intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

Chia sẻ: Dang Van Dam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:52

361
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy định này áp dụng trong quan trắc, đo đạc, thu thập và tính toán các yếu tố đặc trưng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt; quy định về quy trình đo đạc, tính toán, lưu trữ, quản lý số liệu; về bảo vệ công trình, hồ sơ nhà trạm và trang thiết bị kỹ thuật các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt trên phạm vi toàn quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC DỰ THẢO QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT HÀ NỘI, 2010 1
  2. MỤC LỤC 1
  3. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Quy định này áp dụng trong quan trắc, đo đạc, thu thập và tính toán các yếu tố đặc trưng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt; quy định về quy trình đo đạc, tính toán, lưu trữ, quản lý s ố li ệu; v ề b ảo v ệ công trình, hồ sơ nhà trạm và trang thiết bị kỹ thuật các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt trên phạm vi toàn quốc. Quy định được áp dụng đôi với các đơn vị trực thuộc Trung tâm Quy ́ hoạch và Điều tra tài nguyên nước ở cấp trung ương và địa phương, bao gôm: ̀ - Các Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước; - Các Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước; - Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước; - Các Phòng, đơn vị nghiệp vụ thuộc Trung tâm Quy hoạch và Đi ều tra tài nguyên nước. II. CÁC THUẬN NGỮ "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. "Nước mặt" là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. "Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. “Thủy vực” là một thành phần riêng biệt và quan trọng của nước mặt, ví dụ như một cái hồ, một hồ chứa, một dòng suối, một con sông hay một con kênh, một phần của dòng suối, sông, hay kênh mương. "Lưu vực sông" là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mưa, nước mặt chảy tự nhiên vào sông. Quan trắc tài nguyên nước là việc quan sát, đo đạc trực ti ếp ho ặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số phản ánh s ự bi ến đ ổi c ủa các y ếu t ố tài nguyên nước và xử lý thông tin thu thập được để cung cấp cho người sử dụng. 2
  4. “Trạm quan trắc tài nguyên nước mặt”: là công trình được xây dựng tại những vị trí cố định đã được lựa chọn theo các tiêu chuẩn k ỹ thuật chuyên ngành chặt chẽ và thống nhất nhằm quan trắc một hoặc nhiều yếu tố tài nguyên nước ngay tại khu vực đặt trạm hoặc tại các điểm quan trắc trong phạm vi hàng chục ki-lô-mét xung quanh trạm. Tại mỗi trạm có các loại phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng; có nhà trạm, di ện tích đ ất chuyên dùng, hệ thống bảo vệ công trình, hành lang an toàn kỹ thuật và các công trình phụ trợ khác; có đội ngũ quan trắc viên thường trú hoặc đ ịnh kỳ có mặt tại trạm để thực hiện đo đạc các yếu tố về tài nguyên nước. Thông thường Trạm quan trắc tài nguyên nước mặt là trạm quan trắc cả số lượng và chất lượng nước, song có trường hợp trạm chỉ quan trắc số lượng nước (gọi là trạm quan trắc số lượng) hay trạm chỉ quan trắc ch ất lượng nước mặt (gọi là trạm quan trắc chất lượng nước). Trạm quan trắc tài nguyên nước mặt được đặt ở vị trí