JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 87-93<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0073<br />
<br />
QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC<br />
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
Kiều Phương Hảo1 , Phạm Thị Bình2<br />
1 Khoa<br />
<br />
Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2<br />
Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
2 Khoa<br />
<br />
Tóm tắt. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học các học phần Phương pháp dạy học hóa<br />
học là một trong các biện pháp hiệu quả để rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên. Việc<br />
sử dụng bài tập tình huống còn giúp sinh viên được tiếp cận với những tình huống điển<br />
hình, thực tế của quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông, tạo cơ hội cho sinh viên<br />
vận dụng kiến thức, kĩ năng về lí luận dạy học hóa học vào giải quyết các tình huống thực<br />
tiễn. Tuy nhiên, hiện nay còn rất thiếu tài liệu về bài tập tình huống trong dạy học các học<br />
phần phương pháp dạy học hóa học. Trong báo cáo này, chúng tôi đề xuất quy trình xây<br />
dựng bài tập tình huống trong dạy học học phần Phương pháp dạy học hóa học ở trường<br />
phổ thông, lấy ví dụ với phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học.<br />
Từ khóa: Bài tập tình huống, phương pháp dạy học, quy trình xây dựng bài tập tình huống.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong quá trình dạy học các học phần Lí luận và phương pháp dạy học (PPDH) hóa học cần<br />
giúp sinh viên (SV) hiểu rõ các vấn đề về lí luận và vận dụng được chúng vào các tình huống cụ<br />
thể. Các PPDH truyền thống trong dạy học đại học bị hạn chế trong việc tạo cơ hội cho SV vận<br />
dụng kiến thức, kĩ năng trong các bối cảnh tình huống cụ thể nhưng sử bài tập tình huống (BTTH)<br />
là một trong các biện pháp có thể khắc phục được điều đó. Sử dụng BTTH trong dạy học nói chung<br />
có tác dụng rất tích cực như: nâng cao tính thực tiễn của môn học, nâng cao tính chủ động, sáng<br />
tạo và hứng thú của học sinh, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải<br />
quyết vấn đề, kĩ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến [2] Việc xây dựng và sử dụng BTTH<br />
trong dạy học các học phần Lí luận và PPDH đã được một số tác giả nghiên cứu [2], [6], [8], [9]<br />
và khẳng định sự cần thiết của nó như:BTTH giúp SV củng cố, khắc sâu kiến thức đã học [6], phát<br />
triển tư duy sáng tạo, hình thành và rèn luyện những năng lực cơ bản về dạy học - giáo dục, nâng<br />
cao lòng yêu nghề và hứng thú với nghề [8]; Thông qua xử lí tình huống giúp người học có cái<br />
nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề lí thuyết đã được học, giúp người học có điều kiện để vận<br />
dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết [3]; Sử dụng BTTH giúp SV hứng thú hơn với môn học và<br />
bước đầu hình thành một số kĩ năng giảng dạy cơ bản [2].<br />
Có thể thấy BTTH thực sự là một công cụ hiệu quả để phát triển năng lực dạy học cho SV<br />
trong các học phần lí luận và phương pháp dạy học bộ môn, Tuy nhiên, trong thực tế, các công<br />
trình nghiên cứu về lĩnh vực này đặc biệt là với bộ môn Hóa học còn rất hạn chế, nhiều giảng viên<br />
Ngày nhận bài: 5/3/2016. Ngày nhận đăng: 14/7/2016.<br />
Liên hệ: Kiều Phương Hảo, e-mail: phuonghaosp2@gmail.com<br />
<br />
87<br />
<br />
Kiều Phương Hảo, Phạm Thị Bình<br />
<br />
chưa thấy được giá trị của việc sử dụng BTTH và thường dùng các câu hỏi ghi nhớ kiến thức, một<br />
số khác có biết đến BTTH nhưng chưa rõ cách thức xây dựng, sử dụng và hướng dẫn SV giải quyết<br />
BTTH [8].<br />
Chính vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng BTTH trong dạy học<br />
học phần Phương pháp dạy học hóa học phổ thông, lấy ví dụ cho nội dung khi dạy dạng bài về chất<br />
và nguyên tố hóa học.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm bài tập tình huống<br />
<br />
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về BTTH.Trên cơ sở phân tích nhiều định nghĩa khác<br />
nhau về bài tập tình huống, tác giả Phan Đức Duy [4] đưa ra định nghĩa về BTTH như sau: BTTH<br />
là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc<br />
lại dưới dạng bài tập, khi sinh viên giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức vừa rèn luyện<br />
được những kĩ năng dạy học cần thiết. . . Theo khái niệm này, tác giả đã khẳng định BTTH được<br />
xây dựng từ thực tiễn quá trình dạy học, giúp sinh viên được đặt vào tình huống cụ thể, có nhu cầu<br />
giải quyết tình huống đó, hình dung được những tình huống có thể xảy ra khi giảng dạy ở trường<br />
phổ thông. Các tình huống này có thể được chọn lọc từ nội dung kiến thức của môn học hoặc từ<br />
những tình huống thực tế có liên quan đến kiến thức của môn học. Để phát triển năng lực và phẩm<br />
chất của người học, giáo viên nên ưu tiên xây dựng bài tập tình huống từ các nguồn tư liệu thực tế<br />
trong đời sống.<br />
Theo chúng tôi, BTTH sử dụng trong dạy học học phần PPDH hóa học ở trường phổ thông<br />
là những bài tập nêu lên các tình huống giả định hay thực tiễn trong dạy học hóa học ở trường phổ<br />
thông, mà thông qua việc phân tích, thảo luận, giải quyết các tình huống đó có thể củng cố kiến<br />
thức và rèn luyện các kĩ năng dạy học hóa học cho sinh viên.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Đặc trưng của dạy học bằng bài tập tình huống<br />
<br />
Sử dụng BTTH trong dạy học tức là giáo viên đưa người học vào các tình huống cụ thể, gợi<br />
ra những vấn đề để người học phải vận dụng kiến thức kĩ năng của mình để giải quyết qua đó đạt<br />
được mục tiêu dạy học.<br />
Các BTTH cần chứa đựng những yếu tố thực tiễn, là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa lý<br />
thuyết và thực hành. Người học nhận thức được rằng các vấn đề của bài học có liên quan chặt chẽ<br />
với thực tế dạy học ở trường phổ thông có thể giải quyết bằng nhiều phương án khác nhau. Khi<br />
phân tích các tình huống này, người học thấy được tầm quan trọng của kiến thức lí thuyết ở trên<br />
lớp để vận dụng giải quyết các vấn đề học tập.<br />
Tuy nhiên, một vấn đề rất khó khăn với giáo viên khi sử dụng bài tập tình huống trong dạy<br />
học là việc xây dựng BTTH mất khá nhiều thời gian, công sức. Để xây dựng được các BTTH tốt<br />
đòi hỏi người giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu bài học, am hiểu những vấn đề thực tiễn dạy học ở<br />
phổ thông, có kĩ năng thu thập, chọn lọc và xử lí thông tin.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Nguyên tắc xây dựng bài tập tình huống<br />
<br />
Trên cơ sở lí luận về việc sử dụng BTTH trong dạy học và mục tiêu của sử dụng BTTH<br />
trong học phần Phương pháp dạy học hóa học phổ thông, chúng tôi xác định các nguyên tắc xây<br />
dựng bài tập tình huống như sau:<br />
Nguyên tắc 1: Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học<br />
BTTH cũng như tất cả các yếu tố khác sử dụng trong quá trình dạy học đều phải hướng tới<br />
mục tiêu và phù hợp với nội dung dạy học. Tình huống trong bài tập phải liên quan đến nội dung<br />
88<br />
<br />
Quy trình xây dựng bài tập tình huống trong dạy học học phần phương pháp dạy học...<br />
<br />
bài học nghĩa là cần chứa đựng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần hình thành cho SV, và thông qua<br />
việc giải quyết yêu cầu đặt ra trong BTTH mà đạt được mục tiêu dạy học đã xác định.<br />
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính thực tiễn<br />
Khi xây dựng các BTTH, cần lựa chọn các tình huống phù hợp với thực tế dạy học ở trường<br />
phổ thông. Để làm được điều đó cần xuất phát từ các hoạt động thực tế quan sát được ở trường phổ<br />
thông, thực tế nhận thức hiểu biết của SV làm cơ sở xây dựng tình huống trong các bài tập. Các<br />
BTTH được xây dựng đảm bảo nguyên tắc này sẽ giúp SV được tiếp cận với thực tiễn dạy học ở<br />
trường phổ thông, hiểu rõ về nội dung học tập, học được cách vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có<br />
vào các tình huống cụ thể đồng thời cũng ý thức và xác định được định hướng đúng đắn trong việc<br />
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho bản thân.<br />
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính sư phạm<br />
BTTH phải đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí sinh viên. Tình<br />
huống quá khó sẽ gây tâm lí chán nản cho SV nhưng nếu tình huống quá dễ cũng sẽ gây tâm lí coi<br />
nhẹ, bất hợp tác hoặc không tạo được hiệu quả cao khi giảng dạy. Tình huống vừa sức, gần gũi,<br />
phù hợp sẽ kích thích được nhu cầu, hứng thú, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV.<br />
Cũng cần lưu ý là các tình huống lấy từ thực tiễn thường rất phức tạp, chứa đựng nhiều vấn<br />
đề do đó khi chọn lựa giảng viên cần xác định rõ mục tiêu để đơn giản hóa tình huống, đi đúng<br />
trọng tâm.<br />
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục<br />
BTTH phải góp phần giúp SV có những hiểu biết sâu sắc hơn về nghề dạy học, ý thức được<br />
vai trò, trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo dạy hóa học tương lai. Thông qua BTTH, SV được<br />
rèn luyện một số phẩm chất như tính kiên trì, chịu khó, tinh thần hợp tác góp phần nâng cao ý thức<br />
rèn luyện phát triển nghề nghiêp, có thái độ tích cực và lòng say mê với nghề.<br />
4. Đề xuất quy trình xây dựng BTTH trong dạy học học phần PPDH Hóa học ở trường phổ<br />
thông<br />
Quy trình xây dựng hệ thống BTTH trong dạy học học phần PPDH hóa học ở trường phổ<br />
thông gồm 5 bước: Xác định mục tiêu xây dựng hệ thống BTTH, xác định loại BTTH, thu thập tư<br />
liệu và xây dựng BTTH, kiểm định BTTH đã xây dựng trong dạy học, chỉnh sửa và hoàn thiện.<br />
Bước 1: Xác định mục tiêu xây dựng hệ thống BTTH<br />
Để xác định mục tiêu xây dựng BTTH trong dạy học học phần PPDH Hóa học ở trường phổ<br />
thông, trước hết cần nghiên cứu mục tiêu của môn học này. Ngoài ra cùng cần nghiên cứu thêm<br />
những nội dung có liên quan đến năng lực dạy học trong quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo<br />
viên trung học phổ thông và trung học cơ sở và chuẩn đầu ra của SV sư phạm hóa học của các<br />
trường Đại học Sư phạm.<br />
Trên các cơ sở đó, đi trả lời cho câu hỏi: Xây dựng BTTH, hệ thống BTTH để làm gì? Qua<br />
hệ thống BTTH này, những kiến thức, kĩ năng dạy học nào sẽ được hình thành, phát triển cho SV?<br />
Mức độ kiến thức, kĩ năng SV cần đạt được là gì?<br />
Bước 2: Xác định loại BTTH<br />
Trên cơ sở phân loại BTTH của các tác giả đi trước (phân loại theo nội dung, theo phương<br />
pháp, theo phương tiện hay theo loại bài. . . ), kết hợp với đặc điểm nội dung môn học cần xây dựng<br />
BTTH và mục tiêu đặt ra để xác định các loại BTTH Lưu ý nên chia nhỏ các loại BTTH sao cho<br />
các nội dung không bị chồng chéo để nhấn mạnh cho SV. Trong học phần PPDH hóa học ở trường<br />
phổ thông, khi xây dựng hệ thống BTTH cho chương IV “PPDH về chất và nguyên tố hóa học”,<br />
chúng tôi phân loại BTTH theo các kĩ năng mà SV cần đạt được như sau:<br />
- BTTH rèn luyện kĩ năng xác định mục tiêu bài học (BTTH 1).<br />
- BTTH rèn luyện kĩ năng xác định nội dung bài học (BTTH 2).<br />
89<br />
<br />
Kiều Phương Hảo, Phạm Thị Bình<br />
<br />
- BTTH rèn luyện kĩ năng lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học (BTTH 3).<br />
- BTTH rèn luyện kĩ năng lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học (BTTH 4).<br />
- BTTH rèn luyện kĩ năng lựa chọn hình thức tổ chức dạy học (BTTH 5).<br />
- BTTH rèn luyện kĩ năng kiểm tra đánh giá (BTTH 6).<br />
Các kĩ năng dạy học trong các loại BTTH trên thuộc giai đoạn chuẩn bị, lập kế hoạch dạy<br />
học, việc rèn kĩ năng thực hiện kế được rèn luyện trong học phần Thực hành sư phạm.<br />
Bước 3: Thu thập tư liệu và xây dựng BTTH<br />
Các tình huống trong BTTH có thể là các vấn cần xuất phát từ thực tiễn dạy học hoặc là<br />
các vấn đề giả định nhằm đạt mục tiêu của môn học. Do đó nguồn tư liệu để xây dựng BTTH sẽ là<br />
những giáo án của giáo viên, giờ học thực tế ở trường phổ thông, giáo án và những giờ tập giảng<br />
của sinh viên, và từ kinh nghiệm của giảng viên về những sai lầm, vướng mắc của sinh viên trong<br />
quá trình dạy học và vận dụng lí luận dạy học.<br />
Tư liệu thu thập có thể ở dạng văn bản hoặc băng hình.<br />
và học sinh do người dự ghi chép lại.<br />
Đối với tư liệu văn bản: Chính là các bản thiết kế kế hoạch bài học của SV các khóa qua<br />
các học phần, các bài kiểm tra, của giáo viên dạy Hóa học ở phổ thông) chú ý bản kế hoạch bài<br />
học bộc lộ những thiếu sót (mục đích giúp SV tránh được những sai lầm). Giảng viên cần photo<br />
hoặc chụp lại bản kế hoạch (hoặc trích đoạn kế hoạch bài học), phân loại theo từng khối, từng nội<br />
dung quan trọng trong chương trình phổ thông, sắp xếp vào hệ thống theo sự phân loại ở trên. Ví<br />
dụ như: chụp (photo) kế hoạch bài Clo (hoặc phần Mục tiêu bài Clo), sắp xếp vào lớp 10, nhóm<br />
bài chất và nguyên tố hóa học trong hệ thống các BTTH thuộc BTTH1 (BTTH rèn luyện kĩ năng<br />
xác định mục tiêu bài học).<br />
Trong quá trình dạy học các học phần về phương pháp dạy học hóa học ở đại học, giảng<br />
viên cần chú ý lưu lại các ví dụ, ý kiến tốt hoặc chưa hợp lí của SV để xây dựng các tình huống<br />
mô phỏng, tình huống tranh luận.<br />
Đối với tư liệu băng hình: Tiến hành ghi hình các tiết giảng của giáo viên phổ thông và SV<br />
(qua các buổi tập giảng,giờ thực hành sư phạm, hội giảng cấp khoa, cấp trường), sưu tầm các clip<br />
giảng có nội dung liên quan. Sau đó tiến hành phân loại theo phương tiện, nội dung và phương<br />
pháp dạy học[2]. Yêu cầu hình ảnh phải trung thực, rõ ràng, đủ ánh sáng, góc quay làm nổi bật các<br />
đối tượng theo tiến trình bài giảng, âm thanh rõ ràng, hạn chế tối đa tạp âm, có thể nghe rõ lời nói<br />
của giáo viên và học sinh. Tư liệu được sắp xếp thành hệ thống, thuận tiện cho việc biên soạn nội<br />
dung của BTTH.<br />
Dựa vào các tư liệu thu thập được tiến hành xây dựng BTTH. Một BTTH thường có ba phần<br />
là: Mở đầu, phát triển và kết thúc, cụ thể:<br />
- Phần mở đầu: Giới thiệu tình huống và đối tượng nhận thức, tạo lập bối cảnh xảy ra tình<br />
huống.<br />
- Phần phát triển: Đây là phần chính vì nó cung cấp cho người học những thông tin cần thiết<br />
để có thể phân tích tình huống, hình thành nên giải pháp, đây cũng là phần tạo ra mâu thuẫn, xung<br />
đột hoặc những vấn đề, những khó khăn, trở ngại cần giải quyết.<br />
- Phần kết luận: là phần đưa ra những yêu cầu hay câu hỏi để người học phải giải quyết.<br />
Lưu ý: Khi mô tả tình huống không nên thể hiện quan điểm cá nhân, nội dung tính huống<br />
ngắn gọn súc tích và đảm bảo các nguyên tắc đã nêu ở trên.<br />
Bước 4: Kiểm định BTTH đã xây dựng trong dạy học<br />
BTTH đã xây dựng cần được rà soát, đối chiếu với những yêu cầu đặt ra,mang sử dụng trong<br />
thực tiễn dạy học, , hoặc đánh giá chất lượng theo phương pháp chuyên gia.<br />
Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện<br />
90<br />
<br />
Quy trình xây dựng bài tập tình huống trong dạy học học phần phương pháp dạy học...<br />
<br />
Sau khi nhận được ý kiến phản hồi, các BTTH sẽ được điều chỉnh, hoàn thiện.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Ví dụ minh họa<br />
<br />
Do điều kiện hình thức của bài báo không thể hiện được các BTTH dạng video nên chúng<br />
tôi xin đưa ra một số ví vụ BTTH dạng văn bản như sau:<br />
Ví dụ 1: Clo là một chất độc tuy nhiên tính oxi hóa của clo lại được ứng dụng rất nhiều<br />
trong thực tiễn. Khi dạy bài clo – Hóa học lớp 10 - chương trình nâng cao – một giáo viên rất muốn<br />
tích hợp giáo dục ý thức và đạo đức khi sử dụng hóa chất vào cuộc sống cho HS nhưng còn đang<br />
lúng túng chưa biết nên tích hợp như thế nào. Là một người bạn của giáo viên đó em sẽ gợi ý cách<br />
tích hợp như thế nào trong bài học để có thể giáo dục ý thức và đạo đức khi sử dụng clo nói riêng<br />
cũng như hóa chất nói chung vào cuộc sống cho HS?<br />
Ví dụ 2: Khi mở đầu bài học bài Clo, Hóa học lớp 10, một giáo viên đã đặt vấn đề vào bài<br />
như sau: “Clo là nguyên tố tiêu biểu và quan trọng nhất trong nhóm halogen. Những hợp chất của<br />
clo rất quen thuộc với cuộc sống của chúng ta như muối ăn NaCl, axit clohiđric có trong dịch vị<br />
dạ dày, một số thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, dược phẩm, thuốc tẩy, . . . Clo có tính chất vật lí,<br />
tính chất hóa học gì? clo có những ứng dụng gì và điều chế clo như thế nào? Bài học hôm nay sẽ<br />
giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.”<br />
Theo em cách vào bài của giáo viên kia đã thu hút được HS vào bài học chưa? Và có nêu<br />
được mục đích của bài học không?<br />
Em là giáo viên hóa học, để đặt vấn đề vào bài cho bài học này em sẽ làm như thế nào để<br />
thu hút được HS và nêu được mục đích của bài học?<br />
Ví dụ 3: Trong giờ thảo luận về việc vận dụng các PPDH khi dạy các bài về chất và nguyên<br />
tố, giảng viên yêu cầu ”lựa chọn PPDH và đề xuất ý tưởng hoạt động dạy học theo phương pháp<br />
đã lựa chọn khi dạy phần tính chất hóa học của clo trong bài clo lớp 10 – cơ bản”, một nhóm SV<br />
đã đề xuất 3 phương án dạy học như sau:<br />
Phương án 1: Sử dụng PP đàm thoại “GV đặt vấn đề nghiên cứu tính chất hóa học của clo<br />
→ GV yêu cầu HS nhắc lại các phản ứng hóa học của clo đã biết, viết PTHH → xác định vai trò<br />
oxi hóa khử của clo trong các phản ứng đó → yêu cầu HS giải thích tính oxi hóa khử của clo dựa<br />
vào cấu tạo nguyên tử của clo → so sánh khả năng thể hiện hai tích chất đó dựa vào độ âm điện và<br />
bằng chứng các phản ứng cụ thể → kết luận về tính chất hóa học của clo.<br />
Phương án 2: Sử dụng thí nghiệm theo pp nghiên cứu phối hợp với pp đàm thoại<br />
GV đặt vấn đề nghiên cứu tính chất hóa học của clo → tiến hành làm một số thí nghiệm<br />
(hoặc xem video các thí nghiệm), HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng → phân tích hiện tượng,<br />
rút ra kết luận về tính chất hóa học của clo → viết PTHH, xác định tính oxi hóa khử của clo →<br />
giải thích tính chất oxi hóa khử của clo.<br />
Phương án 3: Sử dụng thí nghiệm theo pp kiểm chứng<br />
GV đặt vấn đề nghiên cứu tính chất hóa học của clo → HS viết cầu hình electron nguyên<br />
tử của clo, xác định độ âm điện của clo để dự đoán tính chất hóa học của clo → tiến hành các thí<br />
nghiệm của clo với Na, Fe, H2, dung dịch NaOH, NaBr, NaI (GV hoặc HS làm thí nghiệm) → HS<br />
quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH, xác định bản chất của phản ứng và vai trò của clo<br />
trong các phản ứng đó → Kết luận.<br />
Hãy phân tích, đánh giá về tính phù hợp của phương pháp dạy học đã lựa chọn và tích cực<br />
của các hoạt động dạy học trong 3 phương án trên?.<br />
Ví dụ 4: Trong giờ học bài axit sunfuric môn Hóa học lớp 10, khi dạy học phần tính chất<br />
vật lí của axit sunfuric, để nhấn mạnh cách pha loãng axit sunfuric đặc, một giáo viên đã sử dụng<br />
hình vẽ (trong sách giáo khoa và phóng to) dưới đây:<br />
Và đặt câu hỏi: Đây là hình vẽ mô tả hai cách pha loãng axit sunfuric đặc, quan sát và cho<br />
91<br />
<br />