intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên, thực trạng và định hướng hoàn thiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu về những quy định của pháp luật về người chưa thành niên trong tố tụng hình sự và thực trạng phạm tội của người chưa thành niên hiện nay từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hướng tới mục đích hạn chế tình trạng tội phạm là người chưa thành niên ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên, thực trạng và định hướng hoàn thiện

  1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN REGULATIONS OF VIETNAM CRIMINAL PROCEDURE LAW FOR JUVENILES, CURRENT SITUATION AND ORIENTATION FOR COMPLETION Nguyễn Vân Anh Nguyễn Thị Trang Hồ Ngọc Anh Thư Tóm tắt: Trong thời kì đổi mới hiện nay, việc xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật được bảo vệ và thực hiện một cách nghiêm minh. Bảo vệ pháp luật là bảo vệ những giá trị công bằng, bình đẳng và dân chủ của xã hội. Trẻ em được coi là mầm non cho sự phát triển của đất nước mai sau. Việc bồi dưỡng thế hệ trẻ là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đáng buồn là trong đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay, tình hình người chưa thành niên phạm tội chưa có dấu hiệu giảm, có lĩnh vực tội phạm do người chưa thành niên thực hiện có chiều hướng gia tăng, trong khi đó pháp luật Việt Nam đã có những quy định răn đe khá hà khắc đối với người chưa thành niên phạm tội. Bài viết nghiên cứu về những quy định của pháp luật về người chưa thành niên trong tố tụng hình sự và thực trạng phạm tội của người chưa thành niên hiện nay từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hướng tới mục đích hạn chế tình trạng tội phạm là người chưa thành niên ở nước ta. Từ khóa: Tố tụng hình sự, người chưa thành niên, thực trạng, quy định pháp luật. Abstract: In the current period of innovation, building the State of the Socialist Republic of Vietnam in the direction of a socialist rule of law state is the central task of our Party and State. A state ruled by law is a state organized and operating according to the Constitution and laws, managing society by the Constitution and laws. In a State ruled by law, the law is protected and strictly enforced. Protecting the law is protecting the values of justice, equality and democracy of society. Children are considered preschoolers for the future development of the country. Nurturing the young generation is a very important and necessary job. The sad thing is that in the current industrialization and modernization of the country, the situation of juveniles committing crimes has not shown signs of decreasing. There are areas of crime committed by juveniles that are on  Sinh viên lớp Luật K44B Trường Đại học Luật, Đại học Huế - Email: vobaoboi02@gmail.com  Sinh viên lớp Luật K44D Trường Đại học Luật, Đại học Huế - Email: nguyentrang74350hhhttt@gmail.com  Sinh viên lớp Luật K44B Trường Đại học Luật, Đại học Huế - Email: thu20a5010278@hul.edu.vn 157
  2. the rise. Meanwhile, Vietnamese law has quite harsh deterrent regulations for juvenile offenders. This article studies the provisions of law on juveniles in criminal proceedings and the current situation of juvenile crimes, thereby proposing a complete solution aimed at limiting crime. The offender is a minor in our country. Keywords: Criminal Procedure, Minors, urrent situation, legal regulations. 1. Đặt vấn đề Khi đất nước chuyển minh sang nền kinh tế thị trường, bước đầu gia nhập vào xu thế toàn cầu hóa quốc tế thì cũng chính là lúc xã hội được đánh dấu một bước phát triển mới, kéo theo đó là đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người ngày càng một nâng cao. Song đây cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm liên tục hoành hành gây ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh, an toàn xã hội, đồng thời chúng còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ucar nền kinh tế, môi trường đầu tư và du lịch của đất nước. Nhiều vụ án có quy mô, số lượng với những thủ đoạn tinh vi, có mục đích có kế hoạch mà không cò đơn thuần là những hành vi bồng bột. Đáng chú ý, trong các vụ án phạm tội này đa số các đối tượng chủ yếu là người chưa thành niên và ngày càng có dấu hiệu gia tăng về số lượng đã gây những hậu quả nghiêm trọng trong xã hội. Trong phạm vi bài biết này, nhóm tác giả đánh giá thực trạng đối tượng phạm tội là người chưa thành niên và những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về người phạm tội chưa thành niên nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, hạn chế được tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm là người chưa thành niên nói riêng. 2. Quy định của pháp luật về người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự 2.1. Khái niệm người chưa thành niên, người phạm tội chưa thành niên Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Như vậy, tất cả những người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, nhưng vẫn có quyền tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật dân sự, hình sự, hành chính, lao động...với các vai trò chủ thể khác nhau. Dưới 18 tuổi là độ tuổi mà người chưa thành niên dần tiếp cận và chuyển tiếp lên độ tuổi người lớn. Ở độ tuổi này, người chưa thành niên vẫn chưa phát triển và hoàn thiện về cả thể lực, trí lực lẫn tinh thần, độ tuổi này thường rất nhạy cảm, tâm lý dễ bị tác động dẫn đến suy nghĩ và hành động một cách hiếu thắng, không có chừng mực và dễ bị dụ dỗ, lôi kéo thực hiện những hành vi trái pháp luật. Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm 158
  3. tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Luật hình sự Việt Nam quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, đồng thời quy định hai mức tuổi khác nhau để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy, chỉ những người từ đủ 14 tuổi trở lên khi vi phạm pháp luật hình sự với những quy định đã nêu trên đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sẽ phải tiến hành tố tụng theo trình tự, thủ tục trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. 2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục và người tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên Thứ nhất, thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là thủ tục đặc biệt được quy định tại BLTTHS, áp dụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi được thực hiện dựa trên nguyên tắc thân thiện, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi trong việc hướng đến giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác và đúng đắn. Thực tế theo nghiên cứu cho thấy, ở độ tuổi dưới 18, các đối tượng bị buộc tội này vẫn chưa phát triển và hoàn thiện toàn diện về thể chất lẫn nhận thức, độ tuổi này thường rất nhạy cảm, tâm lý dễ bị tác động dẫn đến suy nghĩ và hành động một cách hiếu thắng, không có chừng mực nên Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn có những chính sách tích cực, chủ yếu hướng đến việc giáo dục và dẫn dắt, tạo điều kiện cho người chưa thành niên có được những cơ sửa sai, trở thành những công dân có ích cho đất nước, cho xã hội. Đồng thười, trong thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên còn bao gồm người bị hại và người làm chứng, do đó hai đối tượng này vẫn có quyền tham gia gia tố tụng. Và được đảm bảo về quyền và lợi ích tốt nhất khi tham gia tố tụng. Ngoài ra, vì đây là những chủ thể đặc biệt, được tiến hành theo thủ tục tố tụng đặc biệt nên BLTTHS năm 2015 đã dành một chương quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi tại Chương XXVIII với 18 điều, từ Điều 413 đến Điều 430 trong đó bao gồm: Nguyên tắc tiến hành tố tụng; Người tiến hành tố tụng; Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi; Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi; Giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi; Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; Việc tham gia tố tụng của người đại diện nhà trường, tổ chức; Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can, đối chất; Bào 159
  4. chữa, xét xử người dưới 18 tuổi; Xóa án tích; Thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Theo quy định của BLTHS năm 2015, trong quá trình tham gia tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tiến hành tố tụng sau: Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi; bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt; tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi; bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.1 Với 07 nguyên tắc tiến hành tố tụng được quy định cụ thể này, khi tiến hành tố tụng quyền lợi của những người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi sẽ ngày càng được bảo đảm, thể hiện sự tôn trọng và tuân theo các chuẩn mực quốc tế, thể hiện được sự quan tâm, những chính sách, đường lối đúng đắn và nhân đạo của Nhà nước ta trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dưới 18 tuổi. Đồng thời, những nguyên tắc này thể hiện ý chí bắt buộc phải thực hiện của nhà nước đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong những vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi; bảo đảm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc; nghiêm cấm những hành vi sai trái, thực hiện không đầy đủ các nguyên tắc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Thứ hai, quy định về người tiến hàn tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi, tại Điều 415 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”. Đây là một quy định mới được BLTTHS năm 2015 đặt ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi, đồng thời việc yêu cầu có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối vưới người dưới 18 tuổi sẽ phần nào hiểu rõ hơn tâm lý của các đối tượng, nhất là đối với người phạm tội dưới 18 tuổi để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp và hướng đến giáo dục một cách tốt hơn. 1 Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 160
  5. Ngoài ra, BLTTHS cũng quy định về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia phải có 01 Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý người dưới 18 tuổi. Phòng xử án cần được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi. 3. Thực trạng phạm tội của người chưa thành niên hiện nay tại Việt Nam. Tình hiện tội phạm nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, chúng tăng cả về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể phạm tội cũng ngày càng đa dạng hơn. Trong đó, chủ thể phạm tội là người chưa thành niên là lượng chủ thể có xu hướng tăng cao, nhóm đối tượng này thực hiện nhiều hành vi phạm tội với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, côn đồ, man rợ và có kế hoạch gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Thực tế, theo báo cáo thống kê của cơ quan điều tra cho thấy tuổi đời của những đối tượng phạm tội ngày càng giảm, hay nói cách khác là nhóm người trẻ tuổi trở thành tội phạm ngày càng nhiều, có xu hướng trẻ hóa, trong đó không chỉ có những tội phạm về trật tự xã hội mà còn có những tội phạm về kinh tế, ma túy, đặc biệt là tội phạm lừa đảo trên mạng internet, tội phạm công nghệ cao… Đăc biệt, các đối tượng dưới 18 tuổi này thực hiện các hành vi phạm tội ngày càng liều lĩnh hơn và có dấu hiệu vi phạm nhiều lần, có vẻ như chúng không sợ pháp luật, hay nói cách khác chúng lơi dụng những điểm đặc thù mà pháp luật ưu tiên cho người dưới 18 tuổi mà phạm tội không kiêng dè. Về số lượng người dưới 18 tuổi phạm tội, theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết trong 03 năm, từ 2016 đến 2018, toàn quốc đã phát hiện 13.794 vụ với 20.367 đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong các tội danh mà người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể chia ra một số tội danh như sau: giết người là 183 vụ với 293 đối tượng; cướp tài sản là 475 vụ với 830 đối tượng; cưỡng đoạt tài sản là 88 vụ với 111 đối tượng; cố ý gây thương tích là 2.017 vụ với 3.797 đối tượng; trộm cắp tài sản là 5.565 vụ với 7.611 đối tượng; cướp giật tài sản là 505 vụ với 627 đối tượng. Ngoài các tội danh nêu trên, người dưới 18 tuổi còn phạm các tội khác với 4.961 vụ, 10.895 đối tượng.2 Với số lượng vụ án và số người phạm tội như trên, đã phần nào phản ánh rõ thực trạng phạm tội tại nước ta. Đây là con số báo động, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tình hình phát triển kinh tế của cả một đất nước. Ngoài ra, các tội danh mà người dưới 18 tuổi phạm tội cũng nhiều hơn, đa dạng hơn, mà trong đó các tội như giết người, cướp tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích đặc biệt nghiêm trọng là những tội được xếp vào nhóm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng có xu hướng ngày càng cao và là đề tài nóng khiến dư luận xôn xao. 2 Đặng Văn Cường, Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam, “Tội phạm là người chưa thành niên và các giải pháp hạn chế”, https://lsvn.vn/toi-pham-la-nguoi-chua-thanh-nien-va-cac-giai-phap-han-che1664379544.html 161
  6. Về độ tuổi phạm tội, đối với người dưới 18 tuổi Bộ luật hình sự năm 1015 đã chia thành mức tuổi chịu trách nhiệm khác nhau, trong đó người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm và một mức là đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Công an, trong 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018 tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi.3 Có thể thấy tuổi người chưa thành niên phạm tội phần lớn rơi vào nhóm tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, đây có lẽ là giai đoạn mà người chưa thành niên dễ phạm sai lầm nhất, thể lực và trí lực đang còn trong quá trình hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu từ phía bên ngoài. Đối với nhóm người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi tuy phạm tội ít hơn so với nhóm tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, nhưng nó vẫn chiếm tỷ lên lớn trên tổng số, nếu không xử lý và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ gây nguy cơ tiếp tục phạm tội ở các độ tuổi sau. Trong những năm qua, ngành Tòa án đã hết sức chú ý đảm bảo về chất lượng xét xử đối với các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự do người chưa thành niên thực hiện nói riêng, ngoài xét xử tại trụ sở Tòa án, các Tòa án địa phương cũng tăng cường công tác xét xử lưu động các vụ án điểm do người chưa thành niên thực hiện, nhằm tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật, góp phần phòng ngừa tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội. Cụ thể, theo kết quả tài liệu mà nhóm tác giả nghiên cứu được về thụ lý hồ sơ vụ án, từ năm 2016 đến tháng 6/2019, toàn hệ thống tòa án thụ lý 8.129 vụ với 10.923 bị cáo là người dưới 18 tuổi. Trong đó, năm 2016 có tổng số vụ là 2.653 vụ với 3.494 bị cáo; năm 2017 là 2.119 vụ với 2.688 bị cáo; năm 2018 là 2.265 vụ với 3.176 bị cáo và 06 tháng đầu năm 2019 là 1.092 vụ với 1.565 bị cáo. Ngoài ra, theo Báo cáo nghiên cứu pháp luật phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam cho biết: “Trong giai đoạn 2011-2015, gần 71% bị can chưa thành niên bị khởi tố về một trong bốn tội danh sau: trộm cắp tài sản (34%), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (16,8%), cướp tài sản (11,9%), và cướp giật tài sản (8,1%). Ngoài ra còn sáu tội danh khác cũng phổ biến nhưng ở mức độ thấp hơn rất nhiều, bao gồm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (4,8%), giết người (4,6%), vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ (3,2%), đánh bạc (2,6%), hiếp dâm trẻ em (2,6%), hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (1,7%)”.4 3 Đặng Văn Cường, Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam, “Tội phạm là người chưa thành niên và các giải pháp hạn chế” https://lsvn.vn/toi-pham-la-nguoi-chua-thanh-nien-va-cac-giai-phap-han-che1664379544.html 4 Đặng Văn Cường, Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam, “Tội phạm là người chưa thành niên và các giải pháp hạn chế” https://lsvn.vn/toi-pham-la-nguoi-chua-thanh-nien-va-cac-giai-phap-han-che1664379544.html 162
  7. Dựa trên các số liệu được thống kê về người dưới 18 tuổi phạm tội trên đã cho thấy trong thời gian qua, số lượng vụ án, số lượng nghi phạm dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng cao và tính chất nguy hiểm của các vụ án mà người dưới 18 tuổi gây ra ngày càng nghiêm trọng với những tội danh thuộc các nhóm tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đối với các trường hợp phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện sẽ có những hình phạt và mức phạt khác nhau. Tuy được nhà nước thực hiện các chính sách khoan hồng, cho phép làm lại cuộc đời, không áp dụng các hình phạt tù chung thân và tủ hình, nhưng khi căn cứ vào các hành vị phạm tội và mức độ nghiêm trọng khác nhau, Tòa án đã có những phán quyết thích hợp cho tựng loại tội phạm cụ thể đối vớ người chưa thành niên. Cụ thể từ năm 2016 đến năm 2018, tòa án đã áp dụng hình phạt đối với tổng số 8032 bị cáo người chưa thành niên phạm tội như sau: Áp dụng các hình phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 15 năm đối với 232 bị cáo ( chiếm 2.89%); tù có thời hạn từ 15 năm đến 18 năm đối với 42 bị cáo( chiếm 0,52%) đây là các hình phạt ít được áp dụng và chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa mức độ nguy hiểm của các tội phạm này thấp, ngược lại nó phản ánh tính chất của vụ án rất là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, để xử lý các đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi, Tòa án còn áp áp dụng các hình phạt không tước tự do đối với 707 bị cáo( chiếm 8,80%); Án treo đối với 1951 bị cáo( chiếm 24,29%); tù có thời hạn dưới 3 năm đối với 4158 bị cáo( chiếm 51,77%); tù có thời hạn từ 3 năm đến 7 năm đối với 942 bị cáo( chiếm 11,73%). Đây là những biện pháp thường xuyên được áp dụng hơn, nhất là hình phạt tù có thời hạn dưới 3 năm. Hình 1. Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội( giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018)5 5 Bộ Tư pháp, “Báo cáo nghiên cứu pháp luật phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam”. 163
  8. 4. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên 4.1. Những bất cập Qua tình hình thực trạng mà nhóm tác giả phân tích ở trên, thì có thể thấy rằng ngoài những kết quả đạt được thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập còn tồn tại. Cụ thể như sau: Thứ nhất, hiện nay chưa có đội ngũ những người tiến hành tố tụng cả Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán riêng việt được trang bị những kiến thức cần thiết để nắm bắt và hiểu biết về tâm lý học cũng như về khoa học giáo dục khi xét xử đối với người thành niên. Hiện các Thẩm phán khi xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội cũng lag những Thẩm phán xét xử đối với người thành niên, thậm chí trong cùng một phiên tòa có khi vừa xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng đối với người thành niên song lại tiếp tục xét xử đối với người chưa thành niên dẫn đến tình trạng việc xét xử trở nên nghiêm trọng, không mang tính chất giáo dục phù hợp với tâm lý của người chưa thành niên. Vì vậy, bị cáo là người chưa thành niên dễ lâm vào tình trạng sợ hãi, căng thẳng và không khai báo đúng sự thật. Thứ hai, thời gian tranh tụng còn ít, chưa đủ để người bào chưa cũng như bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày tất cả cùng ý kiến, quan điểm và ý chhis của mình. Thời gian bị bó hẹp và còn quá ít. Điều đó gây ảnh hưởng một phần không nhỏ tới quyền lợi của các bên liên quan. Thứ ba, về công tác đấu tranh xử lý tội phạm nói chung. Người chưa thành niên phạm tội nói riêng còn chưa thực sự nghiêm khắc, dẫn đến việc phòng ngừa và tính giáo dục của bản án chưa cao, có nhiều trường hợp sau khi xử lý mà vẫn “ngựa quen đường cũ” không chỉ tái phạm mà còn tái phạm với mức độ nguy hiểm hơn. Có những đối tượng sau khi phạm tội thì tỏ vẻ rất sợ hãi, rất hối hận với hành vi của mình, song bên cạnh đó cũng có những đối tượng sau khi phạm tội thì có tỏ vẻ “chất anh hùng” của mình, tạo ra vẻ bất cần, không có chút sợ hãi, cố tình bỡn cợt. Thực chất đây cũng chỉ là những phản ứng rất bình thường của lứa tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách, đòi hỏi các quy định của pháp luật phải làm sao vừa mang được tính răn đe vừa mang tính giáo dục hiệu quả nhất. Qua nghiên cứu, phân tích những tồn tại nói trên, có thể nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm ở người chưa thành niên có rất nhiều nguyên nhân sau. Một là, Yếu tố gia đình. Gia đình được coi là cái nôi nuôi dưỡng trẻ nhỏ, là nền móng vững chắc nhất trong việc thực hiện vai trò giáo dục hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Nhiều năm qua vấn đề giáo dục con cái trong nhiều gia đình vẫn chưa thực sự được chú trọng. Hiện nay, đa phần các gia đình bố mẹ đều tập trung thời gian để chăm lo cho nhu cầu 164
  9. thiết yếu của cuộc sống. Vì vậy, họ đã lơ là việc giáo dục nhân cách cho con cái mình. Theo điều tra xã hội học thì trong tổng số trẻ chưa thành niên phạm tọi có 27,1% số các trẻ em thiếu sự chăm sóc của gia đình; 15% do bố mẹ không bao giờ kiểm tra con về học tập; 36% do bố mẹ thường hay đánh chửi con cái. Như vậy có thể thấy rõ hoàn cảnh gia đình đã ảnh hưởng rất lón đến lối sống của con trẻ. Hai là, sự tác động của những biểu hiện tiêu cực và tình trạng phạm pháp chung trong xã hội. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và tình trạng phạm pháp nói chung trong xã hội cũng là những yếu tố không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phạm tội của người chưa thành niên. Đó là sản phẩm văn hóa đồi trụy, khêu dục tình dục, bạo lực chém giết vẫn đang được lưu hành và phổ biến dưới nhiều hình thức. Cùng với đó, tệ nạn ma túy, cờ bạc cũng tác động không nhỏ đến người chưa thành niên. Ba là, hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm minh. Hệ thống pháp luật nước ta đang được bổ sung vào hoàn cảnh, song quá trình hoàn thiện pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay còn không ít sơ hở thiếu sót, hệ thống pháp luật hướng trực tiếp vào công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội còn chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật cũng còn nhiều điều cần bàn tới, việc đưa pháp luật vào thực tiễn còn nhiều khó khăn. 4.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội Sau khi phân tích những thực trạng hiện nay về việc áp dụng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và cũng như đưa ra những tồn tại còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Nhóm tác giả xin đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về người chưa thành niên như sau: Một là, tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, thư ký: Thường xuyên quan tâm tới giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các cán bộ Tòa án, xây dựng đội ngũ cán bộ có tác phong tốt, bản lĩnh chính trị vững vang, có đủ năng lực và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai là, cần tăng cường lãnh đạo của Đảng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết án về tội phạm là người chưa thành niên. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tòa án là toàn diện và tuyệt đối, được thể hiện qua việc xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật bằng phương pháp đổi mới hình thức và hoạt động của Tòa án nhân dân, tạo ra khả năng cho Tòa án áp dụng pháp luật trong giải quyết án tội phạm là người chưa thành niên chính xác nhất, chất lượng ngày một tốt hơn. 165
  10. Ba là, tăng cường thủ tục tranh tụng tại phiên tòa. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Mở rộng tranh tụng tại phiên Tòa sẽ giúp cho việc xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nâng cao chất lượng khi ban hành bản án và quyết định, tránh những sai sót không đáng có trong hoạt động tố tụng, đồng thời sẽ giúp cho Thẩm phán và hội thẩm nhân dân nâng cao kỹ năng trong quá trình xét xử các vụ án. Cuối cùng, cần tham mưu và vận động tuyên truyền thành lập các đội tự quản, đội bảo vệ trật tự an toàn xã hội… mà trong đó cán bộ Tòa án là những hạt nhân đầu tiên trong đấu tranh và phòng chống tội phạm tại cơ sở, đó là tiền đề giảm bớt tình trạng phạm tội. 5. Kết luận Có thể khẳng định, đấu tranh phòng chống tội phạm và tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm của mỗi công dân, từng gia đình, các cơ quan nhà nước và toàn thể xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhóm tác giả thông qua bài báo khoa học trên đã làm rõ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về những quy định đối với người chưa thành niên, phân tích thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên hiện nay; làm rõ những bất cập còn tồn tại và nguyên nhân của những bất cập đó từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực với mục đích hoàn thiện pháp luật Hình sự về người chưa thành niên tại Việt Nam hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật hình sự năm 2015. 2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 3. Tiến sĩ Hoàng Văn Toàn, Quy định của pháp luật về xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi và một số kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân số 15/2022. 4. Bộ Tư pháp, Báo cáo nghiên cứu pháp luật phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam, https://www.unicef.org/vietnam/media/4396/file/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3 %B3m%20t%E1%BA%AFt%20JJ%20sitan.pdf. 5. Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Tội phạm là người chưa thành niên và các giải pháp hạn chế, https://lsvn.vn/toi-pham-la-nguoi-chua-thanh-nien-va-cac-giai-phap- han-che1664379544.html. 166
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0