Sách hướng dẫn học tập Mạng truyền tải và phân phối điện: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
lượt xem 5
download
Sách hướng dẫn học tập Mạng truyền tải và phân phối điện phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Cấu trúc cơ bản của hệ thống điện; tham số các phần tử trong mạng điện; tính toán chế độ xác lập của mạng điện; giải tích mạng điện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sách hướng dẫn học tập Mạng truyền tải và phân phối điện: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CNTT - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SÁCH HƢỚNG DẪN HỌC TẬP MẠNG TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN Chủ biên: ThS. Hà Văn Du
- Mạng truyền tải và phân phối điện MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƢƠNG 1: CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN 6 1.1 Mở đầu 6 1.2 Cấp phân phối của hệ thống điện. 7 1.2.1 Hệ thống phân phối hình tia. 8 1.2.2 Hệ thống mạch vòng thứ cấp. 10 1.2.3 Hệ thống mạch vòng sơ cấp 11 1.3 Trạm biến áp phân phối 12 1.4 Cấp truyền tải của hệ thống điện Error! Bookmark not defined. 1.5 Cấp liên hợp của hệ thống điện. 18 1.6 Các bài toán chính của hệ thống điện. 19 1.7 Giới thiệu hệ thống điện Việt nam. 20 CHƢƠNG 2: THAM SỐ CÁC PHẦN TỬ TRONG MẠNG ĐIỆN 22 2.1 Đƣờng dây. 22 2.1.1 Điện trở tác dụng 22 2.1.2. Điện kháng 22 2.1.3 Điện dẫn tác dụng 24 2.1.4 Điện dẫn phản kháng 24 2.2. Máy biến áp. 26 2.2.1. Máy biến áp 2 cuộn dây 26 2.2.1.1. Điện trở tác dụng Rb 27 2.2.1.2. Điện kháng Xb 27 2.2.1.3. Điện dẫn tác dụng Gb 27 2.2.1.4. Điện dẫn phản khángBb 27 2.2.2.Máy biến áp 3 cuộn dây 28 2.2.2.1. Điện trở tác dụng Rb1,Rb2,Rb3 28 2.2.2.2. Điện kháng Xb1,Xb2,Xb3 28 2.2.2.3. Điện dẫn tác dụng Gb và điện dẫn phản kháng Bb 29 2.2.3. Máy biến áp tự ngẫu 29 2.2.3.1 Điện trở tác dụng Rb1,Rb2,Rb3 29 2.2.3.2. Điện kháng, điện dẫn tác dụng và điện dẫn phản kháng 29 2.3. Bài tập 31 CHƢƠNG 3: TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP CỦA MẠNG ĐIỆN 32 3.1 Tổn thất công suất và điện năng trên đƣờng dây. 32 3.1.1. Tổn thất công suất trên đƣờng dây. 32 3.1.1.1. Đƣờng dây có một phụ tải. 32 3.1.1.2. Đƣờng dây có nhiều phụ tải. 33 3.1.1.3 Đƣờng dây phụ tải phân bố đều: 35 3.1.2. Tổn thất điện năng trên đƣờng dây. 36 3.1.2.1. Khái niệm thời gian sử dụng công suất cực đại (Tmax) và thời gian tổn thất công công suất cực đại (). 37 3.1.2.2. Phƣơng pháp xác định điện năng tiêu thụ. 38 3.1.2.3. Phƣơng pháp dòng điện trung bình bình phƣơng Itb xác định tổn thất điện năng. 39 Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 1
- Mạng truyền tải và phân phối điện 3.1.2.4. Phƣơng pháp thời gian tổn thất công suất lớn nhất τ xác định tổn thất điện năng. 39 3.2. Tổn thất công suất, điện năng trong máy biến áp. 41 3.2.1. Tổn thất công suất trong máy biến áp. 41 3.2.1.1. Tổn thất không tải. 41 3.2.1.2. Tổn thất tải. 41 3.2.2. Tổn thất điện năng trong máy biến áp. 43 3.2.2.1. Tổn thất điện năng trong máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây. 43 3.2.2.2. Tổn thất điện năng trong MBA 3 pha 3 cuộn dây. 44 3.2.2.3. Tổn thất điện năng trong MBA tự ngẫu 3 pha. 45 3.3 Điện áp giáng và tổn thất điện áp trên đƣờng dây. 47 3.3.1 Khái niệm chung. 47 3.3.2 Đƣờng dây có 1 phụ tải. 47 3.3.2.1. Trƣờng hợp chƣa xét đến điện dung của đƣờng dây. 47 3.3.2.2. Trƣờng hợp có xét đến dung dẫn của đƣờng dây. 49 3.3.3. Đƣờng dây có nhiều phụ tải. 51 3.3.4. Đƣờng dây có phụ tải phân bố đều. 52 3.3.5. Mạng điện có nhiều cấp điện áp. 53 3.4. Tổn thất điện áp trong máy biến áp. 55 3.5. Tổn thất trên đƣờng dây khi xét đến máy biến áp. 56 3.6. Tính toán kinh tế - kỹ thuật trong mạng điện. 61 3.6.1. Khái niệm chung. 61 3.6.2.Vốn đầu tƣ cơ bản K. 61 3.6.3. Chi phí vận hành hàng năm Y. 61 3.6.4. Chi phí tính toán hàng năm Z của công trình xây dựng trong một năm. 62 3.6.5. Chi phí tính toán hàng năm Z của công trình xây dựng trong nhiều năm. 63 3.7 BÀI TẬP 64 CHƢƠNG 4: GIẢI TÍCH MẠNG ĐIỆN 66 4.1.Tính chế độ mạng hở. 66 4.1.1. Mạng hở điện áp 110-220 kV. 66 4.1.2. Mạng hở điện áp đến 35kV. 68 4.2. Tính toán chế độ mạng kín. 70 4.2.1. Khái niệm chung. 70 4.2.2. Tính toán mạng kín chỉ có một mạch vòng và mạng hở có hai nguồn cung cấp bằng nhau về điện áp và góc pha. 70 4.2.3. Tính toán mạng điện có 2 đầu cung cấp điện áp khác nhau. 74 4.2.4. Một số trƣờng hợp đặc biệt. 76 4.2.4.1. Mạng điện đồng nhất. 76 4.2.4.2. Tính toán mạng điện không xét đến điện kháng của đƣờng dây. 77 4.2.5. Tính toán mạng điện kín khi có xét đến tổn thất công suất. 79 4.2.5.1. Tính toán phân bố công suất. 79 4.2.5.2. Tính toán điện áp tại các nút. 80 4.2.6. Khái niệm vè tính toán mạng điện kín phức tạp. 81 4.3 BÀI TẬP ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. CHƢƠNG 5: CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN 84 5.1. Chọn tiết diện dây theo chỉ tiêu kinh tế. 84 5.1.1. Chọn tiết diện dây dẫn theo Jkt 86 Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 2
- Mạng truyền tải và phân phối điện 5.1.2. Lựa chọn Tiết diện dây dẫn theo khoảng chia kinh tế. 86 5.2. Chọn tiết diện dây dẫn theo tỏn thất điện áp cho phép. 90 5.2.1.Đƣờng dây có một phụ tải. 90 5.2.2. Tất cả các đoạn đƣờng dây chọn cùng tiết diện. 91 5.2.3. Chọn Tiết diện dẫy dẫn theo mật độ không đổi của dòng điện. 94 5.2.3.1. Đƣờng dây không phân nhánh. 94 5.2.3.2. Đƣờng dây có phân nhánh. 96 5.2.4. Chọn tiết diện dây dẫn theo khối lƣợng kim loại màu nhỏ nhất. 98 5.2.4.1. Đƣờng dây không phân nhánh. 98 5.2.4.2. Đƣờng dây có phân nhánh. 100 5.2.4.3.Nhận xét ba phƣơng pháp chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép kết hợp với các điều kiện phụ. 102 5.2.5. Chọn tiết diện dây dẫn trong mạng điện kín. 104 5.3. Chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện phát nóng. 105 5.3.1. Khai niệm chung – Nhiệt độ phát nóng cho phép. 105 5.3.2. Khả năng tải của dây dẫn, thanh dẫn và cáp. 106 5.4 BÀI TẬP 109 CHƢƠNG 6: ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG MẠNG ĐIỆN 111 6.1. Khái niệm. 111 6.1.1.Yêu cầu cao (khác thƣờng). 111 6.1.2. Yêu cầu thƣờng. 112 6.2. Điều chỉnh điện áp máy phát. 112 6.3. Chọn tỷ số biến đổi của máy biến áp thích hợp. 113 6.3.1. Khái niệm 113 6.3.2. Chọn đầu phân áp của MBA giảm áp hai cuộn dây. 114 6.3.3. Chọn đầu phân áp của MBA tăng. 116 6.4. Điều chỉnh điện áp bằng bù ngang công suất phản kháng. 118 6.4.1. Khái niệm 118 6.4.2. Xác định công suất của TĐT và MBĐB để điều chỉnh điện áp. 119 6.5. Điều chỉnh điện áp bằng biện pháp bù dọc. 120 6.6. Các biện pháp điều chỉnh điện áp ở hộ tiêu thụ. 123 6.7. Các thiết bị bổ trợ điện áp. 124 6.7.1 Máy biến áp tự ngẫu điều chỉnh. 124 6.7.2 Máy biến áp bổ trợ. 125 6.7.3. Thiết bị điều chỉnh điện áp đƣờng dây. 126 CHƢƠNG 7: TỐI ƢU HÓA CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MẠNG ĐIỆN 127 7.1. Khái niệm. 127 7.2. Nâng cao hệ số công suất của phụ tải. 127 7.3. Bù kinh tế công suất phản kháng trong mạng điện. 128 7.3.1 Khái niệm. 128 7.3.2 Xác định dung lƣợng bù tối ƣu (dung lƣợng vù kinh tế). 129 7.3.3 Bù công suất phản kháng trong mạng phân phối. 132 7.4. Vận hành kinh tế các trạm biến áp. 136 7.4.1 Trạm có các MBA hoàn toàn giống nhau làm việc song song 136 7.4.2 Khi trạm có các MBA có các công suất khác nhau làm việc song song. 137 7.5. Nâng cao điện áp của mạng điện. 138 7.6. Tối ƣu hóa chế độ mạng điện không đồng nhất. 140 Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 3
- Mạng truyền tải và phân phối điện 7.6.1 Sự phân bố kinh tế công suất trong mạng điện kín. 140 7.6.2 Các biện pháp tối ƣu hóa chế độ mạng điện không đồng nhất. 141 7.6.2.1. Chọn thông số máy biến áp điều chỉnh dọc-ngang. 141 7.6.2.2 Chọn thông số thiết bị bù dọc cho mạng không đồng nhất. 142 7.6.2.3. Tối ƣu hóa chế độ mạng điện bằng phƣơng pháp cắt hở mạch vòng. 143 CHƢƠNG 8: CÂN BẰNG VÀ DỰ TRỮ CÔNG SUẤT TRONG HTĐ 144 8.1. Khái niệm. 144 8.2 Cân bằng và dự trữ công suất tác dụng trong hệ thống điện. 144 8.3. Cân bằng và dự trữ công suất phản kháng trong hệ thống điện. 146 8.4. Bù kỹ thuật trong mạng điện. 147 8.4.1 Nội dung bài toán bù kỹ thuật. 147 8.4.2 Phân bố công suất bù cƣỡng bức trong mạng điện. 147 CHƢƠNG 9: TRUYỀN TẢI ĐIỆN MỘT CHIỀU CAO ÁP (HVDC) 150 9.1 Giới thiệu. 150 9.2. Cấu hình hệ thống HVDC và các phần tử. 1509.3 Các phần tử của hệ thống truyền tải HVDC. 152 9.3 Các phần tử của hệ thống truyền tải HVDC 154 9.4 Thuận lợi và không thuận lợi của hệ thống HVDC. 154 9.4.1 Thuận lợi. 154 9.4.2 Không thuận lợi. 154 9.5 bộ biến đổi và các phƣơng trình. 9.5.1 Mạch biến đổi. 155 9.5.1 Các đặc tính của van. 155 9.5.2 Phân tích mạch cầu toàn sóng ba pha. 156 9.5.2.1. Phân tích giả thiết bỏ qua điện kháng nguồn. 156 9.5.2.2. Ảnh hƣởng của góc chồng chập chuyển mạch. 160 9.5.2.3. Chế độ chỉnh lƣu. 160 9.5.2.4. Chế độ nghịch lƣu. 162 9.5.2.5. Các biểu thức gần đúng. 164 9.5.3 Công suất của máy biến áp biến đổi. 164 9.6 Bộ biến đổi nhiều cầu. 165 9.7. Điều khiển hệ thống HVDC 168 9.7.1. Nguyên lý cơ bản của điều khiển. 168 9.7.2. Các phƣơng cách điều khiển cơ bản. 169 9.7.3. Cơ sở để lựa chọn điều khiển. 169 9.7.3. Các đặc tính điều khiển. 170 9.8. So sánh về kinh tế của 2 đƣờng AC và DC. 173 9.9. Các dự kiến trong tƣơng lai. 174 TÀI LIỆU THAM KHẢO 176 Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 4
- Mạng truyền tải và phân phối điện LỜI NÓI ĐẦU Sách hƣớng dẫn học tập:”Mạng truyền tải và phân phối điện” Trình bày những vấn đề cơ bản của Mạng truyền tải và phân phối điện. Sinh viên cần phải nắm vững các phƣơng pháp tính toán mạng điện trung áp, cao áp. Nội dung của cuốn sách gồm có 09 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cấu trúc cơ bản của hệ thống điện. Chƣơng 2: Tham số các phần tử trong mạng điện. Chƣơng 3: Tính toán chế độ xác lập của mạng điện. Chƣơng 4: Giải tích mạng điện. Chƣơng 5: Chọn tiết diện dây dẫn trong mạng điện. Chƣơng 6: Điều chỉnh điện áp trong mạng điện. Chƣơng 7: Tối ƣu hóa chế độ làm việc của mạng điện. Chƣơng 8: Cân bằng và dự trữ công suất trong hệ thống điện. Chƣơng 9: Truyền tải điện một chiều cao áp (HVDC). Nếu nắm vững đƣợc nội dung trình bày trong cuốn sách này, sinh viên dễ dàng đọc đƣợc các tài liệu nâng cao về Mạng truyền tải và phân phối điện trong và ngoài nƣớc. Việc mở rộng, đào sâu kiến thức là rất cần thiết nếu sinh viên muốn phát huy đƣợc khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp. Sách hƣớng dẫn học tập:”Mạng truyền tải và phân phối điện” đƣợc biên soạn nhằm phục vụ hƣớng dẫn học tập cho sinh viên ngành điện công nghiệp của Khoa CNTT - Điện - Điện tử, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Quyển sách này mong muốn cung cấp cho ngƣời đọc các kiến thức cần thiết về Mạng truyền tải và phân phối điện trong chế độ xác lập và có đƣợc kết quả tốt trong học tập và nghiên cứu. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi hết khiếm khuyết. Tác giả rất chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho nội dung cuốn sách đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tác giả Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 5
- Mạng truyền tải và phân phối điện CHƢƠNG 1 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN 1.1 Mở đầu Tất cả các công ty điện lực đều hoạt động gần nhƣ theo hợp đồng với khách hàng. Nói chung, những hợp đồng này qui định số lƣợng và chất lƣợng của điện năng đƣợc cung cấp. Chất lƣợng điện năng bao gồm: a) Tần số và các giới hạn trong đó tần số đƣợc giữ không đổi. b) Điện áp và các giới hạn trong đó điện áp có thể giữ không đổi. c) Liên tục cung cấp điện. Các yêu cầu ngày càng tăng một bên là để cải thiện việc cung cấp điện còn bên kia là việc vận hành kinh tế, cả hai đều khuyến khích việc liên kết các nhà máy điện vào trong một hệ thống liên kết và hơn thế nữa là liên kết nhiều hệ thống thành hệ thống hợp nhất. Đã có nhiều hệ thống hợp nhất bao phủ nhiều vùng của nhiều nƣớc thành hệ thống điện liên quốc gia. Ở Việt Nam, lƣới điện quốc gia đã đƣợc liên kết hai lƣới điện miền Bắc và miền Nam qua đƣờng dây siêu cao áp 500 kV cũng nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu nói trên. Bất kỳ cơ cấu rộng lớn nào cũng đều có tính phức tạp. Tuy vậy, việc vận hành hệ thống điện không phải là không thể điều hành đƣợc. Cấu trúc có thể thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác, nhƣng sự biến đổi không đến nổi quá lớn đến nổi làm trở ngại cho việc nghiên cứu xét về cơ bản. Cấu trúc của hệ thống điện điều hành đƣợc đặt trên cơ sở của sự phân chia theo hàng dọc và theo hàng ngang nhƣ đƣợc minh họa trong H.1.1. Theo chiều dọc, hệ thống liên hợp đƣợc chia làm bốn cấp: a) Cấp phân phối. b) Cấp truyền tải phụ. c) Cấp truyền tải (cùng với cấp truyền tải phụ và cấp phân phối có liên kết với nó tạo ra một hệ thống điện). d) Hệ thống đƣờng dây nối (liên kết nhiều hệ thống điện với nhau vào trong một hệ thống điện liên hợp). Theo chiều ngang, mỗi cấp lại đƣợc chia thành một số các hệ thống (số hệ thống truyền tải phụ trong mỗi hệ thống truyền tải hay số hệ thống phân phối trong mỗi hệ thống truyền tải phụ thực tế có thể nhiều hơn con số trên hình vẽ). Các hệ thống con này cách ly với nhau về mặt điện (và cũng thƣờng là về mặt địa lý) với các hệ thống lân cận trong cùng một cấp nhƣng chỉ đƣợc nối kết về điện với nhau qua các hệ thống ở cấp cao hơn. Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 6
- Mạng truyền tải và phân phối điện Hình 1-1: Sơ đồ khối cấu trúc cơ bản của hệ thống điện. Cấp điện áp và lƣợng công suất duy trì trong mỗi hệ thống riêng lẻ tăng dần từ cấp này đến cấp cao hơn và một phụ tải tiêu thụ có thể đƣợc cung cấp từ bất cứ cấp nào của hệ thống tùy theo qui mô và tính chất của phụ tải. Các mũi tên trong H.1.1 chỉ chiều công suất và vì tất cả các nhà máy điện đều đƣợc gắn vào ở hệ thống truyền tải nên mọi hệ thống ở cấp thấp hơn đều phụ thuộc vào cấp cao hơn (và cuối cùng là phụ thuộc vào cấp truyền tải) để cung cấp điện năng cho chúng. Theo đó, chiều cung cấp công suất giữa cấp truyền tải và cấp phân phối là đi từ cấp trên xuống cấp dƣới. Mục đích của việc liên kết nhiều hệ thống điện với nhau bằng các đƣờng dây nối là để tập trung khả năng sẵn có của các hệ thống nhằm hỗ trợ cho nhau và hậu quả là công suất trên đƣờng dây nối có tính hai chiều. Có khuynh hƣớng là tập trung dòng điện năng đi vào bất kỳ hệ thống nào chỉ ở một điểm duy nhất (nhƣ đã thấy ở cấp truyền tải và phân phối) nghĩa là ở một trạm trung chuyển hay trạm phân phối, nhƣng để cho việc cung cấp tin cậy hơn thƣờng những trạm đó có thể đƣợc cung cấp từ hai nguồn đi đến. Sự phân cấp theo hàng dọc và hàng ngang của một hệ thống điện làm cho việc vận hành và điều chỉnh trong hệ thống là có hiệu quả. 1.2 Cấp phân phối của hệ thống điện. Cấp phân phối biểu diễn cho cấp cấu trúc thấp nhất của hệ thống điện, thƣờng gồm có hai cấp điện áp. a) Điện áp sơ cấp hay điện áp phát tuyến tƣơng đối cao (chẳng hạn 15 kV, 22 kV). b) Điện áp thứ cấp hay điện áp tiêu thụ là điện áp thấp (chẳng hạn 110 V, 220 V, 380 V). Nhiệm vụ của cấp phân phối là phân phối điện năng cho các phụ tải nhỏ (sinh hoạt) và các phụ tải tƣơng đối nhỏ (thƣơng mại và công nghiệp nhỏ), các phụ tải lớn thƣờng đƣợc cung cấp trực tiếp từ cấp cao hơn (nhƣ cấp truyền tải và cấp truyền tải phụ). Mặc dù phần lớn điện năng sản xuất đƣợc thƣờng đƣợc bán cho cấp phân Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 7
- Mạng truyền tải và phân phối điện phối nhƣng cấp này lại đƣợc chia thành một số lớn các mảng độc lập và mỗi phần nhỏ này chỉ tiếp nhận một lƣợng công suất vừa phải và chỉ liên kết về điện với nhau thông qua cấp truyền tải phụ. Một phần phân chia của cấp phân phối đƣợc gọi là mạch phân phối. Thƣờng thì các mạch phân phối đƣợc cách biệt nhau về địa lý nghĩa là mỗi mạch phân phối cung cấp riêng biệt cho một khu vực. Tuy vậy, trong một số trƣờng hợp vẫn có sự đan xen nhau giữa các vùng của mạch phân phối, chẳng hạn mạng điện một chiều và mạng điện xoay chiều có thể phục vụ cho cùng một khu vực. Hiện tại, mạch phân phối đơn giản đƣợc cung cấp từ một nguồn riêng gọi là trạm phân phối (trạm biến áp), phụ tải của những mạch này đƣợc giữ đủ nhỏ sao cho một mạch nhƣ vậy có thể bị cắt điện, chẳng hạn do sự cố, có thể đƣợc tái lập lại sau đó mà không gây biến động trong các phần mạch còn lại. Điều này làm giới hạn khối công suất có thể đƣợc duy trì bởi từng mạch phân phối đến mức tƣơng đối nhỏ so với khối công suất duy trì trong cấp truyền tải. Hệ thống phân phối thông dụng có thể đƣợc phân loại nhƣ sau: 1) Hệ thống hình tia. 2) Hệ thống vòng kín: a) Vòng kín sơ cấp hay vòng kín các phát tuyến. b) Vòng kín thứ cấp. 3) Hệ thống mạng điện: a) Mạng điện sơ cấp và thứ cấp hình tia. b) Mạng điện thứ cấp với dây phát tuyến hình tia. Những hệ thống này theo thứ tự tăng dần theo chi phí, tính linh hoạt và độ tin cậy trong vận hành. Do vậy, chúng đƣợc dùng trong những vùng mà mật độ phụ tải tăng dần theo thứ tự nêu trên. Quan trọng hơn hết có lẽ là hệ thống hình tia (dùng trong vùng nông thôn, thành phố hay ngoại ô) và hệ thống mạng thứ cấp (dùng cho các khu vực thƣơng mại ở những thành phố lớn). 1.2.1 Hệ thống phân phối hình tia. Kiểu hệ thống phân phối này chủ yếu đƣợc dùng trong những vùng có mật độ phụ tải thấp nhƣ ở nông thôn hay thị trấn nhỏ và còn đƣợc dùng rộng rãi ở những vùng có mật độ phụ tải trung bình nhƣ ở ngoại ô và đô thị (khu dân cƣ ở đô thị và thị trấn lớn). Nó có chi phí xây dựng thấp nhất nhƣng tính linh hoạt và liên tục cung cấp điện bị hạn chế. Hình 1.2 minh họa một hệ thống phân phối hình tia gồm có một mạch đƣờng dây nhánh và các mạch thứ cấp liên kết với nó. Điện năng đƣợc cung cấp vào đƣờng dây nhánh tại điểm nối với thanh cái của trạm biến áp phân phối. Đoạn thứ nhất của mạch sơ cấp giữa thanh góp của trạm và điểm nối đầu tiên với máy biến áp phân phối gọi là điểm cung cấp đƣợc gọi là mạch nhánh còn gọi là phát tuyến hay là phần “tốc hành” của mạch sơ cấp. Các nhánh rẽ của đƣờng dây nhánh là dây nhánh phụ hay nhánh rẽ. Tên gọi đƣờng dây sơ cấp đƣợc dùng để gọi chung. Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 8
- Mạng truyền tải và phân phối điện Hình 1-2: Hệ thống phân phối hình tia. Trạm phân phối thƣờng thuộc loại ba pha bốn dây. Do vậy, đƣờng nhánh và một số đƣờng nhánh phụ là loại ba pha bốn dây trong khi đó vẫn có một số ít các đƣờng nhánh phụ là một pha hai dây. Điện áp của đƣờng dây nhánh sơ cấp đƣợc xác định chủ yếu bởi khảo sát kinh tế, thƣờng yêu cầu điện áp cao hơn khi mật độ phụ tải tăng hay chiều dài đƣờng dây tăng. Trong các khu vực đô thị hay ngoại ô, ở đó đƣờng dây ngắn (khoảng vài km) nhƣng mật độ phụ tải lại lớn các cấp điện áp thƣờng dùng là 4160V ba pha bốn dây, 2400V một pha hai dây hay ba pha 22000/12700V, 15000/8860V, 10kV, 6kV. Các mạch đƣờng dây nhánh nông thôn (đƣờng dây trên không) có chiều dài tổng khoảng vài chục km nên mặc dù mật độ phụ tải là thấp nhƣng cấp điện áp tƣơng đối cao, các cấp điện áp tiêu chuẩn là 15kV, 20kV,… (Ghi chú: cấp điện áp định mức của đƣờng dây đƣợc qui định là điện áp dây). Phần lớn các đƣờng dây nhánh phân phối là đƣờng dây trên không nhất là ở những vùng có mật độ phụ tải thấp thị trấn hay ven đô. Trong thành phố, khuynh hƣớng ở các nƣớc tiên tiến là sử dụng cáp ngầm trên đƣờng nhánh và một số lớn các đƣờng nhánh phụ. Thƣờng trung tính của mạch nhánh đƣợc nối đất tại trạm phân phối, nhƣng có thể có nối đất trung tính lặp lại. Điều này làm giảm chi phí xây dựng đƣờng dây vì giảm đƣợc phí tổn về cách điện của máy biến áp và các thiết bị khác. Máy cắt chính đƣờng dây nhánh dùng để cắt đƣờng dây khi sửa chữa và còn để bảo vệ ngắn mạch. Máy cắt này có trang bị rơle dòng điện để cắt đƣờng dây ngay lập tức khi có ngắn mạch xảy ra ở bất cứ điểm nào trên đƣờng dây nhánh. Khi máy cắt mở ra, sự cố đƣợc giải trừ nhƣng việc cung cấp điện cho phụ tải bị gián đoạn. Việc cắt điện nhƣ vậy rõ ràng là điều không mong muốn nếu nó cứ kéo dài trong một khoảng thời gian sau khi mỗi tác động của máy cắt và vì những tác động nhƣ vậy có thể xảy ra thƣờng xuyên khi có sấm sét hay giông bão. Do vậy mà khi có thiết kế máy cắt đƣờng dây nhánh thƣờng phải xét đến việc phần lớn sự cố của đƣờng Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 9
- Mạng truyền tải và phân phối điện dây trên không (80–90%) là sự cố thoáng qua và chúng sẽ biến mất (do tác dụng khử ion hóa của hồ quang) trong khoảng 10 chu kỳ sau khi dòng điện hồ quang bị dập tắt. Theo đó, máy cắt đƣờng dây nhánh còn đƣợc trang bị thêm thiết bị tự đóng lại 1/4 đến 3/4 giây sau khi máy cắt mở ra và một phần lớn các trƣờng hợp việc tự đóng lại để tái lập là thành công. Phần lớn các máy cắt cho phép tự đóng lại từ 2 đến 3 lần trƣớc khi cắt dứt khoát trong trƣờng hợp sự cố tiếp tục duy trì. Một khi máy cắt bị khóa lại ở vị trí mở do sự cố có duy trì, đội sữa chữa đƣờng dây sẽ xác định nơi sự cố bằng cách quan sát hoặc là mở các dao cách ly trên từng phân đoạn một và thử đóng lại đƣờng dây. Vì phải mất thời gian di chuyển từ dao cách ly này đến dao cách ly khác nên một số công ty điện ở nƣớc ngoài thao tác đóng cắt dao cách ly bằng điều khiển từ xa từ văn phòng trung tâm. Tuy vậy, việc cách ly đƣờng dây có thể thực hiện một cách tự động bằng cách dùng cầu chì tự rơi thay cho dao cách ly và dễ dàng tìm đƣợc nơi xảy ra sự cố. Việc sửa chữa các phân đoạn đƣờng dây bị sự cố có thể kéo dài, do đó để cải thiện điều kiện cung cấp điện, cần xây dựng thêm các đƣờng dự trữ còn gọi là đƣờng nối khẩn cấp. Đó là những đoạn đƣờng dây sơ cấp có thể chuyển hệ thống hình tia thành ra một mạng điện kín ngoại trừ khi các mạch vòng của mạng điện đƣợc giữ nhƣ một mạng hở bằng cách mở dao cách ly lúc bình thƣờng và chỉ đóng lại lúc khẩn cấp. Đƣờng dây khẩn cấp thƣờng đƣợc dùng trong mạng điện cung cấp trong thành phố đặc biệt là nếu hệ thống cung cấp đƣợc xây dựng một phần hay toàn phần bằng cáp ngầm. Máy biến áp phân phối trên hệ thống điện hình tia thƣờng là loại treo trên trụ hay đặt trên giàn và một số các máy biến áp phân phối hiện đại khi xuất xƣởng đều có trang bị thêm các phụ kiện cần cho vận hành và bảo vệ, điều này cũng có ý nghĩa là máy biến áp có tự trang bị các bảo vệ tƣơng đƣơng với một trạm biến áp hoàn chỉnh. Tổng quát, máy biến áp phân phối thuộc loại một pha hay ba pha. Phía sơ cấp thƣờng có đầu phân áp dùng để điều chỉnh điện áp cho phía thứ cấp. Những đầu này chỉ có thể đƣợc thay đổi nếu máy biến áp đƣợc cắt điện và nắp máy đƣợc mở ra. Máy biến áp phân phối thƣờng trang bị thêm cầu chì ở phía sơ cấp để bảo vệ ngắn mạch. 1.2.2 Hệ thống mạch vòng thứ cấp. Khi càng có nhiều phụ tải điện sử dụng động cơ điện thì phát sinh vấn đề nhấp nháy ánh sáng dẫn đến việc cần thiết phải sửa đổi hệ thống phân phối hình tia trong đó mỗi đƣờng dây cái thứ cấp đƣợc cung cấp từ một máy biến áp riêng và không có quan hệ về điện với các đƣờng dây cái thứ cấp khác. Trong một hệ thống nhƣ vậy, dòng điện khởi động của động cơ là lớn so với dòng phụ tải bình thƣờng của máy biến áp sẽ gây sụt áp đột ngột và gây chớp đèn. Tuy vậy, nếu các dây cái thứ cấp đƣợc nối vòng nhƣ trong H.1.3.a,b,c thì dòng khởi động từ một trong ba dây cái thứ cấp sẽ đƣợc phân chia trên ba máy biến áp và giảm bớt đƣợc độ sụt áp. Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 10
- Mạng truyền tải và phân phối điện Hình 1-3: Mạch vòng thứ cấp. 1.2.3 Hệ thống mạch vòng sơ cấp Mạch vòng sơ cấp đƣợc dùng ở các khu vực có mật độ phụ tải trung bình và lớn. Có hai dạng của mạch vòng các đƣờng dây nhánh. Dạng thứ nhất là đóng thƣờng xuyên một nhánh nối khẩn cấp trên hình tia với một máy cắt b đóng thƣờng xuyên và tác động khi quá dòng. Các đƣờng nhánh phụ và đƣờng rẽ vẫn giữ nguyên nhƣ trong mạch hình tia (H.1.4). Mục đích của việc bố trí này là để cân bằng phụ tải trên hai đƣờng nhánh nhờ vào đƣờng dây nối thƣờng trực và do đó làm bằng phẳng quan hệ điện áp theo thời gian đặc biệt là khi có sự khác biệt về thời gian giữa các phụ tải đỉnh của các phụ tải. Trong trƣờng hợp có sự cố, máy cắt đƣờng dây mở tức thời và tách rời hai đƣờng dây nhánh. Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 11
- Mạng truyền tải và phân phối điện Hình 1-4: Phát tuyến nối vòng bằng máy cắt thƣờng đóng trên đƣờng nối khẩn cấp. Một dạng khác của mạch vòng đƣờng dây nhánh đƣợc vẽ trong H.1.5 dùng chủ yếu cho một số phân đoạn có phụ tải công nghiệp. Mục đích là để cải thiện độ sụt áp và độ tin cậy cung cấp điện. Để đạt đƣợc điều này, một số máy cắt có trang bị bảo vệ quá dòng có hƣớng, trong trƣờng hợp sự cố xảy ra ở bất kỳ phân đoạn nào, hai máy ở hai đầu phân đoạn mở ra và loại trừ đƣợc sự cố mà không bị mất điện ở bất cứ phụ tải nào. Hình 1-5: Phát tuyến nối mạch vòng. 1.3 Trạm biến áp phân phối Trạm biến áp phân phối là điểm chuyển điện năng giữa hệ thống truyền tải phụ và hệ thống phân phối. Trƣớc đây thƣờng tập trung một số lớn các phát tuyến đƣợc cung cấp từ một số lƣợng nhỏ các trạm phân phối có ngƣời trực nhật. Các trạm này thƣờng đƣợc xây dựng riêng lẻ nên mức tiêu chuẩn hóa về cách bố trí các thiết bị không cao. Trong những năm gần đây, khuynh hƣớng mới là phân rải việc chuyển công suất cho một số lớn các trạm phân phối nhỏ chỉ cung cấp một số lƣợng vừa phải các phát tuyến. Những trạm này thƣờng không có ngƣời trực mặc dù đôi khi phải giám sát, thƣờng là loại hợp bộ, bọc kim loại đƣợc chế tạo từ nhà máy và có độ tiêu chuẩn hóa rất cao. Loại trạm phân phối đơn giản nhất đƣợc cung cấp từ một đƣờng dây lộ Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 12
- Mạng truyền tải và phân phối điện đơn truyền tải phụ, một máy biến áp và có thể có một hay nhiều đầu ra phát tuyến phía thứ cấp (H.1.6a và b). Hình 1.6: Trạm biến áp phân phối đơn giản. Sơ đồ này giá thành không cao và độ tin cậy thấp và chỉ dùng ở nông thôn hay đô thị có mật độ phụ tải thấp. Trong hệ thống mạng phân phối sơ cấp, các trạm này đƣợc dùng ở những nơi có mật độ phụ tải cao và các cấu trúc mạng điện phải có độ tin cậy cần thiết. Một phƣơng án khác của mạch truyền tải phụ, có cách bố trí khí cụ có thể thao tác bằng tay hay tự động nhƣ trong H.1.7. Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 13
- Mạng truyền tải và phân phối điện Hình 1.7: Trạm biến áp phân phối đơn giản với cách bố trí chuyển mạch phía sơ cấp Sơ đồ c) đắt tiền hơn nhƣng đƣợc chuộng hơn không những vì chuyển mạch tự động khi có sự cố trên đƣờng dây truyền tải phụ mà bởi vì nó vẫn hoạt động trong trƣờng hợp một máy biến áp bị hƣ hỏng. Sự chuyển đổi dao cách ly tự động cùng với việc giảm bớt số máy cắt có thể đƣợc thực hiện bằng cách dùng máy cắt nối phân đoạn ở thanh góp điện áp thấp (H.1.8). Hình 1.8: Trạm biến áp phân phối với máy cắt nối phân đoạn phía điện áp thấp. Trong H.1.8a máy cắt phân đoạn có thể thƣờng đóng hay thƣờng mở tùy theo sơ đồ bảo vệ. H.1.8b là sự phát triển của sơ đồ H.1.8a cho trạm có nhiều phát tuyến, mỗi máy biến áp thƣờng cung cấp cho hai phát tuyến và nếu một trong các máy biến áp bị mất điện từ phía truyền tải phụ thì hai phát tuyến đƣợc chuyển sang các phân đoạn lân cận qua máy cắt phân đoạn. Để ý rằng chỉ có 50% quá tải sự cố đƣợc phân bố trên mỗi máy biến áp còn lại. Các hệ thống đặc biệt tin cậy chẳng hạn hệ thống mạng thứ cấp cũng đòi hỏi đƣợc cung cấp từ các trạm biến áp phân phối đặc biệt tin cậy. Sơ đồ H.1.9 dùng hệ thống hai thanh góp phía điện áp thấp. Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 14
- Mạng truyền tải và phân phối điện Hình 1.9: Trạm biến áp phân phối với thanh góp đôi phía thứ cấp. Sơ đồ này tin cậy vì không những chuyển mạch tự động cho các phát tuyến trong trƣờng hợp có sự cố trên hệ thống truyền tải phụ hay máy biến áp mà ngay cả khi có sự cố trên thanh góp. Trong trƣờng hợp sự cố thanh góp trên, tất cả các phát tuyến và máy biến áp đƣợc chuyển về thanh góp dƣới dùng làm dự trữ. Hệ thống này cũng tạo sự dễ dàng để bảo trì, sửa chữa thanh góp. Về phía truyền tải phụ có thể có hay không có thanh góp phụ (vẽ đứt nét trong H.1.9) dùng để cung cấp cho máy biến áp khi đƣờng dây truyền tải phụ nối với máy biến áp này bị sự cố. Còn nhiều sơ đồ phức tạp hơn cũng đƣợc dùng bên phía truyền tải phụ ngay cả dùng hệ thống thanh góp đôi nhƣ ở phía điện áp thấp. Vì sự cố máy biến áp ít khi xảy ra cho hệ thống truyền tải phụ nên sự cố máy biến áp không là vấn đề quan tâm, máy biến áp đƣợc bảo vệ nhƣ một phần của đƣờng dây truyền tải phụ và sẽ không có máy cắt hay cầu chì ở phía cao áp của máy biến áp trừ khi dòng ngắn mạch gây ra bởi sự cố máy biến áp quá nhỏ đến nỗi không tác động máy cắt đƣờng dây. 1.4 Cấp truyền tải của hệ thống điện. Hệ thống truyền tải khác với hệ thống truyền tải phụ về tính chất và về vận hành. Sự khác biệt này một phần là do khối công suất duy trì trong hệ thống truyền tải lớn hơn nhiều. Sự khác biệt chủ yếu là trong khi các hệ thống truyền tải phụ và phân phối nhận điện năng từ một nguồn duy nhất và chuyển tải cho các phụ tải riêng biệt hay cho các trạm biến áp phân phối thì hệ thống truyền tải liên kết tất cả các nguồn phát điện trong hệ thống và do vậy, ngoài việc chuyển tải công suất đến các trạm trung gian và các phụ tải lớn, hệ thống truyền tải còn điều độ việc trao đổi hay sự tham gia hỗ tƣơng giữa các nhà máy đƣợc liên kết. Theo tính chất của phụ tải mà hệ thống truyền tải cung cấp có hai loại hệ thống điện: 1- Hệ thống điện kiểu đô thị Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 15
- Mạng truyền tải và phân phối điện Hệ thống này cung cấp cho khu vực đô thị tƣơng đối nhỏ nhƣng có mật độ phụ tải rất cao. Trong một số trƣờng hợp các nhà máy điện đƣợc đặt trong vùng phụ tải của hệ thống điện, trong các trƣờng hợp khác thì phần chủ yếu của các nguồn phát là nhà máy thủy điện đƣợc đặt ở cách xa thành phố. Trong trƣờng hợp sau này điện năng đƣợc tải đến thành phố từ các nhà máy thủy điện qua các đƣờng dây truyền tải dài. 2- Hệ thống điện không tập kiểu trung Tên hệ thống điện nông thôn thƣờng dùng để gọi hệ thống này đôi lúc không thích hợp vì có hệ thống cung cấp một vùng lãnh thổ rộng lớn trong đó có thể có các địa phƣơng tập trung phụ tải lớn (các thị xã, thị trấn, khu công nghiệp) cũng nhƣ các vùng nông thôn có phụ tải nhỏ. Trên cơ sở về phƣơng cách liên kết và vận hành song song các nhà máy điện duy trì bên trong hệ thống có thể chia làm ba kiểu căn bản mặc dù hệ thống thực tế có thể có sự đa dạng. 3- Hệ thống được đồng bộ ở phụ tải Trong trƣờng hợp này, không có sự nối trực tiếp giữa các nhà máy điện hoặc ngay cả giữa các máy phát riêng lẻ trong cùng một nhà máy mà mỗi phụ tải quan trọng đƣợc cung cấp từ hai hay nhiều máy phát hay trạm phát điện sao cho những máy phát hay trạm phát điện này đƣợc nối song song ở phụ tải. Hệ thống này không tin cậy và đã lỗi thời vì khi một nguồn phát bị cắt ra, các nguồn khác phải gánh tải, do đó chúng sẽ quá tải và có thể bị cắt ra khỏi lƣới, cuối cùng toàn bộ hệ thống bị cắt điện và sự cố “rã lƣới” xảy ra. Hệ thống cũ xƣa này cung cấp cho mạng điện thứ cấp lớn liên kết chặt chẽ trong thành phố mà các phát tuyến đƣợc cung cấp từ các nhà máy và chính những nhà máy này không còn cách liên kết nào khác ngoại trừ thông qua mạng điện hạ áp. Do có sự cố rã lƣới mà hệ thống thứ cấp đƣợc chia ra làm nhiều khu vực nhỏ trƣớc khi nó có thể đƣợc tái lập lại vì khó mà tái lập đồng thời cho toàn bộ hệ thống từ tất cả các nguồn phát, rõ ràng là không thể đƣợc. Kiểu đồng bộ tại phụ tải này không còn sử dụng nữa. 4- Hệ thống liên kết yếu Trong trƣờng hợp này hệ thống đƣợc chia thành những vùng phụ tải (H.1.10) đƣợc bao bọc bởi các máy cắt sao cho chúng cô lập toàn bộ các vùng phụ tải trong trƣờng hợp sự cố nặng nề, đòi hỏi phải có sự cô lập nhƣ vậy. Mỗi vùng có nguồn phát điện riêng hay có thể một phần của các nhà máy có khả năng phát điện đủ để cung cấp cho phụ tải nếu vùng đó bị tách rời khỏi phần còn lại của hệ thống. Để duy trì vận hành một hệ thống nhƣ vậy đòi hỏi phải có sự theo dõi cẩn thận vì có sự chuyển tải có tính cơ hội giữa các vùng, vì vậy tính linh hoạt trong vận hành bị hạn chế. Tuy vậy, sự cố chồng chất do mất điện khó có thể xảy ra và nếu có xảy ra thì cũng dễ dàng tái lặp lại. Một dạng khác của hệ thống liên kết yếu là toàn hệ thống đƣợc chia làm hai hệ thống độc lập các đƣờng dây truyền tải cao áp. Mỗi hệ thống đƣợc cung cấp khoảng một nửa tổng công suất phát trong toàn hệ thống. Hai hệ thống này đƣợc liên kết song song với nhau về mặt địa lý nhƣng chúng đƣợc đồng bộ với nhau qua các đƣờng dây liên kết và các phụ tải quan trọng đƣợc cung cấp liên lạc nhau giữa hai hệ thống. 5- Hệ thống liên kết chặt chẽ Trong khi hệ thống liên kết yếu chỉ xem các đƣờng dây liên kết giữa các vùng có tính dự trữ lúc sự cố hay lúc khẩn cấp và duy trì một dòng công suất thấp trên những đƣờng dây này trong tình trạng bình thƣờng thì hệ thống liên kết chặt sử dụng một mạng điện liên kết vững chắc trong đó không có dụng ý xác định các vùng phụ tải Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 16
- Mạng truyền tải và phân phối điện mà hơn thế nữa các đƣờng dây truyền tải đƣợc sử dụng tùy ý để có thể truyền tải điện năng từ nơi sản xuất kinh tế nhất đến nơi mà nó cần đƣợc tiêu thụ đúng vào lúc cần thiết. Trong trƣờng hợp xảy ra sự cố, hệ thống này liên hệ một cách tuyệt đối đến khả năng dự trữ trong hệ thống sau khi đã loại trừ đƣờng dây hay thiết bị bị sự cố. Việc thực hiện này làm tăng tính kinh tế cũng nhƣ tính vận hành linh hoạt của hệ thống. Sự tin cậy còn tùy thuộc vào các thiết bị bảo vệ và khả năng dự trữ sẵn có bên trong hệ thống và tính ổn định của hệ thống. Về mặt cấu trúc có ba kiểu căn bản của hệ thống truyền tải đƣợc phân biệt nhƣ sau: a) Hệ thống mạng điện hoàn toàn là kiểu tổng quát nhất nó có thể đƣợc liên kết yếu hoặc chặt chẽ. Vì bất kỳ phụ tải nào cũng đƣợc cung cấp bằng nhiều đƣờng dây đƣa đến nên những mạng điện kiểu này phù hợp hơn cho hệ thống điện liên kết chặt. b) Kiểu “xƣơng sống” gồm một số các đƣờng dây truyền tải mạnh kéo dọc xuyên suốt hệ thống (H.1.10). Phụ tải và nhà máy đƣợc phân bố dọc theo xƣơng sống trong đó nhà máy biểu diễn bằng khối tô đậm. Hình 1.10: Hệ thống điện liên kết kiểu xƣơng sống. c) Kiểu vành đai Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 17
- Mạng truyền tải và phân phối điện Hình 1.11: Hệ thống liên kết kiểu vành đai. Hình 1.11 là một ví dụ về kiểu vành đai tƣơng tự nhƣ kiểu xƣơng sống ngoại trừ xƣơng sống khép kín thành vành đai. Kiểu hệ thống thƣờng đƣợc dùng cung cấp cho khu vực đô thị. Để ý rằng các đƣờng dây vành đai theo nghĩa rộng biểu diễn cho hệ thống hai thanh góp vòng bọc quanh thành phố. Hệ thống truyền tải có ít nhất hai cấp điện áp chúng có thể hoặc phối hợp phụ thuộc (khi mà cấp điện áp cao chồng lên cấp điện áp thấp hơn trên khắp vùng và biểu diễn cho một loại đƣờng tốc hành để củng cố cho cấp điện áp thấp hơn ở một số điểm thích hợp hoặc phối hợp ngang cấp nhau trong đó hai cấp điện áp có cùng chức năng nhƣ nhau nhƣng ở hai vùng khác nhau. Ở Việt Nam các cấp điện áp tiêu biểu là: 110 kV, 220kV, 500kV. Các đƣờng dây truyền tải thƣờng là đƣờng dây trên không ba pha ba dây, không có dây trung tính nhƣng có trung tính nối đất tại các trạm biến áp. 1.5 Cấp liên hợp của hệ thống điện Hệ thống điện liên kết ngày nay đƣợc phát triển vì ngành công nghiệp năng lƣợng sớm nhận thức rằng nếu liên kết tất cả các phƣơng tiện sản xuất điện năng của một công ty điện lực sẽ phát huy đáng kể tính kinh tế và độ tin cậy trong vận hành và lƣợng công suất dự trữ nhàn rỗi có thể đƣợc huy động đúng mức. Càng về sau càng nhận thức đƣợc rằng những thuận lợi tƣơng tự cũng có thể thực hiện trên bình diện rộng lớn hơn nếu nhƣ tổ hợp tất cả các phƣơng tiện của nhiều công ty khác nhau trên một vùng địa lý rộng lớn (thƣờng trong phạm vi liên bang nhƣ ở Mỹ, Nga, hay hệ thống điện liên hợp ở châu Âu, Bắc Mỹ). Việc kết thành một khối hợp nhất này đƣợc thực hiện bằng cách liên kết các công ty điện lực với nhau qua các đƣờng dây nối. Các thuận lợi rút ra từ phƣơng thức này và đƣờng dây nối giữa các nhà máy và giữa các hệ thống độc lập nói chung đƣợc xây dựng vì những lý do nhƣ sau: Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 18
- Mạng truyền tải và phân phối điện 1) Để tập trung việc huy động khả năng dự trữ của toàn hệ thống. 2) Cho phép trao đổi điện năng với chi phí sản xuất kinh tế nhất. 3) Tận dụng đƣợc sự phân tán theo thời gian của các phụ tải đỉnh của hệ thống hay của các vùng (sự không đồng thời giữa các phụ tải đỉnh). 4) Cung cấp khả năng truyền tải đến các trạm biến áp phân phối đặt ở các trung tâm phụ tải (bằng cách khác thì sẽ không cung cấp điện đầy đủ đƣợc). Vì những lý do liên kết các nhà máy điện bên trong một hệ thống điện cũng tƣơng tự nhƣ lý do liên kết nhiều hệ thống điện bên trong một hệ thống liên hợp và nhƣ vậy hệ thống liên hợp cũng phát sinh ra các vấn đề tƣơng tự nhƣ trong hệ thống điện. Tuy vậy, đƣờng dây nối trong hệ thống điện liên hợp cũng tồn tại nhiều vấn đề đặc biệt vì có hai sự khác biệt giữa hai loại hệ thống này. 1) Các nhà máy điện liên kết bên trong hệ thống điện thƣờng thuộc về cùng một công ty hoặc cùng chịu sự quản lý chung trong khi các đƣờng dây nối liên kết các hệ thống điện có chủ quyền khác nhau. 2) Sự liên kết bên trong hệ thống thƣờng là liên kết chặt chẽ. Khả năng tải trên các đƣờng dây liên kết cũng cân xứng với khả năng phát điện của các nhà máy đƣợc liên kết. Trong khi đó phần lớn các đƣờng dây nối trong hệ thống liên hợp thƣờng là liên kết yếu, khả năng tải của chúng chỉ là một phần nhỏ so với tổng công suất của các hệ thống đƣợc liên kết. 1.6 Các bài toán chính của hệ thống điện Trên đây đã mô tả sơ lƣợc cấu trúc của một hệ thống điện và ít nhiều đã đề cập đến các vấn đề chính của hệ thống. Trong tình trạng vận hành bình thƣờng (ở chế độ xác lập) của hệ thống, mục tiêu là sản xuất điện năng tại nơi đƣợc coi là kinh tế nhất vào thời điểm đang xét và truyền tải, phân phối điện năng đó đến các điểm cần đƣợc cung cấp với điện áp và tần số đƣợc duy trì trong giới hạn cho phép. Sự phức tạp của công tác này có thể phát sinh do sự liên kết của các nhà máy điện và tính đa dạng của các phụ tải. Khi sự cố xảy ra, sự cố phải đƣợc loại trừ bằng cách chọn lọc đoạn đƣờng dây hay thiết bị bị sự cố khi cắt máy cắt có nối đến phần tử bị sự cố. Đây là nhiệm vụ của bảo vệ rơle của hệ thống bảo vệ mạng điện (còn gọi là mạch nhị thứ), hệ thống bảo vệ này sẽ ra lệnh cắt đúng máy cắt cần thiết. Trong mạng điện rộng lớn, việc chọn đúng những máy cắt này là một bài toán phức tạp theo đó phải thiết kế một hệ thống bảo vệ để đối phó với bài toán này, các khảo sát chính xác về sự phân bố dòng điện và điện áp là cần thiết đối với ngắn mạch đối xứng và không đối xứng. Các khảo sát này cũng cho phép chọn lựa máy cắt điện có khả năng cắt thích hợp. Hệ thống điện xoay chiều liên kết hai hay nhiều nhà máy có các giới hạn công suất vốn có và các giới hạn này có khả năng gây ra dao động cơ điện của rôtor máy phát nếu hệ thống bị đột biến do ngắn mạch. Mọi chế độ giới hạn vƣợt quá công suất hay để cho hình thành các dao động quá mức đều gây ra mất đồng bộ giữa các máy phát điện và gây ra sự sụp đổ toàn diện trong vận hành hệ thống (rã lƣới). Điều này phát sinh vấn đề quan trọng của hệ thống là ổn định hệ thống điện. Vấn đề mức cách điện bị chi phối nhiều bởi quá điện áp hơn là lúc vận hành bình thƣờng. Có thể là quá điện áp tần số công nghiệp (50 Hz) gây ra bởi ngắn mạch chạm đất trên đƣờng dây dài và ngay cả trên đƣờng dây dài đang không tải nhƣng có mang điện áp, hoặc có thể là quá điện áp hoạ tần gây ra khi có ngắn mạch không đối xứng trên đƣờng dây dài đƣợc cung cấp từ máy phát điện cực lồi không có cuộn cản hoặc cũng có thể là quá điện áp Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn sư dụng proteus
61 p | 1757 | 862
-
Sách hướng dẫn học tập: Xử lý âm thanh và hình ảnh - TS. Nguyễn Thanh Bình, ThS. Võ Nguyễn Quốc Bảo (Biên soạn)
245 p | 441 | 122
-
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2018
538 p | 17 | 9
-
Sách hướng dẫn học tập Mạng truyền tải và phân phối điện: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
115 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn