TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI KÊNH HÌNH<br />
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
Lê Công Triêm, Đỗ Văn Năng<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kênh hình trong sách giáo khoa (SGK) Vật lý là một kênh thông tin quan trọng trong<br />
bài vật lí. Chức năng chủ yếu của kênh hình là nguồn tri thức. Kênh hình không chỉ dừng lại ở<br />
chức năng minh họa cho kênh chữ mà còn tăng tính trực quan về đối tượng nhận thức. Kiến<br />
thức cơ bản không phải chỉ có ở phần kênh chữ, mà còn nằm ở kênh hình, ẩn chứa trong các sơ<br />
đồ, hình ảnh, bảng số liệu,... Nếu biết cách làm việc với kênh hình ở SGK, học sinh sẽ rất thuận<br />
lợi trong việc nắm bắt kiến thức, tự học tập vật lý từ tài liệu. Trong khuôn khổ bài báo này,<br />
chúng tôi thống kê các kênh hình của chương “Điện tích. Điện trường” và của cả SGK Vật lý<br />
11 Nâng cao; trình bày các kỹ năng làm việc với kênh hình trong SGK Vật lý 11 Nâng cao và<br />
cách rèn luyện các kỹ năng đó.<br />
<br />
Kênh hình trong sách giáo khoa (SGK) Vật lý là một kênh thông tin quan trọng<br />
trong bài vật lý với chức năng chủ yếu là nguồn tri thức. Với cách biên soạn theo hướng<br />
"mở", SGK Vật lý đã trình bày một số kiến thức "ẩn" vào trong hình, kèm theo câu hỏi<br />
hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các tri thức từ đó. Kênh hình trong SGK Vật lý<br />
bao gồm các hình vẽ, ảnh chụp, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ,… Có thể nói kênh hình được<br />
thể hiện trong SGK rất đa dạng và phong phú (xem thống kê kênh hình trong SGK Vật<br />
lý 11 Nâng cao qua bảng thống kê 1.1 và 1.2 dưới đây). Từ các bảng này, có thể nhận<br />
thấy SGK chứa một lượng lớn các kênh hình bổ trợ nội dung bài học. Kênh hình không<br />
chỉ dừng lại ở chức năng minh họa cho kênh chữ, tăng tính trực quan về đối tượng nhận<br />
thức; kiến thức cơ bản không phải chỉ có ở kênh chữ, mà còn nằm ở kênh hình, ẩn chứa<br />
trong các sơ đồ, ảnh, bảng số liệu,... Điều đó, đòi hỏi, khi học với SGK Vật lý, học sinh<br />
phải có nhiệm vụ khai thác kiến thức từ kênh hình; giáo viên khi dạy, phải tổ chức,<br />
hướng dẫn cho học sinh làm việc với kênh hình để thu nhận những kiến thức từ đó. Nếu<br />
biết cách làm việc với kênh hình ở SGK sẽ rất thuận lợi để học sinh (HS) nắm bắt kiến<br />
thức, tự học tập vật lý từ tài liệu; giúp tổ chức tốt hoạt động dạy học vật lý của giáo viên<br />
(GV). Tuy nhiên, thực tế dạy học vật lý THPT hiện nay cho biết, GV chưa quan tâm rèn<br />
luyện cho HS kỹ năng làm việc toàn diện với SGK nói chung và kênh hình nói riêng, cả<br />
GV và HS sử dụng SGK một cách tùy tiện đã làm lãng phí vai trò và chức năng của loại<br />
phương tiện dạy học đặc biệt này.<br />
129<br />
<br />
Bảng 1.1. Bảng thống kê các kênh hình trong SGK Vật lý 11 Nâng cao<br />
STT<br />
<br />
Các kênh hình toàn SGK Vật lý 11 NC<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Hình vẽ<br />
<br />
270<br />
<br />
Số hình, ảnh trung bình trên 01 trang<br />
<br />
1,2<br />
<br />
2<br />
<br />
Ảnh chụp<br />
<br />
87<br />
<br />
3<br />
<br />
Bảng số liệu<br />
<br />
22<br />
<br />
4<br />
<br />
Đồ thị<br />
<br />
19<br />
<br />
1<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
398<br />
<br />
Bảng 1.2. Bảng thống kê các kênh hình trong chương “Điện tích. Điện trường”<br />
SGK Vật lý 11 Nâng cao<br />
<br />
STT<br />
<br />
Các kênh hình chương “Điện tích. Điện trường”<br />
Vật lý 11 NC<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
1<br />
<br />
Hình vẽ<br />
<br />
38<br />
<br />
2<br />
<br />
Hình ảnh<br />
<br />
11<br />
<br />
3<br />
<br />
Bảng biểu<br />
<br />
01<br />
<br />
4<br />
<br />
Đồ thị<br />
<br />
03<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
53<br />
<br />
Dưới đây, chúng tôi đề cập về các kỹ năng làm việc với kênh hình trong SGK<br />
Vật lý 11 Nâng cao và cách rèn luyện các kỹ năng đó cho HS.<br />
+ Kỹ năng khai thác thông tin từ tranh ảnh:<br />
Tranh ảnh trong SGK Vật lý chứa đựng một lượng thông tin cô đọng và cần thiết<br />
của việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, hoặc mang tính thông tin, tính tư<br />
duy hình ảnh trực giác cao. Việc khai thác thông tin từ tranh ảnh nên bắt đầu từ việc<br />
quan sát toàn cảnh của tranh, tiếp đến là các điểm nhấn của tranh, từ đó dùng phản xạ,<br />
kinh nghiệm và tư duy trực giác của mình kết hợp với lĩnh vực kiến thức đang đề cập<br />
tới để phát hiện thông tin liên quan tới tranh ảnh đó.<br />
+ Kỹ năng khai thác thông tin từ bảng biểu, đồ thị, sơ đồ:<br />
Bảng biểu, đồ thị, sơ đồ có vai trò quan trọng trong việc tóm lược, so sánh, biện<br />
luận các kiến thức, các quy luật vật lý.<br />
Từ bảng biểu ta có thể thấy, được sự tóm tắt các thông tin liên quan đến các đối<br />
tượng, các đại lượng vật lý. Khi làm việc với loại kênh thông tin này chúng ta nên xem<br />
xét chúng bao gồm những cột, dòng thông tin nào (bảng được lập theo dạng hàng - cột),<br />
130<br />
<br />
hoặc các khối thông tin nào, bảng này nói về cái gì, các thông tin nào là thông tin mà ta<br />
đang quan tâm.<br />
- Với đồ thị, chúng ta cần biết nó được vẽ ra để thể hiện mối quan hệ giữa các<br />
đại lượng vật lý nào (căn cứ vào các trục của đồ thị, số trục của đồ thị, đơn vị tính,…).<br />
Cần xem xét dạng đường của đồ thị để biết tính chất biến thiên của các đại lượng (tuyến<br />
tính, phi tuyến tính,…). Trong nhiều bài toán chúng ta không cần phải mất thời gian để<br />
giải nó hoặc giải bằng phương pháp thông thường sẽ gặp không ít bất lợi, trong khi nếu<br />
khai thác tốt đồ thị ta có thể đưa ra kết quả nhanh và chính xác.<br />
- Sơ đồ trong SGK Vật lý giúp tóm lược một hệ thống kiến thức, hoặc mô tả<br />
ngắn gọn và sơ lược một đặc trưng nào đó của bài học theo ý đồ sư phạm của tác giả,<br />
phần học hay kiến thức vật lý. Khi làm việc với kênh thông tin này, chúng ta cần xác<br />
định sơ đồ này được lập ra để làm gì, cho phần kiến thức nào, dạng tóm tắt hay so sánh.<br />
Nếu tóm tắt hay so sánh thì tóm tắt hay so sánh nội dung gì.<br />
Có thể tóm lược các bước rèn luyện kỹ năng làm việc với một số kênh hình<br />
trong SGK Vật lý 11 Nâng cao như Bảng 1.3 dưới đây.<br />
Bảng 1.3. Bảng tóm lược các bước rèn luyện kỹ năng làm việc với một số kênh hình<br />
ở SGK Vật lý<br />
Loại<br />
kênh<br />
hình<br />
<br />
Các bước tiến hành làm việc với kênh hình<br />
Bước 1: quan sát toàn diện hình vẽ<br />
Bước 2: phân tích, nhận định hình này nói về nội dung gì<br />
<br />
Hình vẽ<br />
<br />
Bước 3: nhận định nội dung kiến thức ẩn trong hình là gì và liên quan thế nào<br />
với vấn đề đang cần giải quyết<br />
Bước 4: lựa chọn nội dung cần thiết phục vụ yêu cầu học tập, nghiên cứu<br />
Bước 5: sử dụng giải quyết nhiệm vụ nhận thức<br />
Bước 1: quan sát toàn diện hình, tìm điểm nhấn<br />
Bước 2: phân tích, nhận định hình này mô tả vật hoặc hiện tượng gì trong thực tế<br />
<br />
Hình ảnh<br />
<br />
Bước 3: nhận định nội dung kiến thức ẩn trong hình là gì và liên quan gì đến vấn<br />
đề đang cần giải quyết<br />
Bước 4: lựa chọn nội dung cần thiết phục vụ yêu cầu học tập, nghiên cứu<br />
Bước 5: đàm thoại, thảo luận về hình ảnh và khái quát nội dung bằng ý kiến của<br />
riêng mình<br />
Bước 1: xem ghi chú về bảng biểu đang quan sát<br />
<br />
Bảng biểu<br />
<br />
Bước 2: xem thông tin tổng quát về nội dung các cột, các dòng<br />
Bước 3: mô tả quan hệ giữa thông tin ở các dòng và cột<br />
131<br />
<br />
Bước 4: thiết lập quan hệ giữa thông tin ở các dòng và cột với nội dung đang cần<br />
giải quyết<br />
Bước 5: khái quát hóa nội dung thể hiện ở bảng biểu<br />
Bước 1: quan sát số lượng và tên gọi các trục của đồ thị, đơn vị tính<br />
<br />
Đồ thị<br />
<br />
Bước 2: nhận xét đồ thị có dạng là đường gì, tính chất biến thiên của các đại<br />
lượng là gì<br />
Bước 3: viết ra công thức, phương trình nào thể hiện rõ nhất quan hệ giữa các<br />
đại lượng<br />
Bước 4: phát biểu khái quát hóa quan hệ giữa các đại lượng liên hệ trong đồ thị<br />
<br />
Ví dụ: Khi giải bài tập sau đây: Cho đồ<br />
thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ lớn lực tĩnh<br />
điện giữa hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách<br />
nhau một khoảng lần lược là r1, r2 trong chân<br />
không vào giá trị q1 như hình vẽ. Hãy tìm mối<br />
liên hệ giữa r1 và r2 biết rằng độ lớn điện tích<br />
điểm q2 không đổi.<br />
<br />
F(N)<br />
<br />
Vận dụng các bước ở Bảng 1.3. trên<br />
đây để rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với<br />
đồ thị. Cụ thể:<br />
<br />
O<br />
<br />
r2<br />
r1<br />
(II)<br />
(I)<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
q1 (µC)<br />
<br />
Bước 1: Quan sát đồ thị đã cho thấy, có hai trục tọa độ và đơn vị tính. Trục F (N)<br />
cho biết lực tương tác của hai điện tích, đơn vị tính là Niutơn; trục q1(µC) cho biết giá<br />
trị điện tích q1, đơn vị tính là µC.<br />
Bước 2: Đồ thị (I) và (II) đều có dạng là đường thẳng; lực F biến thiên tuyến<br />
tính theo điện tích q1.<br />
Bước 3: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm được tính bởi biểu thức định luật<br />
q q<br />
Cu-lông: F = k 1 2 2 . Từ đồ thị đã cho, khi F = 5N ứng với khoảng cách r1 thì q1 =<br />
r<br />
4µC, ứng với khoảng cách r2 thì q1 = 1µC. Do đó, viết ra: r1 = 2r2.<br />
Bước 4: kết luận: r1 = 2r2.<br />
Việc rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với kênh hình ở SGK có thể tiến hành<br />
bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng HS, nội dung kiến thức và “tài<br />
nghệ” tổ chức của GV. Có thể tiến hành bằng cách tổ chức cho HS đàm thoại gợi mở<br />
với hình, tranh luận với hình, thảo luận với hình, chơi trò chơi học tập với hình,… Điều<br />
quan trọng là tổ chức bằng cách nào thì GV cũng là người phải dày công, chịu khó thiết<br />
kế, tổ chức để các em làm việc một cách hiệu quả nhất. Việc làm này phải được tiến<br />
hành một cách thường xuyên và bền bỉ. Có như vậy, HS mới hình thành được kỹ năng<br />
làm việc với kênh hình trong SGK Vật lý một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao khi sử<br />
132<br />
<br />
dụng loại phương tiện đặc biệt này, góp phần nâng cao nhận thức về vật lý, cũng như<br />
khả năng tự lực học tập cho các em.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Phạm Thị Phú, Sách giáo khoa Vật lý 11 phân ban với việc hiện thực hóa các chức<br />
năng của sách giáo khoa hiện đại, Tạp chí Giáo dục, 210 (2-3), (2009), 46 – 48.<br />
[2]. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb.<br />
Đại học Sư phạm, 2004.<br />
[3]. Ngô Thị Hải Yến, Một số kỹ năng sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Địa lý ở<br />
trường phổ thông, Tạp chí Thiết bị giáo dục, 2009, 25 – 28.<br />
<br />
IMPROVING THE WORKING SKILLS WITH ILLUSTRATIONS<br />
IN TEXTBOOKS FOR STUDENTS IN TEACHING PHYSICS<br />
AT HIGH SCHOOLS<br />
Le Cong Triem, Do Van Nang<br />
College of Pedagogy, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
The illustrations in Physics textbooks is an important information channel in every<br />
lesson as a source of knowledge. Illustrations not only illustrate the text but also provide<br />
knowledge to learners. This knowledge is conveyed in the diagrams, pictures, graphs and<br />
charts. If students know how to work with illustrations in textbooks, they will have some<br />
advantage in learning physics from documents by themselves. In this paper, we listed the<br />
illustrations in the whole 11th grade Advanced Physics textbook and in the chapter "Electric<br />
charge. Electric field "; we presented the skills to work with illustrations in 11th grade<br />
Advanced Physics and how to hone those skills.<br />
<br />
133<br />
<br />