Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý của học sinh thông qua việc sử dụng các bài tập sáng tạo
lượt xem 2
download
Kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý là khả năng học sinh sử dụng thành thạo các kiến thức vật lý nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập với chất lượng cao. Bài viết xin được trình bày về các khái niệm cơ bản và biện pháp sử dụng bài tập có nội dung sáng tạo trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý của học sinh thông qua việc sử dụng các bài tập sáng tạo
- RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP SÁNG TẠO QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý là khả năng học sinh sử dụng thành thạo các kiến thức vật lý nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập với chất lượng cao. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học bộ môn vật lý. Bài tập có nội dung sáng tạo là những bài tập có dữ kiện không đầy đủ. Do đó, để giải quyết những bài tập này học sinh phải tư duy liên tục, vận dụng tất cả những kiến thức và kinh nghiệm đã có của bản thân. Qua quá trình giải quyết những bài tập này mà học sinh có thể nắm vững những kiến thức vật lý và vận dụng chúng một cách linh hoạt. Từ khóa: kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý, bài tập sáng tạo 1. GIỚI THIỆU Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới giáo dục tập trung vào việc lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học không còn là quá trình truyền thụ kiến thức thuần túy mà phải chú trọng vào việc rèn luyện năng lực cho học sinh. Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với cuộc sống hằng ngày nên việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn là điều hết sức cần thiết. Trong quá trình học tập của học sinh, việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn được thể hiện trước hết đó là việc giải các bài tập vật lý. Để giải được những bài tập này ngoài việc nắm vững kiến thức, học sinh còn cần phải có những kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý [1], [2]. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin được trình bày về các khái niệm cơ bản và biện pháp sử dụng bài tập có nội dung sáng tạo trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý cho học sinh. 2. KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ Việc vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ đặc ra là điều bắt buộc phải được thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Khi một kiến thức đã được học nếu biết cách vận dụng và vận dụng thành công thì kiến thức đó đã nhuần nhuyễn, kiến thức đó mới trở thành kiến thức của bản thân học sinh. Có vận dụng kiến thức thì học sinh mới có thể nhớ được lâu,ngược lại ít vận dụng thì kiến thức sẽ chóng quên. Việc vận dụng làm cho học sinh nhận ra sự cần thiết của kiến thức trong việc giải quyết các câu hỏi, các bài toán mà quan trọng hơn đó là ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề do cuộc sống đề ra. [1], [2] Việc vận dụng kiến thức cũng phải đi từ đơn giản, áp dụng kiến thức một cách máy móc, áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, bài tập nhỏ đến phức tạp như áp dụng nhuần nhuyễn kiến thức giả quyết các bài tập, vấn đề phức tạp. Từ việc áp dụng giải quyết vấn đề mang tính kiến thức đơn lẽ sang giải quyết các vấn đề phức tạp mang tính tổng hợp nhiều kiến thức. Việc vận dụng kiến thức còn phải được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, phát triển kinh nghiệm của học sinh. Tùy thuộc vào trình độ hiện tại của học sinh mà học sinh có thể vận dụng kiến thức dưới các cấp độ khác nhau như: - Dùng các bài tập đơn giản, thuần túy áp dụng kiến thức mà chưa cần quan tâm đến bản chất, ý nghĩa của nó trong thực tế; - Dùng các câu hỏi, bài tập vận dụng để làm bộc lộ bản chất của hiện tượng; Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 155-158
- 156 QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN - Dùng các bài tập, câu hỏi ứng dụng, việc giải quyết các vấn đề này cần sự liên hệ của nhiều kiến thức thuộc một lĩnh vực; - Dùng các bài tập, câu hỏi ứng dụng trong đó việc giải các bài tập này cần sự liên hệ các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau và kính nghiệm sống của học sinh. Như vậy, kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý là khả năng học sinh sử dụng thành thạo các kiến thức vật lý kết hợp với các thao tác tư duy, thao tác chân tay nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vật lý vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. 3. BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG SÁNG TẠO Bài tập vật lý có tác dụng to lớn trên cả ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Bài tập giúp học sinh hiểu sâu các hiện tượng, các qui luật vậy lý, biết phân tích và vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống đề ra. Thông qua bài tập học sinh đi từ kiến thức lý thuyết đến vận dụng lý thuyết để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Bài tập cũng là một công cụ không thể thiếu trong việc tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua những vấn đề trên chúng ta có thể nhận ra tầm quan trọng của bài tập trong quá trình học tập của học sinh [2], [4]. Khi giải các bài tập vật lý, học sinh không chỉ thực hiện các thao tác chân tay mà còn được rèn luyện kỹ năng phân tích, mô tả các hiện tượng, quá trình vật lý, tổng hợp các mặt, các khía cạnh trong mối liên hệ với nhau, khái quát hóa thành những kết luận tổng quát nhờ suy luận qui nạp, đối chiếu các kết luận này với giả thuyết hoặc hệ quả đã đề