Quyết định hình phạt
lượt xem 45
download
Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt với mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Ý nghĩa Là khâu tố tụng hình sự quan trọng cụ thể hóa nguyên tắc của Luật hình sự và chính sách hình sự Tiền đề quan trọng để thực hiện các mục đích của hình phạt Củng cố pháp chế, góp phần duy trì trật tự an ninh xã hội, nâng cao ý thức ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định hình phạt
- Quyết định hình phạt I. KHÁI NIỆM Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt với mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Ý nghĩa Là khâu tố tụng hình sự quan trọng cụ thể hóa nguyên tắc của Luật hình sự và chính sách hình sự Tiền đề quan trọng để thực hiện các mục đích của hình phạt Củng cố pháp chế, góp phần duy trì trật tự an ninh xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhân dân. II. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT 2.1. Các qui định của BLHS Khi QĐHP, Tòa án căn cứ vào quy định của BLHS nghĩa là:
- a) Căn cứ vào quy định mang tính nguyên tắc chung thuộc Phần chung của BLHS như điều kiện, đối tượng và giới hạn của các lọai hình phạt chính, hình phạt bổ sung. Quy định về nguyên tắc xử lý: điều 3 BLHS o Các quy định liên quan đến hình phạt như: mục đích hình phạt, nội o dung, phạm vi, điều kiện của các loại hình phạt: điều 26-40 BLHS. Các quy định về căn cứ quyết định hình phạt: điều 45 BLHS o Về quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt: điều 47, 50, 51, o 52, 53 BLHS. Các tình tiết giảm nhẹ: điều 46 BLHS và tăng nặng TNHS (điều 46, o 48 BLHS). Về tái phạm, tái phạm nguy hiểm: điều 49 BLHS o Về án treo : điều 60 BLHS o Về miễn TNHS, miễn hình phạt, các quy định ở chương X phần o chung BLHS có tính nguyên tắc chung cho việc quyết định h ình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
- b) Căn cứ vào quy định về loại, giới hạn của chế tài được quy định trong điều luật ở Phần các tội phạm. 2.2. Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội: Là đại lượng về chất của tội phạm, cho phép phân biệt tội phạm n ày với tội phạm khác (cùng nhóm hoặc khác nhóm), được biểu hiện thông qua nhiều dấu hiệu phản ánh bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm (ví dụ: khách thể, hình thức lỗi, hành vi…). Những dấu hiệu này có tính ổn định cao trong việc phản ánh bản chất của tội phạm là căn cứ để phân hóa TNHS đối với tội phạm. 2.3. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Là đại lượng biểu hiện về lượng của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thể hiện qua các dấu hiệu định lượng của tội phạm (mức độ hậu quả, tái phạm nguy hiểm..) " là căn cứ để phân hóa TNHS đối với tội phạm cùng nhóm, cùng tội danh. 2.4. Nhân thân người phạm tội Là tổng hợp những đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội của một người có ảnh hưởng nhất định đến tính nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người này thực hiện.
