intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị lợi nhuận và biến động đồng bộ giá cổ phiếu: Nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến động đồng bộ giá cổ phiếu (hay còn gọi là hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu) đo lường mức độ biến động theo cùng một xu hướng (biến động hệ thống) của giá cổ phiếu trong cùng một thị trường; Phụ thuộc vào mức độ thông tin phản ánh trong giá cổ phiếu. Mục tiêu của nghiên cứu này không chỉ thúc đẩy sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài mà còn bảo vệ tốt các khoản đầu tư trong nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị lợi nhuận và biến động đồng bộ giá cổ phiếu: Nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ BIẾN ĐỘNG ĐỒNG BỘ GIÁ CỔ PHIẾU: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nguyễn Thị Hoàng Thương* Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng *Tác giả liên lạc: hthuong144@gmail.com TÓM TẮT Biến động đồng bộ giá cổ phiếu (hay còn gọi là hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu) đo lường mức độ biến động theo cùng một xu hướng (biến động hệ thống) của giá cổ phiếu trong cùng một thị trường; phụ thuộc vào mức độ thông tin phản ánh trong giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Roll (1988) cho rằng, biến động đồng bộ giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi thông tin liên quan đến giá trị công ty, nghiên cứu này kể từ khi công bố đã thu hút sự quan tâm đáng kể của nhiều nhà học thuật trên thế giới. Trong khi đó, Jin & Myers (2006) cho rằng môi trường thiếu minh bạch liên quan trực tiếp đến việc giảm giá cổ phiếu như là một kết quả của việc tích góp các thông tin tiêu cực liên quan đến đặc thù công ty. Điều này dẫn đến việc giá cổ phiếu trên thị trường không mang tính thông tin cao và có xu hướng biến động đồng bộ cao với thị trường. Liên kết những mối quan hệ này, tác giả đã tìm ra mối liên hệ giữa quản trị lợi nhuận, một trong những nhân tố quan trọng của minh bạch công ty, với hiện tượng biến động đồng bộ giá cổ phiếu trong giai đoạn 2007-2014. Theo điều tra của tác giả, đây gần như là một trong những nghiên cứu tiên phong ở thị trường Việt Nam. Kết quả hồi quy chính cho thấy mức ý nghĩa thuyết phục, cùng với mức độ tin cậy đáng kể ở cả 2 biến chính với kết luận rằng quản trị lợi nhuận có và biến động đồng bộ giá cổ phiếu có tác động cùng chiều. Hay nói cách khác, khi các nhà đầu tư có xu hướng tập trung nhiều vào thông tin đặc thù của công ty, rủi ro đồng biến động giá cổ phiếu cũng như mức độ quản trị lợi nhuận sẽ giảm. Kết quả là sự minh bạch của các công ty niêm yết ở thị trường Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể và thị trường trở nên hiệu quả hơn, là động lực để nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này không chỉ thúc đẩy sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài mà còn bảo vệ tốt các khoản đầu tư trong nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Quản trị lợi nhuận, đồng biến động giá cổ phiếu, tính thông tin giá cổ phiếu, tính minh bạch thông tin. EARNINGS MANAGEMENT AND STOCK PRICE SYNCHRONICITY: EVIDENCE FROM VIETNAM Nguyen Thi Hoang Thuong* The University of Danang – University of Economics *Corresponding author: hthuong144@gmail.com ABSTRACT If stock prices have an insignificant (or not) reflection on firm-specific information, stock prices have a tendency to move together and hence, lead to synchronicity on the market. According to Roll (1988), stock price synchronicity is affected by firm-specific information, whereas, Jin and Myers (2006) denote that incomplete transparency is directly linked with stock price crashes as accumulated negative firm-specific information. Following up these insights, this paper explore the link between stock price synchronicity and earnings management. This approach differs from the existing literature in instead of employing in Developed Markets or Emerging Markets, I merely examine this argument for individual firms in Vietnam, a typical sample of Frontier Markets. To the best of my knowledge, it seems to conclude that this research is the pioneer in Vietnam in the period 2007-2014. Their common point is a significantly positive relation between earnings management and stock price synchronicity. In another way, when investors have a tendency to concentrate on firm- specific information, earnings management would decrease and stock price would decrease 349
  2. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học synchronicity risk. Hence, this paper provide an understanding of the firm-specific characteristics that can predict extreme outcomes could be useful in portfolio and risk- management applications. Additionally, this advance would stimulate a strong motivation to upgrade Vietnam stock market into Emerging Market. It becomes driving forces due to sets of improvements, such as attracts foreign investments, promotes domestic investments and expands the transparency of listed firms in Vietnam. Keywords: Earnings management, stock price synchronicity, stock price informativeness, transparency. TỔNG QUAN đến hiện tượng biến động đồng bộ cao ở giá Ở góc độ vĩ mô, các nghiên cứu thực nghiệm cổ phiếu. Như một kết quả, hiệu ứng của mối gần đây cho thấy giá cổ phiếu có xu hướng quan hệ này đã được nghiên cứu sâu rộng biến động đồng bộ cao ở các thị trường mới trong những năm gần đây. nổi, ở các quốc gia có sự bảo vệ nhà đầu tư thấp hoặc cơ chế quản trị không cao. Ở THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU những quốc gia này, các thông tin công bố ra Được thúc đẩy bởi nghiên cứu tiên phong của thị trường hầu hết đều không tin cậy và Amy P. Hutton và cộng sự, (2009), các biến không kịp thời. Ở góc độ vi mô, các công chính trong nghiên cứu này bao gồm tính trình nghiên cứu thực nghiệm đưa ra bằng đồng bộ về giá cổ phiếu và quản trị lợi chứng để khẳng định rằng, những công ty có nhuận. Mẫu ban đầu bao gồm tất cả các công cơ chế quản trị tốt và môi trường thông tin ty niêm yết ở Việt Nam với số liệu từ cơ sở minh bạch thường ít xảy ra hiện tượng biến dữ liệu StoxPlus trong giai đoạn 2007- động đồng bộ giá cổ phiếu nhờ vào việc nhà 201413. Tất cả các dữ liệu này được thành lập đầu tư dễ tiếp cận được các thông tin hữu ích trên cả hai sàn giao dịch chính: HNX (Sở (Piotroski & Roulstone, 2004; Hutton, Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và HOSE Marcus & Tehranian, 2009; Gul, Kim & Qiu, (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ 2010). Chí Minh). Tuy nhiên, tác giả cũng loại bỏ Trong khi đó, ở góc độ công ty, Healy & các quan sát với số liệu không đủ để ước tính Wahlen (1999) chỉ ra rằng quản trị lợi nhuận mức độ quản trị lợi nhuận, các biến số kiểm xảy ra khi nhà quản trị sử dụng quyền hạn soát tính đồng bộ và giá cổ phiếu. Kết quả là, của họ để điều chỉnh thông tin trên báo cáo cơ sở dữ liệu trong trường hợp này là dữ liệu tài chính và trong cấu trúc nghiệp vụ để tác không cân bằng. Sau khi điều chỉnh, mẫu động đến báo cáo tài chỉnh nhằm che đậy cuối cùng bao gồm 2,259 quan sát thuộc 282 một số thông tin về hiệu quả hoạt động của công ty trong 9 ngành chính. Bên cạnh đó, công ty. Tuy nhiên, khá ít bằng chứng về theo những nghiên cứu trước, tác giả sử dụng phản hồi của nhà đầu tư liên quan đến quản đồng thời phép biến đổi R2 và 𝐵𝑒𝑡𝑎 đại diện trị lợi nhuận12. Đặc biệt, Jin & Myers (2006) cho biến động đồng bộ giá cổ phiếu và đo cho rằng môi trường thiếu minh bạch liên lường dồn tích có điều chỉnh để hàm ý cho quan trực tiếp đến việc rớt giá cổ phiếu như mức độ quản trị lợi nhuận. Mô hình hồi quy là một kết quả của việc tích góp các thông tin chính được thực hiện theo phương trình sau ( tiêu cực liên quan đến đặc thù công ty. Từ 𝑆𝑌𝑁𝐶𝐻𝑖,𝑡 = 𝛼0 + 𝛽1 𝐷𝐴𝑖,𝑡−1 + 𝐶𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙𝑠𝑖,𝑡−1 những hiểu biết này, một vài bài báo khác đã + 𝜃𝑛 + 𝛿𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡 khám phá ra mối quan hệ giữa biến động Trong đó 𝑆𝑌𝑁𝐶𝐻𝑖,𝑡 đại diện cho rủi ro biến đồng bộ giá cổ phiếu và hành vi quản trị lợi động đồng bộ giá cổ phiếu được đo lường bởi nhuận. Khi có ít các thông tin đặc thù công ty Beta và 𝑅 2 . 𝐷𝐴𝑖,𝑡−1 là dồn tích có điều chỉnh. được công bố, nhà đầu tư không có bằng 𝐶𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙𝑠𝑖,𝑡−1 là tập hợp các biến kiểm soát chứng xác đáng để có thể ra quyết định thay các nhân tố đặc thù công ty, bao gồm: Qui vì phụ thuộc vào thông tin thị trường, dẫn 13 Sở dĩ giai đoạn nghiên cứu chỉ đến 2014 do 12 Quản trị lợi nhuận là tổng các ước tính dòng hạn chế về nguồn lực thời gian, chi phí. Đây tiền thuần tương lai và dòng tiền hiện tại liên cũng là một trong những hạn chế của đề tài, cần quan đến các giao dịch kinh tế phát sinh trong các nghiên cứu tiếp theo mở rộng và khắc phục một khoảng thời gian báo cáo nhất định. hạn chế này. 350
  3. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học mô doanh nghiệp (𝑀𝑉), Hệ số giá thị trường chứng thực nghiệm của nghiên cứu này cho trên giá sổ sách (𝑀𝐵), Đòn bẩy (𝐿𝑒𝑣), Lợi thấy rằng quản trị lợi nhuận có tương quan tức trên tài sản (𝑅𝑂𝐴), Giao dịch cổ phiếu cùng chiều đáng kể với tính đồng bộ của giá (𝑇𝑢𝑟𝑛𝑜𝑣𝑒𝑟), Tính bất ổn của giá cổ phiếu cổ phiếu. Như vậy là, kết quả này phù hợp (𝑆𝑇𝐷), Tỉ suất lợi tức hằng năm (𝑅𝑒𝑡𝑢𝑟𝑛). với hầu hết các nghiên cứu trước đây. Tất cả các biến độc lập được đưa vào mô Ngoài ra, tác giả thực hiện một số kiểm định trình hồi quy với độ trễ một năm. Giai đoạn để đánh giá liệu những phát hiện của chúng lấy mẫu từ năm 2007 đến năm 2014 (từ 2006 tôi trong phần trước có đáng tin cậy hay đến 2013 đối với các biến trễ). Mô hình hồi không. Trước tiên, tác giả Kiểm soát biến trễ quy cũng bao gồm ảnh hưởng cố định ngành phụ thuộc (LagDep) để kiểm định sự quan (𝜃𝑛 ), ảnh hưởng cố định năm (𝛿𝑡 ). ngại rằng có một mối tương quan cao giữa Giả thuyết chính: Mức quản trị lợi nhuận các biến chính này. Thứ hai, rất có thể mối có mối quan hệ cùng chiều với biến động tương quan giữa quản trị lợi nhuận và tính đồng bộ của giá cổ phiếu. đồng bộ của giá cổ phiếu là giữa các công ty không thay đổi hoặc hiếm khi thay đổi theo KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU thời gian do hạn chế về mặt dữ liệu nghiên Hầu hết các hệ số ước lượng của các biến cứu. Thứ ba, tác giả đặt vấn đề về sự khác kiểm soát các nhân tố đặc thù công ty có ý nhau giữa đặc điểm các sở giao dịch. Kết quả nghĩa thống kê đều có kết quả như mong đợi. các kiểm định này cho thấy hầu hết các kết Thống kê mô tả và Ma trận tương quan cho quả đều tin cậy ở mức độ cao, ngoại trừ mô kết quả hợp lý, không có giá trị đáng ngờ. hình ảnh hưởng cố định; 3 mô hình chính Kết quả nghiên cứu từ mô hình Pooled OLS đồng thời cho thấy mối quan hệ cùng chiều được trình bày ở Bảng 1. Theo đó, hệ số ước giữa quản trị lợi nhuận và tất cả các đại diện tính của quản trị lợi nhuận trên biến động cho đồng biến động giá cổ phiếu. Về cơ bản, đồng bộ giá cổ phiếu là 0.146 (t-stat = 2.41) những kiểm định tính bền vững này đã xác và 0.042 (t-stat = 2.59) cho các biến tương nhận rằng các kết quả chính ít có khả năng bị ứng 𝑙𝑛𝑟𝑠𝑞 và 𝐵𝑒𝑡𝑎. Thêm vào đó, 𝑅 2 điều điều khiển bởi các biến tương quan bị bỏ qua chỉnh cho 4 mô hình chính và giá trị thống kê hoặc các mối quan hệ nội sinh. t thể hiện độ tin cậy cao. Tóm lại, bằng Bảng 1. Kết quả nghiên cứu từ mô hình Pooled OLS BIẾN 𝑙𝑛𝑟𝑠𝑞 Beta (1) (2) DA 0.146** 0.042*** (2.41) (2.59) ROA 0.323 -0.710*** (0.50) (-3.55) Turnover 6.357*** 2.369*** (12.69) (13.81) MV 0.515*** 0.108*** (16.16) (9.57) MB -0.851*** -0.255*** (-11.33) (-10.29) STD 1.197* 1.246*** (1.83) (5.82) Lev 0.052 0.026 (0.17) (0.27) Return -0.429*** -0.148*** (-3.89) (-4.32) Constant -1.038*** 0.559*** 351
  4. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học (-3.66) (6.28) Fixed effects YI YI Nobs 2,259 2,259 Adj. R-squared 0.3814 0.3258 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý rõ nét để tìm ra giải pháp quan trọng trong Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động việc cải thiện các quy định, quy chế nhằm của quản trị lợi nhuận đến rủi ro biến động nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam đồng bộ giá cổ phiếu. Sử dụng dữ liệu của từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. 282 công ty niêm yết trên hai Sở giao dịch Theo như số liệu mới nhất của MSCI vào Chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch tháng 6/2017, Việt Nam vẫn chưa được xếp Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn từ 2007 vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị đến 2014, kết quả phân tích cho thấy mối trường mới nổi. Về căn bản, nâng hạng thị quan hệ cùng chiều giữa quản trị lợi nhuận trường chứng khoán sẽ giúp thị trường Việt và tính đồng bộ của giá cổ phiếu, như là một Nam có quy mô lớn hơn và chất lượng tốt hàm ý về mức độ thông tin đặc thù của công hơn so với thị trường cận biên, trong khi đó ty. Kết quả này phù hợp với giả thuyết chính có tiềm năng phát triển cao hơn thị trường đưa ra trước đó, khi mức độ quản trị lợi phát triển. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn nhuận thấp, chứng tỏ công ty có mức độ lên thị trường mới nổi, bên cạnh việc cải minh bạch cao đối với nhà đầu tư, điều này thiện quy mô, tính thanh khoản hay mức độ làm cho người tham gia thị trường có thể tiếp tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài, thị cận các thông tin đặc thù của công ty trong trường Việt Nam còn có áp lực phải cải thiện quá trình phân tích. Kết quả là giá cổ phiếu các điều kiện giao dịch như hệ thống vận của công ty sẽ mang tính thông tin cao và rủi hành, khung thể chế và đặc biệt là tính minh ro biến động đồng bộ giá cổ phiếu sẽ giảm. bạch về thông tin. Trong trường hợp này, Phần lớn các kiểm định tính bền vững cho quản trị lợi nhuận nói riêng và tính minh các kết quả tin cậy cao, ngoại trừ mô hình bạch nói chung sẽ là một dấu hiệu quan trọng ảnh hưởng cố định. trong việc xác định khả năng xảy ra biến Đề tài này nhằm ba mục tiêu lớn. Một là, xác động đồng bộ giá cổ phiếu. Thêm vào đó, định liệu quản trị lợi nhuận có liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán cũng là biến động đồng bộ giá cổ phiếu ở thị trường một cách khác để nói về việc cải cách và chứng khoán Việt Nam hay không. Hai là, hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam nghiên cứu này sẽ là tiền đề góp phần giúp để trở nên tốt hơn. Bởi lẽ phát triển lên một các nhà đầu tư có được những thông tin hữu tầm cao mới đồng nghĩa với một sức hấp dẫn ích để phân tích đầu tư và quản trị danh mục mới để phát triển một cách bền vững trong cổ phiếu. Ba là, trong một viễn cảnh tốt đẹp, xu thế đón đầu làn sóng cách mạng công các nhà kinh tế sẽ có thêm một minh chứng nghiệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO AMY P. HUTTON, ALAN J. MARCUS, HASSAN TEHRANIAN, (2009): “Opaque financial reports, R-squared and crash risk”. Journal of Financial Economics, 1-86. DURNEV, A., MORCK, YEUNG B., ZARWIN, P., (2004): “Value-Enhancing capital budgeting and Firm-specific stock return variation”. The Journal of Finance, 59(1), 65- 105. JIN, L., MYERS, S.C, (2006): “R-squared around the world: new theory and new tests”. Journal of Financial Economics 79, 257-292. PIOTROSKI, J., ROULSTONE, T., (2004): “The influence of analyst institutional investors, and insiders on the incorporation of market, industry, and firm-specific information into stock price”. Accounting Review 79, 1119-1151. ROLL, R., (1988): “R-squared”. Journal of Finance 43, 541-566. 352
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0