intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 101/2017/QĐ-UBND

Chia sẻ: Dao Van Manh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

41
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 101/2017/QĐ-UBND ban hành quy định quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 101/2017/QĐ-UBND

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 101/2017/QĐ­UBND Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 12 năm 2017   QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05/4/2016; Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ­CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp  thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước; Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ­CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Căn cứ Nghị định số 88/2012/NĐ­CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của  báo chí nước ngoài,cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; Căn cứ Thông tư số 22/2016/TT­BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt   động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 2017, thay thế Quyết định số 34/2012/QĐ­UBND, ngày  19/10/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và  Quyết định số 04/2013/QĐ­UBND ngày 22/01/2013 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 7 quy  định quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 34/2012/QĐ­ UBND ngày 19/10/2012. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Sở Ngoại vụ;  Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;  Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và các  cá nhân tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
  2. Nguyễn Dung   QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành kèm theo Quyết định số 101/2017/QĐ­UBND ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa   Thiên Huế) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: 1. Quy định này quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (bao gồm  báo chí in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn). 2. Đối tượng áp dụng: a) Các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. b) Cơ quan báo chí địa phương, cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. c) Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động trên địa bàn tỉnh. d) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh. Điều 2. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí  tại địa phương. 2. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà  nước về báo chí trên địa bàn tỉnh, gồm: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí. b) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo  chí. c) Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí. d) Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí. đ) Cấp, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin. e) Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí. g) Kiểm tra và và quản lý báo chí lưu chiểu. h) Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí. i) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí.
  3. k) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. l) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời về đề nghị tổ chức họp báo của cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; trả  lời về đề nghị tổ chức họp báo đối với các cơ quan, tổ chức của địa phương; m) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho phép các cơ quan báo chí của Trung ương, địa phương khác đặt văn  phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn; n) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình của tỉnh sau khi được phê  duyệt; o) Quản lý các dịch vụ phát thanh, truyền hình; việc sử dụng thiết bị thu tín hiệu phát thanh truyền hình trực tiếp từ  vệ tinh cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 3. Sở Ngoại vụ là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt  động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài trên địa bàn tỉnh  (gọi chung là phóng viên nước ngoài), gồm: a) Quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài trên địa bàn tỉnh. b) Phối hợp với các cơ quan liên quan lập chương trình cụ thể chi tiết cho các đoàn phóng viên nước ngoài theo  đúng giấy phép hoạt động báo chí đã được Bộ Ngoại giao cấp. c) Trực tiếp hướng dẫn chương trình làm việc của phóng viên nước ngoài hoạt động ngắn hạn tại tỉnh. d) Trực tiếp hướng dẫn và đi cùng đoàn phóng viên đi theo các đoàn cấp cao đến thăm và làm việc tại tỉnh. đ) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động báo chí  của các tổ chức nước ngoài, phóng viên nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh. 4. Cơ quan chủ quản của các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà  nước về báo chí bao gồm các nội dung: a) Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự  và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí. b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp  luật. c) Đảm bảo nguồn kinh phí ban đầu và điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí theo quy định của  pháp luật. Điều 3. Công tác thông tin đối ngoại 1. Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc theo dõi công tác thông tin đối ngoại liên quan đến tỉnh Thừa Thiên  Huế, tổng hợp báo cáo về công tác thông tin đối ngoại trên báo chí. 2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại theo chủ trương của Đảng và Nhà nước  phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Nhằm tăng cường công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói  chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, Ủy ban nhân  dân tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tạo điều kiện cho các phóng viên trong và ngoài nước có nhu cầu cập nhập  thông tin.
  4. 4. Các đơn vị, địa phương thực hiện Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh  Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 70/2017/QĐ­UBND, ngày 28/8/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên  Huế. Chương II HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ Điều 4. Văn phòng đại diện 1. Điều kiện đặt văn phòng đại diện gồm: a) Có trụ sở để đặt văn phòng đại diện; b) Trưởng văn phòng đại diện phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan báo chí có văn phòng đại diện và không bị  kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao  động trong thời hạn 01 năm tính đến thời điểm đặt văn phòng đại diện. 2. Trước khi bắt đầu hoạt động 15 ngày, cơ quan báo chí có đủ điều kiện và có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại  tỉnh Thừa Thiên Huế gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện một bộ hồ sơ đến Trung tâm hành chính công tỉnh Thừa Thiên  Huế. Hồ sơ gồm: a) Văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông về việc đặt văn phòng đại diện có ý kiến chấp thuận của cơ quan  chủ quản báo chí; b) Bản sao giấy phép hoạt động báo chí có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu; c) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện về trụ sở hoạt động của văn phòng đại diện tại Thừa Thiên Huế; d) Danh sách nhân sự của văn phòng đại diện; đ) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ nhà báo của trưởng văn phòng đại diện, sơ yếu lý lịch của phóng viên thường trú  thuộc văn phòng đại diện có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu; e) Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của văn phòng đại diện. 3. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện; trường  hợp không đủ điều kiện, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí chấm dứt hoạt động  của văn phòng đại diện và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 5. Phóng viên thường trú 1. Cơ quan báo chí chưa có văn phòng đại diện, có nhu cầu cử phóng viên thường trú hoạt động độc lập tại tỉnh  Thừa Thiên Huế gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện một bộ hồ sơ thông báo hoạt động của phóng viên thường trú đến  Trung tâm hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Hồ sơ gồm: a) Văn bản cử phóng viên thường trú của cơ quan báo chí; b) Bản sao giấy phép hoạt động báo chí có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu; c) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ nhà báo của phóng viên thường trú có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm  bản gốc để đối chiếu. 2. Điều kiện hoạt động:
  5. Phóng viên thường trú hoạt động độc lập phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan báo chí cử phóng viên thường  trú và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp  luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến khi cử phóng viên thường trú. Điều 6. Hoạt động của văn phòng đại diện và phóng viên thường trú 1. Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú chỉ được phép hoạt động sau khi được Sở Thông tin và Truyền thông  đồng ý bằng văn bản. 2. Hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo  chí; đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm do cơ quan báo chí giao và tuân thủ quy định của pháp luật về báo chí  và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú ngừng hoạt động ngay sau khi cơ quan báo chí có văn phòng đại diện,  phóng viên thường trú bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí hoặc phóng viên thường trú độc lập bị thu hồi thẻ nhà  báo theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 4. Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú chịu sự quản lý nhà nước về hoạt động báo chí của Sở Thông tin và  Truyền thông. 5. Văn phòng đại diện của cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ phóng viên  thường trú của văn phòng mình. 6. Khi có sự thay đổi về địa điểm, trưởng văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoặc đình chỉ, chấm dứt hoạt  động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cơ quan báo chí thông báo bằng văn bản với Sở Thông tin và  Truyền thông. 7. Trong trường hợp văn phòng đại diện, phóng viên thường trú vi phạm các điều kiện hoạt động trên địa bàn tỉnh  và các quy định pháp luật khác, Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản yêu cầu cơ  quan báo chí chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú và xử lý theo quy định của pháp  luật. 8. Thời gian gửi văn bản thông báo về việc thay đổi địa điểm, đình chỉ hoạt động của văn phòng đại diện; đình chỉ  hoạt động của phóng viên thường trú: a) Chậm nhất là 05 ngày trước khi có sự thay đổi về địa điểm, trưởng văn phòng đại diện, phóng viên thường trú  hoặc đình chỉ, chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cơ quan báo chí thông báo bằng  văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông. b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phóng viên thường trú bị đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động tại địa  phương thì cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế.  Trong văn bản thông báo phải ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh và số hiệu thẻ nhà báo của phóng viên thường  trú. 9. Các đoàn phóng viên nước ngoài vào hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế phải có văn bản thông báo cho Sở Ngoại  vụ trước khi tiến hành các hoạt động báo chí. Điều 7. Quyền hạn và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí  trong nước hoạt động trên địa bàn tỉnh 1. Quyền hạn a) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của Luật Báo chí và các văn bản liên quan khác; b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
  6. c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ  nhà báo hoặc giấy giới thiệu do cơ quan báo chí cấp, ghi rõ nội dung làm việc. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm  cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí  mật khác theo quy định của pháp luật; d) Được tham dự các kỳ họp, các hội nghị của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế  và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn để hoạt động nghiệp vụ theo giấy mời và các quy định của Ban Tổ chức  theo từng hoạt động cụ thể; đ) Được đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước khen thưởng, biểu dương đối với những thành tích xuất sắc trong  hoạt động báo chí, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh. 2. Nghĩa vụ a) Thông tin trung thực, thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn  tỉnh theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí; b) Bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên  truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm; c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật; d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan,  tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của  mình và về những hành vi vi phạm pháp luật; e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. g) Tham gia đầy đủ, nghiêm túc, đúng thành phần theo nội dung ghi trong giấy mời tại các kỳ giao ban báo chí hàng  tháng do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo tổ chức; các cuộc  họp báo thường kỳ do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức. Điều 8. Quản lý phóng viên 1. Phóng viên trong nước: Phóng viên hoạt động nghiệp vụ báo chí phải có Thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc Giấy giới  thiệu của cơ quan báo chí cấp ghi rõ nội dung làm việc. 2. Phóng viên nước ngoài: a) Phóng viên không thường trú: Khi hoạt động thông tin, báo chí tại tỉnh Thừa Thiên Huế, phóng viên không thường  trú phải mang theo Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp và hộ chiếu; phải hoạt động theo đúng mục  đích và chương trình đã được ghi trong Giấy phép đồng thời chịu sự hướng dẫn của một cơ quan chuyên trách của  Bộ Ngoại giao hoặc của Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, hoặc của một cơ quan được Bộ Ngoại giao ghi rõ  trong giấy phép hoạt động báo chí được cấp. Mọi hình thức hướng dẫn khác đều không được chấp nhận trong hoạt  động thông tin báo chí. Chương trình hoạt động của phóng viên không thường trú có thể được điều chỉnh, bổ sung  sau khi được phép của Bộ Ngoại giao. Phóng viên không thường trú chỉ được hoạt động thông tin, báo chí tại địa  phương khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Phóng viên thường trú: Khi hoạt động thông tin, báo chí tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Văn phòng thường trú gửi 01  bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax gồm Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí theo mẫu do  Bộ Ngoại giao ban hành, bản chụp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú đến UBND tỉnh thông qua  Sở Ngoại vụ, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Phóng viên thường trú chỉ được hoạt động thông tin, báo chí 
  7. tại địa phương khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Ngoại vụ lập chương trình và phân  công người hướng dẫn chuyên trách cho đoàn hoạt động. c) Phóng viên nước ngoài đi theo các đoàn cấp cao của nước ngoài thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế hoạt động  trong khuôn khổ theo chương trình đã được phê duyệt. Chương trình làm việc của phóng viên nước ngoài do Sở  Ngoại vụ tổ chức, liên hệ và trực tiếp hướng dẫn thực hiện. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu cho  cán bộ hướng dẫn đoàn. Chương III PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ Điều 9. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm: a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; b) Người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho  báo chí thường xuyên (sau đây gọi chung là người phát ngôn); c) Người có trách nhiệm thuộc cơ quan hành chính nhà nước được người đứng đầu ủy quyền thực hiện phát ngôn  (sau đây gọi chung là người được ủy quyền phát ngôn) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng người phát ngôn thực  hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao. 2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân  tỉnh và các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế,  gồm: a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; b) Trường hợp người đứng đầu cơ quan hành chính không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí  thì ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan, ngành mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin  cho báo chí và chịu trách nhiệm với việc ủy quyền đó. 3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân  cấp xã, gồm: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã; b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy  quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. 4. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e­mail của người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho cơ  quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ  quan hành chính nhà nước. 5. Người phát ngôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin  cho báo chí thì phải báo cáo để người đứng đầu cơ quan hành chính ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ  quan mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. 6. Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này được thực  hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định. Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e­mail của người được ủy quyền phát ngôn,  văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính 
  8. nhà nước hoặc niêm yết tại trụ sở (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có trang thông tin điện tử) trong thời hạn  12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền. 7. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b  khoản 3 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác. 8. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông  tin cho báo chí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan  hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung  thông tin đã cung cấp. Điều 10. Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 1. Tổ chức họp báo. 2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang  mạng xã hội chính thức của đơn vị, địa phương. 3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên. 4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện  tử. 5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí khi được yêu cầu. 6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí. Điều 11. Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực,  địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, thông qua các hình thức sau: a) Hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh  (http://thuathienhue.gov.vn); b) Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí; c) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử của Chính phủ theo quy định hiện hành. 2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ  chức theo ngành dọc đặt tại địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện  tử của cơ quan mình. b) Cử người phát ngôn cung cấp thông tin tại họp báo của Ủy ban nhân dân tỉnh khi có yêu cầu; c) Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn  bản; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo  ngành dọc đặt tại địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí  do Ban Tuyên giáo chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức. d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử tỉnh theo quy định hiện hành.
  9. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã: a) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện; b) Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc các  hình thức quy định tại Điều 11 Quy định này. 4. Việc phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường cho báo chí được thực hiện theo quy  định Điều 6, Nghị định số 09/2017/NĐ­CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung  cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. 5. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp thông  tin cho báo chí; Quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn được thực hiện theo  quy định tại Điều 7, Điều 8, Nghị định số 09/2017/NĐ­CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc  phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên 1. Cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ nội  dung phát ngôn và thông tin do người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ  tên người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn, tên cơ quan hành chính nhà nước của người phát ngôn,  người được ủy quyền phát ngôn. Trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát đúng nội dung thông tin mà người phát  ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thì không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó. 2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đối với  các nội dung đăng tải không chính xác. Thời điểm đăng, phát thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật báo  chí. Điều 13. Cải chính và phản hồi thông tin trên báo chí Cơ quan báo chí, tác giả, tác phẩm báo chí phải thực hiện việc cải chính thông tin đã đăng, phát trên báo chí và thực  hiện phản hồi thông tin theo đúng quy định tại Điều 42 và Điều 43 Luật Báo chí năm 2016. Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 14. Khen thưởng 1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan liên quan xem xét, kiến nghị  Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông khen thưởng đối với các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và  công dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động báo chí. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ ngân sách để trao tặng giải thưởng báo chí hằng năm và khen thưởng đột xuất cho  các tác phẩm báo chí xuất sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều 15. Xử lý vi phạm Các cơ quan, đơn vị, các cơ quan báo chí, phóng viên vi phạm các hoạt động về báo chí thì xử lý theo quy định của  pháp luật hiện hành. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
  10. Điều 16. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai hướng  dẫn và quản lý các hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh theo Quy định này. Điều 17. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan báo chí, Trưởng văn phòng đại diện, phóng viên  thường trú trên địa bàn tỉnh phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh  xem xét bổ sung, sửa đổi./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2