- Nhân thân người phạm tội là phạm trù chỉ rõ khả năng tiếp nhận biện pháp cải tạo giáo dục của xã hội, khả năng tự cải tạo của người phạm tội là căn cứ để Tòa án lựa chọn loại chế tài phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả khi đ ược áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau về đặc điểm nhân thân. 2.5. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS. 2.5.1. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (điều 46 BLHS) Là những tình tiết không đóng vai trò định tội và định khung hình phạt của một loại tội phạm nhưng có tác dụng làm giảmmức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm" căn cứ giảm nhẹ hình phạt trong giới hạn của khung hình phạt do luật định. Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra; e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; k) Phạm tội do lạc hậu; l) Người phạm tội là phụ nữ có thai; m) Người phạm tội là người già; n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; o) Người phạm tội tự thú; p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác. 2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. 3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt. 2.5.2. Các tình tiết tăng nặng TNHS (ĐIỀU 48 BLHS) Là những tình tiết không đóng vai trò định tội và định khung hình phạt trong một loại tội nhưng có tác dụng làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi" căn cứ để tăng mức độ xử phạt trong giới hạn của khung hình phạt do luật định. Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước; k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội; o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
- 2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Nội dung của các tình tiết giảm nhẹ (Điều 46 BLHS) và tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48 BLHS): SV tự tham khảo tài liệu về các loại tình tiết này trong Giáo trình và Bình luận BLHS Phần chung. 2.5.3. Cách áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS Quy định tại Điều 46 BLHS là quy định mở: Cho phép Tòa án có thể xem những tình tiết khác ngòai trường hợp đã quy định trong Điều 46 là những tình tiết giảm nhẹ TNHS => Thể hiện rõ khía cạnh nhân đạo trong QĐHP. Đặc biệt: Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ (khoản 1 Điều 46 BLHS) Tòa án có thể quyết định 1 hình phạt nhẹ hơn quy định của luật (xem Điều 47). Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
- 2.5.4. Cách áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS Ngược với các quy định ở Điều 46 BLHS, Điều 48 BLHS quy định: Khi QĐHP Tòa án không được coi hững tình tiết chưa được quy định tại Điều 48 là tình tiết tăng nặng TNHS. Điều 48 là quy phạm đóng: Không cho phép Tòa án QĐHP cao hơn mức tối đa của khung hình phạt đã được luật định. III. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội 3.1. Định nghĩa Phạm nhiều tội là trường hợp một người phạm nhiều tội khác nhau (trong cùng thời gian hoặc trong nhiều thời gian khác nhau) nhưng chưa bị Tòa án đưa ra xét xử hay kết án về bất cứ tội nào, nay Tòa án đưa người phạm tội ra xét xử cùng một lần về nhiều tội đó. 3.2. Các trường hợp được xem là phạm nhiều tội Thực hiện nhều hành vi, mỗi hành vi cấu thành 1 tội phạm độc lập, không liên quan đến nhau. Thực hiện nhiều hành vi, mỗi hành vi tuy cấu thành nhưng có liên quan mật thiết -> chỉ xem là phạm nhiều tội khi tất cả các hành vi đều có tính nghiêm trọng
- Chỉ thực hiện 1 hành vi nhưng hành vi này lại có dấu hiệu của nhiều tội phạm -> tổng hợp tội phạm trừu tượng 3.3. Các phương pháp quyết định hình phạt Quy tắc: Xét xử từng tội sau đó tổng hợp hình phạt của các tội theo 1 trong 2 phương pháp quy định tại Điều 50 BLHS – phương pháp cộng và phương pháp thu hút 3.3.1. Phương pháp thu hút vào hình phạt nặng nhất Điều kiện: Khi có hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình Phương pháp: Lấy hình phạt cao nhất trong số hình phạt đã tuyên làm hình phạt chung cho các tội 3.3.2. Phương pháp cộng các hình phạt Cộng toàn bộ hình phạt: Khi tổng các hình phạt không vượt mức cao nhất của loại hình phạt, tức là: Tù có thời hạn không quá 30 năm. Cải tạo không giam giữ không quá 3 năm.
- Cộng một phần hình phạt: Khi tổng các hình phạt đã tuyên vượt mức 30 năm đối với tù có thời hạn, hoặc quá 3 năm đối với cải tạo không giam giữ thì Tòa án sẽ vận dụng quy định này. 3.2.3. Tổng hợp hình phạt chính khác loại Bước 1: Quy đổi hình phạt cải tạo không giam giữ sang tù có thời hạn theo 1. tỷ lệ 3 ngày cải tạo không giam giữ = 1 ngày tù. Bước 2: Tổng hợp hình phạt của các tội: 2. Tù có thời hạn không quá 30 năm Cải tạo không giam giữ không quá 3 năm Chú ý: Hình phạt tiền không được tổng hợp với hình phạt khác mà sẽ được tổng hợp và chấp hành độc lập. 3.2.4. Đối với hình phạt bổ sung Tòa án không tổng hợp hình phạt bổ sung mà tuyên 1 loại hình phạt bổ sung cho các tội trong giới hạn luật định. Các khoản phạt tiền (bổ sung) s4 cộng và chấp hành riêng. IV. Quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án
- Là trường hợp 1 người khi đang phải chấp hành 1 bản án mà lại bị Tòa án đưa ra xét xử về tội đã phạm trước hay sau khi tuyên bản án đang phải chấp hành. Trường hợp 1: Đang chấp hành 1 bản án bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này. Trường hợp 2: Đang chấp hành 1 bản án bị đưa ra xét xử về tội phạm mới. Trường hợp 3: Đã bị kết án nhưng chưa chấp hành bản án lại bị đưa ra xét xử về 1 tội khác có thể thực hiện trước hay sau khi có bản án này => áp dụng quy tắc ở Điều 51 (khoản 1 và 2) QUY TẮC 1 – KHOẢN 1 ĐIỀU 51 BLHS QĐHP đối với tội đang xét xử : tổng hợp với hình phạt của bản án đang chấp hành theo quy định tại Điều 50, sử dụng: Phương pháp thu hút vào hình phạt nặng nhất khi trong số hình phạt của các bản án có tù chung thân hoặc tử hình Phương pháp cộng toàn phần: nếu tổng hình phạt không vượt quá giới hạn 30 năm đối với tù có thời hạn và 3 năm đối với cải tạo không giam giữ. Điều 51. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án 1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản
- án này, thì Tòa án quy ết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. 2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này. 3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. QUY TẮC 2 – KHOẢN 1 ĐIỀU 51 BLHS Bước 1: QĐHP đối với tội đang xét xử Bước 2: Xác định phần hình phạt chưa chấp hành của bản án đang phải chấp hành (trừ thời gian đã chấp hành) Bước 3: Tổng hợp hình phạt của bản án mới với phần ch ưa chấp hành của bản án cũ V. Quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt
- Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật (Điều 47 BLHS) Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 52 BLHS) Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội 5.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật (Điều 47 BLHS) Quy định của luật: Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, Tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án Điều kiện: Có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46. Nếu chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ thì mức độ giảm nhẹ chưa đủ liều lượng cho phép Tòa án quyết định hình phạt nhẹ hơn mức tối thiểu của khung hình phạt do luật định
- Giới hạn của việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật Nếu điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung áp dụng là khung nhẹ nhất trong điều luật nhiều khung thì Tòa án có thể: QĐHP dưới mức tối thiểu của khung khi mức tối thiểu của khung > mức tối thiểu của loại hình phạt. Quyết định chuyển qua 1 hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nếu mức tối thiểu của khung bằng mức tối thiểu của loại hình phạt được áp dụng. Nếu điều luật có nhiều khung và khung áp dụng không phải là khung hình phạt nhẹ nhất trong điều luật đó thì Tòa án chỉ được quyết 1 hình phạt dưới mức tối thiểu của khung đang áp dụng nhưng phải trong giới hạn khung liền kề nhẹ hơn Ví dụ: Không được quyết định một hình phạt dưới 7 năm tù đối với bị cáo phạm tội giết người có tình tiết định khung tại khoản 1 Điều 93 dù bị cáo có hơn 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS 5.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là các mức độ thực hiện tội phạm mà theo sự thừa nhận chung là nhẹ hơn, ít nguy hiểm hơn so với tội phạm đã hoàn
- thành => BLHS1999 tại Điều 52 có chế định QĐHP thừa nhận QĐHP nhẹ hơn tội phạm đã hoàn thành là một nguyên tắc trong LHS Nguyên tắc chung: quy định tại khoản 1 Điều 52 Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện đ ược đến cùng. Quyết định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình , thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá 20 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 52 BLHS) Quyết định hình phạt đối với hành vi phạm tội chưa đạt Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì
- mức hình phạt khọng quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 52 BLHS) 5.3. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra; nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập của những đồng phạm được thể hiện rõ trong quy định tại Điều 53 Điều 53 quy định: Khi QĐHP đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó. 5.4. Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên phạm tội là người
- CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Hình phạt: không áp dụng tù chung thân và tử hình Không áp dụng hình phạt bổ sung (kể cả phạt tiền) Đối với người chưa đủ 16 tuổi thì không áp dụng phạt tiền HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG Hình phạt tù có thời hạn Cảnh cáo Phạt tiền (đối với người từ 16 tuổi trở lên có thu nhập hoặc tài sản riêng) Cải tạo không giam giữ GIỚI HẠN QĐHP Điều 72 Điều 73 Điều 74 VI. NHIỀU TỘI PHẠM:
- QĐ 1: Nhiều TP bao gồm 4 hình thức: 1. Phạm nhiều tội Phạm tội nhiều lần 1. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 2. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp 3. QĐ 2: Nhiều TP bao gồm 3 hình thức: 1. Phạm nhiều tội Phạm tội nhiều lần 1. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 2. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một dạng đặc biệt của phạm tội nhiều lần. Phạm nhiều tội (Đ 50): Có thể được hiểu là trường hợp một chủ thể thực hiện hai tội phạm trở lên mà những tội phạm đó được quy định tại các ĐIỀU khác nhau hoặc các KHOẢN khác nhau của 1 điều luật trong phần các tội phạm của BLHS. Các dấu hiệu đặc trưng của phạm nhiều tội:
- Xác định việc một người đã có lỗi trong việc thực hiện từ 2 TP trở lên. 1. Các HV phạm tội đã được quy định tại các điều khác nhau trong phần các 2. tội phạm BLHS. (Bao gồm các HV phạm tội do 1 chủ thể thực hiện được quy định trong các khoản khác nhau của một điều luật_ đk: mỗi h ành vi phạm tội trong số đó mang tính chất là một hành vi phạm tội độc lập và không thuộc khái niệm phạm tội nhiều lần.VD: một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc tố cáo người khác, đồng thời có hành vi trả thù người tố cáo -> K1,2 Đ 132) Người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số các tội đó. 3. Phạm tội nhiều lần (điểm g, K1, Đ 48): là phạm tội trong trường hợp hành vi của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của hai tội phạm trở l ên mà những tội ấy được quy định tại cùng một khoản của điều trong phần các tội phạm BLHS v à bị xét xử cùng 1 lần. Lưu ý: trường hợp phạm hai tội khác nhau trong BLHS thì chỉ có thể tính là phạm tội nhiều lần khi có điều tương ứng trong phần các TP được quy định riêng. (vd. Nếu tại điều đầu tiên trước khi quy định từng cấu thành TP cụ thể trong chương các tội xâm phạm quyền sở hữu, nhà làm luật quy định: việc thưc hiện từ lần thứ hai trở lên bất kỳ một Tp nào được QĐ trong chương này đều có thể bị coi là phạm tội nhiều lần.) Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (K1, Đ 49):
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIV - ThS. Trần Đức Thìn
43 p | 150 | 34
-
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 2 - TS Nguyễn Ngọc Kiện
177 p | 117 | 33
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 14 - ThS. Vũ Thị Thúy
57 p | 174 | 30
-
Bài giảng Hình phạt - TS. Trần Thị Quang Vinh
55 p | 132 | 25
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương 14 - ThS. Trần Đức Thìn
28 p | 96 | 21
-
Quyết định hình phạt trong đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 – sửa đổi bổ sung năm 2017
7 p | 152 | 20
-
Bài giảng Chương 14: Quyết định hình phạt
56 p | 229 | 17
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 6: Hình phạt, các biện pháp tư pháp và quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam
19 p | 35 | 17
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 5 - Nguyễn Đình Sơn
23 p | 172 | 13
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 5: Hình phạt và các biện pháp tư pháp
13 p | 31 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Lan
30 p | 55 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 7 - ThS. Lưu Hải Yến
35 p | 52 | 9
-
Một số vướng mắc trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và giải pháp hoàn thiện
9 p | 63 | 6
-
Bài giảng Quyết định hình phạt
28 p | 55 | 6
-
Các nhân tố quyết định lạm phát của Việt Nam dựa trên cách tiếp cận tiền tệ - Nguyễn Cao Đức
15 p | 82 | 5
-
Một số đề xuất hoàn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành đối với quyết định hình phạt trong trường hợp nhiều tội phạm
5 p | 15 | 5
-
Cần sửa đổi, bổ sung quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội
6 p | 34 | 3
-
Tìm hiểu về chế định quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành
6 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn