực tiếp‖ làm cho ngƣời dân tham gia vào nhiều hơn trong tiến trình phát triển đất nƣớc. Dân chủ trực tiếp là bản chất của xã hội công dân (civil society), và của bộ máy quản lý xã hội đó. Vấn đề không chỉ là nhận thức mà quan trọng hơn nữa là dân chủ phải đƣợc thiết chế hóa thành các bộ luật, điều luật, cơ chế hoạt động, hình thức biểu đạt và các loại tổ chức phụ trợ nhằm bảo đảm an toàn cho bộ máy dân chủ vận hành tố ƣu và các cá nhân sống trong hệ thống dân sự đó phát huy quyền sáng tạo công dân của mình. 487
  5. 3. Phân quyền sâu rộng và quản lý theo lãnh thổ (Decentralization) Trong lịch sử từ thời chiếm hữu nô lệ đến phong kiến, bất kỳ đô thành, thành thị nào cũng tồn tại một hệ thống tập quyền cao trong quản lý nhƣ một lẽ tự nhiên. Nhƣng khi đô thị công nghiệp-thƣơng mại-dịch vụ hiện đại xuất hiện thì kiều quản lý tập trung hóa cao không còn phù hợp, bởi qui mô của một đô thị hiện đại rất lớn và bao hàm rất nhiều chức năng. Do vậy không có một tổ chức xã hội nào đủ năng lực để bao quát và kiểm soát hết đƣợc mà phải chuyển sang phân quyền. Đó là việc chính quyền trung ƣơng, chính quyền vùng giao một phần (hay toàn bộ) quyền lực cho các cấp thấp hơn chủ động tự quyết trên các lĩnh vực tài chính, qui hoạch, đất đai, nhân sự, cơ cấu kinh tế trên nền của một lộ trình pháp lý thống nhất,… Kiểu qủan lý phân quyền và tự trị diễn ra rất sớm ở Châu Âu (khoảng đầu thế kỷ 18 do đòi hỏi của các đô thị công nghiệp khổng lồ) thì ở châu Á phải cho đến năm 1947 lần đầu tiên đƣợc thiết lập ở Nhật Bản bằng bộ luật ―Tự trị địa phƣơng‖, còn ở Đông Nam Á thì khá muộn màng, một bộ luật tƣơng tự đƣợc Malaysia thông qua năm 1976, Philippines thông qua ―luật chính quyền đia phƣơng‖năm 1989, còn Thái lan ban bố luật ―phân quyền‖ năm 1997. Một xu hƣớng mạnh nhất trong phân quyền là chuyển từ quản lý theo cơ chế tập trung hoá cao (high centralization) kết hợp với ngành dọc sang quản lý theo lãnh thổ. Khi mà các thành phố, quận thực hiện tự quản càng mạnh thì chính quyền trung ƣơng lại càng có khả năng kiểm soát tốt, bởi vì thay cho việc chính phủ phải có ―nghìn tay, nghìn mắt‖ để với tới tất cả mọi lĩnh vực hoạt động ở mọi cấp độ sang quản lý một số ít thị trƣởng, tỉnh trƣởng, quận trƣởng nhƣ thế cho thấy một khi phần quyền càng sâu rộng thì tập trung càng có hiệu qủa. Nếu không có chế độ phân quyền thì không sao quản lý hiệu qủa Tokyo với 27 triệu dân và Seoul với 18 triệu dân. Trong chƣơng 2 của bộ luật chính quyền địa phƣơng của Philippines ghi rõ: ― Chính phủ phải tăng cường trách nhiệm nhiều hơn, phải đáp ứng lại sự đòi hỏi của xã hội bằng cách tái cấu trúc chính quyền địa phương nhằm tạo ra một hệ thống phân quyền, mà trong hệ thống đ các chính quyền địa phương được trao nhiều hơn quyền lực, trách nhiệm và nguồn lực (tài chính, nhân lực)‖2. Việc phân quyền (hay trao quyền/ có ngƣời dịch là tản quyền) cho chính quyền địa phƣơng luôn gắn với quản lý theo địa bàn. Lúc này các bộ phận chức năng của Trung ƣơng nhƣ bộ, tổng cục, cục đóng vai trò là quản lý nhà nƣớc theo ngành dọc, tức là họ giúp quốc hội xây dựng các văn bản dƣới luật, bao gồm việc xây dựng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, hƣớng dẫn thực thi các điều luật chuyên ngành; sau đó phổ biến đến các tỉnh thành; hỗ trợ triển khai thực hiện, điều chỉnh; thanh tra và kiểm sát việc thực thi. Nhƣ vậy trọng tâm của việc quản lý sẽ rơi vào chính quyền các địa phƣơng cấp tỉnh, thành có qui mô lớn. Họ thực hiện quản lý theo địa bàn (lãnh thổ), tức là họ có quyền ra quyết định (có quyền lập qui, không có quyền lập hiến, lập pháp, lập luật) trên địa bàn của mình tất cả các vấn đề từ vĩ mô (qui hoạch không gian, định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội, y tế, giáo dục) cho đến vi mô (thuế, phí, hình thức chế tài). Tất nhiên họ 2 Local Government in the Philippines. A book of readings, vol. II. p. 773 488
  6. phải tuân thủ hành lang pháp lý quốc gia, không đƣợc thoát ly khỏi các nguyên tắc chung chẳng hạn nhƣ không ly khai, chiến tranh, hay quan hệ quốc tế, …Để cho bộ máy quản lý địa phƣơng hoat động hiệu quả còn có rất nhiều nội dung khác (sẽ đề cập đến vào những dịp khác), trong đó có một nội dung khá quan trọng là quản lý theo địa bàn luôn gắn liền với qui hoạch không gian phân vùng chức năng. Một vài ví dụ sau đây sẽ cho thấy điều đó. Metro Manila là một vùng đô thị bao gồm 17 thành phố, mỗi thành phố là một đơn vị hành chính độc lập, thị trƣởng và hội đồng thành phố có quyền tự quyết các vấn đề trên địa bàn của mình. Cả vùng có một hội đồng thị trƣởng, mỗi thị trƣởng làm chủ tịch hội đồng luân phiên mỗi 6 tháng, giúp việc cho Hội đồng là hội đồng điều phối. 4. Một vài suy nghĩ về quản trị và chính quyền địa phƣơng tại Việt Nam Trong khi các nƣớc xây dựng mô hình chính quyền địa phƣơng và thực hành quản trị địa phƣơng đã từ rất lâu thì Việt Nam mới chỉ bắt đầu những bƣớc đi thử nghiệm đầu tiên. Ở đây có hai trong nhiều vấn đề cần trao đổi sâu hơn một chút. 1. Cần xác định qui mô, cấp độ và nội dung của việc xây dựng chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ quản trị. Có hai quan điểm sau đây cần thảo luận: - Quan điểm thứ nhất, chính quyền đô thị địa phƣơng nhƣ đặc tính trình bày ở trên chỉ tồn tại trong xã hội đa đảng và một xã hội dân sự. Trong xã hội đó, các đảng phái chính trị đối trọng nhau tạo ra thế cân bằng chính trị và xã hội dân sự tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia trực tiếp và sâu vào đời sống chính trị. Do vậy mộ hình này không thể áp dụng vào thể chế đơn đảng nhƣ ở Việt Nam, có nhiều ví dụ chứng minh cho luận điểm này là không thể áp dụng việc tranh cử công khai thay cho chế độ ―đảng cử dân bầu‖, hay là không chấp nhận biểu tình. - Quan điểm thứ hai là mỗi một mô hình có những điểu mạnh và yếu cho nên có thể học tập lẫn nhau, thậm chí tháo lắp theo kiểu các module của trò chơi Lego, tức là phần hay của mô hình này lắp cho mô hình khác. Điều này có thể đƣợc, nhƣng chủ yếu là về kỹ thuật và ở cấp thấp nhƣ Việt Nam đang tìm tòi áp dụng. Chẳng hạn nhƣ trong kỹ thuật hành chính, hình thức tổ chức, khai báo hải quan, sử dụng dịch vụ,..bắt đầu tiến gần đến các cach thức mà các nƣớc khác đang làm (nếu không sẽ rất khó khăn trong hội nhập), nhƣng về thể chế chính trị thì còn có nhiều điểm chƣa tƣơng thích. 2. Khi phân quyền sâu rộng thì việc quản trị địa phƣơng ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP.HCM sẽ gặp phải những thách thức gì?. Quản trị địa phƣơng theo mô hình thành công ở các nƣớc phát triển nếu đƣợc áp dụng từng phần theo lộ trình ở Việt Nam thì gặp rất nhiều khó khăn. Một vài trong số đó: - Khi đƣợc phân quyền mạnh mẽ thì cán bộ địa phƣơng phải thạo việc, chuyên nghiệp, đặc biệt bộ phận tham mƣu và lãnh đạo cấp cao phải rất giỏi, nếu không sẽ là tai hoạ cho nhân dân. Thực tế những năm qua cho thấy khi đƣợc phân 489
  7. quyền thì không ít trƣờng hợp bên dƣới làm sai, chẳng hạn nhƣ buông lỏng quản lý đất đai ở quận, huyện; tham mƣu nhiều chính sách không phù hợp. - Các Bộ chuyên ngành không muốn mất quyền lực và quyền lợi khi áp dụng kiểu quản lý theo địa bàn. Các Bộ rất muốn tham gia sâu vào việc quản lý của địa phƣơng, chẳng hạn nhƣ ở TP. HCM các công trình nhóm A là do Bộ chủ quản quyết định. - Khi phân quyền mạnh mẽ và sâu rộng có thể sẽ đƣa đến tình trạng địa phƣơng chủ nghĩa, cao hơn là xu hƣớng ly khai, chỉ chăm lo đến lợ ích của mình, do vậy việc phát triển vùng, liên vùng và công tác điều phối, hợp tác rất quan trọng Kết luận Quản lý, quản trị quốc gia, quản lý đô thị có những sắc thái khác nhau về văn hoá, chính trị, nhƣng con đƣờng phát triển về cơ bản là giống nhau. Muốn trở thành quốc gia hùng mạnh, hội nhập đƣợc với quốc tế thì phải chấp nhận những nguyên tắc và qui luật phát triển chung. Việt Nam đang và mãi phải đi cùng các nƣớc khác trên cùng một lộ trình, không thể và không nên tự tạo ra những sự ―đặc biệt‖ hay ―không bình thƣờng‖, do vậy việc đi đến chính quyền đô thị hiện đại, chính quyền địa phƣơng, quản trị địa phƣơng là chuyện tất yếu. Các tỉnh nhƣ Bình Dƣơng, Đồng Nai hoàn toàn đủ điều kiện đi đến đƣợc cái đích đó sớm hơn các vùng miền khác, mặc dù sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ thể chế và năng lực, nhƣng cần phải dũng cảm và tỉnh táo để đi trên lộ trình đó. 490
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad, Ehtisham and Bert Hofman. Indonesia: Decentralization-opportunities and risks. World Bank, 2000. 2. Alm, James and Roy W. Bahl. Managing Across Levels of Government. World Bank, 2000. 3. Bidhya Bowornwathana. Note on research on Metropolitan Governance in Thailand. Nagoya, 1997 4. Bidhya Bowornwathana. Bangkok Metropolitan Administration into the twenty- first century. 1998. 5. Center for Local and Regional Governance. Local Government in the Philippines: A book of readings, vol. II. 1998. 6. Chan Kok Eng, "Current and Prospective Urbanization in Malaysia," Malaysian Journal of Tropical Geography No15; 1987.PP:1-12. 7. Dự án quốc gia VIE/95/051. Tăng cường năng lực quản lý và qui hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh. 8. Emma Porio with Contributors. 1997. Urban Governance and Poverty Alleviation in Southeast Asia. Ateneo de Manila University. 9. Kỷ yếu hội thảo. Qui hoạch không gian thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và định hướng. 10-2003. 10. Kim ,Anje .Industrialization and Grow Pole Development in Korea Oxford : Pergamon Press .1978. 11. Kim,Kyung-Whan .Korean Development and Urbanization: Prospects and Problems .World Development.1988. 12. Local Government in the Philippines. Volume II. 1991. 13. Metropolitan Governance and Planning in Transition: Asia-Pacific Cases. United Nations Center for Regional Development. Nagoya, Japan. 14. Nguyễn Ngọc Châu. Quản lý đô thị. NXB Xây dựng. 2001 15. Nguyễn Minh Hoà. Urban Governance and Community Participation in Metro Manila and Ho Chi Minh City. University of the Philippines. 2002. 16. Nguyễn Minh Hoà. Đô thị học- Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. NXB TP.HCM. 2012. 17. Quản lý nhà nước về các ngành và các lĩnh vực. Học viện hành chính Quốc gia. 2002. 18. Towards a umane World-Class Metropolis. (Physical Framework Development Plan for Metropolitan Manila 1996-2016). Metropolitan Manila Authority, March, 1996. 19. Rudduck, G , Town Planning in Kuala Lumpur. Kuala Lumpur: C. Grenier. 1956. 20. Won-Yong Kwon and Kwang-Joong Kim. Urban Management in Seoul. Seoul Development Institute. 2001. 491
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0