intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh lý Rối loạn tăng động giảm chú ý

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

110
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các biểu hiện triệu chứng Bệnh nhân: Không thể ngồi yên, luôn di chuyển. Không thể chờ đợi người khác, không lắng nghe những gì người khác nói. Độ tập trung kém. Những người trẻ tuổi thường có kết quả học tập kém. Các đặc trưng để chẩn đoán Các triệu chứng thường gặp là: Đặc biệt khó khăn trong việc duy trì sự tập trung (khoảng thời gian tập trung rất ngắn, thay đổi thường xuyên các hoạt động). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh lý Rối loạn tăng động giảm chú ý

  1. Rối loạn tăng động giảm chú ý Các biểu hiện triệu chứng Bệnh nhân: Không thể ngồi yên, luôn di chuyển.  Không thể chờ đợi người khác, không lắng nghe những gì người khác nói.  Độ tập trung kém. Những người trẻ tuổi thường có kết quả học tập kém.  Các đặc trưng để chẩn đoán Các triệu chứng thường gặp là: Đặc biệt khó khăn trong việc duy trì sự tập trung (khoảng thời gian tập  trung rất ngắn, thay đổi thường xuyên các hoạt động).
  2. Vận động liên tục một cách bất thường (đặc biệt biểu hiện rõ trong lớp học  và trong bữa ăn). Tính cách xung động (bệnh nhân không thể chờ đợi đếm lượt mình, hoặc  hành động thiếu suy nghĩ). Đôi khi luôn vi phạm kỷ luật, kết quả học hành kém, dễ bị tai nạn. Những rối loạn này xảy ra trong tất cả mọi nơi (ở nhà, ở trường, khi chơi). Cần tránh chẩn đoán vội vã. Những người vận động rất nhiều chưa chắc đã là bất thường. Chẩn đoán phân biệt Cần xem xét sự xuất hiện của: Một bệnh thực tổn (ví dụ: động kinh, hội chứng nhiễm độc bào thai do  rượu, bệnh tuyến giáp). Rối loạn cảm xúc nói chung (bệnh nhân biểu hiện triệu chứng lo âu trầm  cảm). Tự kỷ (tổn thương về ngôn ngữ/quan hệ xã hội và có những biểu hiện hành  vi đặc trưng). Rối loạn hành vi tác phong (bệnh nhân biểu hiện hành vi bùng nổ không có  chủ định).
  3. Chậm phát triển tâm thần nhẹ hoặc khả năng học tập kém.  Hành vi tăng động có thể là nguyên nhân nhưng cũng có thể là hậu quả của những xung đột giữa cha mẹ - con cái. Cần đánh giá các mối quan hệ trong gia đình. Các hướng dẫn quản lý Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: Hành vi tăng động không phải lỗi của đứa trẻ, nó thường do những rối loạn  sự chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh. Kết quả thường tốt hơn nếu các bậc phụ huynh có thể bình tĩnh và chấp  nhận nó. Những trẻ quá hiếu động cần sự giúp đỡ nhiều hơn để chúng có thể bình  tĩnh và chú ý hơn trong công việc ở nhà và ở trường. Một vài trẻ có hành vi tăng động tiếp tục gặp khó khăn khi tr ưởng thành,  nhưng hầu hết đều có thể tự điều chỉnh phù hợp. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: Khuyến khích cha mẹ bệnh nhân có phản hồi tích cực hoặc khen ngợi khi  trẻ có thể tập trung. Tránh các hình thức phạt. Việc giữ kỷ luật sẽ có hiệu quả ngay tức khắc. 
  4. Khuyên bố mẹ bệnh nhân thảo luận vấn đề của con mình với giáo viên của  chúng ở trường (để giải thích tại sao những nỗ lực học tập của trẻ chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn, những sự khen thưởng kịp thời sẽ khích lệ sự chú ý, những khoảng thời gian chú ý trong lớp cần được tận dụng). Nhấn mạnh yêu cầu để làm giảm thiểu sự phân tán tư tưởng (ví dụ: buộc trẻ  phải ngồi bàn đầu trong lớp). Thể thao hoặc các hoạt động thể lực có thể giúp làm giảm sự dư thừa năng  lượng. Khuyến khích bệnh nhân gặp gỡ nhà tâm lý học đường hoặc cố vấn (nếu  có) Thuốc Đối với nhiều trường hợp nặng, thuốc hưng thần có thể cải thiện sự chú ý và giảm sự tăng động (ví dụ: methylphenidate 15 – 45 mg/ngày hoặc dextroamphetamine 10 – 30 mg/ngày). Clonidine 25 – 50 mg/ngày nếu có tic vận động. Khám chuyên khoa Nếu có, cần cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên khoa trước khi điều trị thuốc hoặc khi tất cả các biện pháp trên không thành công.
  5. Chuyển đến bác sỹ chuyên khoa để nếu có sẵn liệu pháp điều trị hành vi có thể cải thiện sự chú ý và khả năng tự kiềm chế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2