JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0139<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 16-24<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
QUY TRÌNH XÂY DỰNG KHUNG NỘI DUNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC<br />
PHỔ THÔNG MỚI (CHƯƠNG TRÌNH SAU 2015)<br />
<br />
Trần Khánh Ngọc<br />
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Trong chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên (KHTN)<br />
là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thức<br />
về khoa học Trái đất. Dựa trên việc nghiên cứu đối sánh chương trình hiện hành của Việt<br />
Nam và chương trình môn Khoa học của một số nước trên thế giới, bài báo đề xuất khung<br />
nội dung môn KHTN có thể được xây dựng dựa trên hai cách tiếp cận: (1) Tiếp cận các<br />
nguyên lí vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên và sử dụng chính các nguyên lí đó<br />
làm các chủ đề khái quát xuyên suốt qua các lớp của bậc THCS; (2) Tiếp cận logic cuộc<br />
sống - coi con người là trung tâm của việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, do vậy, ưu<br />
tiên trang bị những kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng, cần thiết để sau khi tốt nghiệp bậc<br />
THCS, người học có thể sống, làm việc và có khả năng ứng phó, thích nghi với thế giới<br />
khoa học công nghệ. Như vậy, cấu trúc của môn KHTN cấp THCS sẽ gồm 2 giai đoạn là<br />
lớp 6,7 (giai đoạn 1) và lớp 8,9 (giai đoạn 2). Khung nội dung của mỗi giai đoạn sẽ đều<br />
gồm các chủ đề lớn là (1) Em là nhà khoa học; (2) Sự đa dạng; (3) Mô hình và hệ thống,<br />
(4) Năng lượng ; (5) Tương tác.<br />
Từ khóa: Khoa học tự nhiên, chương trình môn khoa học tự nhiên, khung nội dung môn<br />
khoa học tự nhiên, trung học cơ sở.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Một trong những đề án vô cùng quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai hiện<br />
nay là xây dựng chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (GDPT) cho giai đoạn sau 2015 (gọi<br />
tắt là chương trình tổng thể GDPT sau 2015). Chương trình tổng thể GDPT sau 2015 có rất nhiều<br />
điểm mới so với chương trình hiện hành như: Chương trình chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp<br />
cận hình thành và phát triển năng lực cho người học; chương trình được chia thành hai giai đoạn:<br />
(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, bảo đảm trang bị cho học<br />
sinh (HS) tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học; chuẩn bị tâm thế cho<br />
việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu<br />
phân luồng sau trung học cơ sở (THCS): HS học lên hoặc tham gia cuộc sống lao động và (2) Giai<br />
đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông) nhằm phát triển năng lực theo<br />
sở trường, nguyện vọng của từng HS, bảo đảm HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn<br />
học sau có chất lượng [1].<br />
Ngày nhận bài: 15/6/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.<br />
Liên hệ: Trần Khánh Ngọc, e-mail: ngoctunga1@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở...<br />
<br />
<br />
Trong chương trình tổng thể GDPT sau 2015, điều thu hút sự quan tâm của rất nhiều giáo<br />
viên và các nhà nghiên cứu giáo dục là sự xuất hiện hai môn học mới: môn Khoa học tự nhiên<br />
(KHTN) và môn Khoa học xã hội (KHXH) - hai môn học bắt buộc ở cấp học THCS, trong đó môn<br />
KHTN là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thức<br />
về khoa học Trái đất; môn KHXH là môn học tích hợp kiến thức từ các môn Lịch sử và Địa lí.<br />
Sự xuất hiện các môn học mới đồng nghĩa với việc phải nghiên cứu và xây dựng chương<br />
trình môn học một cách khoa học và bài bản. Chương trình môn học bao gồm việc xác định mục<br />
tiêu môn học, xây dựng khung nội dung, chuẩn đầu ra, định hướng hình thức tổ chức dạy học và<br />
kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho môn học đó. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ bàn<br />
sâu về phương pháp và quy trình xây dựng khung nội dung cho môn KHTN ở cấp THCS trong<br />
chương trình GDPT sau 2015.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái quát về môn KHTN trong chương trình tổng thể GDPT mới<br />
Trong chương trình tổng thể GDPT mới, lĩnh vực KHTN bao gồm các môn học: Cuộc sống<br />
quanh ta (lớp 1,2,3); Tìm hiểu tự nhiên (lớp 4,5); Khoa học tự nhiên (cấp THCS) và Vật lí, Hóa<br />
học, Sinh học (cấp THPT) [1]. Ngoài việc đóng góp vào rèn luyện các năng lực chung, các môn<br />
học thuộc lĩnh vực KHTN còn hướng đến phát triển ở HS năng lực chuyên biệt là năng lực tìm tòi,<br />
nghiên cứu khoa học.<br />
Ở cấp THCS, KHTN là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Vật lí, Hoá học,<br />
Sinh học, Khoa học trái đất, và là môn học bắt buộc ở cấp học này. Khác với khi còn là các môn<br />
học riêng rẽ như trong chương trình hiện hành với mỗi môn học có đối tượng và nhiệm vụ nghiên<br />
cứu riêng, môn KHTN có đối tượng nghiên cứu là toàn bộ thế giới tự nhiên, là những quy luật vận<br />
động, phát triển chung của tự nhiên. Mục tiêu tổng quát của môn KHTN ở cấp THCS là:<br />
- Trang bị cho HS nền tảng tri thức phổ thông là những thuật ngữ và khái niệm khoa học cơ<br />
bản về sinh học, Vật lí, Hóa học, Khoa học trái đất và không gian, để HS:<br />
+ Có thể hiểu rõ bản thân và thế giới xung quanh (hiểu biết về bản chất của sinh giới, của<br />
trái đất và vị trí của nó trong vũ trụ, về các quá trình vật lí và hóa học, về các nguyên lí vận động<br />
và phát triển chung nhất của giới tự nhiên).<br />
+ Có thể trở thành những công dân tự tin trong thế giới công nghệ, có khả năng tham gia<br />
vào các vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ;<br />
+ Chuẩn bị cho việc học tập và nghiên cứu khoa học ở các cấp học cao hơn.<br />
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng cơ bản, phổ thông phù hợp với việc nghiên cứu và các hoạt<br />
động trong cuộc sống như kĩ năng quan sát các hiện tượng tự nhiên và xác định vấn đề nghiên cứu,<br />
kĩ năng đặt câu hỏi nghiên cứu, kĩ năng lập giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng lập kế hoạch và thực<br />
hiện kiểm chứng giả thuyết, kĩ năng phân tích, xử lí dữ liệu và thông tin khoa học, công bố và trao<br />
đổi kết quả nghiên cứu với người khác. . .<br />
- Tạo cơ hội để phát triển các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo,<br />
năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự quản lí; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng<br />
ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán. . .<br />
- Phát triển ở HS nhận thức về bản chất của khoa học và quá trình tìm tòi, nghiên cứu khoa<br />
học; về vai trò và những đóng góp của khoa học đối với đời sống con người; về sự đa dạng của các<br />
nghề nghiệp liên quan đến khoa học.<br />
- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất, thái độ khoa học cần thiết như cần cù,<br />
<br />
<br />
17<br />
Trần Khánh Ngọc<br />
<br />
<br />
trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, sẵn sàng học hỏi cái mới, bảo vệ lẽ phải. . . để<br />
có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên xã hội cộng đồng.<br />
<br />
2.2. Xây dựng khung nội dung cho môn KHTN cấp THCS<br />
Quy trình xây dựng khung nội dung cho môn KHTN cấp THCS được tiến hành theo các<br />
bước như sau:<br />
(1) Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về việc xây dựng khung nội dung môn KHTN.<br />
(2) Nghiên cứu thực trạng chương trình các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học và các kiến<br />
thức về Trái đất và không gian trong chương trình THCS hiện hành.<br />
(3) Đối sánh các chương trình trong và ngoài nước, từ đó đề xuất các định hướng cơ bản<br />
cho khung nội dung môn KHTN cấp THCS trong chương trình GDPT mới.<br />
(4) Thiết kế khung nội dung chi tiết.<br />
(5) Xin ý kiến chuyên gia, thực nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện.<br />
2.2.1. Kết quả nghiên cứu, đối sánh các chương trình trong và ngoài nước về việc xây dựng<br />
khung nội dung môn KHTN<br />
Theo quy trình trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chương trình môn KHTN của một<br />
số nước trên thế giới như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Úc, Anh, Mĩ (các bang California,<br />
NewYork, Washington D.C) [3 - 8] . . . để tìm hiểu về các vấn đề như cách tiếp cận xây dựng khung<br />
nội dung của môn KHTN; các nội dung cơ bản và mức độ của mỗi nội dung được đề cập đến trong<br />
chương trình; cách sắp xếp các nội dung trong chương trình qua các lớp...và có thể rút ra một số<br />
nhận xét như sau:<br />
* Về cách tiếp cận xây dựng khung nội dung của môn KHTN: Chúng tôi nhận thấy rằng<br />
chương trình của đa số các nước đều thể hiện 02 cách tiếp cận sau:<br />
(1) Tiếp cận các nguyên lí vận động, phát triển của tự nhiên: Coi thế giới tự nhiên là đối<br />
tượng nghiên cứu, tìm các quy luật vận động, phát triển chung của giới tự nhiên; từ đó, xây dựng<br />
mạch nội dung sao cho thể hiện rõ được các nguyên lí đó.Ví dụ:<br />
+ Chương trình của Singapore [6] đề cập đến các nguyên lí chung của tự nhiên gồm: sự đa<br />
dạng; các chu kì (chỉ có ở môn KHTN cấp tiểu học); mô hình và hệ thống (chỉ có ở môn KHTN<br />
cấp THCS, là sự tiếp nối của các chu kì ở cấp tiểu học), tương tác và năng lượng. Các nguyên lí<br />
này được sử dụng làm các chủ đề lớn, cốt lõi của toàn bộ chương trình và nội dung trong từng chủ<br />
đề được phát triển theo kiểu xoáy ốc từ cấp tiểu học đến THCS.<br />
+ Chương trình của Úc [8] đề cập đến 6 ý tưởng tổng quát, gồm: Mô hình, trật tự và tổ chức;<br />
Cấu tạo và chức năng; Ổn định và biến đổi; Thang đo và các phép đo; Vật chất và năng lượng;<br />
Các hệ thống.Các ý tưởng này được thể hiện thông qua các mạch nhỏ của vật lí, hóa học, sinh học,<br />
khoa học trái đất xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 10.<br />
+ Chương trình của Mỹ (theo NGSS - Next Genenation Science Standards) đề cập đến các<br />
ý tưởng tổng quát [3,5]: Mô hình, nguyên nhân và kết quả; thang đo, tỉ lệ và các đại lượng; hệ<br />
thống; vật chất và năng lượng; cấu trúc và chức năng; ổn định và biến đổi.Các ý tưởng này được<br />
phát triển xoáy ốc từ lớp 1 đến lớp 12 và được thể hiện trong các mạch: Khoa học sự sống, Khoa<br />
học vật lí, Khoa học Trái đất và không gian; Kĩ thuật, công nghệ và Ứng dụng của khoa học.<br />
Tuy cách gọi tên có khác nhau nhưng có thể thấy các ý tưởng tổng quát mà các chương trình<br />
đó đề cập đến đều có nội hàm tương tự nhau, đó là đều tập trung làm rõ các nguyên lí vận động và<br />
phát triển chung nhất của giới tự nhiên và các nguyên lí này được thể hiện thông qua các nội dung<br />
chi tiết theo cách phát triển xoáy ốc từ thấp đến cao.<br />
<br />
18<br />
Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở...<br />
<br />
<br />
(2) Tiếp cận logic cuộc sống: coi con người là trung tâm của việc nghiên cứu và ứng dụng<br />
khoa học, do vậy, ưu tiên trang bị những kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng cần thiết cho việc<br />
sống, làm việc và có khả năng ứng phó, thích nghi với thế giới khoa học công nghệ.<br />
Dựa trên hai cách tiếp cận đó, nội dung được đưa vào khung chương trình một cách phù<br />
hợp, không bị chồng chéo, nhưng đồng thời cũng đảm bảo được đó là những kiến thức cơ bản, nền<br />
tảng, cần thiết cho một người có thể tự tin hòa nhập với cuộc sống sau khi tốt nghiệp THCS.<br />
Khác với chương trình của các nước trên, trong chương trình THCS hiện hành của Việt<br />
Nam, các môn học thuộc lĩnh vực KHTN đang được nghiên cứu với tư cách là các môn học riêng,<br />
mỗi môn có đối tượng nghiên cứu riêng [2]. Do vậy, có thể thấy rất rõ cách tiếp cận trong chương<br />
trình các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học hiện tại là tiếp cận nội dung theo logic môn học. Cách<br />
tiếp cận này có ưu điểm là các kiến thức trang bị cho người học được sắp xếp một cách có hệ thống,<br />
giúp người học có được một cái nhìn tổng thể, xuyên suốt đối với môn học đó. Tuy nhiên, cách<br />
tiếp cận này hiện tại cũng bộc lộ những điểm hạn chế như:<br />
+ Quá tải đối với các nội dung chuyên sâu, thiếu tải đối với các kiến thức ứng dụng thực<br />
tiễn: Nhiều nội dung trong chương trình còn quá nặng nề, gần giống như một cuốn giáo trình đại<br />
học thu nhỏ mà chưa thực sự đề cập đến những ứng dụng thực tiễn, những vấn đề “nóng” của xã<br />
hội liên quan đến các kiến thức khoa học công nghệ mà HS cần được trang bị. Ví dụ như môn Sinh<br />
học ở lớp 7, HS học hầu như tất cả các ngành, các lớp của giới động vật (nghiên cứu cả hình dạng<br />
ngoài và cấu tạo giải phẫu) là chưa cần thiết, các nội dung này nên dành cho các đối tượng muốn<br />
đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu Sinh học ở những cấp học cao hơn.<br />
+ Kiến thức nhiều chỗ bị lặp lại, chồng chéo giữa các môn học do mỗi môn học đều có<br />
mạch logic riêng và đều cần đến kiến thức đó. Điều này dẫn đến việc cùng một kiến thức, HS phải<br />
học lặp đi lặp lại 2 – 3 lần, vừa gây nhàm chán, vừa chiếm thời gian của việc học những ứng dụng<br />
thực tiễn.<br />
* Về các nội dung cơ bản và mức độ của mỗi nội dung được đề cập đến trong chương trình:<br />
Cả chương trình Việt Nam hiện hành và các chương trình nước ngoài đều đề cập đến hầu hết các<br />
nội dung tương tự nhau.Tuy nhiên, với các cách tiếp cận khác nhau nên mức độ của các nội dung<br />
này cũng được đưa vào ở các tầng bậc khác nhau. Ví dụ như khi học về các hệ cơ quan trong cơ thể<br />
người, mức độ yêu cầu về kiến thức trong chương trình của Úc, Mĩ và Singapore đều nhẹ hơn so<br />
với yêu cầu trong chương trình môn sinh học của Việt Nam (chỉ nhận biết cấu tạo chung và nghiên<br />
cứu cơ chế hoạt động khái quát của mỗi hệ chứ không nghiên cứu sâu cấu tạo chi tiết như trong<br />
chương trình Việt Nam).<br />
Những nhận xét trên là những định hướng rất quan trọng để chúng tôi tiếp tục tiến hành<br />
nghiên cứu và xây dựng khung nội dung chi tiết cho chương trình môn KHTN trong chương trình<br />
GDPT sau 2015.<br />