xuất, giải thích, so sánh các hiện tượng, quá trình vật lý, các ứng dụng trong sản xuất và đời sống của các kiến thức đã học. Như vậy, bài tập vật lý là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy và phương pháp suy luận trong học tập vật lý, góp phần bồi dưỡng tư duy vật lý của học sinh. Bài tập sáng tạo là những bài tập mà giả thuyết không có thông tin đầy đủ liên quan đến hiện tượng hay quá trình vật lý, có những đại lượng vật lý được ẩn dấu, điều kiện bài toán không chứa đựng chỉ dẫn trực tiếp về kiến thức vật lý cần sử dụng. Bài tập sáng tạo đòi hỏi ở học sinh tính nhạy bén trong tư duy, khả năng tưởng tượng, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới; học sinh phát hiện ra những điều chưa biết, chưa có. Đặc biệt, bài tập sáng tạo yêu cầu khả năng đề xuất, đánh giá ý kiến riêng của bản thân học sinh. Bài tập sáng tạo có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu như: bài tập có nhiều phương án giải, bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi, bài tập thiếu hoặc thừa dữ kiện, bài tập thí nghiệm, bài tập nghịch lý – ngụy biện, bài tập hộp đen. [1], [3], [4]. Bài tập sáng tạo có vai trò đặc biệt trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý cho học sinh, để hệ thống bài tập phong phú góp phần thực hiện mục tiêu trên thì bài tập sáng tạo được xây dựng phải thỏa mãn một số yêu cầu sau: - Đảm bảo tính hệ thống và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục; - Góp phần phát triển tư duy tích cực và sáng tạo; - Rèn luyện được năng lực thực hành, đặc biệt bồi dưỡng được tính linh hoạt của tư duy trong việc đề xuất phương án thực hành hay các giải pháp khác nhau trong đo đạc,... 4. SỬ DỤNG BÀI TẬP CHO NỘI DUNG SÁNG TẠO TRONG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ CHO HỌC SINH Chúng ta có thể sử dụng bài tập có nội dung sáng tạo trong những giai đoạn khác nhau của
- RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ CỦA HỌC SINH... 157 quá trình dạy học vật lý nhằm tối đa hóa hiệu quả của bài tập sáng tạo trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý cho học sinh. a. Bài tập sáng tạo trong bài học xây dựng kiến thức mới Bài tập thường sử dụng vào đầu tiết học thường để kiểm tra kiến thức học sinh hoặc để củng cố tài liệu đã học, qua đó giúp cho giáo viên kiểm tra được kiến thức của học sinh, nâng cao được ý thức trách nhiệm của học sinh trong quá trình học tập. Những bài tập thường được dùng ở đây chủ yếu là khái quát hóa những điều đã học hoặc đặt ra những vấn đề sắp được nghiên cứu trong bài mới. Các bài tập này không cồng kềnh và thường dùng là bài tập định tính giải thích bản chất các hiện tượng vật lý. b. Bài tập sáng tạo trong bài học luyện tập giải bài tập vật lý Trong phân phối chương trình, tiết bài tập là thời gian để học sinh có thể vận dụng kiến thức vật lý một cách tổng hợp. Qua đó giáo viên tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý, hướng dẫn phân tích những dạng bài tập mới, những phương pháp giải bài tập mới. Bài tập sử dụng phải đúng mức, vừa sức và có độ phức tạp tăng dần để kích thích quá trình học tập cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Trong tiết học luyện tập, bài tập cần phải tích cực hóa tối đa hoạt động nhận thức của học sinh để tránh tình trạng học sinh học tập một cách thụ động. Để sử dụng bài tập có nội dung sáng tạo trước hết giáo viên phải hướng dẫn thông qua các ví dụ mẫu để học sinh có thể nắm được quy trình thực hiện. Khi học sinh đã nắm được quy trình thì giáo viên mới tiếp tục phát triển các bài tập ở những mức độ cao hơn. Khi dạy tiết học giải bài tập thì giáo viên cần phải cho học sinh làm bài tập luyện tập vào đầu tiết học, sau đó cho học sinh làm bài tập sáng tạo. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình vận dụng kiến thức vật lý từ đơn giản đến phức tạp. c. Bài tập sáng tạo trong bài học thực hành vật lý Trong quá trình dạy học, thực hành vật lý giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức vật lý vào thực tiễn nhằm kiểm chứng những kiến thức đã học hoặc hình thành kiến thức mới. Bài tập sáng tạo trong hoạt động thực hành đó là những bài tập xây dựng những phương án tiến hành thí nghiệm mới, đề xuất những biện pháp khắc phục những hạn chế và tận dụng những dụng cụ thí nghiệm hiện có. Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Do đó, việc sử dụng bài tập sáng tạo trong hoạt động thực hành không những giúp giáo viên khắc phục những hạn chế đó mà còn giúp học sinh phát triển khả năng vận dụng những kiến thức một cách tổng quát. d. Bài tập sáng tạo trong dạy học ngoại khóa vật lý Hình thức dạy học ngoại khóa phổ biến nhất hiện nay đối với bộ môn vật lý đó là hình thức làm việc nhóm. Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm, các nhóm tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên phân công. Để hoạt động ngoại khóa diễn ra hiệu quả, học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm của bản thân thì các bài tập mà giáo viên chuẩn bị phải mang tính chất thiết kế, chế tạo. Học sinh sẽ vận dụng những hiểu biết của bản thân để tạo ra những sản phẩm mới. Để công việc của nhóm phong phú và hào hứng thì giáo viên phải đặt ra nhiều mục đích: phát triển thế giới quan, phát triển tư duy cho học sinh và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo không những về toán học mà còn về thực nghiệm... Bởi vậy trong các buổi học học tập ngoại khóa việc sử dụng những bài tập sáng tạo không những rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý mà còn góp phần bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh.
- 158 QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN 5. KẾT LUẬN Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học bộ môn vật lý. Với đặc điểm cơ bản của bài tập có nội dung sáng tạo là những bài tập có dữ kiện không đầy đủ. Do đó, để giải quyết những bài tập này học sinh phải tư duy liên tục, vận dụng tất cả những kiến thức và kinh nghiệm đã có của bản thân. Qua quá trình giải quyết những bài tập này mà học sinh có thể nắm vững những kiến thức vật lý và vận dụng chúng một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, bài tập sáng tạo còn rèn luyện cho học sinh khả năng sáng tạo trong giải quyết công việc, khả năng thể hiện năng lực và ý kiến riêng của bản thân. Để bài tập có nội dung sáng tạo có thể phát huy tối đa hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, phổ biến kiến thức của các nhà khoa học về vấn đề này. Đồng thời các giáo viên trong quá trình giảng dạy cần đầu tư công sức trong việc xây dựng một hệ thống các bài tập sáng tạo phù hợp với nhiều nội dung kiến thức khác nhau và những đối tượng học sinh khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quách Nguyễn Bảo Nguyên (2011). Xác định và rèn luyện hệ thốngKN học tập cho HS trong dạy học chương “Dòng điện không đổi”, Vật lý lớp 11 nâng cao (Luận văn Thạc sĩ). Trường ĐHSP – ĐH Huế. [2] Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước, “Bài tập sáng tạo về vật lý ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (163), tr 34-37. [3] Lê Công Triêm (2011). Hướng dẫn phương pháp tự học của học sinh qua môn Vật lý. Trường ĐHSP – ĐH Huế. [4] Võ Văn Thế (2011). Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng cho dạy học phần Nhiệt học lớp 10 Trung học phổ thông (Luận văn Thạc sĩ). Trường ĐHSP – ĐH Huế. Tilte: TRAINING FOR STUDENTS THE SKILL OF APPLYING PHYSICS KNOWLEDGE BY USING CREATIVE EXERCISES Abstract: The skill of applying physics knowledge is the students’ ability in using competently the physics knowledge in order to do task of learning Physics with high quality. Training the skill of applying physics knowledge for students plays an important role in teaching Physics. Creative exercises are exercises with incomplete data. Therefore, if students want to solve this exercises, they have to think constantly, use all of the knowledge and experience of themselves. In the process of solving these exercises that students can grasp the physics knowledge and apply in flexible ways. Keywords: the skill of applying physics knowledge, creative exercises ThS. QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN Đơn vị công tác: TT Vật lý lý thuyết và Vật lý tính toán, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Nghiên cứu sinh, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0919 148 818, Email: qnbnguyen@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sách hướng dẫn học tập Vật lý đại cương (A1)
104 p | 1504 | 678
-
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN VẬT LÝ
20 p | 1181 | 173
-
Tài liệu rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử tham khảo
17 p | 571 | 170
-
Bài giảng Thực hành hóa đại cương - KS.Trần Thị Tường Vân
47 p | 751 | 161
-
Tính chất hình học trong hình học giải tích - Nguyễn Văn Hiền
2 p | 210 | 62
-
Dùng ẩn phụ để giải PT vô tỉ - Vũ Văn Dũng
2 p | 160 | 59
-
KHÁI NIỆM VỀ THỂ TÍCH CỦA KHỐI ĐA DIỆN
16 p | 138 | 12
-
Một số vấn đề về sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lý và các phương tiện dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học hiện đại
7 p | 100 | 8
-
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua dạy học Toán Cao cấp cho sinh viên khối ngành kinh tế ở trường Đại học Lạc Hồng
11 p | 101 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần: Đa dạng sinh học (02 tín chỉ)
6 p | 83 | 5
-
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT
4 p | 31 | 5
-
Một số định hướng kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm toán
9 p | 63 | 3
-
Thiết kế câu hỏi rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học phần Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11
12 p | 49 | 3
-
Vận dụng dạy học dựa trên vấn đề cho môn Thực hành Hóa đại cương tại Đại học Công nghệ TP. HCM
6 p | 39 | 3
-
Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học 11
8 p | 45 | 2
-
Sử dụng phần mềm Dreamweave để thiết kế các bài thực hành vi sinh vật theo định hướng phát triển năng lực
9 p | 25 | 2
-
Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, Sinh học 12 trung học phổ thông
7 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn