Quy trình tổ chức và quản lý công tác thực tập sư phạm trong các trường sư phạm
lượt xem 2
download
Bài viết Quy trình tổ chức và quản lý công tác thực tập sư phạm trong các trường sư phạm trình bày thực trạng của việc tổ chức và quản lý TTSP trong các trường sư phạm; Quy trình tổ chức và quản lý TTSP trong các trường sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình tổ chức và quản lý công tác thực tập sư phạm trong các trường sư phạm
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM GVC – ThS. Lê Xuân Trường ĐHSP Đồng Tháp. MỞ ĐẦU Luật giáo dục nói về mục tiêu, yêu cầu giáo dục đại học đã khẳng định: “Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện , giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo”. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với các trường sư phạm phải đào tạo những con người toàn diện cả về năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Làm điều đó có nghĩa là nhà trường sư phạm đã thực hiện các chức năng dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Quá trình thực hiện hoạt động RLNVSP góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của sinh viên, phát triển năng lực sư phạm của sinh viên, một tiền đề tạo nên sự thành công trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của người thầy giáo. Trong đó việc tổ chức cho sinh viên xuống trường phổ thông để thực tập sư phạm(TTSP) là bước cuối cùng hết sức quan trọng trong quy trình đào tạo ở trường sư phạm. Bởi vậy cần phải được hội thảo rút kinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường sư phạm trong khâu tổ chức này. I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TTSP TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM I. Đánh giá thực trạng chung về TTSP Thực tập sư phạm có thể chia làm hai giai đoạn. Đó là: TTSP lần 1 còn gọi là kiến tập sư phạm(KTSP) dành cho các lớp năm ba của hệ đại học và các lớp năm hai của hệ cao đẳng. Kiến tập sư phạm(KTSP) và thực tập sư phạm(TTSP) là những học phần rất quan trọng trong quá trình đào tạo nghề ở các trường sư phạm. Mỗi trường sư phạm có những phương thức thực hiện học phần này khác nhau. Những trường sư phạm có trường thực hành, quá trình này được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở này. Những trường không có trường thực hành thì thực hiện các học phần này tại mạng lưới các trường phổ thông. Mỗi phương thức có những ưu nhược điểm khác nhau. Ở đây chỉ nêu thêm những mặt còn bất cập trong công tác tổ chức quản lý vấn đề này. Trước tiên là cơ chế để triển khai rèn luyện và đánh giá các học phần KTSP và TTSP. Ở đây có sự phối hợp giữa các trường phổ thông(PT) và các trường sư phạm trong quá trình rèn luyện và đánh giá. Các trường thực hành ít nhiều có giúp cho các trường sư phạm thuận lợi hơn trong cơ chế tổ chức rèn luyện và đánh giá vì dễ có được những chuẩn thống nhất. Tuy nhiên, trong thực tiễn do sức ép của việc đảm bảo việc dạy và học chương trình phổ thông theo đúng tiến độ, nên việc 195
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm đổi mới quá trình TTSP vẫn có những hạn chế nhất định. Việc đánh giá kết quả TTSP giữa PT và trường sư phạm vẫn còn thiếu đồng bộ. Phần lớn sinh viên đi TTSP kết quả khá giỏi trở lên chưa đúng thực chất. II. Thực trạng tổ chức và quản lý TTSP tại trường ĐHSP Đồng Tháp Trường ĐHSP Đồng Tháp, một trường đại học còn non trẻ nhưng có sức phát triển khá nhanh. Trong công tác đào tạo nhà trường đã có nhiều cố gắng, mọi người đồng tâm hiệp lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc rèn luyện tay nghề cho sinh viên đã được ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm chỉ đạo. Nhà trường đã có những quy định phù hợp và kịp thời cho việc đổi mới RLNVSPTX, KTSP và TTSP. Cụ thể: Sinh viên được đưa xuống trường phổ thông ngay từ năm thứ nhất đối với hệ CĐSP và năm thứ hai đối với hệ ĐHSP để thực hành TLGD. Đối với những môn mang tính nghiệp vụ cao như TLGD, PPDH nhà trường đã có chủ chương làm lại chương trình theo hướng giảm nhẹ lý thuyết kinh viện, tăng tính thực hành rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Tổ chức nhiều các hoạt động liên quan đến RLNVSP như hội thi NVSP, Thi giảng, thi hùng biện vv.. .. nhằm để hoàn thiện nhân cách toàn diện cho sinh viên. Nhà trường đã có nhiều ý tưởng trong việc đổi mới việc tổ chức KTSP và TTSP. Đặc biệt trong năm học 2007 – 2008 nhà trường đã mạnh dạn cho sinh viên đăng ký nguyện vọng đi TTSP theo nhóm đăng ký do sinh viên làm trưởng đoàn tự đi xuống trường phổ thông để TTSP. Các khoa và phòng đào tạo chỉ là người tư vấn. Trợ giúp các em khi cần thiết. Điều này sẽ giúp sinh viên năng động hơn trong việc rèn luyện một trong những đức tính không thể thiếu được của người giáo viên hiện đại. Tuy việc tổ chức TTSP ở ĐHSP Đồng Tháp có nhiều mặt mạnh nhưng cũng vẫn còn nhiều bất cập mà hiện nay vẫn phải nghiên cứu để giải quyết từng bước. Đó là: - Việc cho sinh viên đăng ký TTSP theo nguyện vọng để tự về các trường phổ thông thực tập, điều này có nhiều thuận lợi và tiện lợi cho sinh viên trong sinh hoạt. Nhưng cũng còn những bất cập, như: Nhiều sinh viên xin về TTSP tại các trường điều kiện trang thiết bị còn thô sơ, ít giáo viên có tay nghề cao nên sự học nghề chưa được là bao, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là giỏi, chưa nói đến chuyện có nhiều giáo viên khi có sinh viên thực tập về là khoán trắng cho họ dạy trong cả giai đoạn đó, ít quan tâm chỉ việc. II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TTSP TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM Các kỹ năng phải có cơ sở lý luận, lý thuyết và thực hành, tất nhiên thực hành luyện tập là trọng tâm của sự hình thành kỹ năng. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng kỹ năng là sự vận dụng lý luận vào hành động thực tiễn, có lý thuyết rồi mới tới thực hành luyện tập. Vì vậy việc RLNVSPTX tại trường sư phạm bước cuối cùng là phải được trải nghiệm vào thực tế cuộc sống, đó chính là các lớp học sinh thực tại trường phổ thông. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi sinh viên được thực sự giảng dạy tại trường phổ thông qua đợt TTSP. Thời gian trong một đợt thực tập theo quy định là 6 tuần, hình thức TTSP mỗi trường cho sinh viên TTSP theo một hướng khác nhau tùy vào điều kiện của mỗi 196
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm trường sư phạm. Có trường sử dụng ngay trường thực hành sư phạm để sinh viên thực tập, có trường đưa sinh viên xuống các trường phổ thông theo đoàn, có trường cho sinh viên tự đăng ký nguyện vọng v .v. . . Dù dưới hình thức này hay hình thức khác thì cuối cùng cũng là giúp sinh viên có một đợt rèn luyện tay nghề thực sự trước khi ra trường thành người giáo viên phổ thông thực sự. Xuất phát từ các điều phân tích trên sau đây xin đề xuất một số quy trình tổ chức và quản lý TTSP cho sinh viên. Bước 1: Phòng đào tạo liên hệ với các trường phổ thông để định ra các điểm cần TTSP và số lượng sinh viên các ngành mà trường phổ thông đủ điều kiện hướng dẫn, gửi danh sách về các khoa bộ môn; soạn thảo quyết định thành lập thành lập ban chỉ đạo TTSP(trước khi sinh viên đi TTSP 6 tuần). Bước 2: Các khoa, bộ môn cho sinh viên đăng ký nguyện vọng theo chỉ tiêu đã được cung cấp và gửi trở lại phòng đào tạo, trong đó có giới thiệu các trưởng đoàn là sinh viên; phổ biến quy chế TTSP cho sinh viên của khoa; lập phiếu đánh giá theo đặc thù của từng ngành học (trước khi sinh viên đi TTSP 5 tuần). Bước 3: Phòng đào tạo lập danh sách đoàn sinh viên thực tập cùng với đội ngũ các giảng viên sư phạm hướng dẫn theo từng ngành học trong cả đợt thực tập; cấp giấy giới thiệu liên hệ TTSP cho trưởng đoàn là sinh viên; tổ chức hướng dẫn cho trưởng đoàn sinh viên(trước khi sinh viên đi TTSP 4 tuần). Bước 4: Trưởng nhóm sinh viên đi liên hệ với cơ sở TTSP và trực tiếp báo cáo cho phòng đào tạo(trước khi sinh viên đi TTSP 3 tuần) Bước 5: Phòng đào tạo phát phiếu đánh giá thực tập giảng dạy, chủ nhiệm cho sinh viên(trước khi sinh viên đi TTSP 2 tuần) Bước 6: Sinh viên xuống trường phổ thông, các giảng viên sư phạm hướng dẫn từng bộ môn phải bám sát địa bàn để cùng tham gia dự giờ của sinh viên trong thời gian họ TTSP; các cơ sở TTSP đón tiếp sinh viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi về tinh thần, vật chất cho sinh viên. Bước 7: Khâu đánh giá cuối cùng cần lấy theo trọng số điểm như sau: Giảng viên sư phạm trọng số 0,3 bao gồm chấm hồ sơ TTSP của sinh viên; giáo viên phổ thông trọng số 0,7 bao gồm chấm giáo án và các tiết lên lớp; công tác chủ nhiệm và các mặt khác theo quy chế. Chậm nhất 1 tuần các trưởng nhóm sinh viên TTSP theo chuyên ngành phải nộp hồ sơ về khoa, bộ môn. Các khoa lập bảng điểm TTSP công bố cho sinh viên và gửi về phòng đào tạo. Để thực hiện được theo quy trình này cần chú ý một số điểm sau: - Số lượng giảng viên sư phạm không đủ để huy động hướng dẫn cho một đợt TTSP, do vậy mỗi giảng viên sư phạm có thể tham gia hướng dẫn chuyên môn từ hai đến ba đoàn và trong thời gian này những giảng viên sư phạm được phân công thì nên toàn tâm toàn ý cho công việc này, không nên phân công giảng dạy tại trường sư phạm trong giai đoạn này. - Cần phải chọn các trường phổ thông có đội ngũ giáo viên bộ môn đủ mạnh, cơ sở vật chất tương đối tốt để sinh viên có điều kiện thực tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được tốt hơn. 197
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Trong khâu đánh cuối cùng nếu có sự quá chênh lệch giữa giảng viên sư phạm và giáo viên phổ thông thì các khoa, bộ môn nên có thẩm định lại các trường hợp này cho chính xác. KẾT LUẬN Trong quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên thì bước cuối cùng đưa sinh viên xuống trường phổ thông để thực tập giảng dạy là bước có ảnh hưởng đến tay nghề của sinh viên khi ra trường nhất. Bởi vì đây là cơ hội thuận lợi nhất để sinh viên được thử tay nghề của mình sau 4 năm rèn luyện tại trường sư phạm. Chính vì vậy, cần phải tổ chức đợt TTSP một cách có hiệu quả thực sự, đánh giá công khai, công bằng trong việc rèn luyện của sinh viên tại trường cũng như khi đi KTSP và TTSP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1] Đặng Thành Hưng(2002), Dạy học hiện đại – Lý luận – Biện pháp – Kỹ thuật, NXB ĐHQG – Hà nội 2] Lê Đức Ngọc (2005) – Giáo dục đại học – Phương pháp dạy và học – NXB – ĐHQG, Hà nội. 3] Phạm Trung Thanh (2004) – Thực tập Sư phạm năm thứ hai – NXB ĐHSP,2004 198
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI - Chuơng 5. QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG TRANG TRẠI
17 p | 420 | 136
-
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG
144 p | 1243 | 101
-
Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch: Phần 2
60 p | 92 | 16
-
Thiết kế tổ chức dạy học chủ đề STEM hệ thống cấp nước tự động đơn giản theo quy trình dạy học 6E chương trình trung học cơ sở
16 p | 145 | 11
-
Quy trình tổ chức thí nghiệm nhằm hình thành kỹ năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
4 p | 123 | 7
-
cẩm nang học tập và nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh: phần 2 - viện kinh tế và quản lý
32 p | 68 | 6
-
Tổ chức dạy học dự án chủ đề “Thiết kế hệ sinh thái thủy sinh”, phần Sinh thái học và môi trường, Sinh học 12
9 p | 19 | 5
-
Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả đọc thẩm mĩ trong thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông
12 p | 38 | 5
-
Nghiên cứu quy trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai nội dung giáo dục địa phương ở trường phổ thông
7 p | 17 | 4
-
Bảo tồn nét đẹp văn hóa trò chơi dân gian thông qua tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
10 p | 9 | 4
-
Xây dựng hệ thống tài liệu hồ sơ trong tổ chức
12 p | 92 | 4
-
Quy định về tổ chức và quản lý thi kết thúc học phần
17 p | 115 | 4
-
Tổ chức dạy học dự án Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh
6 p | 8 | 3
-
Nhận thức và thái độ đối với việc sử dụng e-learning trong đào tạo nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
8 p | 33 | 3
-
Xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua E-learning
7 p | 35 | 2
-
Chính sách đổi mới giáo dục toàn diện theo tiêu chuẩn trường học đạt chuẩn quốc gia: Phần 2
204 p | 6 | 2
-
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
5 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn