Quản trị sản xuất
lượt xem 65
download
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc để cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Kết quả : Hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị sản xuất
- A. Lý thuyết : I. Bố trí mặt bằng sản xuất : 1.Khái niệm, ý nghĩa của bố trí sản xuất : * Khái niệm : Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc để cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Kết quả : Hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án hợp lý, đ ảm bảo cho hệ thống sản xuất được hoạt động có hiệu quả cao, chi phí thấp , thích ứng nhanh với thị trường. Bố trí sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại quá trình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện. thiết bị nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp. * Ý nghĩa : - Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất chất lượng cao hơn, nhịp đọ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. - Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi trong bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề về tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. - Hoạt động bố trí sản xuất đòi hỏi phải có sự nỗ lựcvà đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính. - Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc sẽ rất tốn kém. * Các yêu cầu trong bố trí sản xuất : - Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất. - An toàn cho ngưởi lao động. - Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ. 1
- - Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất. - Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến. - Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp. 2. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu : Xét về cơ sở lý luận thì có 3 loại hình bố trí sản xuất cơ bản là bố trí theo quá trình, bố trí theo sản phẩm và bố trí cố định. Việc lựa chọn loại hình bố trí nào ph ụ thuộc vào kiểu luồng công việc cần thiết diễn ra trong quá trình chế biến. Nhưng trên thực tế, việc kết hợp các lọai hình bố trí trên theo những cách thức khác nhau trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật máy tính hiện đại, giúp cho doanh nghiệp thiết kế đ ược nhanh và nhiều loại hình bố trí có hiệu quả cao. a. Bố trí theo quá trình : Bố trí theo quá trình phù hợp đối với loại hình sản xuất gián đoạn, khối lượng sản phẩm nhỏ , chủng loại sản phẩm nhiều. Sản phẩm hoặc chi tiết , bộ phận đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự không giống nhau và sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau. Tại nơi làm việc, máy móc thiết bị nhóm với nhau theo chức năng chứ không phải theo thứ tự chế biến. Kiểu bố trí này phổ biến trong các doanh nghiệp cơ khí và đặc biệt là trong lĩnh v ực dịch vụ như ngân hàng, bệnh viện trường học … b. Bố trí theo sản phẩm : + Bố trí theo sản phẩm có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất l ặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn. Hoạt động chế biến sản phẩm chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa cao. Công việc được phân chia thành hàng loạt những nhiệm vụ, tiêu chuẩn hóa, cho phép có sự chuyên môn hóa lao động và thiết bị. Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao tác từ đầu đến cuối. các nơi làm việc và thiết bị thường đ ược bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc đã được chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa , có khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với những đòi hỏi v ề công ngh ệ chế biến sản phẩm. Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một đường cố định 2
- như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành các dây chuyền. + Dây chuyền sản xuất có thể bố trí theo đường thẳng hoặc chữ U, L, M… c. Bố trí cố định vị trí : Theo kiểu bố trí này, sản phẩm đứng cố định ở một vị trí còn máy móc, thiết bị vật tư và lao động được chuyển đến đó để tiến hành sản xuất. Bản chất, đặc điểm của sản phẩn qui định loại hình bố trí này, chẳng hạn như khối lượng, trọng lượng, kích cỡ, hoặc những yếu tôd khác làm cho sản phẩm rất khó hoặc không di chuy ển đ ược. Do đặc điểm này mà mà nguyên liệu, máy móc thiết bị phải đưa đến trước tập kết ở nơi làm việc. Một yêu cầu rất quan trọng là tập kết nguyên liệu, vật tư đến đúng thời hạn và phải chuẩn bị nơi bảo quản an toàn. Người ta cố gắng tổ chức sản xuất ở nơi khác đưa đến để chủ yếu là lắp ráp, nhằm giảm giá thành. d. Hình thức bố trí hỗn hợp : Trong thực tế thường sử dụng các hình thức bố trí hỗn hợp với sự kết hợp các hình thức đó ở những mức độ và dưới dạng khác nhau. Kiểu bố trí này sẽ phát huy những ưu điểm, đồng thời hạn chế những khuyết điểm của từng loại bố trí trên. Lý tưởng là lựa chọn được hệ thống bố trí vừa linh hoạt vừa có chi phí sản xuất thấp.Các hình thức bố trí hỗn hợp : + Bố trí hỗn hợp giữa bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm + Tế bào sản xuất + Bố trí theo nhóm công nghệ + Hệ thống sản xuất linh hoạt. 3
- II. Lựa chọn chiến lược tổng hợp : 1. Khái niệm : * Khái niệm : Hoạch định tổng hợp là việc kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình sản xuất nhằm cực tiểu hóa các chi phí, giảm thiểu đến mức thấp nhất mức lao động của công việc và mức tồn kho cho một tương lai trung hạn. * Nhiệm vụ : - Hoạch định tổng hợp về mức dự trữ và sản xuất để thỏa mãn nhu cầu của thị trường sao cho tổng chi phí dự trữ và sản xuất gần đạt mức nhỏ nhất. - Phân bổ sản xuất và mức dự trữ cho từng loại sản phẩm sao cho tổng các giá trị phân bổ phải bằng giá trị tổng hợp và tổng các chi phí vẫn gần như thấp nhất. - Huy động tổng hợp các nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thị trường. 2. Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp : a. Chiến lược thay đổi mức tồn kho : * Nội dung: Duy trì sản xuất ngay cả khi nhu cầu thị trường ở mức thấp để tăng cường cho giai đoạn cầu tăng trong tương lai. * Ưu điểm: - Quá trình sản xuất liên tục, ổn định, không có biến đổi bất thường. - Kịp thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - Dễ dàng cho việc điều hành sản xuất. - Chi phí sản xuất thấp: giảm chi phí thuê mướn, đào tạo, cho nghỉ việc, chi phí máy móc do tạm ngừng sản xuất… * Nhược điểm: - Chi phí dự trữ & chi phí bảo hiểm tăng cao. - Không phù hợp với nhiều doanh nghiệp. * Áp dụng : - Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có điều kiện bảo quản, tồn trữ đơn giản. - Không thích hợp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hau sản phẩm khó tồn trữ, bảo quản. 4
- b. Chiến lược thay đổi số lượng công nhân theo mức cầu : * Nội dung: Thuê mướn thêm hoặc sa thải công nhân tùy theo nhu cầu, từng giai đoạn. * Ưu điểm : - Tránh rủi ro do sự biến động bất thường của nhu cầu - Giảm chi phí tồn kho thành phẩm, chi phí làm thêm giờ. * Nhược điểm : - Tăng chi phí cho lao động như đền bù thôi việc hoặc trả lương, đào tạo nhân công thuê thêm. - Giảm uy tín của doanh nghiệp. - Việc sa thải công nhân sẽ tạo tâm lý không tốt cho người lao động nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc. * Áp dụng : Những công việc không đòi hỏi kỹ năng cao( lao động phổ thông) hoặc ở những khu vực mà nhiều người muốn tăng thêm thu nhập. c. Chiến lược thay đổi cường độ lao động : * Nội dung: Tổ chức làm thêm giờ hoặc cho lao động tạm nghỉ việc thùy theo nhu cầu từng giai đoạn. * Ưu điểm : - Chi phí tồn kho thấp. - Lực lượng lao động ổn định, giảm chi phí thuê mướn thêm hoặc cho người lao động nghỉ việc, giảm chi phí huấn luyện, đào tạo. - Kịp thời ứng phó được với các biến động. * Nhược điểm : - Chi phí làm thêm giờ cao. - Gánh nặng trả lương cho người lao động khi nhu cầu thấp - Nếu lao động làm thêm giờ nhiều dẫn đến quá tải, mệt mỏi làm cho năng suất lao động giảm và chất lượng giảm. Như vậy có thẻ sẽ không đáp ứng được nhu cầu. * Áp dụng : - Biến động nhu cầu không diễn ra trong một thời gian quá dài. 5
- - Lao động đòi hỏi kỹ năng cao. d. Chiến lược hợp đồng phụ : * Nội dung: thuê gia công ngoài hoặc làm gia công cho bên ngoài. * Ưu điểm : - Linh hoạt cao trong điều hành sản xuất, đpá ứng nhu cầu thị truờng kịp thởi. - Tận dụng được công suất thiết bị,máy móc, diện tích sản xuất, lao động. * Nhược điểm : - Khó kiểm soát chất lượng & thời gian. - Chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận gia công. - Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp xúc với khách hàng, có thể làm mất khách. * Áp dụng : áp dụng cho một số lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ mang tính công nghiệp như sửa chữa, sơn … e. chiến lược sử dụng nhân công tạm thời : * Nội dung: Thuê nhân công tạm thời khi nhu cầu tăng cao * Ưu điểm : - Sử dụng lao động linh hoạt. - Giảm trách nhiệm và chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức. * Nhược điểm : - Gây ra biến động về số lượng lao động. - Làm tăng chi phí đào tạo lao động mới. - Sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp là thấp. - Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. - Lịch trình làm việc có thể bị ảnh hưởng . * Áp dụng: - Công việc không đòi hởi trình độ chuyên môn cao. - Lĩnh vực dịch vụ. f. Chiến lược tác động đến cầu : 6
- * Nội dung : Tăng cầu nhờ quảng cáo, khuyến thị, tăng việc bán hàng cho nhân viên( tăng số nhân viên, hình thức bán) hoặc giảm giá. * Ưu điểm: - Tận dụng được ăng lực sản xuất dư thừa. - Tăng khả năng cạnh tranh. - Có thể tạo ra tập khách hàng mới. * Nhược điểm : - Nhu cầu không chính xác, khó dự báo. - Nếu thực hiện chiến lược này thường xuyên sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp. * Áp dụng: - Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ đặt chỗ trước. - Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. - Doanh nghiệp uy tín, thương hiệu mạnh, ít áp dụng. g. Chiến lược thực hiện đơn hàng chịu : * Nội dung: ký kết đơn hàng nhưng không giao ngay khi nhận được khách hàng cho phép vào thời điểm cầu cao. * Ưu điểm : - Ổn định mức sản xuất và thu nhập - Tránh phải thuê gia công, lao động ngoài, hay trả công lao động ngoài giờ. * Nhược điểm : - Dễ mất khách do không được đáp ứng nhanh. - Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh. - Nếu thực hiện chiến lược nhiều lần sẽ làm mất uy tín doanh nghiệp. * Áp dụng : - Chỉ áp dụng trong những khoảng thời gian hợp lý ( thực sự cao điểm). - Sản phẩm , dịch vụ mang tính độc quyền, khó bắt chước, chất lượng cao. h. Chiến lược tổ chức sản phẩm hỗn hợp theo mùa vụ : 7
- * Nội dung : Kết hợp sản xuất các loại sản phẩm theo mùa vụ khác nhau, bổ sung cho nhau. * Ưu điểm : - Tận dụng được các nguồn lực. - Ổn định đội ngũ lao động. - Ổn định thị trường khách.. - Tránh được tính mùa vụ. * Nhược điểm : - Có thể gặp khó khăn về những vấn đề chuyên môn - Khó khăn trong điều độ sản suất, chiến lược sản xuất và phát triển thị trường. - Khó tìm được những sản phẩm đối nghịch hoàn toàn. - Độ rủi ro cao. * Áp dụng: cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, dịch vụ mang tính mùa vụ cao. i. Chiến lược hỗn hợp : - Kết hợp hai hay nhiều chiến lược đơng thuần trên. - Tận dụng các ưu điểm và giảm bớt ảnh hưởng của các hạn chế. - Phù hợp với điều kiện sản xuất và sản phẩm của từng doanh nghiệp. 8
- B. Liên hệ thực tế I. Giới thiệu về công ty Công ty cổ phần Thiên Lý Hưng yên Công ty cổ phần Thiên lý Hưng Yên là một công ty cổ phần thành lập ngày 10/10/2008 nhà máy đặt tại Km 3, đường 39 mới, Xã Tân Lập, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Chuyên sản xuất và kinh doanh nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi. Kinh doanh, chế biến nông sản. Vốn điều lệ của công ty là 15,000,000,000đ. Đây là nhà máy Thức ăn chăn nuôi công suất 300.000tấn/ năm. Sự ra đời và phát triển của Công ty cổ phần Thiên lý Hưng yên ngày nay là kết quả của việc phấn đấu, làm việc, nghiên cứu, tìm tòi không mệt mỏi của Ban lãnh đạo và tập thể Công nhân trong Công ty. Đặc biệt là của cá nhân ông Bùi Thành Mạnh - chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc. Được sinh ra từ quê hương miền núi Lục ngạn - Bắc giang, đã đi lên từ một kỹ sư khoa hóa trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông là người đặt những viên gạch đầu tiên để xây nên một Công ty Thiên Lý phát triển và vững mạnh hiện nay. Nước ta là một nước nông nghiệp vì vậy phát triển nông nghiệp là phát huy lợi thế vốn có của mình. Nông nghiệp ngày một phát triển quy mô chăn nuôi tăng, bà con nông dân ngày càng sử dụng nhiều thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn. Đây là cơ hội lớn cho công ty trên tiến trình phát triển của mình. Vì chi phí cho chăn nuôi chiếm tới 75% chi phí chăn nuôi. Với dây chuyền sản xuất hiện đại của Hà Lan và đội ngũ điều hành là các chuyên gia chuyên ngành Thức ăn chăn nuôi được đào tạo bài bản, được các trường có uy tín 9
- trong và ngoài nước cấp bằng Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ… cùng với việc sử dụng ngay lao động sẵn có của địa phương tạo cho doanh nghiệp một nền móng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên bước vào con đường kinh doanh công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Đây là ngành có nhiều cạnh tranh. Cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi nước ngoài và các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn khác. Cộng với việc dịch bệnh hoành hành, tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, lở mồn long móng ở gia súc… gây ảnh hưởng mạnh tới chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Phần lớn nguyên liệu thô phải nhập khẩu25% khối lượng tương đương 45% giá trị nên với sự biến động khó kiểm soát của thị trường thế giới doanh nghiệp khó kiểm soát được giá bán ổn định Với hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước và được các Chủ trang trại chăn nuôi và đông đảo người dân tin dùng.Sản phẩm thức ăn chăn nuôi mang thương hiệu THIÊN LÝ HƯNG YÊN đã thực sự góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng như ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt nam. 10
- II. Dự kiến bố trí mặt bằng sản xuất tại công ty CP Thiên Lý Hưng yên 1. Bố trí mặt bằng sản xuất tại công ty CP Thiên Lý Hưng yên Sơ đồ 11
- 1: kho chứa nguyên vật liệu 2: sấy 3 nghiền 4: trộn, 5: ép viên 6: làm lạnh 7: kiểm tra 8: đóng gói 9: lưu kho 2. Phân tích bố trí sản xuất của doanh nghiệp Toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp bố trí theo sản phẩm và được thực hiện qua bốn dây truyền sản xuất tự động hoàn toàn đặt song song thực hiện từ đầu tới cuối Kho: chứa tất cả nguyên vật liệu thô bao gồm: ngô,sắn, bột mì, bột cá, phụ gia… Nguyên liệu chứa ở các bao được vận chuyển tới thùng lớn ở đầu mỗi dây truyền sản xuất. Các gầu múc tự động của các máy sẽ múc nguyên liệu lên máy và thực hiện công đoạn tiếp theo. Tiếp theo là: sấy nghiền trộn làm lạnh ép viên đóng gói Tất cả các công đoạn trên đều được thực hiện tự động hoàn toàn trên máy. Nối tiếp các công đoạn nguyên liệu được chuyển tới công đoạn tiếp theo bằng các đường ống và gầu múc. Khi xong quá trình làm lạnh, mẫu sản phẩm sẽ được bộ phận KCF kiểm tra. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu công đoạn đóng gói được tiến hành. Cân sẽ tự động đóng đủ khối lược yêu cầu và chuyển xuống để công nhân may miệng bao. Sau khi may xong sản phẩm sẽ được vận chuyển ra khu chứa hàng chờ suất ở cuối mỗi dây truyền. Nếu kiểm tra sản phẩm không đạt yêu cầu thì sản phẩm được chuyển lại công đoạn trước tùy theo kết quả kiểm tra. Tuy nhiên việc giám sát luôn được thực hiện bởi các kĩ thuật viên ở tất cả các công đoạn nên sản phẩm hỏng là rất khó xảy ra. 3. Đánh giá cách bố trí của doanh nghiệp Doanh nghiệp bố trí sản xuất theo sản phẩm. Vì đặc tính sản phẩm có khối lượng lớn so với giá trị. Nhưng công ty được bố trí máy móc hiện đ ại con người ch ỉ tham gia điều khiển kiểm tra, đóng gói và bốc dỡ nguyên liệu ở kho ra và s ản phẩm hoàn thành ra chỗ lưu. Nhiệt độ, áp suất trong quá trình sản xuất cao nên việc bố trí máy móc cố định theo sản phẩm là hợp lý. Với cách bố trí mặt bằng sản xuất như trên sẽ giúp cho quá trình sản xuất sản phẩm cám chăn nuôi của công ty được phối hợp một cách nhịp nhàng, thông suốt, chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá cao. Chi phí năng lượng riêng thấp, tỷ lệ thu hồi sản phẩm cao, giảm chi phí vận hành.. Giảm sự ô nhiễm môi trường từ việc hạn chế bụi và mùi từ thức ăn chăn nuôi ra ngoài môi trường 12
- Hiệu quả còn thể hiện ở chi phí vận hành: vận hành đơn giản và an toàn do nhiều công đoạn được triển khai tự động, hạn chế sự cố hết hoặc thừa nguyên liệu. Tuy nhiên do quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ và sản phẩm sau khi sản xuất xong chủ yếu chất luôn tại cuối dây truyền chờ suất luôn. Do vậy việc làm của công ty phụ thuộc vào các đơn đặt hàng có đơn đặt hàng thì sản xuất còn không có đơn thì sản xuất cầm chừng. như vậy khó mà phát huy được hết năng lực sản xuất của doanh nghiệp. III. Hoạch định tổng hợp của doanh nghiệp 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ Số ....0056../HĐMB... Hôm nay, ngày ..22.tháng 12...năm2010 tại công ty cổ phần Thiên Lý Hưng Yên Chúng tôi gồm có: BÊN BÁN (gọi là Bên A): • Tên Doanh nghiệp: công ty cổ phần Thiên Lý Hưng Yên • Địa chỉ trụ sở chính:. Km 3, đường 39 mới, Xã Tân Lập, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên • Điện thoại: (84)0321.970445 Telex: (0321).3970445. Fax: (0321).3970445. • Tài khoản số: 125478 mở tại ngân hàng: vietcombank • • Mã số thuế Doanh nghiệp: 0900232892 • Đại diện: Trần Văn Lâm Chức vụ: Trưởng phòng sản xuất (Giấy uỷ quyền số .0052 ngày 20 tháng 12.năm 2010 do ông Bùi Thành Mạnh - • chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc đã ký 13
- BÊN MUA (gọi là Bên B): • Tên Doanh nghiệp Công Ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Hoa Kỳ • Địa chỉ trụ sở chính:. Quán Gỏi, H. Bình Giang, Hải Dương. • Điện thoại:. (84) 0320 - 3777514 • Telex (0320) 3777514 • Fax: (0320) 3777514... • Tài khoản số1122348 mở tại ngân hàng Vietcombank • Mã số thuế Doanh nghiệp .0789241200 • Đại diện:Nguyễn Thanh Trúc Chức vụ:phó phòng kinh doanh (Giấy uỷ quyền số:01244 ngày.11tháng 12.năm 2010 do Ông Koh Boon Hotk • CEO của công ty đã ký). Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Nội dung công việc giao dịch 1. Bên A bán cho Bên B số hàng hoá sau đây: Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Cám lợn sữa Tấn 20 000 000đ 360 000triệu đ 1 18000 Cám lợn thịt Tấn 18 500 000đ 2 002 625triệu đ 2 108250 Cộng:.......360 000.+2 002 625= 2 362 625..(triệu đ Tổng giá trị:(bằng chữ).hai nghìn ba trăm sáu mươi hai tỉ sáu trăm hai năm triệu đồng. Điều 2: Giá cả Đơn giá mặt hàng trên là giá .20triệu VND/tấn Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hoá 1. Chất lượng mặt hàng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu 1. Bao bì làm bằngPP ghép màng BOPP 2. Quy cách bao bì.......... cỡ.trung bình..................... kích thước 46*90 3. Cách đóng gói sản phẩm đựng trong bao may kín Trọng lượng cả bì:.....25,1kg.. ........................................................................... Trọng lượng tịnh:......25kg... .......................................................................... Điều 5: Phương thức giao nhận 1. Bên A giao hàng cho Bên B theo lịch sau: .1 lần/ tuần sản lượng là 4200 tấn 2. Địa điểm giao hàng Công Ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Hoa Kỳ Quán Gỏi, H. Bình Giang, Hải Dương. 3. Phương tiện vận chuyển: .xe tải, Container 14
- 4. Chi phí bốc xếp (ghi rõ bên nào chịu):. Bên B. 5. Quy định lịch giao nhận hàng hoá mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là 160000..đồng/ngày/tấn. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện. 6. Khi nhận hoàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hoá tại chỗ. Nếu phát hiện hàng hoá thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v...thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành) Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong thời hạn 15.ngày tính từ ngày lập biên bản. Sau .15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó. 8. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận hàng phải xuất trình: - Giấy giới thiệu của Cơ quan bên mua; - Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán; - Giấy chứng minh nhân dân; Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá 1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ....cho bên mua trong thời gian là 6 tháng. 2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hoá một giấy hướng dẫn sử dụng(nếu có yêu cầu). Điều 7: Phương thức thanh toán 1. Bên B thanh toán cho Bên A bằng hình thức .chuyển khoản qua ngân hàng.Vietcombank trong thời hạn một tháng kể từ ngày B nhận được hàng Trong phần thanh toán các bên nên thoả thuận về hình thức thanh toán (bằng tiền mặt hay chuyển khoản qua ngân hàng); về lịch thanh toán nên định rõ thời gian cụ thề, tránh ghi chung chung. Điều 8: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng 1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thoả thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt ..9.% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12%). 2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v...mức phạt cụ thể do hai bên thoả thuận dựa trên khung phạt Nhà nuớc đã quy định trong những văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. 15
- Điều 9: Giải quyết tranh chấp hợp đồng 1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó) 2. Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tại Toà án nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu giải quyết. 3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và án phí Toà án do bên có lỗi chịu. Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 22/12/2010 đến ngày 31/12/2011..................... Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý Hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá .....15 ngày. Bên ...A có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm họp thanh lý Hợp đồng. Hợp đồng này được làm thành .2.bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ..1.bản. Đại diện Bên A Đại diện Bên B Trưởng phòng sản xuất Phó phòng kinh doanh Trần Văn Lâm Nguyễn Thanh Trúc 2. Chiến lược mà Công ty cổ phần Thiên Lý Hưng yên lựa chọn : Công ty đã đưa ra 3 chiến lược để phân tích là chiến lược thay đổi mức tồn kho, chiến lược điều chỉnh số lượng lao động theo mức cầu (thuê thêm hoặc sa thải), chiến lược thay đổi cường độ lao động của nhân viên, Dưới đây là sự phân tích và tính toán từng chiến lược cụ thể. * Bảng dự báo sp: Đơn vị: tấn sản phẩm Cầu mong đợi Số ngày sản xuất Cầu từng ngày Tháng hàng tháng 1 18700 26 719 2 16470 24 686 3 18930 27 701 4 19050 26 733 5 18500 26 712 6 18400 26 707 16
- Tổng 110050 155 Chi phí thực hiện dự trữ : 120 nghìn đồng/ tấn Mức trả lương trung bình: 100 nghìn đồng/ngày Số giờ sản xuất 1 đơn vị: 4 giờ/ tấn/1 người Mức trả lương ngoài giờ: 130 nghìn đồng/ngày hay 16,25 nghìn/ giờ Chi phí thuê mướn, huấn luyện: 150 nghìn/đơn vị Chi phí sa thải: 200 nghìn/ 1 đơn vị Làm việc 6 ngày /tuần , 310 ngày /năm a. Chiến lược thay đổi mức tồn kho : Sản xuất với sản lượng cố định theo mức TB= = 710( tấn) Ta có bảng sau: Đơn vị : tấn sản phẩm Mức sản xuất Dự đoán nhu Dự trữ thay đổi Dự trữ cuối Tháng cầu hàng tháng hàng tháng cùng 1 19000 18700 300 300 2 16050 16470 -420 -120 3 19400 18930 +470 +350 4 19000 19050 -50 +300 5 18400 18500 -100 +200 6 18200 18400 -200 0 Tổng 110050 1030 Tổng số đơn vị dự trữ qua các tháng là: 1030 (đơn vị) Tổng số công nhân để sản xuất 710 đơn vị sản phẩm 1 ngày là: ( 710x 4 ) : 8 = 355 (người) 17
- Chi phí ước tính cho chiến lược này là: Chi phí Tính toán Thực hiện dự trữ 1030 x 120 = 123 600 ( nghìn đồng) Chi phí lao động 355*100*155=5 502 500 ( nghìn đồng) Tổng chi phí 123 600+5 502 500=5 626 100(nghìn đồng) b. Chiến lược điều chỉnh số lượng lao động theo mức cầu ( thuê thêm hoặc sa thải): Hiện tại, công ty đang có 355 lao động Số Lượng sản Lượng sản Số công Số công Số công Tháng Nhu cầu xuất ngày xuất tháng nhân cần ngày nhân nhân cho (tấn) sản của 1 công của 1 công cần thuê thôi việc có xuất nhân (tấn) nhân (tấn) 1 18700 26 2 52 360 5 - 2 16470 24 2 48 343 - 12 3 18930 27 2 54 351 - 4 4 19050 26 2 52 366 11 - 5 18500 26 2 52 356 - 1 6 18400 26 2 52 354 1 - Tổng 110050 155 17 17 - Lượng sản xuất ngày của 1 công nhân = lượng sản xuất 1 ngày/ tổng số công 710 : 355= 2 (tấn/người) nhân : Chi phí Tính toán Chi phí trả 100*(360*26+343*24+351*27+366*26+356*26+354*26)= lương 5 504 500 ( nghìn đồng) 18
- 17 x 150 = 2550 (nghìn đồng) Thuê thêm công nhân 17 x 200 = 3400(nghìn đồng) Cho công nhân thôi việc Tổng chi phí 5 504 500 + 2 550+3 400 = 5 510 450 (nghìn đồng) c. Chiến lược thay đổi cường độ lao động của nhân viên bằng cách huy động làm thêm giờ : Ta có thể duy trì lực lượng lao động ổn định trong kỳ kế hoạch tương ứng với mức nhu cầu thấp nhất, tức là phù hợp với nhu cầu trong tháng 2 (nhu cầu bình quân là 686 tấn 1 ngày). Những ngày có nhu cầu cao hơn công ty sẽ huy động làm thêm giờ và tiền trả cho công nhân sẽ cao hơn cho các ngày làm thêm đó. Như vậy nhu cầu lao đông ổn định là: Nhu cầu lao động ổn định là : 686 : 2 = 343( người) Vì hiện tại công ty có 355 người, để thực hiện chiến lược này công ty phải cho thôi việc 12 người. Với số lao động ổn định là 343 người, năng lực sản xuất hiện tại của doanh nghiệp là: 343*2=686 (tấn) Ta có bảng cân đối năng lực như sau: Nhu cầu Số ngày sản Lượng sản Khả năng Huy động Tháng (tấn) xuất xuất (tấn) sản xuất làm thêm giờ 1 18700 26 686 17836 -136 2 16470 24 686 16464 6 3 18930 27 686 18522 +408 4 19050 26 686 17836 +1214 5 18500 26 686 17836 +664 19
- 6 18400 26 686 17836 +564 Tổng 110050 155 2720 Chi phí Tính toán Chi phí trả lương 343 * 100 * 155 = 5 316 500 (nghìn đồng) Chi phí làm thêm giờ: 2720 * 4 *16,25 = 176 800 (nghìn đồng) Cho công nhân thôi việc 17 x 200 = 3400(nghìn đồng) Tổng chi phí 5 316 500+3400+176 800=5 496 700 (nghìn đồng) * Theo tính toán 3 chiến lược ta có kết quả sau : Chiến lược Chi phí (nghìn đồng) Thay đổi mức tồn kho 5 626 100 Điều chỉnh số lượng lao động theo mức cầu 5 510 450 Thay đổi cường độ lao động 5 496 700 Chiến lược doanh nghiệp lựa chọn và đang áp dụng là chiến lược thay đ ổi cường độ lao động. Chiến lược này có chi phí thấp nhất dựa trên sự tính toán chi tiết các yếu tố sản lượng, nhân công, nhu cầu thị trường … 2. Đánh giá của nhóm về chiến lược mà Công ty cổ phần Thiên Lý Hưng yên lựa chọn : 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng QUẢN TRỊ SẢN XUẤT - Chương 1
18 p | 1037 | 377
-
Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Phần 1 – PGS.TS. Trương Đoàn Thể (chủ biên) (ĐH Kinh tế Quốc dân)
63 p | 1893 | 353
-
Bài giảng Quản trị sản xuất: Phần 1 - GV. Lê Thị Nguyên Tâm
44 p | 367 | 112
-
Bài giảng Quản trị sản xuất: Phần 2 - GV. Lê Thị Nguyên Tâm
29 p | 246 | 86
-
Bài giảng Quản trị sản xuất (8 chương)
132 p | 258 | 80
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 1 - GV. Trương Thị Hương Xuân
17 p | 268 | 66
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 1 - TS. Trương Minh Đức
13 p | 195 | 38
-
Tập bài giảng Quản trị sản xuất tác nghiệp
202 p | 83 | 33
-
Bài giảng học phần: Quản trị sản xuất
181 p | 114 | 30
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 1- Giới thiệu chung về Quản trị sản xuất và tác nghiệp
18 p | 167 | 27
-
Bài giảng Quản trị sản xuất - Chương 1: Chức năng sản xuất
25 p | 269 | 27
-
Giáo trình Quản trị sản xuất - ĐH Lâm Nghiệp
225 p | 77 | 25
-
Bài giảng Quản trị sản xuất & tác nghiệp: Chương 1 - Những vấn đề chung về quản trị sản xuất & dịch vụ
39 p | 147 | 22
-
Bài giảng Quản trị sản xuất: Chương 1 - Đại học Thương mại
18 p | 126 | 22
-
Bài giảng Quản trị sản xuất - Chương 1: Những vấn đề chung về quản trị SX và DV
12 p | 144 | 16
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và dịch vụ: Chương 1 - ThS. Tạ Thị Bích Thủy
15 p | 134 | 15
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 1 - ThS. Vũ Lệ Hằng
6 p | 90 | 14
-
Bài giảng Quản trị sản xuất: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
90 p | 22 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn