intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối loạn hành vi – Con đường dẫn đến rối loạn hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích, tổng hợp tài liệu để tìm hiểu về rối loạn hành vi và những nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi của trẻ. Qua đó có thể đề xuất những biện pháp xử lý hiệu quả khi phát hiện ra trẻ có rối loạn hành vi cũng như dự báo lên chương trình can thiệp phòng ngừa cho những học sinh có nguy cơ gặp phải rối loạn hành vi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối loạn hành vi – Con đường dẫn đến rối loạn hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên

  1. RỐI LOẠN HÀNH VI – CON ĐƢỜNG DẪN ĐẾN RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ThS. Phạm Thị Bích Phƣợng Trường ĐH C ng nghệ (HUTECH), TP.HCM Email: Ptb.phuong@hutech.edu.vn TÓM TẮT Bài viết phân tích, tổng hợp tài liệu để tìm hiểu về rối loạn hành vi và những nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi của trẻ. ua đó có thể đề xuất những biện pháp xử lý hiệu quả khi phát hiện ra trẻ có rối loạn hành vi cũng như dự báo lên chương trình can thiệp phòng ngừa cho những học sinh có nguy cơ gặp phải rối loạn hành vi. Từ khóa: Rối loạn hành vi, trẻ em, trẻ vị thành niên. 1. ĐỊNH NGHĨA RỐI LOẠN HÀNH VI Rối loạn (disorder) là một tình trạng, trạng thái cơ thể và/hoặc tâm l trong đó một nhóm các hiện tượng bộc lộ mối quan hệ không dễ nhận thấy, không dễ suy luận với một hiện tượng khác (R.J. Corsini,1999). Thuật ngữ rối loạn hành vi (conduct disorder) bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong bảng phân loại bệnh tâm thần của hội tâm thần học Mỹ lần thứ 2 (DSM-II) năm 1986. Rối loạn hành vi được mô tả bởi mô hình lặp lại và kéo dài hành vi chống đối xã hội, gây hấn và mang tính thách thức. Những trẻ với rối loạn hành vi có lẽ bộc lộ ở mức độ cao về hành vi đánh nhau và bạo lực, tàn ác với súc vật hoặc độc ác với những người khác, phá hoại nghiêm trọng về tài sản, nghịch lửa, trộm cắp thường xuyên nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những hành vi thách thức bằng lời nói. Những hành vi liên quan đến rối loạn hành vi thì vi phạm chủ yếu đến mong đợi xã hội (độ tuổi phù hợp của trẻ) và thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch trẻ con bình thường hoặc có những hành vi mang tính nổi loạn chống đối vào lứa tuổi VTN (BMA Board of Science 2006). Những hành động mang tính chống đối xã hội hoặc là hành động phạm tội thì kh ng đưa vào chẩn đoán rối loạn hành vi để chẩn đoán rối loạn hành vi thì m hình hành vi khó khăn của trẻ phải kéo dài liên t c trong sáu tháng (cột 1 trong ICD-10 (WHO 1994) và tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – IV (APA 1994) ). Các tiêu chuẩn chẩn đo n ối loạn hành vi thì cũng tương tự cho rối loạn nhân cách chống đối xã hội nhưng kh ng xác định rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Theo phân loại bệnh quốc tế (ICD-10) (WHO 1994) và Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM – IV) (APA 1994), rối loạn hành vi thường xảy ra suốt thời thơ ấu hay ở lứa tuổi VTN, trong khi rối loạn nhân cách chống đối xã hội thì kh ng được chẩn đoán đối với người dưới 18 tuổi. Hơn nữa, theo tiêu chuẩn của DSM-IV và ICD- 10, bất cứ chẩn đoán nào cũng nên phân biệt giữa rối loạn hành vi giai đoạn đầu (những triệu chứng trước 10 tuổi) và rối loạn hành vi giai đoạn sau (thiếu triệu chứng sau 10 tuổi). Cũng tương tự trong tiêu chuẩn chẩn đoán với rối loạn thách thức chống đối (ODD), theo ICD-10, rối loạn thách thức chống đối xã hội thường xảy ra ở những trẻ nhỏ và không bao gồm những hành động phạm tội hoặc nhiều hành vi gây hấn nghiêm trọng hoặc hành vi không thích giao thiệp (WHO 1994). Rối loạn thách thức chống đối thì được xem là mức độ nhẹ hơn và là yếu tố nguy cơ dẫn đến phát triển rối loạn hành vi sau này. 1242
  2. Rối loạn hành vi là rối loạn của giai đoạn phát triển thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ em và VTN, một số trường hợp có thể tiếp diễn sang tuổi trưởng thành. Trường hợp này gọi là rối loạn nhân cách chống đối xã hội (nhân cách bệnh). Rối loạn hành vi loại này không phải là thứ phát sau một bệnh của não, một chấn thương não hay một số loạn tâm thần khác. Phân loại m c bệnh này dựa vào nét nhân cách và rối loạn hành vi nổi bật nhất và thường gặp nhất (Nguyễn Văn Siêm 2007) Tóm lại, hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về rối loạn hành vi nhưng nhìn từ góc độ tâm lý học xã hội, dựa trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về rối loạn hành vi cũng như trong phạm vi nghiên cứu đề tài chúng t i định nghĩa rối loạn hành vi theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV tập trung vào hai khía cạnh: hành vi xâm khích và hành vi phá luật và những biểu hiện của rối loạn hành vi chính là những hành vi không thích nghi của trẻ VTN có rối loạn hành vi. Vậy, rối loạn hành vi là mô hình lặp lại và kéo dài hành vi chống đối xã hội, xâm khích và mang tính thách thức. Những trẻ với rối loạn hành vi bộc lộ ở mức độ cao về hành vi đánh nhau và bạo lực, tàn ác với súc vật hoặc độc ác với những người khác, phá hoại nghiêm trọng về tài sản, trộm cắp, nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những hành vi thách thức bằng lời nói. Những hành vi liên quan đến rối loạn hành vi thì vi phạm chủ yếu đến mong đợi xã hội (độ tuổi phù hợp của trẻ) và thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch trẻ con bình thường hoặc có những hành vi mang tính nổi loạn chống đối vào lứa tuổi VTN và tất cả những hành vi này phải kéo dài ít nhất 6 tháng. 2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỐI LOẠN HÀNH VI Nghiên cứu về nguyên nhân rối loạn hành vi thì phần lớn tập trung vào những yếu tố nguy cơ xuất hiện tạo thành rối loạn hành vi. Một số những tiếp cận khác thì tập trung vào những lý thuyết về mặt sinh học, tâm lý và những viễn cảnh xã hội . Tương tự, tiếp cận về ―khả năng ph c hồi‖(resilence) thì nhìn về những yếu tố để bảo vệ, chống lại những yếu tố nguy cơ từ môi trường. Những yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hành vi tạm được chia thành những mảng sau: những yếu tố thuộc bản thân trẻ (sinh học), những yếu tố liên quan đến m i trường xung quanh trẻ (gia đình và nhà trường). Khi nhìn vào những yếu tố nguy cơ chúng ta phải quan tâm đến sựu kết hợp các yêu tố, rất ít ảnh hưởng nếu khi những yếu tố này chỉ đứng một mình. Những trẻ trong các tình huống đặc biệt như được đưa đến những trung tâm chăm sóc thì có khả năng bị một loạt các yếu tố ở trên và trong trung tâm này trẻ có thể được bảo vệ hoặc có thể đẩy trẻ đến những nguy cơ cao hơn nữa. Tương tự, những yếu tố nguy cơ từ gia đình thì được xem là yếu tố có ảnh hưởng thật sự đến trẻ, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những trẻ có ảnh hưởng bất lợi từ hành vi của cha mẹ thì dẫn đến những yếu tố nguy cơ cao hơn và duy trì rối loạn hành vi sau này của trẻ (Bell 1968; Rutter 2005). Những yếu tố thuộc về cá nhân trẻ Một trong những yếu tố không thể thiếu được trong việc hình thành rối loạn hành vi ở trẻ VTN đó là chính bản thân trẻ. Yếu tố cá nhân có một vị trí quan trọng đó là cơ sở nền tảng dẫn đến rối loạn hành vi cũng như các rối loạn kèm theo. Theo Moffitt et al. 1996, sự phát triển của hành vi chống đối xã hội được chia làm hai loại: một loại tồn tại suốt cuộc đời và một loại chỉ giới hạn trong độ tuổi VTN .Loại đầu tiên bắt đầu từ suốt thời ấu thơ và nguồn gốc của nó được nảy sinh trong quá trình phát triển hệ thần kinh ở trẻ. Loại thứ hai có nguồn gốc từ quá trình xã hội hóa và bắt đầu ở lứa tuổi VTN. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, loại hành vi chống đối xã hội kéo dài suốt cuộc đời thì được dự đoán bởi những đặc điểm cá nhân như tính khí khó kiểm soát, 1243
  3. sinh lý thần kinh kh ng bình thường, chậm phát triển vận động, khả năng về trí tuệ kém khó khăn trong việc đọc tăng động tim đập chậm điểm kiểm tra trí nhớ và tâm sinh lý thấp (Moffitt 2003). Riêng White et al. 2004 thì cho rằng, những vấn đề hành vi ở tuổi trước khi đến trường được xác định là dấu hiệu dự báo tốt nhất của hành vi chống đối xã hội sau này .Tại độ tuổi này, những vấn đề hành vi thì được xem là có tương quan với khí chất của trẻ, mức độ hoạt động, sự chú ý, cách trẻ thích nghi với tình huống mới, và những mức độ của nỗi đau buồn. Sự khác biệt về khí chất xuất hiện rất sớm trong cuộc đời trẻ. Trẻ trước tuổi đến trường với ―khí chất khó khăn‖ thì có tỉ lệ cao trong mối quan hệ xung đột giữa mẹ và trẻ (Lee và Bates 1985; Thomas, Chess và Birch 1968). Khí chất khó khăn thì có thể là một kiểu khí chất khi sinh ra nhưng bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm xã hội rất sớm. Khó khăn trong chú cũng liên quan đến rối loạn hành vi điều này được lý giải trong rối loạn kèm theo với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). MacDonald và Achenbach (1999) tìm ra rằng việc kết hợp cả khó khăn trong chú với rối loạn hành vi dẫn đến nhiều vấn đề hành vi trong trường học, nhiều mối liên hệ với những dịch v chăm sóc sức khỏe tinh thần, lạm d ng chất ở mức độ cao và tăng sự phổ biến hành vi tự sát hơn là đơn thuần chỉ có một rối loạn. Tuổi và giới tính cũng được tìm thấy là có tương quan với hành vi chống đối xã hội nhưng mối quan hệ này rất phức tạp và bị lẫn lộn bởi xã hội và sự khác biệt gene (Meyer et al. 2000; Rutter 2003a). Ví d , những bé trai được chứng minh là dễ bị tổn thương hơn trong m i trường thiếu sự chăm sóc của cha mẹ , nhiều khả năng được chẩn đoán với rối loạn hành vi và biểu hiện bằng những triệu chứng gây hấn rất sớm trong đời trẻ (Dodge 2003). Tuy nhiên, một siêu phân tích về chủ đề này cũng đã tìm ra rằng giới tính không ảnh hưởng đặc biệt tới hành vi chống đối xã hội khi so sánh với yếu tố gene và yếu tố xã hội (Rhee và Waldman 2003). Có một loạt những nghiên cứu làm tăng dần bằng chứng về sự ảnh hưởng của yếu tố gene lên hành vi chống đối xã hội (Lahey và Waldman 2003; Moffitt 2003; Rhee và Waldman 2003; Tremblay 2003). Mức độ phát triển chất dẫn truyền thần kinh testosterone ở mỗi người được diễn ra song song với phát triển hành vi phạm tội nhưng sự liên hệ này cũng hết sức phức tạp và ngược lại nó không liên hệ với hành vi gây hấn. Một vài nghiên cứu cũng cho rằng có một sự liên hệ giữa tỉ lệ chất dẫn truyền thần kinh testosterone cao trong bào thai với những vấn đề hành vi sau này. Tương tự, mức độ serotosnin (5-HT) cao cũng tương quan với hành vi bốc đồng và gây hấn (Moffitt 2003). Nhận thức chậm cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của rối loạn hành vi và những hành vi phạm tội. Trong một mẫu nhỏ 55 trẻ nhỏ với rối loạn hành vi Gilmour et al. (2004) đã tìm ra rằng hai phần ba trẻ có đặc điểm chậm ngôn ngữ và những đặc điểm hành vi khác (không ph thuộc vào điểm I ). Điều này cũng tương tự và đúng với những trẻ tự kỷ (Gilmour et al. 2004). Sự thiếu h t trong thùy trán ở não cũng được tìm ra có ảnh hưởng đến hành vi ở con người, mặc dù mối liên hệ này không rõ ràng và kết quả nghiên cứu có khuynh hướng khác nhau. Một số những nghiên cứu cũng tìm ra được sự liên hệ giữa thiếu chức năng thi hành pháp luật và tổn thương ở đầu với hành vi chống đối xã hội, những thống kê mối tương quan đặc biệt này cũng bị tranh cãi bởi những nhà nghiên cứu khác (Ishikawa và Raine 2003). Một lần nữa, những nghiên cứu có khuynh hướng gộp cả những yếu tố sinh học và những yếu tố xã hội và tương tác của nó trong sự phát triển rối loạn hành vi (Lahey and Waldman 2003). Những yếu tố thuộc về gia đình Gia đình là m i trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ, có vai trò giáo d c cũng như hình thành nhân cách nơi trẻ. Yếu tố nuôi dạy con cái và tương tác giữa các thành viên trong gia đình cũng được tìm thấy ảnh hưởng từ 30% – 40% tới hành vi chống đối xã hội của trẻ (Barlow 1999; Patterson, DeBaryshe và Ramsey 1989; Yoshikawa 1994). Những yếu tố gia đình có lẽ ảnh hưởng đến rối loạn hành vi bao gồm trình độ của cha 1244
  4. mẹ xung đột trong việc kiểm soát, và những hình phạt không phù hợp và quá thô bạo (Brennan, Grekin và Mednick 2003; Burke, Loeber và Birmaher 2003; Patterson et al. 1989; Sameroff, Peck và Eccles 2004). Những gia đình của trẻ và trẻ VTN với những vấn đề hành vi thì có mức độ phòng vệ trong giao tiếp lớn hơn và mức độ khích lệ, hỗ trợ trong giao tiếp thì thấp hơn những gia đình có trẻ không có vấn đề hành vi (Alexander và Parsons 1973). Những bà mẹ hút hơn nửa gói thuốc lá mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai thì có nguy cơ con bị rối loạn hành vi lớn hơn những bà mẹ không hút thuốc trong quá trình mang thai (Wakschlag et al. 1997). Tình trạng tài chính và kinh tế xã hội thấp cũng liên quan tới những vấn đề hành vi, mặc dù điều này vẫn còn đang tranh luận liệu cách mà yếu tố này ảnh hưởng có như là một yếu tố trung gian không (Petras et al. 2004; Spender và Scott 1996). Vấn đề tài chính thì đã được tìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến việc nuôi nấng con cái (Rutter 1999). Một siêu phân tích lớn của Loeber và Stouthamer – Loeber 1986 đã cho rằng những m hình gia đình khác nhau có tương quan với những vấn đề rối loạn hành vi .Bốn mô hình gia đình ảnh hưởng đến cách nôi dạy con thì đã được định nghĩa như sau: Mô hình bỏ mặc: Những cha mẹ này có lẽ sử d ng kh ng đủ thời gian để tương tác tích cực với con của họ. Có lẽ họ không nhận ra những hành vi của con cái, lờ đi những hành vi có vấn đề, hoặc không biết con mình đang ở đâu. Sự thiếu quan tâm làm cho trẻ dần thu mình với cha mẹ. Dường như thiếu sự quan tâm của người cha có liên hệ mạnh mẽ hơn tới hành vi phạm tội và gây hấn ở trẻ hơn là thiếu sự quan tâm từ mẹ. Mặc dù có một vài nghiên cứu đã tìm ra rằng những bà mẹ thất nghiệp trẻ có khuynh hướng có nhiều hành vi phạm tội hơn những bà mẹ không thất nghiệp (Robins 1966; Wadsworth 1979). Thiếu sự giám sát trẻ cũng liên hệ đặc biệt tới những vấn đề về hành vi. M hình xung đột: Xung đột leo thang giữa cha mẹ và con cái là một phần của một gia đình. Xung đột này có lẽ là kết quả của một hành vi không vâng lời của trẻ nhưng cha mẹ không thể dập tắt hành vi đó một cách thỏa đáng. Đặc biệt, một nghiên cứu siêu phân tích đã tìm ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa việc thiếu nhất quán và nghiêm khắc trong trừng phạt với vấn đề rối loạn hành vi ở trẻ. Cũng có một mối quan hệ đặc biệt giữa việc thiếu công bằng trong trừng phạt và những vấn đề về hành vi. M hình hành vi/ thái độ sai lạc: Sự sai lầm của cha mẹ hoặc sự phá vỡ hệ thống luật lệ có lẽ khuyến khích trẻ bắt chước hành vi sai lạc đó. Một mối liên hệ đặc biệt đã được tìm thấy giữa hành động phạm tội hoặc gây hấn của cha mẹ với hành vi phạm tội và rối loạn hành vi sau này ở trẻ. Những hành vi sai lầm ở cha mẹ gồm: không thành thật, tha thứ cho hành vi phạm tội và khuyến khích hành vi gây hấn điều này bộc lộ cho hành vi phạm tội hoặc gây hấn của trẻ. Mô hình gãy vỡ: Những sự kiện bất thường như thất bại trong hôn nhân sẽ phá vỡ mô hình hệ thống hành vi bình thường trong gia đình. Điều này dẫn đến việc cha mẹ bộc lộ những hành vi bướng bỉnh và gây hấn, tương tự trẻ cũng phản ứng ngược trở lại với cha mẹ theo m hình đó hoặc đơn giản chỉ là tránh khỏi cha mẹ. Xung đột trong h n nhân được thống kê là yếu tố nguy cơ dự báo hành vi phạm tội hoặc hành vi chống đối xã hội, và có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn là sự vắng mặt của cha mẹ. Những bệnh thực thể của người mẹ thì được dự báo cho hành vi phạm pháp sau này ở trẻ trong khi đó sẽ không gặp mối quan hệ tương tự như trên nếu là bệnh thực thể ở người cha. Một nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa trầm cảm của những người mẹ và hành vi chống đối xã hội sau này ở trẻ (Richman, Stevenson và Graham 1982). Những yếu tố về trường học M c đích chính của trường học là giáo d c, và một khía cạnh nào đó nó đóng một vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa ở trẻ. Có những tranh cãi cho rằng trong khi gia đình có ảnh hưởng quan trọng nhất lên 1245
  5. hành vi của trẻ trong những năm phát triển đầu đời, còn khả năng tự điểu chỉnh bản thân của trẻ thì phát triển từ từ, nó diễn ra trong hoàn cảnh như trường học và nhóm bạn (Rutter 1996; Snyder, Reid và Patterson 2003). Trong khi trường học tự bản thân nó không phải là yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn hành vi nhưng có những yếu tố bên trong m i trường học đường tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hành vi chống đối xã hội ở trẻ (Gottfredson, Wilson và Skroban Najaka 2002). Ví d sân chơi ở trường có thể là một ―võ đài‖ cho những hành vi sai lệch ban đầu diễn ra. Snyder et al (2003) tìm ra có tới 1.7% những hành vi aversive và 3% hành vi gây hấn về cơ thể với những trẻ khác kết quả là phải có sự can thiệp của người lớn. Chất lượng của trường học cũng liên quan tới rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ (Gottfredson et al. 2002; Kazdin 1995; Rutter 1999). Những trẻ chống đối xã hội thì ít nhận được sự khuyến khích từ giáo viên cho những hành vi hợp lý của chúng và chủ yếu nhận sự trừng phạt cho những hành vi tiêu cực hơn là những đứa trẻ bình thường. Những trường học mà có sự phân loại học sinh như những học sinh cá biệt và thất bại trong học tập, lờ đi những hành vi trốn học liên t c của trẻ và đình chỉ hoặc đuổi trẻ, hầu hết những trẻ cá biệt này sẽ phát triển những hành vi bạo lực (Marshall và Watt 1999). Trường học cũng là nơi thiết lập tình bạn nơi trẻ. Tuy nhiên, những hành vi sai trái của các bạn cùng trang lứa cũng được cho là yếu tố nguy cơ dẫn đến phát triển hành vi gây hấn ở trẻ (Sameroff et al. 2004; Schaeffer et al. 2003). Theo một số nghiên cứu, những trẻ bị bạn bè từ chối lúc đầu thì có liên quan đến rối loạn hành vi sau này (Miller – Johnson et al. 2002). Những hành vi gây hấn thì cũng liên quan đến hành vi bắt nạt hoặc bị bắt nạt. Một nghiên cứu tìm ra rằng những hành vi bắt nạt và nạn nhân bị bắt nạt thì cũng tương tự trong phản ứng gây hấn trở lại nhưng trẻ chủ động gây hấn chỉ tìm thấy ở hành vi bắt nạt người khác (Camodeca và Goosens 2005). Bị bắt nạt thì liên quan đến những hành vi phạm tội (van der Wal, de Wit và Hirasing 2003). Ngược lại, những trường học mà có những hành vi bao lực và bắt nạt học đường, cần khuyến khích các cán bộ nhân viên trong trường xây dựng mối quan hệ gần gũi và ấm áp với học sinh và tăng cường dạy các kỹ năng xã hội cũng như kỹ năng trong học tập, với những hoạt động này sẽ giảm đi những vấn đề hành vi trong học đường (Battistich et al. 1996; Gottfredson et al. 2002; Mytton et al. 2006; Olweus 1994; Smith, Ananiadou và Cowie 2003). Những yếu tố bảo vệ Nhiều trẻ sẽ tránh được chẩn đoán với rối loạn hành vi dù có nhiều yếu tố nguy cơ được miêu tả ở trên – chúng được gọi là những biệt ngữ ―khả năng ph c hồi‖ (resilience). Khả năng phục hồi là khả năng kháng cự lại với những ảnh hưởng tiêu cực dù lớn lên trong hoàn cảnh không thuận lợi. Ít được biết chính xác bản chất của sự phát triển khả năng ph c hồi này nhưng một yếu tố được xác định là sự ảnh hưởng của yếu tố gene lên tính dễ tổn thương của một cá nhân tới những yếu tố đau buồn trong cuộc sống (Brooks 1994; Rutter 2003b). Ngược lại, với những yếu tố được xác định ở trên là những yếu tố bảo vệ. Ví d , mức độ trừng phạt ít của cha mẹ đối với hành vi phạm tội ở trẻ nhỏ thì có tương quan với nguy cơ thấp những hành vi kháng cự khi lớn lên (Stouthamer – Loeber et al. 2004). Khả năng ph c hồi sau này xuất hiện như là một sự chuyển dịch tới tuổi trưởng thành đã được xác định như là một yếu tố ph c hồi trong một số cá nhân (Masten et al. 2004). Lòng tự trọng là một chìa khóa trong việc phát triển ―khả năng ph c hồi‖. Những trẻ có ―khả năng ph c hồi‖ là những trẻ có thể thích nghi và sử d ng các chiến lược đương đầu (chẳng hạn như biết khi nào để yêu cầu giúp đỡ), có cảm giác kiểm soát trong cuộc sống và có thể học từ những sai lầm hơn là cảm thấy bất lực. Trẻ có khả năng ph c hồi thường tìm được nguồn hỗ trợ từ người lớn (ngoài cha mẹ) như giáo viên, hàng xóm, họ hàng (Werner và Smith 1982). Khả năng ph c hồi ở người trẻ được hình thành tốt nhất 1246
  6. bởi m i trường ấm áp, tình cảm và hỗ trợ và m i trường đó phải có một cấu trúc tương đối ổn định và ranh giới rõ ràng. M i trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển ―khả năng ph c hồi‖ ở người trẻ. Một nghiên cứu tìm ra những bé trai trong nhóm có nguy cơ cao đã phát hiện ra rằng những những người sống ở khu vực lân cận mà có ít hành vi sai lệch thì ít có khả năng trở thành hoạt động phạm tội sau này (Petras et. al. 2004). Một nghiên cứu tương tự khác cũng tìm thấy rằng mức độ giám sát cao của cha mẹ sẽ giảm nguy cơ bị bắt giữ mặc dù tăng hành vi gây hấn ở trẻ. Biết về sự phát triển ―khả năng ph c hồi‖ ở trẻ và người trẻ có thể giúp chúng ta thiết kế những can thiệp hiệu quả để đẩy mạnh sự phát triển của nó. Các can thiệp hứa hẹn nhất để trị liệu rối loạn hành vi hoặc giảm vi phạm có khuynh hướng để làm việc với người trẻ để giúp chúng nhận ra tiềm năng của bản thân thay vì tham gia vào các hoạt động tổn hại đến chính bản thân chúng và m i trường xung quanh. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của rối loạn hành vi và cũng đã đưa ra những mô hình dẫn đến rối loạn hành vi như Dodge (2008) đã tiến hành một nghiên cứu trường diễn về sự phát triển hành vi bạo lực của trẻ trong hơn 12 năm đã đưa ra một mô hình tích luỹ về con đường hình thành rối loạn hành vi của trẻ trong giai đoạn từ 5 đến 18 tuổi gồm bảy yếu tố. Con đường hình thành rối loạn hành vi bắt đầu từ những sự kiện không thuận lợi thời thơ ấu như m i trường sống bạo lực, thiếu các nguồn lực và bệnh trầm cảm của người mẹ. Những yếu tố này gây nên căng thẳng ở cha mẹ khiến họ có xu hướng dùng các biện pháp giáo d c thô bạo và không thống nhất với con cái của mình. Những hành vi giáo d c không phù hợp này làm cho trẻ chấp nhận nó và có xu hướng thể hiện hành vi gây hấn trong tương lai. Tóm lại, Có rất nhiều yếu tố dẫn đến rối loạn hành vi. Tuy nhiên trên cơ sở thống kê và tập hợp tất cả những nghiên cứu về nguyên nhân dấn đến rối loạn hành vi thì yếu tố về bản thân trẻ, yếu tố về môi trường sống (gồm m i trường gia đình m i trường xã hội và m i trường học đường) là những yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hành vi. Trong những yếu tố trên thì yếu tố xã hội đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng chủ yếu đên sự hình thành và phát triển của rối loạn hành vi. 3. CON ĐƢỜNG DẪN ĐẾN TRẺ EM VÀ TRẺ VTN ỨNG XỬ TIÊU CỰC Mục đích các hành vi tiêu cực ở trẻ em và trẻ VTN Hầu hết các chuyên gia về giáo d c cho rằng tất cả những hành vi tiêu cực của trẻ VTN đều có thể quy về một trong bốn m c đích: thu hút sự chú ý; thể hiện quyền lực; muốn trả đũa; thể hiện sự không thích hợp (Phương pháp kỷ luật tích cực, 2009). Thu hút sự chú ý và thể hiện quyền lực là hai m c đích phổ biến nhất của hành vi tiêu cực thường gặp của trẻ VTN ở nhà và ở trường. Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú là suy nghĩ sai lệch của trẻ VTN ―mình chỉ thấy cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô, bạn bè‖. Muốn được chú ý là nhu cầu động cơ phổ biến ở bất cứ đứa trẻ nào. Nếu kh n thu hút được sự chú ý từ những hành vi tích cực như điểm cao tài năng thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì trẻ VTN sẽ làm bằng cách thu hút sự chú ý từ hành vi tiêu cực miễn là được chú ý. Khi trẻ VTN có nhữn hành vi tiêu cực, thì cha mẹ, thầy cô, bạn bè thường la mắng, phạt, nịnh để trẻ không làm thế nữa. Nhưng m c đích của trẻ là thu hút sự chú ý và những gì người khác đang làm v tình củng cố cho những hành vi tiêu cực, trẻ VTN càng có hành vi làm người lớn khó chịu hơn. Thể hiện quyền lực: Trẻ VTN luôn muốn cố gắng khám phá xem mình ―mạnh‖ đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có ―quyền lực‖ là suy nghĩ sai lệch của trẻ ―Mình chỉ cảm thấy quan trọng 1247
  7. nếu là người điều khiển và có những gì mình mong muốn‖. Một số trẻ chỉ cảm thấy quyền lực khi thách thức người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo lời cha mẹ, thầy cô. Với những người lớn coi trọng sự vân lời sẽ khó chấp nhận và dễ dẫn đến những hành vi trừng phạt, la mắng trong trường hợp này. Trả đũa: Trẻ cho rằng mình bị tổn thương vì kh ng được yêu qu kh ng được xem trọng kh ng được đối xử công bằng, bị trừng phạt nên phải trả thù đáp trả lại. Trẻ làm người khác tổn thương bằng nhiều cách, bạo lực, lời nói, sự im lặng, từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch,v.v...vì trẻ đã từng bị tổn thương hoặc trẻ cho rằng mình bị tổn thương. Đây là lúc trẻ VTN đang cảm thấy rất chán nản, phiền muộn. Thể hiện sự không thích hợp: ―Mình kh ng thể đáp ứng được mong muốn của người lớn, mình sẽ bỏ cuộc và hy vọng là họ để cho mình yên‖. Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành vi rút lui, cảm thấy bất lực, lòng tự trọng thấp, không tin vào bản thân, sợ thất bạn, sợ thái độn đánh giá tiêu cực của người khác về bản thân. Trẻ thu mình và cảm thấy an toàn hơn nếu không phải thực hiện yêu cầu nào đó trẻ cảm thấy quá sức so với mong mỏi của cha mẹ, thầy cô. Nếu người lớn chế nhạo, mắng mỏ, xem thường thì trẻ càng cảm thấy vô giá trị và càng rút lui, né tránh nhiều hơn. Tại sao trẻ VTN lại đang hành động như cách chúng đang làm (tiêu cực) Tất cả các hành vi đều có m c đích và có l do nó kh ng xảy ra một cách ngẫu nhiên. Việc tìm hiểu vì sao trẻ lại hành động như chúng đang làm sẽ giúp người lớn xác định được con đường dẫn đến hành vi tiêu cực của trẻ để hiểu được tại sao trẻ lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Hầu hết các hành vi là do trẻ học đƣợc Những gì chúng ta làm, chúng ta biết là những điều chúng ta đã được học qua quan sát hoặc qua trải nghiệm. Qua quan sát và bắt chước chúng ta học được những hành vi, những kiến thức cả tích cực lần tiêu cực. Trẻ cũng vậy, trong quá trình lớn lên sẽ không ngừng học tập và hoàn thiện bản thân m i trường xã hội xung quanh sẽ giúp trẽ lĩnh hội những hành vi và kiến thức mới đ i khi có cả những hành vi mang tính tiêu cực. Riêng có một số vấn đề mà không phải do hoàn toàn học được ví d như rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm nặng. Tuy nhiên, với trẻ có những khó khăn đặc biệt này vẫn có khả năng học được hành vi mới giúp cải thiện khó khăn mình gặp phải hoặc ngược lại, trẻ cũng có thể học được những hành vi làm cho vấn đề của mình trở nên trầm trọng hơn. Phản ứng của ngƣời khác có ảnh hƣởng rất lớn đến hành vi của trẻ Phản ứng của người khác có tác d ng rất lớn, ảnh hưởng đến việc gia tăng hành vi hay dập tắt hành vi của trẻ. Nói cách khác, phản ứng của người khác như là tác nhân củng cố làm gia tăng hành vi hoặc là tác nhân dập tắc hành vi. Phản ứng của người khác chính là sự tán thưởng, sự chú ý, sự tôn trọng tình yêu địa vị xã hội... những điều này làm củng cố hay dập tắt hành vi. Một đứa trẻ sau khi nỗ lực học tập và đạt được điểm 6, dù không cao nhất lớp nhưng giáo viên ghi nhận sự cố gắng và khích lệ học sinh cố gắng hơn nữa, chắc chắn học sinh này sẽ chăm chỉ hơn nỗ lực hơn trong tương lai. Ngược lại, nếu học sinh sau khi cố gắng nhưng giáo viên kh ng ghi nhận ngược lại còn chê bai, so sánh với các bạn khác trong lớp thì chắc chắn học sinh đó sẽ không còn nỗ lực và cố gắng nữa trong học tập. Như vậy, phản ứng của người khác có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của trẻ, góp phần làm gia tăng và dập tắt hành vi của trẻ. Biết được điều này sẽ giúp chúng ta có thể kiểm soát và tác động làm gia tăng hành vi mong muốn và dập tắt đi những hành vi không mong muốn ở trẻ. 1248
  8. Một số con đƣờng dẫn đến việc trẻ hình thành các hành vi không phù hợp nhƣ: Muốn có sự chú ý tích cực, khen ngợi từ người khác; Thiếu kỹ năng; Khi người lớn vô tình củng cố các hành vi tiêu cực; Tự trọng thấp; Không biết cách phù hợp để bộc lộ cảm xúc của mình; Áp lực học tập; M i trường thiếu cấu trúc; Có vấn đề ở nhà hoặc nơi sống; Các vấn đề sức khỏe tâm thần. 4. KẾT LUẬN Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi, nguyên nhân thuộc về yếu tố bản thân và nguyên nhân thuộc về m i trường xã hội. việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi, sẽ là cơ sở nền tảng cho việc ngăn ngừa cũng như can thiệp cho rối loạn này. Thông qua việc phân tích những nghiên cứu đi trước chúng t i cũng mong muốn đưa ra những chiến lược phòng ngừa để hạn chế tác hại của rối loạn hành vi và có thể can thiệp một cách kịp thời khi phát hiện sớm rối loạn hành vi ở trẻ. Đề xuất chiến lược phòng ngừa và can thiệp khi phát hiện trẻ có rối loạn hành vi Tìm hiểu tính cách đặc điểm tâm lý của trẻ đặc biệt mô hình trẻ tương tác ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống: Th ng quá tính cách đặc điểm tâm lý có thể đánh giá được nhóm có nguy cơ gặp rối loạn hành vi sớm. Có nhiều cách để có thể đánh giá được đặc điểm tính cách đặc điểm tâm lý của trẻ (phỏng vấn cha mẹ, thầy cô, bạn bè, quan sát hành vi trong lớp học cách cư xử với bạn bè, những thang đo về tính cách...). Đây là khâu sàng lọc quan trọng nhằm ngăn ngừa những nguy cơ rơi vào rối loạn hành vi của trẻ. Ngoài ra cũng từ thông tin này có thể định hướng giáo d c đào tạo phù hợp với trẻ. Tổ chức các buổi chuyên đề kỹ năng sống, giá trị sống phù hợp với nhu cầu, tính cách của từng nhóm trẻ dựa trên khâu sàng lọc. Ví d : nhóm có nguy cơ rối loạn hành vi thì tổ chức các chuyên đề về quản lý cảm xúc, kỹ năng quản l lãnh đạo, kỹ năng thuyết ph c người khác, kỹ năng kiên định – từ chối, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng thương lượng đàm phán kỹ năng giao tiếp ứng xử... Khi có những v bạo lực xảy ra gia đình và nhà trường phải có cách xử lý phù hợp: cho trẻ bắt nạt và bị bắt nạt có cơ hội nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình, phân tích những điểm chưa hợp lý hoặc cách cân bằng cảm xúc cho cả hai phía. Kết hợp với phòng tâm l trong trường hoặc ngoài trường để hỗ trợ trẻ và gia đình nhằm hỗ trợ và can thiệp kịp thời. Từ phía nhà trường: Hệ thống nội quy quy định nhà trường phải rõ ràng, xử lý nghiêm minh, có tình có lý. Phía gia đình: phải quan tâm đến con cái, quan sát những hành vi, cảm xúc của trẻ để sớm nhận diện và có cách thức hỗ trợ phù hợp với con. Tóm lại để có thể ngăn ngừa những tác hại của bạo lực học đường cần phải phối hợp rất nhiều các lực lượng từ gia đình nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc bảo vệ và định hướng cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] American Psychiatric Assossoation (1968), DSM-II –Diagnostic and Statical Manual of Mental Disorder (2nd edition), Washington, DC: APA. [2] American Psychiatric Assossoation (1994), DSM – IV - Diagnostic and Statical Manual of Mental Disorder (4th edition), Washington, DC: APA. 1249
  9. [3] BMA Board of Science (2006). Child and Adolescent Mental Health. A Guide for Healthcare Professionals. London: British Medical Association. [4] Dodge, A. K; Malone, S.P; Greenberg, T.M (2008), Testing an Idealized Dynamic Cascade Model of the Development of Serious Violence in Adolescence - Child Development, Volume 79. [5] Nguyễn Văn Siêm (2007). Tâm bệnh học trẻ em và vị thành niên. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Plan (2009) Phương pháp kỷ luật tích cực, Tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên Hà Nội. [7] Patterson G. R. DeBaryshe D. and Ramsey E. (1989) ―A developmental perspective on antisocial behavior‖ American Psychologist, tr. 329–335. [8] Werner, E. E. and Smith, R. S. (1982) Vulnerable But Invincible: A Study of Resilient Children. New York: McGraw-Hill. 1250
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2