thích hợp nhằm đáp ứng được mục đích quan trắc cho từng loại trạm: 1. Trạm quan trắc số lượng nước Các trạm quan trắc số lượng nước nhằm mục đích: a) Khống chế được số lượng nước các sông xuyên biên giới (từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt nam hoặc từ Việt Nam chảy ra nước ngoài); b) Khống chế được lượng nước các phụ lưu; c) Khống chế được lượng nước trên dòng chính của sông hoặc hệ thống sông; d) Khống chế được lượng nước phân lưu; e) Khống chế được lượng nước trước khi đổ ra biển hoặc chảy vào các hồ chứa lớn (trạm cửa ra). 2. Trạm quan trắc chất lượng nước Các trạm quan trắc chất lượng nước nhằm mục đích: a) Khống chế chất lượng nước sông xuyên biên giới; b) Khống chế chất lượng nước từ nguồn sông (khi tác động của con người đến chất lượng nguồn nước là chưa đáng kể) c) Đánh giá được tác động của các nguồn xả thải lớn nh ư: các thành phố, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp… tới chất lượng nước mặt (các trạm này phải đặt ở phía hạ lưu các hộ xả thải lớn); d) Khống chế chất lượng nước dòng chính sông (trạm môi trường nền) 3
  5. e) Đánh giá được tác động tổng hợp (đặt ở vùng cửa sông vừa ch ịu tác động của xả thải, vừa chịu tác động của thủy triều, vừa chịu tác động môi trường nước tự nhiên). CHƯƠNG II TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LỰA CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT I. TIÊU CHUẨN ĐOẠN SÔNG ĐẶT TRẠM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT Đoạn sông và vị trí đặt trạm được chọn tuỳ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ quan trắc đặt ra sao cho kết quả thu được phản ánh đầy đủ nhất những nét đặc trưng chính của chế độ tài nguyên nước đoạn sông. Khi đặt trạm nhất thiết phải điều tra, nghiên cứu biên độ dao động của mực nước để đảm bảo đoạn sông quan trắc khống chế được mực nước cao nhất, thấp nhất đồng thời phải chú ý đến đặc điểm địa hình lưu vực nhằm đảm bảo điều kiện thu nhận và truyền tín hiệu thông tin từ trung tâm đến trạm quan trắc. Đoạn sông đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt phải đạt được những tiêu chuẩn sau: + Đoạn sông thẳng, hai bờ khống chế được mực nước cao. Chiều dài đoạn thẳng L ≥ 3Btb; Trong đó: L: độ dài đoạn sông nơi đặt trạm. Btb: độ rộng lòng sông ứng với mực nước trung bình. + Đoạn sông nằm ngoài vùng tác động của các nhập lưu hay phân lưu; + Lòng sông không có hiện tượng xói, bồi; không có ghềnh thác; + Đoạn sông có dòng chảy êm, không có chảy xiết; không có hiện tượng nước vật, chảy quẩn, không có hiện tượng dồn ứ (ảnh hưởng vật từ xa); + Bờ sông ổn định, mặt cắt đơn, không có bãi tràn, và ít chịu ảnh hưởng của những hoạt động của con người. + Thuận tiện sinh hoạt, giao thông và thông tin liên lạc. II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM Được thực hiện theo hai bước: Khảo sát sơ bộ và khảo sát kỹ thuật. 4
  6. + Khảo sát sơ bộ chọn đoạn sông và vị trí đặt trạm theo yêu cầu c ủa quy hoạch và thỏa mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Thông thường bước này được phân tích, lựa chọn trên các loại bàn đồ địa hình tỷ lệ lớn như 1/50.000; 1/ 25.000…và được các chuyên gia có kinh nghiệm thực t ế và có hiểu biết sâu về sông ngòi vùng cần đặt trạm thực hiện trước khi tiến hành khảo sát thực tế hiện trường. + Khảo sát kỹ thuật là bước tiếp theo sau khi có kết quả khảo sát sơ bộ về đoạn sông và vị trí đặt trạm đã được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn và đưa vào kế hoạch; Khảo sát sơ bộ và khảo sát kỹ thuật là hai bước riêng biệt. Trong một số trường hợp có thể tiến hành luôn cả hai bước nếu được c ấp trên ch ấp thuận; Khảo sát phục vụ thiết kế công trình là một phần của khảo sát k ỹ thuật. 1. Khảo sát sơ bộ Khảo sát sơ bộ thực hiện theo ba bước: * Công tác chuẩn bị; * Công tác thực địa; * Công tác nội nghiệp. * Công tác chuẩn bị: + Thu thập những tài liệu liên quan đến đoạn sông khảo sát như: - Các bản đồ địa hình mới nhất tỷ lệ từ: 1/100.000 đến 1/50.000; - Các tài liệu, thông tin liên quan đến khu vực dự kiến khảo sát. + Nghiên cứu kỹ các tài liệu để nắm được khái quát những vấn đ ề v ề tài nguyên nước mặt, địa lí tự nhiên, dân sinh kinh tế, quy hoạch của các ngành hiện tại và tương lai trong khu vực. + Căn cứ vào quy hoạch lưới trạm đã được cấp có th ẩm quy ền phê duyệt (trường hợp đã có quy hoạch) hoặc căn cứ mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước hiện có trong khu vực; căn cứ vào bản đồ mạng lưới sông ngòi tỷ lệ lớn 1/50.000 xác định các lưu vực sông lớn ch ưa có trạm quan tr ắc tài nguyên nước mặt; phân tích yêu cầu thông tin tài nguyên nước phục vụ các ngành kinh tế xã hội hiện tại và trong tương lai của khu vực để làm rõ sự cần thiết phải đặt trạm quan trắc tài nguyên nước trước khi lựa ch ọn vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước trên bản đồ. 5
  7. + Lập kế hoạch khảo sát thực địa, chuẩn bị tốt các điều kiện liên quan, phân công trách nhiệm rõ ràng. * Công tác thực địa: + Căn cứ vào vị trí đoạn sông đã sơ bộ lựa chọn trên bản đồ, khảo sát thực địa để chọn đoạn sông cụ thể thảo mãn những tiêu chuẩn kỹ thu ật. Đ ối chiếu với bản đồ, xác định tọa độ, vị trí địa lý, địa dư hành chính của đoạn sông xem có gì khác biệt thì chỉnh lý, bổ sung cho đầy đủ. + Trên đoạn sông đã lựa chọn tiến hành khảo sát các nội dung sau đây: - Điều tra, đánh giá biên độ giao động mực nước tại vị trí đặt trạm đ ể làm rõ khả năng khống chế lũ cao của đoạn sông, phân tích khả năng có hay không hiện tượng nước vật cục bộ và vật từ xa, hiện tượng bồi xói lòng sông, bờ sông. - Sơ bộ xác định vị trí các tuyến đo lưu lượng, mực nước. Đo, vẽ mặt cắt ngang các tuyến đo, đánh dấu mực nước H Max, HMin đã điều tra và bản vẽ. Mô tả địa chất lòng sông và bờ sông. * Công tác nội nghiệp: Công tác nội nghiệp phải làm ngay sau khi đi thực địa về. Nội dung gồm: - Báo cáo khảo sát; - Các bản vẽ: Bản đồ lưu vực; Sơ họa đoạn sông đặt trạm; Các mặt cắt ngang sông, trắc dọc đoạn sông đặt trạm. 2. Khảo sát kỹ thuật Khảo sát kỹ thuật đoạn sông đặt trạm làm cơ sở để lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật, thiết kế xây dựng và quản lý công trình. Khảo sát kỹ thuật cũng gồm ba bước: * Công tác chuẩn bị; * Công tác thực địa; * Công tác nội nghiệp. * Công tác chuẩn bị Công tác chuẩn bị tương tự như khảo sát sơ bộ nhưng cần chú ý một số điểm sau: - Nghiên cứu kỹ hồ sơ khảo sát sơ bộ và những ý kiến xét duy ệt h ồ s ơ này; 6
  8. - Nghiên cứu kỹ các yêu cầu kỹ thuật, khối lượng công vi ệc đ ể xây dựng phương án khảo sát chi tiết thực địa; - Chuẩn bị các điều kiện vật chất để thực hiện các phương án th ực đ ịa như nhân lực, máy móc, thiết bị, văn phòng phẩm, phương tiện và các điều kiện liên quan khác. - Máy móc trước khi ra thực địa phải được kiểm tra, đảm bảo nh ững tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong “quy phạm đo và vẽ bản đồ địa hình” và “quy phạm thủy chuẩn” của Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước xuất bản. - Phân công trách nhiệm rõ ràng và chuẩn bị chu đáo công tác hậu cần đảm bảo cho công tác chuyên môn ở thực địa được thuận lợi. * Công tác thực địa Cần thực hiện thứ tự các bước sau đây: - Hoàn chỉnh, bổ sung phương án khảo sát ở thực đị a – nếu cần thiết (Phương án khảo sát được xây dựng từ trước). - Đo đạc và lập bình đồ đoạn sông và khu vực dự kiến xây dựng nhà trạm và công trình đo đạc; - Điều tra, tính toán mực nước cao nhất (H max) và thấp nhất (Hmin) đã xảy ra trên đoạn sông đặt trạm; - Khảo sát sự phân bố tốc độ nước trên mặt cắt ngang và đo vẽ bình đồ hướng nước chảy; - Khảo sát phục vụ thiết kế công trình; - Hoàn chỉnh, bổ sung phương án khảo sát ở thực địa. Căn cứ vào h ồ sơ khảo sát sơ bộ để xây dựng phương án khảo sát kỹ thuật ở thực địa. Tại thực địa cần phải xem xét bao quát toàn bộ đoạn sông, ước l ượng quy mô và kh ối lượng khảo sát, đối chiếu, bổ sung, hoàn chỉnh phương án. Xác định v ị trí đ ặt trạm, tuyến đo, nhà công vụ. Bố trí mạng lưới khống ch ế, đóng cọc ở các điểm khống chế, dự kiến số trạm máy, bố trí nhân lực hợp lý. - Xây dựng mốc độ cao. Cần xây dựng mốc độ cao trước khi đo đạc để dùng th ống nhất cho toàn bộ quá trình khảo sát xây dựng và thu thập số liệu sau này. Khi xây dựng trạm nhất thiết phải xây dựng mốc chính của trạm theo mẫu thống nhất của cơ quan có thẩm quyền. Độ cao của m ốc chính m ới xây dựng cần dẫn từ mốc cũ dùng khảo sát (sau khi đã ổn định) để cho tài li ệu khảo sát và tài liệu quan trắc sau này được thống nhất. 7
  9. - Đo đạc và lập bình đồ đoạn sông. Đo vẽ bình đồ địa hình đoạn sông đặt trạm bằng phương pháp toàn đạc hoặc phương pháp tuyến. Nếu đoạn sông cần phải cải tạo nhiều để xây dựng công trình thì sau khi xây dựng phải đo đạc để lập bình đồ đoạn sông sau khi đã cải tạo. Đối với những đoạn sông vùng đồng bằng thì độ rộng doạn sông trên bình đồ phải được kéo dài đến hai bờ đê. Trường hợp đê ở quá xa thì kéo dài cách mép nước từ 100 - 200m còn độ dài bình đồ lập ra ngoài tuyến độ dốc từ 1 - 2 lần độ rộng lòng sông ứng với mực nước trung bình. Tỷ lệ bản đồ địa hình phụ thuộc vào kích thước đoạn sông kh ảo sát. Nếu độ dài đoạn sông khảo sát lớn thì có th ể lập hai bình đ ồ t ỉ l ệ khác nhau. Bản đồ tỷ lệ nhỏ bao gồm toàn bộ đoạn sông và bản đồ tỷ lệ lớn hơn ở đoạn có tuyến đo và tuyến công trình. - Điều tra tính toán Hmax, Hmin. Số liệu mực nước cao nhất (Hmax) thấp nhất (Hmin) là những đặc trưng rất quan trọng trong công tác khảo sát đoạn sông đặt trạm và thi ết k ế xây dựng các công trình vì vậy việc điều tra xác định H max, Hmin phải thận trọng, tỉ mỉ và chính xác. - Điều tra, tính toán nước vật. Có hai loại nước vật đó là nước vật cục bộ và nước vật từ xa. Nước vật cục bộ phát sinh ngay trong đoạn sông đặt trạm do vật trướng ngại ở lòng sông gây nên. Nước vật từ xa là do các công trình làm c ản nh ư đ ập, kè, c ống, do các nhập lưu hoặc sông lớn phía hạ lưu làm nước bị dồn ứ, gây ảnh hưởng vật ngược trở lại đoạn sông dự kiến đặt trạm. - Khảo sát sự phân bố tốc độ dòng chảy trên mặt cắt ngang sông tại tuyến đo lưu lượng, đo và vẽ bình đồ hướng nước chảy. Việc khảo sát này nhằm nắm được quy luật phân bố dòng ch ảy trên tuyến đo lưu lượng nước để đánh giá khả năng chọn tuyến đo, bố trí th ủy trực và thu thập số liệu tốc độ thực đo tại tuyến lưu lượng. Đo, vẽ bình đồ hướng nước chảy nhằm xác định hướng chảy trung bình của dòng chảy trên đoạn sông, từ đó xác định được tuyến lưu l ượng đúng hướng thẳng góc với hướng dòng chảy. Cả hai việc trên phải được thực hiện ở ba cấp mực nước nhỏ, trung bình và lớn. - Khảo sát phục vụ thiết kế công trình. 8
  10. Công trình đo đạc tài nguyên nước mặt gồm có công trình đo l ưu l ượng nước và công trình đo mực nước. Công trình đo lưu lượng nước: Tùy theo điều kiện trang thiết bị, đặc điểm địa hình, địa chất mà công trình đo lưu lượng nước có thể chỉ là tuyến đo(nếu trạm được trang b ị ADCP và xuồng gắn máy); hay Cáp giữ thuyền + Cáp xác định th ủy trực+ thuy ền đo hoặc cầu treo, nôi đo, tời tuần hoàn… (nếu trạm được trang bị máy đo hiện số hoặc lưu tốc kế). Công trình đo mực nước: Bao gồm hệ thống cọc, thủy chí, giếng tự ghi các loại. Việc khảo sát phục vụ thiết kế các loại công trình đo lưu lượng nước tương tự như nhau, chỉ khác ở vị trí tuyến đo lưu lượng và tuyến công trình. Đối với cáp giữ thuyền thì tuyến công trình cáp ở trên tuy ến đo lưu l ượng nước còn nôi đo, cầu treo và tời tuần hoàn thì tuyến công trình trùng với tuyến lưu lượng. Khảo sát mặt cắt tuyến công trình phải đo, vẽ chi tiết cả lòng sông, b ờ sông tới hết thung lũng sông. Nếu thung lũng quá rộng thì đo lên trên mố néo ít nhất là 5m. Nếu địa hình bờ sông bằng ph ẳng thì đo kéo dài cách m ố néo ít nhất 20m. Yêu cầu khảo sát đối với công trình đo mực nước cũng tương tự nh ư công trình đo lưu lượng. Đối với sông lớn việc đo toàn bộ mặt cắt ngang có nhiều khó khăn thì có thể đo một phía bờ có công trình đ ến gi ữa lòng sông và đo đến độ cao Hmax thiết kế ít nhất là 5m. Khảo sát địa chất phục vụ thiết kế công trình - Xem xét và xác định sơ bộ tình hình địa chất hai bên bờ sông, khu v ực dự định xây dựng các công trình nhà trạm. - Trên tuyến công trình tại hai mố và vị trí giếng tự ghi ph ải khoan ở mỗi vị trí một lỗ sâu từ 5-10m để xác định sự phân bố lớp đ ất và các ch ỉ tiêu cơ, lý của đất. Nếu không có điều kiện khoan thì phải đào ở mỗi vị trí một lỗ sâu khoảng 2m để xác định tình hình địa chất ở khu vực xây dựng công trình. Ngoài ra phải xem xét tình hình giao thông, vận tải, nguyên liệu, nhân lực liên quan đến xây dựng công trình. * Công tác nội nghiệp, lập hồ sơ 9
  11. Trong khâu khảo sát kỹ thuật, công tác nội nghiệp lập hồ sơ chia làm ba bước. - Tính toán nội nghiệp, lập các bản vẽ; - Viết báo cáo; - Lập hồ sơ và làm thủ tục trình duyệt. + Tính toán nội nghiệp, lập các bản vẽ Tài liệu tính toán nội nghiệp bao gồm các sổ dẫn độ cao, sổ máy kinh vĩ, sổ đo sâu, tài liệu điều tra lũ, cạn, vật… Sau khi tính toán ph ải ki ểm tra, hiệu chỉnh và sửa chữa mới tiến hành lập các bản vẽ. Các bản vẽ trong hồ sơ khảo sát kỹ thuật gồm: Bản đồ lưu vực sông đặt trạm; Sơ họa đoạn sông đặt trạm; Hệ thống mặt cắt ngang đo sâu; Mặt cắt ngang các tuyến đo H, Q, I1, I2 và tuyến công trình; Bản đồ phân bố tốc độ trên thủy trực và trên mặt cắt ngang (nếu có); Bình đồ hướng nước chảy (nếu đo); Bình đồ đoạn sông đặt trạm; + Viết báo cáo Người viết báo cáo phải là người theo dõi về kỹ thuật trong toàn bộ quá trình khảo sát đoạn sông. Báo cáo phải ngắn gọn, đầy đủ những đặc điểm về địa hình, địa chất, địa lý, tài nguyên nước mặt v.v… của đoạn sông đặt trạm và lưu vực sông, phân tích, đánh giá đặc đi ểm c ủa đo ạn sông, rút ra kết luận. Những nhận định và đánh giá trong báo cáo phải là sự tổng hợp, phân tích tình hình thực tế đoạn sông dựa trên thực địa, trên kết quả đo đạc, tính toán và các bản vẽ đã lập được + Lập hồ sơ và thủ tục trình duyệt Toàn bộ tài liệu được đóng thành tập có bìa cứng theo khổ A 4 (21,0cm x 29,7cm). Tài liệu chia làm 2 phần là phần báo cáo và phần các bản vẽ. Báo cáo và các bản vẽ phải có chữ kí của người thực hiện và ý kiến của cơ quan chủ quản do giám đốc ký và đề ngh ị cơ quan có th ẩm quy ền xét duyệt. 10
  12. 11
  13. CHƯƠNG III HỒ SƠ KỸ THUẬT TRẠM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT Hồ sơ kỹ thuật trạm quan trắc tài nguyên nước mặt bao gồm các mục sau đây: I. HỒ SƠ PHÁP LÝ - Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng trạm; - Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế, trang bị kỹ thuật(Các văn bản liên quan đến hoạt động của trạm); - Ảnh nhà trạm, - Lịch sử trạm - Quyết định giao đất xây dựng trạm hoặc sổ đỏ chứng nhận quy ền s ử dụng đất; II. HỒ SƠ KỸ THUẬT - Nhà, trạm: Hồ sơ khảo sát xây dựng nhà và công trình tr ạm bao g ồm: bình đồ địa hình khu vực trạm, bản vẽ kỹ thuật thi ết k ế nhà và công trình quan trắc; - Vị trí trạm: Tọa độ địa lý, địa danh hành chính; - Mốc cao độ của trạm (Hồ sơ về đường truyền cao độ về mốc cao độ chính của trạm); - Mô tả đoạn sông đặt trạm: Ảnh hay sơ họa đoạn sông đặt trạm; Mô tả chế độ dòng chảy; - Mô tả tuyến đo lưu lượng (Tuyến đo mực nước); - Tương ứng với trang bị của trạm - Các Bản vẽ mặt cắt ngang, trắc dọc đoạn sông đặt trạm; - Biểu thống kê các yếu tố quan trắc của trạm(hiện tại và lưu trữ) III. TÌNH HÌNH NHÂN LỰC VÀ TÀI LIỆU - Biểu thống kê nhân lực của trạm - Biểu thống kê tài liệu chuyên môn IV. CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ, CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC - Hồ sơ về các công trình quan trắc: Công trình quan trắc mực nước; Công trình tuyến phụ (bổ trợ); Công trình quan trắc lưu lượng nước sông. - Hồ sơ về trang thiết bị quan trắc: Thiết bị quan trắc mực nước; thiết bị quan trắc lưu lượng nước; thiết bị quan trắc chất lượng nước. 12
  14. V. QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ TÀI NGUYÊN NƯỚC - Chế độ quan trắc các yếu tố; - Đề mục nghiên cứu; - Cải tiến phương pháp đo đạc; - Bổ sung hàng năm các Đặc trưng các yếu tố quan trắc (Bi ểu th ống kê đặc trưng các yếu tố); 13
