intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quảng trường và các tác phẩm điêu khắc

Chia sẻ: Ben Ben | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Quảng trường gắn liền với cơ cấu đô thị thì các tác phẩm điêu khắc lại gắn liền với quảng trường. Các công trình kiến trúc và không gian xung quanh tạo thành quảng trường. Nhưng tác phẩm điêu khắc mới chính là linh hồn của quảng trường”

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quảng trường và các tác phẩm điêu khắc

  1. Quảng trường và các tác phẩm điêu khắc “Quảng trường gắn liền với cơ cấu đô thị thì các tác phẩm điêu khắc lại gắn liền với quảng trường. Các công trình kiến trúc và không gian xung quanh tạo thành quảng trường. Nhưng tác phẩm điêu khắc mới chính là linh hồn của quảng trường” Tượng đài kỷ niệm các anh hùng dân tộc tại quảng trường trung tâm Amsterdam Mỗi đô thị trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quảng trường. Về mặt cấu trúc quảng trường là tâm điểm bố cục tổ chức không gian cho một đô thị. Nhưng về cơ bản, quảng trường được hình thành bởi nơi giao nhau của những con đường trong đô thị. Nó có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới đường - hệ
  2. khung xương của một đô thị. Mặt khác, quảng trường là “nơi hội tụ” của những con đường thì cũng là “nơi tỏa ra” của chúng theo ít nhất là ba hướng khác nhau trong không gian đô thị. Bởi vậy, quảng trường có chức năng điều tiết, chuyển tải giao thông đô thị rất rõ. Ở một số nước tiên tiến, quảng trường còn là một tổ hợp đầu mối giao thông quan trọng , nơi giao nhau của các tuyến đường phố chính trên mặt đất và là nơi hội tụ, chuyển tải của hệ thống giao thông mặt đất với giao thông ngầm. Các công trình kiến trúc xây dựng tại quảng trường thường là các công trình hành chính, dịch vụ công cộng như văn hoá, thương mại, ngân hàng, nhà ga... có quy mô lớn, bề thế, hình dáng kiến trúc đẹp, hoành tráng. Việc bố trí các công trình kiến trúc đó tạo nên những không gian kiến trúc tương đối điển hình, những điểm nhấn quan trọng có ấn tượng về mặt thẩm mỹ trong bố cục tổ chức không gian đô thị. Nhóm tượng những người lính trong chiến Tác phẩm điêu khắc bằng đồng trên tranh - Quảng trường Bảo tàng Chiến tranh quảng trường chợ TP Deft - Hà Lan (Hàn Quốc)
  3. Về mặt xã hội, quảng trường là nơi hội tụ để bày tỏ tình cảm (chung, riêng) và nguyện vọng của người dân đối với thành phố, quê hương, đất nước. Các cuộc míttinh, kỷ niệm lớn có ý nghĩa văn hóa, chính trị... thường được tổ chức tại quảng trường. Hoặc chí ít cũng là nơi cộng đồng dân cư đô thị đi lại, gặp gỡ, giao lưu thường nhật . Quảng trường chính là một không gian công cộng (public space) hết sức quan trọng của đô thị. Mỗi quảng trường đều có những tính chất khác nhau bởi tính năng và ảnh hưởng của các công trình kiến trúc xung quanh. Đó là các quảng trường hành chính - chính trị, văn hóa - lịch sử, tôn giáo, thương mại - du lịch, giao lưu, tổng hợp, tổ hợp đầu mối giao thông ... Quảng trường gắn liền với cơ cấu đô thị thì các tác phẩm điêu khắc lại gắn liền với quảng trường. Các công trình kiến trúc và không gian xung quanh tạo thành quảng trường. Nhưng tác phẩm điêu khắc mới chính là linh hồn của quảng trường. Hầu như không có một quảng trường nào mà không có tác phẩm điêu khắc. Đó có thể là tượng đài kỷ niệm một nhân vật lịch sử, một chính trị gia nổi tiếng có công xây dựng một chế độ, một nhân vật tiếng tăm trong nền văn minh nhân loại, có thể l à những biểu tượng của thành phố, có thể là một tác phẩm điêu khắc thuần tuý mang giá trị nghệ thuật ... Tác phẩm điêu khắc làm nên sự sinh động và ý nghĩa cho quảng trường, là tâm điểm của quảng trường. Các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Âu , việc tổ chức quảng trường và tác phẩm điêu khắc có vai trò quan trọng, Nhiều quảng trường cùng những tác phẩm điêu khắc đã trở thành biểu tượng của thành phố.
  4. Tượng đài Nguyên soái Zukop Tp Matxcova - CHLB Nga Có thể kể đến một số quảng trường nổi tiếng trên thế giới:quảng trường Đỏ tại Matxcơva ( Nga) , quảng trường Charles de Gaulle (Paris) hoàn tất năm 1836 là nơi hội tụ của 12 đại lộ lớn có bán kính lớn với Khải Hoàn môn hùng vĩ và bề thế - xung quanh là các công trình kiến trúc có mặt tiền uốn tròn kết hợp với các dải cây xanh. Quảng trường Cộng Hoà ( Paris) được xây dựng vào năm 1854. Đây là quảng trường hình chữ nhật rộng lớn. Giữa quảng trường là đài kỷ niệm có bức tượng Republic đặt trên một bệ được trang trí bức phù điêu bằng đồng. Quảng trường Des Rosges(Paris) có chiều dài mỗi chiều 107m, khép kín bởi 36 ngôi nhà cổ, giữa quảng trường là bức tượng vua Louis XIII cưỡi ngựa ở thủ đô Rome ,Ý:
  5. mỗi quảng trường là một quần thể kiến trúc và mỹ thuật khác nhau. Hầu hết quảng trường đều có tượng đài, vòi phun nước, đường sá rộng rãi, các kiến trúc xung quanh hài hoà . Tác phẩm điêu khắc trước quảng trường thư viện ngoại ô Copenhagen - Đan Mạch
  6. Hà Nội của chúng ta cũng có nhiều quảng trường nhưng không lớn. Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra các lễ hội và các buổi mít tinh quan trọng của đất nước, là không gian lưu giữ các giá trị lịch sử của nước Việt Nam độc lập . Đây là quảng trường lớn nhất. Các quảng trường còn lại đều nhỏ. Quảng trường 1-5 là quảng trường giao thông gắn liền với mặt tiền của Cung văn hoá Hữu Nghị hay quảng trường Cách mạng Tháng Tám là quảng trường văn hoá, lịch sử của thủ đô, nơi đã diễn ra không khí hào hùng của dân tộc và nhân dân Hà Nội trong những ngày tháng tám lịch sử. Ngoài các quảng trường trên, Hà Nội có một số quảng trường giao thông khác như quảng trường Cửa Nam, ga Hà Nội, ngã 5 Bà Triệu, Ô Chợ Dừa... nhưng hầu hết có quy mô nhỏ dưới 1ha. Có một nét chung dễ nhận thấy là quảng trường của Hà Nội thiếu hẳn những tượng đài và những tác phẩm điêu khắc có giá trị. Những quảng trường hình thành bởi các đầu mối giao thông như quảng trường 1-5 thì không có bất cứ một tác phẩm điêu khắc nào.Các tác phẩm điêu khắc tại quảng trường của Hà Nội hầu hết là tượng đài. Và công bằng mà nhận xét, những tượng đài này chưa đáp ứng được giá trị thẩm mỹ mà nó cần phải có. Các tượng đài của các anh hùng dân tộc, các danh nhân như tượng vua Lý Thái Tổ ở bờ hồ, tượng Quang Trung ở quảng trường công viên Gò Đống Đa , tượng Lênin... đều mới chỉ có giá trị tưởng niệm. Còn giá trị nghệ thuật thì thật sự chưa lớn. Chúng thường đơn điệu và kém sinh động . Quảng trường chính là hệ thống định vị cho đô thị. Là linh hồn của đô thị. Còn các tác phẩm điêu khắc lại là linh hồn của quảng trường và nhiều khi trở thành chính biểu tượng riêng của thành phố. Việc xây dựng những quảng trường và các tác phẩm điêu khắc xứng đáng với thành phố luôn là trách nhiệm lớn của chúng ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2