2.2.2. Kết quả xây dựng khung chương trình chi tiết môn KHTN<br />
* Các định hướng khi xây dựng khung chương trình môn KHTN:<br />
- Tuân thủ chương trình 2 giai đoạn: Giai đoạn học vấn phổ thông (THCS) và giai đoạn định<br />
hướng nghề nghiệp (THPT – kiến thức chuyên sâu, gắn với các nghề nghiệp liên quan).<br />
- Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực HS, kết hợp một cách linh<br />
hoạt giữa logic môn học và logic cuộc sống, hướng tới trang bị những kiến thức cần và đủ để HS<br />
có thể xử lí những vấn đề liên quan đến khoa học trong cuộc sống (giảm tải kiến thức chuyên sâu,<br />
tăng tải vận dụng thực tế, tiếp cận quốc tế).<br />
- Coi thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu và lựa chọn các nguyên lí vận động và phát<br />
triển chung của giới tự nhiên là sự đa dạng, các mô hình và hệ thống, tương tác, năng lượng làm<br />
<br />
<br />
19<br />
Trần Khánh Ngọc<br />
<br />
<br />
các chủ đề khái quát xuyên suốt qua các lớp ở cấp THCS. Sở dĩ lựa chọn các nguyên lí này làm<br />
các chủ đề khái quát vì chúng bao gồm các khái niệm cốt lõi trong cả đời sống và tự nhiên, đủ để<br />
bao hàm các nội dung học vấn phổ thông. Khi học các chủ đề này, HS cũng dễ dàng liên hệ kiến<br />
thức với các kinh nghiệm sống hàng ngày, đồng thời cũng cho phép tích hợp với các vấn đề của<br />
cuộc sống một cách thuận lợi.<br />
* Các bước tiến hành xây dựng nội dung chi tiết cho môn KHTN:<br />
Từ các định hướng quan trọng trên, chúng tôi đã tiến hành xây dựng nội dung chi tiết cho<br />
môn KHTN lần lượt theo các bước sau:<br />
Bước 1: Xác định các chủ đề khái quát xuyên suốt chương trình môn KHTN.<br />
Các chủ này chính là các nguyên lí vận động, phát triển chung của tự nhiên, gồm: sự đa<br />
dạng; mô hình và hệ thống; năng lượng và tương tác (tạo các ngăn lớn). Các chủ đề khái quát này<br />
được lặp lại hai lần tạo thành hai giai đoạn (vòng): lớp 6, 7 và lớp 8, 9. Bên cạnh các chủ đề này<br />
còn bổ sung một chủ đề nhằm trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng cơ bản khi thực hiện<br />
nghiên cứu khoa học, đó là chủ đề Em là nhà khoa học.<br />
Bước 2: Xác định các nội dung cơ bản của mỗi phân môn.<br />
Mỗi phân môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất và không gian) liệt kê tất cả<br />
các kiến thức nền tảng cần thiết phải trang bị cho HS ở cấp độ cơ bản (có yêu cầu cần đạt cụ thể<br />
đối với từng nội dung) và các vấn đề thực tiễn liên quan đến những kiến thức đó; sắp xếp theo cấp<br />
độ từ đơn giản đến phức tạp để phù hợp với sự phát triển tâm lí, trí tuệ của HS. Để xác định được<br />
các nội dung này, có thể nghiên cứu, đối sánh với các chương trình nước ngoài, kế thừa các nội<br />
dung trong chương trình hiện hành.<br />
Bước 3: Sắp xếp kiến thức của mỗi phân môn vào các chủ đề khái quát (xếp kiến thức vào<br />
các ngăn) sao cho hợp lí.<br />
Để sắp xếp được các kiến thức một cách hợp lí, cần giải quyết được hai mối quan hệ sau:<br />
- Mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức trong cùng một phân môn với các chủ đề khái<br />
quát: Việc sắp xếp kiến thức của từng phân môn vào các chủ đề khái quát được tiến hành theo<br />
nguyên tắc đồng tâm đối với chủ đề khái quát (vì các chủ đề khái quát được lặp lại 02 vòng ở lớp<br />
6,7 và 8,9) nhưng tuyến tính đối với các nội dung nhỏ trong mỗi chủ đề.<br />
Ví dụ: Sự sắp xếp kiến thức vào các chủ đề khái quát đối với phân môn sinh học:<br />
<br />
Chủ đề Vòng 1 – Lớp 6,7 Vòng 2 – Lớp 8,9<br />
Đa dạng các giới sinh vật khác: nấm; vi<br />
Sự đa dạng Đa dạng giới động vật, thực vật<br />
khuẩn; nguyên sinh vật. . .<br />
- Mô hình tế bào<br />
- Các hệ thống:<br />
- Các hệ thống:<br />
+ Cơ xương<br />
Mô hình và + Tiêu hóa<br />
+ Thần kinh và giác quan<br />
hệ thống + Hô hấp<br />
+ Nội tiết<br />
+ Tuần hoàn<br />
+ Sinh sản<br />
+ Bài tiết<br />
Năng lượng Quang hợp và hô hấp tế bào Năng lượng trong hệ sinh thái<br />
- Tương tác giữa sinh vật với sinh vật - Cơ chế di truyền, biến dị cấp phân tử<br />
Tương tác - Tương tác giữa sinh vật với môi - Các quy luật di truyền (di truyền theo<br />
trường Menđen)<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở...<br />
<br />
<br />
- Mối quan hệ giữa nội dung của các phân môn trong mỗi chủ đề: Khi trong mỗi chủ đề<br />
khái quát đã có được nội dung của các phân môn nhỏ như sinh học, vật lí, hóa học. . . thì cần sắp<br />
xếp sao cho các nội dung đó có thể hỗ trợ và làm điều kiện tiên quyết của nhau.<br />
Ví dụ sự sắp xếp kiến thức của các phân môn trong chủ đề Mô hình và hệ thống ở vòng 1<br />
(lớp 6,7) có thể lần lượt như sau: Mô hình hạt của vật chất (hóa học) → Nguyên tử, phân tử và ion<br />
(hóa học) → Từ tế bào đến cơ thể sinh vật (sinh học) → Sự vận chuyển các chất vào và ra khỏi tế<br />
bào (sinh học) → Vận chuyển các chất trong cơ thể sống (sinh học).<br />
Bước 4: Thiết kế các chủ đề hội tụ vận dụng kiến thức của toàn bộ chủ đề khái quát.<br />
Đây là bước nhằm kết nối kiến thức giữa các phân môn, lựa chọn các vấn đề/nhiệm vụ thực<br />
tiễn cần phải huy động kiến thức liên môn để giải quyết. Các vấn đề/nhiệm vụ này được gọi là các<br />
chủ đề hội tụ (chủ đề yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức học từ tất cả các phân môn để giải quyết<br />
nhiệm vụ). Để xác định được các chủ đề hội tụ này, có thể dựa vào những ứng dụng thực tiễn mà<br />
mỗi phân môn đã đề xuất trong bước 2, tìm mối quan hệ giữa chúng và nâng lên thành chủ đề hội<br />
tụ chung của cả chủ đề.<br />
Có thể hình dung cấu trúc của mỗi chủ đề sẽ gồm: chủ đề khái quát là tên một nguyên lí của<br />
tự nhiên, nội dung kiến thức các phân môn là minh chứng thể hiện và làm sâu sắc cho nguyên lí<br />
đó, cuối cùng là chủ đề tích hợp vận dụng kiến thức học từ tất cả các phân môn trong chủ đề khái<br />
quát để giải quyết một nhiệm vụ/vấn đề thực tiễn có liên quan.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc dự kiến các chủ đề của môn KHTN trong chương trình GDPT mới<br />
<br />
⇒ Khi sắp xếp như vậy, khung nội dung của mỗi vòng (lớp 6,7 và lớp 8,9) sẽ đều gồm các<br />
chủ đề lớn là (1) Em là nhà khoa học; (2) Sự đa dạng; (3) Mô hình và hệ thống, (4) Năng lượng ;<br />
(5) Tương tác và mỗi chủ đề đều được trình bày theo cấu trúc được thể hiện trong bảng sau:<br />
<br />
Vấn đề Yêu cầu cần đạt Nội dung (dự kiến)<br />
Vấn đề 1<br />
Vấn đề 2<br />
...<br />
Chủ đề hội tụ<br />
<br />
21<br />
Trần Khánh Ngọc<br />
<br />
<br />
Ví dụ về khung nội dung của chủ đề Sự đa dạng ở vòng 1 - lớp 6,7:<br />
<br />
Vấn đề Yêu cầu cần đạt Nội dung (dự kiến)<br />
1. Giải thích được ý nghĩa của việc phân<br />
loại.<br />
2. Thực hiện được việc phân chia các sự<br />
vật thành các nhóm và nhận thức được rằng<br />
có nhiều cách để phân loại cùng một nhóm<br />
sự vật. 1. Đa dạng của vật chất<br />
3. Nhận biết được sự đa dạng của thế giới 2. Sự đa dạng của thế giới sống.<br />
Phân sống và giải thích được tại sao cần phải 3. Phân loại thế giới sống<br />
loại thế phân loại thế giới sống. 4. Phân loại giới động vật<br />
giới sống 4. Xây dựng và sử dụng được các tiêu chí 5. Phân loại giới thực vật.<br />
lưỡng phân để xác định và phân loại các 6. Sử dụng khóa lưỡng phân để phân<br />
nhóm sinh vật. loại các sinh vật.<br />
5. Nhận thức về tầm quan trọng của việc<br />
hiểu và bảo tồn đa dạng sinh học.<br />
6. Thể hiện sự quan tâm đối với các vấn đề<br />
liên quan đến đa dạng sinh học và bảo vệ<br />
môi trường.<br />
1. Phân biệt được các khái niệm vật chất<br />
1. Phân loại thế giới vô sinh<br />
và vật liệu/chất liệu.<br />
2. Khái niệm vật liệu/chất liệu<br />
2. Liệt kê được một số loại vật liệu/chất<br />
3. Các tính chất vật lí của vật liệu<br />
liệu chính được sử dụng để tạo nên các đồ<br />
(sức bền, độ cứng, độ đàn hồi,<br />
vật hàng ngày.<br />
điểm nóng chảy, điểm sôi, tính dẫn<br />
Phân 3. Mô tả được một số tính chất vật lí của<br />
điện, tính dẫn nhiệt, khả năng chịu<br />
loại thế các loại vật liệu.<br />
uốn. . . )<br />
giới vô 4. Sử dụng các tính chất vật lí để phân chia<br />
4. Phân loại các vật liệu (thủy tinh,<br />
sinh được vật liệu thành các nhóm lớn.<br />
nhựa, kim loại, gốm, sợi. . . ).<br />
5. Sử dụng các tính chất vật lí để lựa chọn<br />
5. Lựa chọn vật liệu để thiết kế các<br />
được loại vật liệu thích hợp có thể dùng để<br />
đồ vật<br />
tạo nên một đồ vật nào đó.<br />
6. Bảo vệ môi trường với nguyên tắc<br />
6. Thể hiện sự quan tâm đối với môi trường<br />
3R: Giảm, tái sử dụng và tái chế.<br />
bằng cách giảm việc thải các vật liệu.<br />
1. Giải thích được tiêu chí phân loại các<br />
1. Khái niệm về các nguyên tố<br />
chất thành nguyên tố, hợp chất và hỗn hợp<br />
2. Kí hiệu hóa học của một số<br />
và nêu được ý nghĩa của chúng.<br />
nguyên tố<br />
Nguyên 2. Nhận thức được rằng nguyên tố là đơn<br />
3. Cách thức phân loại và sử dụng<br />
tố, hợp vị cấu tạo nên vật chất.<br />
các nguyên tố<br />
chất và 3. Nêu được các cách khác nhau để phân<br />
4. Hợp chất<br />
hỗn hợp loại các nguyên tố.<br />
5. Hỗn hợp<br />
4. Trình bày được các kĩ thuật được sử<br />
6. Kĩ thuật tách chiết các hỗn hợp<br />
dụng để tách chiết các nguyên tố từ một<br />
7. Kĩ thuật tinh chế nước<br />
hỗn hợp cho trước.<br />
<br />
<br />
22<br />
Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở...<br />
<br />
<br />
<br />
5. Phân tích được quy trình kĩ thuật lọc<br />
nước tinh khiết từ nước biển.<br />
6. Nhận thức được tầm quan trọng và việc<br />
bảo tồn nguồn tài nguyên nước.<br />
1. Phân biệt được các khái niệm chất tan,<br />
dung môi và dung dịch.<br />
2. Sử dụng được các thí nghiệm đơn giản<br />
1. Khái niệm về dung dịch và các<br />
để nhận biết dung dịch và dịch huyền phù.<br />
tính chất của dung dịch<br />
3. Xác định được các nhân tố ảnh hưởng<br />
2. Khái niệm dịch huyền phù và các<br />
đến tính tan và tỉ lệ hòa tan của các chất.<br />
Dung tính chất của dịch huyền phù<br />
4. Kể tên được một số axit và bazơ thông<br />
dịch và 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính<br />
thường.<br />
huyền tan và tỉ lệ hòa tan<br />
5. Nêu và phân tích được tính chất của các<br />
phù 4. Axit và bazơ<br />
dung dịch axit và bazơ.<br />
5. Xác định tính axit/bazơ của một<br />
6. Nêu được khái niệm và ý nghĩa của các<br />
chất<br />
chất chỉ thị.<br />
6. Tính chất của axit và bazơ<br />
7. Mô tả và giải thích được sự đổi màu của<br />
giấy chỉ thị khi tiếp xúc với các dung dịch<br />
axit và bazơ.<br />
Có thể lựa chọn một số chủ đề sau:<br />
Chủ đề - Sự suy giảm đa dạng sinh học.<br />
hội tụ - Vấn đề ô nhiễm nước và sử dụng nguồn nước hợp lí.<br />
- Việc sử dụng axit, bazơ và độ pH trong cuộc sống hàng ngày. . .<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Với cách xây dựng khung nội dung dựa trên các nguyên lí vận động, phát triển chung của<br />
giới tự nhiên, đồng thời kết hợp linh hoạt giữa logic môn học và logic cuộc sống bằng các chủ đề<br />
hội tụ sau khi học mỗi chủ đề khái quát, chương trình môn KHTN cấp THCS có thể đảm bảo được<br />
mục tiêu trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, nền tảng ở mức học vấn phổ thông. Chương trình<br />
như vậy cũng sẽ phát triển được ở HS năng lực vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề<br />
thực tế, giúp HS thấy được mối liên hệ mật thiết giữa các kiến thức được học trong nhà trường với<br />
cuộc sống thật, cũng như phát triển được ở HS các năng lực cốt lõi khác (năng lực tự học, năng lực<br />
giao tiếp, hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. . . ) –<br />
đáp ứng tốt định hướng phát triển năng lực người học của chương trình GDPT sau 2015.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2015. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hội nghị<br />
góp ý chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới.<br />
Hà Nội, ngày 18 – 20/3/2015.<br />
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Nxb Giáo dục.<br />
[3] Board on Science Education. Division of Behavioral and Social Sciences and Education.<br />
Washington, DC: The National Academy Press. Chapter 4: Crosscutting Concepts.<br />
<br />
23<br />
Trần Khánh Ngọc<br />
<br />
<br />
[4] California Department of Education, 2004. Science framwork for California publics school:<br />
Kindergarten Through Grade Twelve.<br />
[5] National Research Council, 2011. A Framework for K-12 Science Education: Practices,<br />
Crosscutting Concepts, and Core Ideas, Committee on a Conceptual Framework for New<br />
K-12 Science Education Standards.<br />
[6] Singapore, Ministry of Education, 2014. Singapore Science Syllabus for Secondary.<br />
Curriculum Planning & Development Division.<br />
[7] The curriculum development council of Hong Kong, 1998. Syllabus for secondary schools –<br />
Science (secondary 1 – 3).<br />
[8] http://www.australiancurriculum.edu.au/science/curriculum/f-10?layout=1<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Constructing a science content framework<br />
for secondary schools in the new educational program (after 2015)<br />
<br />
In the New Educational Program of Vietnam, Natural Science is to be an integration of<br />
Physics, Biology, Chemistry and Earth Science. In order to create a Vietnamese program that is<br />
on a par with Science programs of some countries, we suggest that the Science content framework<br />
(1) Use the principles of nature as the theme in all grades, (2) Use an approach which considers<br />
people as central to the study and application of science and provides basic scientific knowledge<br />
so that after graduation from secondary school, students will have the ability to respond and adapt<br />
to the world of science and technology. The structure of the subject of science in secondary school<br />
will include stage 1in class 6 and 7, and stage 2 in class 8 and 9. Each stage will include the themes<br />
(1) Be a scientist, (2) Diversity, (3) Models and systems, (4) Energy and (5) Interaction.<br />
Keywords: Science, science content framework, science program, secondary school<br />
education.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />