QUY TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ THEO TIÊU CHUẨN ISO<br />
Khi bạn quản lý nhân sự, bạn luôn mong muốn nhân sự của mình hoạt động thật hiệu quả. <br />
Quản trị nhân sự bao gồm các công việc của nhân sự gắn liền với quá trình làm việc của một <br />
nhân viên từ lúc họ vào công ty cho đến khi họ nghỉ việc. Có bao nhiêu việc phát sinh ngoài <br />
công việc thì có bấy nhiêu việc cho nhân sự. Mỗi công việc sẽ có một lý thuyết gắn với nó.<br />
Vì thế để quản lý nhân sự một cách dễ dàng và hiệu quả, doanh nghiệp nên tuân theo một <br />
tiêu chuẩn riêng. Và quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO đang là tiêu chuẩn được hầu hết <br />
các doanh nghiệp áp dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Nhanh.vn tìm hiểu về quy <br />
trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO.<br />
1. ISO là gì?<br />
Trước khi tìm hiểu về quy trình quản lý nhân sự thì chúng ta cần biết ISO là gì?<br />
ISO là tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization). Tổ <br />
chức phi chính phủ này được thành lập vào năm 1947, tại Thụy Sĩ. Việt Nam tham gia tổ <br />
chức này vào năm 1977 và là thành viên thứ 77.<br />
ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu. Hiện <br />
tại, ISO có rất nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, trong đó 3 bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất là:<br />
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (ISO 9000, ISO 9001,...) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng <br />
sản phẩm.<br />
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (ISO 14001, ISO 14004,...) là hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi <br />
trường.<br />
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003…) là hệ thống tiêu chuẩn <br />
quản lý an toàn thực phẩm.<br />
Một trong những tiêu chuẩn ISO mà chúng ta thường gặp nhất là tiêu chuẩn ISO 9001. <br />
2. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện quy trình quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn <br />
ISO.<br />
Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO không chỉ mang lại những lợi ích quan trọng <br />
cho doanh nghiệp mà đây còn là một chiến lược giúp cải tiến kết quả hoạt động tổng thể và <br />
cung cấp một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cụ thể các lợi ích khi doanh nghiệp, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO:<br />
– Tăng năng suất lao động, giảm được các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận hành <br />
không đáng có thông qua việc xem xét, phân bổ các nguồn lực cho các quá trình cũng như <br />
thiết lập mối tương hỗ giữa các quá trình đó.<br />
– Đáp ứng được việc vượt hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế.<br />
– Giúp doanh nghiệp thấy và xử lý chính xác những chậm trễ, sai sót trong quá trình vận hành <br />
doanh nghiệp, quản trị nhân sự.<br />
– Nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo xây dựng và phát triển thương hiệu công ty.<br />
3. Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO.<br />
Bước 1: Quyết định xem doanh nghiệp có nên đi theo tiêu chuẩn ISO hay không?<br />
Không phải cái gì thuộc tiêu chuẩn cũng là hay và đúng, đôi khi nó cũng cần phải phù hợp với <br />
doanh nghiệp. Áp dụng tiêu chuẩn khác biệt khiến bộ máy nhân sự làm việc kém hiệu quả <br />
hơn.<br />
Bước 2: Tìm ra đại diện lãnh đạo chất lượng<br />
Bước tiếp theo trong quy trình này là phải tìm được lãnh đạo đứng ra là người khởi xướng, <br />
kiểm soát và tổ chức công việc.<br />
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện<br />
Để áp dụng quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO trước tiên chúng ta cần phân tích <br />
và xác định được các điều khoản của tiêu chuẩn mà tổ chức mình áp dụng.<br />
Sau đó, xem xét sự đáp ứng các điều khoản đó của tổ chức và xây dựng kế hoạch thực hiện.<br />
Bước 4: Thông báo trong nội bộ tổ chức<br />
Đây là một thông tin quan trọng cần phải thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh <br />
nghiệp được biết và chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng.<br />
Bước 5: Chuẩn bị tài liệu <br />
Việc áp dụng quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO đòi hỏi tổ chức phải soạn thảo <br />
mọi tài liệu liên quan sao cho phù hợp các tiêu chuẩn ISO.<br />
Bước 6: Tiến hành thực hiện<br />
Đưa quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO vào hệ thống tài tiệu và áp dụng trong tổ <br />
chức.<br />
Bước 7: Đánh giá nội bộ<br />
Sau khi thực hiện, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét, đánh giá lại quy trình để biết được <br />
mặt tích cực và tiêu cực để có thể khắc phục kịp thời<br />
ISO yêu cầu tổ chức phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO của tổ chức <br />
thông qua việc đã đánh giá nội bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 8: Đăng ký ISO <br />
Trước khi tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận ISO thì cần phải lựa chọn một tổ chức <br />
chứng nhận ISO để đăng ký chứng nhận. Đơn vị chứng nhận này là một tổ chức độc lập và <br />
được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO.<br />
Bước 9: Chứng nhận ISO <br />
Đơn vị được cấp phải đủ điều kiện để được tổ chức chứng nhận ISO đánh giá là vượt qua <br />
và nhận được chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001.<br />
Bước 10: Duy trì chứng chỉ ISO <br />
Có rất nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận hệ <br />
thống quản lý chất lượng ISO đã là bước cuối cùng của công việc xây dựng và áp dụng <br />
chứng nhận ISO.<br />
Như vậy, việc duy trì và quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO là vô cùng cần thiết cho hầu <br />
hết các doanh nghiệp hiện nay. <br />
Bên cạnh việc quản lý nhân sự, doanh nghiệp cũng cần có những quy định về quản lý khách <br />
hàng. <br />