  15. CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT I. YẾU TỐ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 1. Quan trắc số lượng nước mặt + Mực nước H (m); + Nhiệt độ nước T (oC); + Lưu lượng nước Q (m3/s); 2. Quan trắc chất lượng nước mặt + Lấy mẫu nước mặt và phân tích một số yếu tố; + Lấy mẫu mặn và phân tích độ mặn (đối với trạm quan trắc ở vùng ảnh hưởng của thủy triều). II. CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC SỐ LƯỢNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 1. Quan trắc mực nước 1.1. Công trình đo a) Mốc độ cao * Mốc chính (Rc): Độ cao mốc chính được dẫn từ mốc xuất phát (RXP). Mốc xuất phát thuộc hệ độ cao Nhà nước, do cơ quan Đo đạc và Bản đồ Nhà nước quản lý, cung cấp. * Mốc kiểm tra (Rkt): Độ cao mốc kiểm tra được dẫn từ độ cao mốc chính. Mốc ki ểm tra c ần l ộ thiên, g ần tuy ến quan tr ắc m ực n ước đ ể ti ện s ử dụ ng. Có thể lợi dụng cọc chắc chắn để làm mốc kiểm tra. b) Cọc quan trắc mực nước (hình 1, 2) Số lượng cọc mỗi tuyến đo tuỳ thuộc vào địa hình bờ sông và biên độ dao động mực nước mà quy định. Khi xây dựng hệ thống cọc đo cần đảm bảo yêu cầu sau đây: - Chênh lệch cao độ giữa hai cọc kề nhau thường từ 20-40cm, không vượt quá 80cm. - Đầu cọc trên cùng phải cao hơn mặt nước lớn nhất từ 25-50cm, độ cao đầu cọc cuối phải thấp hơn mực nước thấp nhất từ 25-50cm. - Đánh số thứ tự các cọc từ cao nhất đến thấp nhất. 14
  16. Hình 2: M ộ t đo ạ n tuy ế n Hình 1: Tuyến đo tổng thể c) T hu ỷ chí (hình 3) Thuỷ chí có thể làm bằng bằng gỗ, sắt tráng men hoặc sắt sơn. Thông thường thuỷ chí làm bằng gỗ có kích thuốc như sau: dài 1,5- 4m, rộng 8-15cm, dày 2-5cm. Trên bề mặt có khắc độ dài cách nhau 1-2cm hoặc 5cm (giống như mia trắc đạc). Điểm 0 của mỗi thuỷ chí trên tuyến đo phải được xác định so với mặt chuẩn quy chiếu. Cao trình Hình 3: Thủy chí điểm 0 thuỷ chí nằm trên phải thấp hơn cao độ điểm trên cùng của thuỷ chí nằm dưới tiếp theo ít nhất là 20 cm. d) Công trình đo mực nước tự ghi Máy tự ghi mực nước theo nguyên tắc "nước nổi, thuy ền nổi", lo ại thiết bị này thường được lắp đặt ở các công trình: * Giếng tự ghi kiểu đảo (hình 4): Loại giếng này thường được đặt ở những nơi: - Biên độ mực nước không lớn ( ≤ 3 m); - Tàu thuyền đi lại ít, vật trôi nổi ít; - Tốc độ dòng chảy không lớn; - Có thể lợi dụng công trình kiến trúc sẵn có để làm giá, trụ đỡ giếng. 15
  17. Hình 4: Giếng kiểu đảo dùng xi phông * Giếng kiểu bờ (hình 5): Loại giếng này thường được đặt ở những nơi: - Tốc độ dòng chảy lớn; - Biên độ mực nước khá lớn; - Nhiều tàu, thuyền qua lại, nhiều vật trôi nổi. 1- Nhà đặt máy 2 - Bậc lên xuống 3 - Giếng 4 - Cống dẫn nước Hình 5: Giếng kiểu bờ dùng cống dẫn nước * Giếng kiểu hỗ hợp đảo, bờ (hình 6): Loại giếng này thường được đặt ở những nơi: - Biên độ mực nước khá lớn; - Xây dựng theo một kiểu đảo hay bờ cho toàn bộ biên độ mực nước, thì giá thành cao hoặc không xây dựng được. 16
  18. 1. Nhà đặt máy 2. Trụ đỡ 3. Cầu công tác 4. Giếng 5. Cống dẫn nước Hình 6: Giếng kiểu hỗn hợp đảo, bờ cống dẫn nước 1.2. Thiết bị quan trắc mực nước * Máy tự ghi mực nước: Thiết bị này được nghiên cứu chế tạo theo nguyên tắc "nước nổi, thuyền nổi" và được sử dụng phổ biến ở nhiều trạm quan trắc tài nguyên nước (các trạm thủy văn) từ những năm 50- 60 của thế kỷ trước. * Thiết bị đo áp lực (hình 7): Những thập niên cuối của thế kỷ 20, dựa trên nguyên lý s ự thay đổi mực nước tại tuyến đo làm thay đổi áp suất của nước tác động lên bộ cảm nhận của thiết bị (gọi là senser) người ta chế tạo ra các thiết bị quan trắc mực nước. Loại máy này thường được trang bị cho các trạm đo tự động. 1. Bộ phận cảm ứng của senser 7 2. Dây cáp 5 3. Máy radio thu phát 4. Pin mặt trời 6 5. Ăng ten thu phát 6. Lều đặt máy 4 3 7. Mặt trời 2 1 17
  19. Hình 7: Thiết bị đo mực nước tự ghi kiểu senser Sử dụng thiết bị này có thể kết nối với hệ thống mạng tự động thu phát tín hiệu với trung tâm vừa có thể lưu trữ kết quả(record) quan trắc trên máy tính nhờ nguồn năng của các pin mặt trời bố trí tại trạm. * Thước đo nước cầm tay (hình 8, 9) Thước đo nước cầm tay có thể làm bằng gỗ tốt, ch ất dẻo hoặc h ợp kim (hình 8). Quy cách của thước đo nước cầm tay như sau: - Rộng từ 5 đến 8 cm (có thể làm bằng hợp kim nhôm cứng, nhẹ hình trụ đường kính Φ = 1,5 ÷ 2,0 cm); - Dầy từ 1 đến 3 cm (tùy thuộc vật liệu); - Dài từ 80 cm đến 100 cm; - Độ rộng của vạch khắc lớn nhất là 1.0 cm, thước để đo độ dốc mặt nước có vạch khắc lớn nhất là 2 mm; - Nếu thước không phải bằng kim loại thì đế thước phải gắn vật liệu chống mòn, độ dầy của phần vật liệu gắn thêm được tính vào độ dài của thước. Hình 9: Nhiệt kế đo nhiệt độ nước Hình 8: Thước đo mực n ước c ầm tay 1.3. Chế độ quan trắc mực nước: Mực nước sông, hồ, nguồn nước tại vị trí quan trắc cụ thể nào đó là cao trình tuyệt đối của mực nước đó so với mặt thủy chu ẩn qu ốc gia. Đ ơn v ị đo mực nước được quy tròn và có giá trị đến cm (không lấy phần thập phân). Chế độ quan trắc mực nước 18
  20. Căn cứ vào sự dao động của mực nước, cường suất mực nước ( ∆ H/∆ t) và yêu cầu phục vụ mà qui định chế độ đo mực nước cho phù hợp. Thường có các chế độ đo như sau: Chế độ 1: Mỗi ngày quan trắc 2 lần vào các giờ tròn: 7, 19, được áp dụng trong mùa cạn, thời kỳ biên độ mực nước trong ngày nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm (∆ H ≤ 5 cm). Chế độ 2: Mỗi ngày quan trắc 4 lần vào các giờ tròn: 1,7, 13,19, được áp dụng trong th ời kỳ biên độ m ực n ước trong ngày l ớn h ơn 5 cm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 10 cm (5 < ∆ H ≤ 10 cm). Chế độ 3: Mỗi ngày quan trắc 8 lần vào các giờ tròn:1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22, được áp dụng trong thời kỳ mực nước biến đổi rõ rệt trong ngày. Chế độ 4: Mỗi ngày quan trắc 12 lần vào các giờ tròn:1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19, 21, 23, đ ược áp d ụng trong th ời kỳ m ực n ước bi ến đ ổi l ớn trong ngày, nh ư mùa lũ. Ngoài ra có thể có trạm còn quan trắc Chế độ liên tục 24l ần/ngày vào các đầu giờ: Chế độ này thường được áp dụng cho các trạm phục vụ dự báo lũ lụt. 1.4. Các bước quan trắc mực nước a) Quan trắc mực nước bằng tuyến cọc Dùng thước cầm tay dài 80 - 100 cm có khắc độ từng cm. Cắm thước trên đầu cọc và quay chiều dẹt của thước theo chiều nước chảy xuôi ở cọc gần bờ. * Đúng giờ quy định, đ ặt th ước đo n ước c ầm tay lên đ ầu c ọc g ần nhất bị ngập nước từ 5 cm trở lên (k ể c ả khi có sóng), quay th ước sao cho bề mỏng của thước xuôi chi ều theo h ướng n ước ch ảy (để tránh hiện tượng dâng nước dẫn đến sai số); mặt vạch số hướng về người quan tr ắc. * Đọc số trên thước. Khi không có sóng, mặt nước nằm tại vạch khắc nào, lấy trị s ố c ủa vạch khắc đó làm số đọc. Nếu mặt nước nằm trong khoảng hai v ạch, thì quy tròn theo độ chính xác của thước, cách quy tròn như sau: + Số lẻ nhỏ hơn 5, bỏ phần lẻ, giữ nguyên trị số hàng đơn vị; + Số lẻ từ 5 trở lên, bỏ phần lẻ, nhưng tăng thêm 1 đơn vị vào trị s ố hàng đơn vị. * Đọc mực nước kiểm tra giữa hai cọc hay thủy chí kề nhau 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2