intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SẢN SUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MẬT ONG Ở ĐĂK LẮK. ĐÔI ĐIỀU CẦN BÀN

Chia sẻ: Pham Ngoc Linhdan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

206
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều lợi thế cho phát triển sản xuất ngành ong mật như có 1,7 triệu ha rừng tự nhiên, diện tích cây công nghiệp lâu năm, nguồn thức ăn dồi dào cho ong mật đứng đầu trong cả nước. Những năm gần đây nghề nuôi ong phát triển rất mạnh ở Đắk Lắk, khiến nơi đây trở thành một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu sản phẩm ong mật trong cả nước. Sản phẩm mật ong của Đắk Lắk được xuất khẩu đi các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức đem lại nguồn ngoại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SẢN SUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MẬT ONG Ở ĐĂK LẮK. ĐÔI ĐIỀU CẦN BÀN

  1. S N SU T VÀ XU T KH U S N PH M M T ONG ĂK L K. ÔI I U C N BÀN
  2. SẢN SUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MẬT ONG Ở ĐĂK LẮK. ĐÔI ĐIỀU CẦN BÀN Tuyết Hoa Ni êkd ăm TÓM TẮT Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều lợi thế cho phát triển sản xuất ngành ong mật như có 1,7 triệu ha rừng tự nhiên, diện tích cây công nghiệp lâu năm, nguồn thức ăn dồi dào cho ong mật đứng đầu trong cả nước. Những năm gần đây nghề nuôi ong phát triển rất mạnh ở Đắk Lắk, khiến nơi đây trở thành một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu sản phẩm ong mật trong cả nước. Sản phẩm mật ong của Đắk Lắk được xuất khẩu đi các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức đem lại nguồn ngoại tế lớn hàng năm. Nghề nuôi ong đã đem lại thu nhập cao cho nông hộ, tạo nhiều việc làm, khai thác các tiềm năng sẵn có của rừng tự nhiên, làm giảm áp lực lên chặt phá rừng đốt rẫy. Tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng khó tính tại các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ ...., khâu chế biến còn rất thô sơ, mặt hàng chưa đa dạng. Đó là những yếu tố gây khó khăn cho việc xuất khẩu sản phẩm mật ong. Tỉnh Đắk Lắk cần phải có chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người sản xuất và cho các đơn vị thu mua chế biến ong mật xuất khẩu đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu. 1. Giới thiệu chung Mật ong và các sản phẩm từ ong khá đa dạng và có giá trị, được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống xã hội: từ các sản phẩm thô cho tới các sản phẩm tinh chế, từ lương thực thực phẩm được sử dụng phổ biến trong dời sống hàng ngày của người dân cho tới các mặt hàng dược phẩm cao cấp. Các sản phẩm này, do đó cũng chịu những qui định khá chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng trong khâu nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến. Nuôi ong là một ngành sản xuất có giá trị lớn, nguồn hàng xuất khẩu thu lợi nhuận rất cao và nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Ngành sản xuất ong có xu hướng phát triển mạnh trong các thập niên vừa qua ở nhiều địa phương ở nước ta, trong đó nổi bật là Đắc Lắc. Điều kiện tự nhiên của Đắc Lắc có nhiều thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi ong mật. Đắc Lắc là một trong những tỉnh có tính đa dạng và độ che phủ của thảm thực vật cao, kể cả thảm tự nhiên và nhân tác. Vị trí địa lý đặc thù, sự phân cắt của địa hình và điều kiện khí hậu phân hóa rõ rệt theo mùa đã làm cho Đắc Lắc không những nổi tiếng về sự phong phú đa dạng về tài nguyên rừng mà còn là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều cây công nghiệp quý giá. Đắc Lắc không chỉ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất nước mà còn có hàng trăm ngàn ha cà phê, cao su, điều bạt ngàn. Đây là nguồn thức ăn dồi dào, ổn định theo mùa để phát triển ngành chăn nuôi ong với năng suât và chát lượng cao trên cơ sở các nguòn thức ăn thiên nhiên. Với diện tích rừng và cây công nghiệp lớn, quy mô đàn ong có thể tăng lên đến gần 300.000 đàn ong. Các tỉnh lân cận Đắc Lắc như Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Bình Dương, cũng có rất nhiều tièm năng cho đàn ong phát triển, rất thuận tiện cho việc di chuyển đàn khi mùa mật ở Đắc Lắc kết thúc. 1
  3. Ngành ong Đắc Lắc là một ngành khá non trẻ, mới phát triển từ năm 1990, mới bắt đầu tham gia xuất khẩu từ năm 1998 với sản phẩm ban đầu là mật ong tự nhiên. Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay ngành ong Đăklăk đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Không chỉ góp phần vào việc tạo thêm công ăn việc làm cho các hộ nuôi ong, mà ngành ong còn đóng góp không nhỏ vào ngân sách của địa phương, bảo vệ môi trường và góp phần vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đăklăk nói riêng và ngành ong Việt Nam nói chung. Hiện nay khối lượng sản phẩm sản xuất ra đạt 4.173 tấn (năm 2003), chiếm 43% tổng sản lượng cả nước, lượng xuất khẩu đạt 3.000 tấn, chiếm 33% tổng khối lượng mật xuất khẩu cả nước. Chủng loại sản phẩm từ 01 mặt hàng đến nay đã phát triển lên 04 loại mặt hàng và được các thị trường lớn, khó tính như: Anh, Đức, Mỹ,... chấp nhận và đánh giá cao. Mức thu nộp ngân sách Nhà nước năm 2003 đối với họat động sản xuất, kinh doanh ong đạt 1.320 triệu đồng. 2. Tình hình sản xuất ong mật tại Đắc Lắc Trong những năm gần đây. Từ ngàn xưa người dân tại Đắc Lắc đã biết khai thác nguồn mật ong tự nhiên để sử dụng. Năm 1963 một thương nhân Hồng Kông thấy được tiềm năng phát triển ngành ong tại đây và đã nhập giống, lập trại nuôi ong tuy nhiên ông không phát triển rộng rãi. Sau năm 1975, trại nuôi ong được thành lập và phát triển thành công ty cổ phần ong mật ngày nay, đây là đơn vị nắm vai trò chủ đạo trong phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ngành ong tại Đắc Lắc. Bảng 1: Cơ cấu đàn ong trên địa bàn Đắc Lắc qua các năm (ĐVT: đàn ong) Cơ cấu đàn ong 1999 2000 2001 2002 2003 Đàn ong tòan tỉnh 51.500 60.000 87.167 193.000 190.000 Đàn ong do công ty đầu tư 32.000 53.000 69.000 135.000 152.000 Tỷ trọng (%) 62,13 88,33 79,15 69,94 80,00 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê và các báo cáo của công ty ong mật Trước đây công ty có các đội nuôi ong, ngày nay đàn ong đã được khoán về cho các hộ công nhân, công ty chịu trách nhiệm hỗ trợ các dịch vụ đầu vào đầu ra cho không chỉ công nhân công ty mà còn cho tất cả các hộ nuôi ong trên địa bàn toàn tỉnh Đắc Lắc. Số liệu qua bảng 1 cho thấy số đàn ong do công ty đã đầu tư thường chiếm trên 60% số đàn ong trong toàn tỉnh. Công ty ong mật đầu tư các loại dịch vụ rất đa dạng nhằm đả0 bảo cho người nuôi ong điều kiện phát triển sản xuất ở mức thuận lợi nhất. Các loại hình dịch vụ của công ty bao gồm: 1. Dịch vụ đầu vào: ! Cho vay vốn để mở rộng quy mô tăng đàn. ! Cho vay giống và các thiết bị kỹ thuật, vật tư theo hình thức ứng trước và trả bằng sản phẩm cuối vụ. ! Hàng năm mở lớp chuyển giao miễn phí các tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi ong. 2. Dịch vụ đầu ra: ! Ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho họ nuôi ong. 2
  4. ! Đầu tư ứng tiền thu mua sản phẩm nhập công ty: Nhằm tạo thêm nguồn hàng để ổn định lượng hàng xuất khẩu, công ty đã ứng trước tiền khuyến khích các hộ nuôi ong thu mua thêm sản phẩm bên ngoài nhập về cho công ty. ! Dịch vụ đầu tư ứng trước sản phẩm gửi kho: Do hiện nay các trại ong đã phát triển lên quy mô lớn, sản phẩm thu về hàng năm gặp khó khăn trong việc thiếu kho tàng cất giữ bảo quản, công ty đã đứng ra làm dịch vụ ký gửi sản phẩm và thanh tóan tiền theo giá thời điểm hộ nuôi ong muốn bán hàng. Do các loại hình dịch vụ của công ty đa dạng và rất kịp thời, khuyến khích người dân phát triển nuôi ong, công ty thì đảm bảo được nguồn hàng xuất khẩu ổn định và chất lượng của sản phẩm. Để hiểu được tìnhh hình sản xuất ong mật tìm hiểu thêm về quy trình nuôi ong ở phần sau. 2.1 Quy trình sản xuất ong mật. Do đặc thù của ngành nuôi ong là theo vụ mùa hoa của các loại cây như cà phê, cao su, cây bông vàng,... nên thời gian thu hoạch chính là từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lượng nuôi bình quân mỗi hộ (trại) từ 200 - 250 đàn ong lấy mật, khoảng cách giữa các trại từ 800 - 1.000m. Hoạt động sản xuất diễn ra tại các trại nuôi ong lấy mật theo một qui trình tương đối khép kín từ khâu nuôi dưỡng đàn, sau đó bắt đầu tăng đàn ở khâu phát triển tăng đàn trong kỳ để chuẩn bị khai thác mật, tiếp theo là thời kỳ duy trì tăng lượng đạt gấp 15 lần trở lên để chuẩn bị vào mùa lấy mật, sau đó là khai thác mật với lượng đàn khỏe mạnh đã chuẩn bị, khâu này do các chủ trại thực hiện với chu kỳ quay mật từ 5-7 lần/mùa (1 lần quay cách nhau từ 5-7 ngày). Và cuối cùng là chọn lọc lại đàn ong cho vụ sau vào cuối vụ mật với những đàn ổn định và không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Quá trình này được thể hiện qua mô hình sau: Tăng trong k ỳ Đàn cuối kỳ 30.000 đàn Nuôi dưỡng 10.000 Chọn lại 10.000 đàn làm giống 150.000 đàn Khai thác 10.000 tấn mật Hình 1: Quy trình xây dựng đàn ong và khai thác mật 2.2 Sản lượng và năng suất ngành ong trong những năm qua tại Đắc Lắc. Được sự hỗ trợ về mọi mặt của công ty ong mật, đầu tư kịp thời vụ và đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật, đầu vào đầu ra được đảm bảo nên ngành ong Đắc Lắc ngày càng phát triển. Kết quả sản xuất qua các năm được thể hiện ở bảng 2. 3
  5. Bảng 2: Sản lượng và năng suất ong mật qua các năm tại Đắc Lắc STT Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 Sản lượng mật, trong đó: 685 975 1.179,05 4.141,7 4.173 - Mật ong Tấn 975 1.150 4.100 4.670 1 - Phấn hoa Kg 50 886 - Sữa ong chúa Kg 29.000 2.200 9.500 - Sáp ong Kg 39500 95.500 2 Sản lượng mật SX cả nước Tấn 6.230 7.000 10.000 14.000 10.000 Tỷ trọng so với SL của cả 3 % 11% 13,9% 12% 30% 43% nước 4 Năng suất bình quân Kg mật/đàn 13,3 13,4 13,5 21,5 22 Nguồn: Sở thương mại Đắc Lắc và tổng hợp số liệu tại địa chỉ 2004 Số liệu của bảng 2 cho thấy sản lượng tăng đều đặn qua các năm, riêng năm 2002 có biến động tăng mạnh. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trong năm 2002 là: Cộng đồng châu Âu (EU) ngưng nhập khẩu sản phẩm mật của Trung Quốc do phát hiện ra dư lượng kháng sinh (hàm lượng Cloramphenicol) trong sản phẩm và tăng cường lượng thiếu hụt từ các nước khác trong và ngoài hiệp hội, điều này đã làm giá mua tăng đột biến (từ 10.000đ/kg lên 16.000đ/kg). Vì lý do đó tốc độ phát triển đàn ong tăng gấp hai trăm lần (221%), đưa sản lượng mật tăng 351%. Vụ ong năm 2002, tỉnh Đăklăk được mùa lớn với ba kỷ lục được lập về sản lượng và năng suất, về xuất khẩu và giá tiêu thụ, về lợi nhuận của người sản xuất, với trên 100.000 đàn ong, Đăklăk đạt sản lượng gần 4.200 tấn mật. Năm 2003, trong khi diện tích vùng nguyên liệu tạo mật cho ong giảm đáng kể với diện tích vườn cây cà phê thu hẹp hơn 20.000 ha theo qui hoạch để nâng cao chất lượng cà phê và giảm bớt vùng diện tích sản xuất cà phê không hiệu quả. Ngoài ra, do không khí lạnh kéo dài vào đầu năm 2003 đã làm lá cao su bị xoăn, chậm phát triển (mật lá cao su là nguyên liệu tạo mật cao su), sau đó là hạn hán kéo dài (vượt 2 tháng) cũng làm chậm quá trình ra hoa, gây mất mùa và dịch bệnh cho ong mật. Chính vì vậy sản lượng mật ong trong năm 2003 tăng không đáng kể. Do đầu tư đủ, áp dụng khoa học kỹ thuật và điều kiện thuận lợi của thiên nhiên nên năng suất mật của từng đàn ong cũng tăng qua các năm và ngày càng ổn định. Cùng với sự gia tăng về sản lượng mật, loại hình sản phẩm cũng ngày càng đa dạng hơn Mặt hàng từ một loại sản phẩm nay mở rộng lên tới 04 loại là: mật ong thiên nhiên, phấn hoa, sữa ong chúa và sáp ong. Sữa ong chúa là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và giá mua cũng cao hơn 40 lần so với sản phẩm mật ong tự nhiên (800.000kg/20.000kg) với mức tăng 40%. Ngoài ra còn có phấn hoa dùng trong ngành thực phẩm và sáp ong dùng làm nguyên liệu sản xuất cầu ong. Do đặc thù của sản phẩm mật ong là thực phẩm tự nhiên nên đòi hỏi chất lượng và vệ sinh an toàn rất cao, để đảm bảo được điều này thì khâu thu mua chế biến và bảo quản đóng vai trò rất quan trọng 4
  6. 2.3 Qui trình thu mua, bảo quản, chế biến Quá trình này đi qua 09 bước, bắt đầu từ khâu mật ong từ các trại được chuyển tới các trạm thu mua; sau đó, thông qua việc kiểm tra phân tích mẫu mật để xác định chất lượng mật, hàm lượng đường và các dấu hiệu thuốc độc hại trong mật (kiểm sơ bộ và việc này chiếm từ 3-6 ngày), trong thời gian này, mật được tạm gửi vào kho trạm thu mua; sau khi kết quả đạt, mật được chuyển về kho công ty và sau đó đưa vào các bồn chứa bảo quản về hàm lượng thủy phần, nồng độ,... ; sau quá trình tinh lọc để xử lý các tạp chất, hạ thủy phần,... được mật thành phẩm Mật ong Qua xưởng Trạm thu mua thu hoạch từ các trại chế biến tinh lọc nuôi ong Mật ong Bảo quản trong Nhập kho các bồn chứa thành phẩm Đóng gói Chuyển kho Xuất khẩu hay theo tiêu chuẩn chờ xuất hàng bán nội địa Hình 2: Quy trình sử lý đối với sản phẩm mật ong. Để xuất khẩu, mẫu mật phải được kiểm nghiệm bởi nhà nhập khẩu theo tiêu chuẩn EU hoặc Mỹ (việc này chiếm khoảng 07-10 ngày do phải gửi mẫu đến nước nhập khẩu để kiểm nghiệm), sau đó mới được đóng gói trong các thùng phuy (loại 250 kg) rồi chuyển ra cảng xuất bằng container. Chất lượng mật phụ thuộc vào rất nhiều khâu như: ! Giống ong và phương thức quản lý đàn ong khai thác mật ! Nguồn mật hoa: Cà fê, cao su, nhãn, điều ! Chất lượng thùng nuôi ong và điều kiện thời tiết ! Công nghệ tinh lọc và dụng cụ bảo quản. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm mật ong theo tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng vì hơn 90% sản lượng mật của Đắc Lắc là để xuất khẩu. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mật ong hiện nay của Đắc Lắc được thể hiện trong bảng 3. So sánh tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của tổ chức FAO - WHO thì quy định tiêu chuẩn chất lượng mật của Việt Nam đã gần đạt, tuy nhiên mỗi một nước lại có những yêu cầu riêng về mặt tiêu chuẩn chất lượng. Do vậy để đảm bảo uy tín trên thương trường thế giới và lượng hàng xuất khẩu tăng hàng năm, cần chấp hành một cách nghiêm ngặt quy trinh nuôi dưỡng, thu hoạch và chế biến. 5
  7. Bảng 3. Tiêu chuẩn chất lượng mật ong Tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn Stt Chỉ tiêu Hỗn FAO/WHO Mật hoa Mật lá hợp 1 Hàm lượng nước, (%) < 21 % < 23% < 21% < 21% 2 Hàm lượng đường khử tự do, % > 65 % > 70% > 60% > 65 % 3 Hàm lượng đường sacaroza, % 40 5 Amylaza (diastaza) không dưới 3 độ goth 7độ 8 độ 8 độ 6 Hàm lượng chất rắn không tan trong nước %
  8. 3. Tình hình xuất khẩu ong mật từ năm (2000 - 2003) 3.1 Vài nét về tình hình thị trường ong thế giới Hiện nay, với khối lượng xuất khẩu vào khoảng 9.000 tấn, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ 6 trong nhóm 10 nước xuất khẩu mật ong trên thế giới và đứng thứ 2 ở châu á (sau Trung Quốc). Bảng 4: Tình hình xuất khẩu mật ong của 10 nước đứng đầu thế giới (1998- 2003) STT Nước Mức XK trung bình (tấn) 01 Ac-ghen-ti-Na 80.000 02 Mê-Xi-Cô 25.000 03 Ca-Na-Đa 15.000 04 Trung Quốc 14.000 05 Bra-zin 10.000 06 Việt Nam 9.000 07 Uc 8.600 08 Thổ Nhĩ Kỳ 8.000 09 Urugoay 7.000 10 Chi-Lê 6.000 Nguồn: tổng hợp từ Web: www.iheo. org , 2004 Thị trường xuất khẩu của chúng ta phần lớn tập trung vào các nước Canada, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh và Đài Loan với chất lượng được đánh giá khá cao do không có dư lượng kháng sinh và các chất hóa học (loại dùng loại trừ côn trùng cho cây ăn trái,...), mức chất lượng đồng đều. Mức giá hiện nay của chúng ta vào khoảng 1.020USD/tấn FOB chủ yếu cho mật hoa cao su, trong khi các nhà nhập khẩu đang đề nghị các nhà xuất khẩu mật ong Việt Nam với mức giá 1.120USD/tấn CFR EU. Do đây là loại mặt hàng có tính nhạy cảm cao, yêu cầu về chất lượng rất khắt khe, chỉ tiêu kiểm tra luôn bị điều chỉnh lên nhất là khi Việt Nam nằm trong vùng tiền sử có nhiều dịch bệnh. Nên để duy trì được mức tăng trưởng với số lượng và thứ hạng này luôn đòi hỏi các nhà sản xuất và kinh doanh của chúng ta duy trì một hệ thống quản lý chặt chẽ, chính xác và hiệu quả. 189.2 200 151.6 173.8 150 167.5 155.2 150 100 50 0 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Biểu đồ 1: Tình hình tiêu thụ ong mật ở Mỹ qua các năm. Nguồn: tổng hợp từ , 2004 7
  9. Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu mật ong lớn của nước ta. Mật ong được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày cũngnhư trong công nghệ thực phẩm, nước giải khát và công nghệ dược phẩm ở Mỹ. Tình hình tiêu thu mật ong ở Mỹ được thể hiện qua biểu đồ sau: Theo thống kê của Uỷ ban quốc gia về mật ong của Mỹ, lượng mật ong tiêu thụ trung bình hàng năm ở Mỹ vào khoảng 340 triệu Pounds tương đương 150.000 tấn, đứng đầu thế giới về số lượng tiêu thụ nhưng đứng sau nước Đức về mức tiêu thụ bình quân đầu người. 3.2 Hoạt động xuất khẩu sản phẩm ong mật của tỉnh Đăklăk Mật ong sản xuất được của Đắc Lắc hiện nay chủ yếu để xuất khẩu, khối lượng tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Số liệu của bảng 5 cho thấy số lượng hàng xuất khẩu thường cao hơn 70% sản lượng mật sản xuất ra. Bảng 5: Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm mật ong của Đắc Lắc 2000 - 2003 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 Sản lượng mật, trong đó: 975 1.179 4.141 4.173 - Mật ong Tấn 975 1.150 4.100 4.670 1 - Sáp ong Kg 97.500 95.500 - Sữa ong chúa Kg 29.000 2.200 9.500 Sản lượng XK Tấn 908 1.019 3.900 3.000 2 - Mật ong Tấn 908 1.019 3.850 2.925,2 - Sáp ong loại 1 Kg 45.400 67.500 - Sữa ong chúa Kg 2.170 7.700 3 Tỷ trọng XK/ TSL (mật ong) % 93,12 86,42 94,08 71,89 Nguồn: Sở thương mại Đắc Lắcvà tổng hợp thông tin từ Website: www.iheo. org , 2004. Trong thời gian qua, tuy có nhiều biến động về thị trường như giá mua, sự kiểm định về các tiêu chuẩn chất lượng từ các nước nhập khẩu, vùng nguyên liệu tạo mật bị thu hẹp, sản lượng tăng nhưng khối lượng xuất khẩu cuối kỳ lại giảm. Kết quả xuất khẩu qua các năm được thể hiện qua bảng 6 Bảng 6: Tình hình xuất khẩu sản phẩm mật ong của Đắc Lắc thời kỳ 2000 - 2003 STT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 1 Khối lượng XK Tấn 908 1.019 3.900 3.000 1.1 - Mật ong (mật cao su & mật cà phê) Tấn 908 1.019 3.850 2.925,2 1.2 - Sáp ong loại 1 Kg 45.400 67.500 1.3 - Sữa ong chúa Kg 2.170 7.700 2 Khối lượng XK sản phẩm mật cả nước Tấn 6.300 9.000 12.600 9.000 3 Tỷ trọng khối lượng XK % 14,4 11,3 31,0 33,0 3 Kim ngạch XK sản phẩm mật ong ĐL Tr USD 0,658 0,861 5,4 4,6 Nguồn: Sở thương mại Đắc Lắcvà tổng hợp thông tin từ Website: 2004. Cơ cấu mặt hàng tăng thêm 2 mặt hàng sữa ong chúa và sáp ong. Sữa chúa là loại mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được nhiều nước ưa chộng và đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao 8
  10. gấp 3 lần so với sản phẩm mật ong thiên nhiên. Qua bảng trên cho thấy tuy sáp ong chỉ mới bắt đầu tham gia vào hoạt động xuất khẩu từ năm 2002 nhưng 2003 đã có mức tăng 148% so với năm 2002; khối lượng sữa chúa cũng tăng 354% so với năm 2002. Nguyên nhân của việc tăng khối lượng xuất khẩu sữa ong chúa và sáp ong là do sau khi loại bỏ sản phẩm mật ong từ Trung Quốc thì các nước nhập khẩu quay sang tìm kiếm các thị trường khác và với sự ổn định về chất lượng mật trong thời gian qua, sản phẩm mật ong của Việt Nam đã được quan tâm nhiều hơn và các sản phẩm khác từ ong cũng được chú ý đánh giá cao. Vào đầu năm 2003, khi chính phủ các nước EU và Mỹ thắt chặt việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm mật nhập khẩu từ Việt Nam do phát hiện dư lượng đường trong sản phẩm của mật và có dấu hiệu pha trộn giữa mật Trung Quốc vào mật Việt Nam để xuất khẩu đã làm khối lượng mật xuất khẩu của chúng ta bị giảm sút mạnh. Sản phẩm mật của tỉnh Đăklăk tuy khắc phục kịp thời các sự cố trên nhưng vẫn bị ảnh hưởng lớn do đánh giá chủ quan từ các nước nhập khẩu, số lượng xuất khẩu giảm bằng 77% so với năm 2002. Với mức tăng trong thị phần xuất khẩu của mặt hàng sản phẩm mật ong Đăklăk so với tổng khối lượng xuất khẩu cả nước với mức bình quân cả kỳ 22,3% đã thể hiện được hiệu quả trong việc xây dựng, phát triển và khai thác mặt hàng này tại địa phương. Đây cũng chính là thế mạnh của địa phương nói chung và mặt hàng sản phẩm mật ong nói riêng trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu cũng như tác động của nó đến cơ cấu xuất khẩu ngành mật ong Việt Nam. 3.3 Thị trường xuất khẩu mật ong của Đắc Lắc Hiện nay, thị trường nhập khẩu mật lớn nhất của nước ta nói chung và Đăklăk nói riêng là Mỹ (chiếm khoảng 50% tổng khối lượng xuất khẩu), sau đó đến Nhật Bản, các nước EU như: Pháp (chiếm 60% lượng nhập vào EU), Đức, ý và một số nước châu á khác. Tùy theo thị hiếu của từng thị trường khác nhau mà yêu cầu đối với sản phẩm khác nhau. Thị trường Châu Âu và Nhật Bản chủ yếu nhập mật cà phê và mật nhãn. Thị trường Mỹ lại chuộng mật lá cao su, sau đó là mật cà phê. Thị trường sữa ong chúa chỉ gói gọn trong 04 nước chính là Pháp, Đức, Bỉ và ý, trong đó Pháp là nước nhập chính. Riêng mặt hàng sáp ong chỉ xuất duy nhất sang thị trường Nhật Bản. Hiện nay, giá FOB mặt hàng mật ong thiên nhiên Việt Nam vào khoảng từ 1.500- 1.700USD/tấn, giá xuất khẩu FCA hàng không của sữa ong chúa giao động trong khoảng từ 50-56 USD/kg và giá xuất khẩu sáp ong đứng ở mức 2,6 USD/kg. Thị phần các nước nhập khẩu mật ong Đắc Lắc thể hiện qua biểu đồ sau Trên thị trường thế giới, mặt hàng sữa ong chúa của chúng ta đã được biết đến và ưa chuộng vì giá thấp hơn so với các nước khác cũng như độ ổn định về hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Trong thời gian tới, với việc đầu tư có hệ thống để tập trung khai thác nguồn hàng này thì hiệu quả mang lại sẽ còn cao hơn và vị trí của ngành ong Đăklăk riêng và Việt Nam nói chung trên thế giới sẽ càng lớn mạnh hơn. 9
  11. 13% Mỹ 1% Nhật Bản 14% Đức 50% Pháp 2% Hàn Quốc 20% Hồng Kông Biểu đồ 2. Thị phần các nước nhập khẩu mật ong của Đăk Lắk năm 2003 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu trực tiếp của sở Thương Mại Đăklăk năm 2004 3.4 Các yếu tố tác động đến xuất khẩu mật ong và sản phẩm từ ong của Đắc Lắc Các yếu tố quyết định đến chất lượng và khối lượng hàng xuất khẩu bao gồm các tác động nội tại và tác động bên ngoài. 3.4.1 Các tác động nội tại ! Vùng nguyên liệu tạo mật và phấn hoa không chỉ cần đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh không nhiễm thuốc sâu hay hóa chất khác mà còn đảm bảo đủ cho đàn ong không giảm sản lượng. ! Quy trình nuôi dưỡng và phát triển đàn ong phải được chấp hành đúng, nhất là giai đoạn thu hoạch vì nếu không sẽ làm chất lượng mật bị chín non (loãng) làm ảnh hưởng rất lớn đến chế biến xuất khẩu do phải tiêu tốn nguyên liệu và mức hao hụt cao hơn rất nhiều. ! Do công đoạn nuôi ong lấy mật hòan toàn do các hộ nuôi ong đảm nhận nên ý thức trách nhiệm và trình độ của người nuôi ong quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm. ! Do qui định kiểm tra chất lượng mật từ các nhà nhập khẩu khá nghiêm ngặt, một lô hàng trước khi xuất vào Mỹ phải lấy mẫu gửi đi test tại các phòng thí nghiệm của FDA (cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm dược phẩm Mỹ) và kiểm tra với 20 tiêu chuẩn sinh hóa rất cần có các thiết bị kiểm tra mẫu chất lượng hàng xuất khẩu để có thể kiểm tra chất lượng ngay tại cơ sở trước khi ký kết hợp đồng xuất khẩu. Thiết bị này rất đắt tiền. ! Trình độ và khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường của đội ngũ làm công tác xuất nhập khẩu cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của ngành ong Đắc Lắc. 10
  12. 3.4.2 Các tác động bên ngoài ! Yếu tố tự nhiên về thời tiết, môi trường, cũng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất vì nghề nuôi ong mang tính lưu động, phân tán, theo thời vụ. ! Yếu tố thị trường: các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao tiêu chuẩn kiểm định với mật nhập khẩu và do khu vực châu á nằm trong tầm của nhiều đại dịch nên ít nhiều gây e ngại cho các nhà nhập khẩu. ! Hoạt động cạnh tranh gay gắt từ các nước có sản lượng lớn cũng gây giảm giá bán của mật Việt Nam. 4. Kết luận và kiến nghị: Gần 20 năm hoạt động và phát triển ngành ong Đắc Lắc đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại ngày một to lớn. Sản xuất ong mật đã tạo thêm công việc và tăng thu nhập cho nông hộ. Ngoài ra qua việc hút mật, lấy phấn ong cũng góp phần vào hoạt động thụ phấn cho cây nên tại vùng nuôi ong thường năng suất, sản lượng cây trồng cao hơn. Việc nuôi ong cũng góp phần bảo vệ môi trường phù hợp với xu hướng phát triển nhưng ngành "sản xuất sạch". Thông qua đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thực phẩm khó tính, có qui định chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn các nước phát triển cũng đưa hình ảnh về sự phát triển của Đăklăk nói riêng và Việt Nam nói chung trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ngành ong Đắc Lắc như sau 4.1 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Hiện nay trên thị trường, cạnh tranh bằng giá không còn chiếm ưu thế mà thay vào đó là cạnh tranh bằng chất lượng. Sản phẩm muốn tiêu thụ được trên thị trường đòi hỏi phải nâng cao sức cạnh tranh của mình. Do đó để thúc đẩy tiêu thụ, điểm xuất phát và căn bản nhất lại chính là nâng cao chất lượng- khả năng cạnh tranh của chính sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm Ngoài các sáng kiến tăng cường giám sát kiểm tra việc chấp hành nghiêm ngặt quy trình nuôi dưỡng ong mật và thu hoạch sản phẩm mà ngành ong Đắc Lắc đang làm, còn cần phải làm cho người nuôi ong hiểu rõ thêm việc đảm bảo chất lượng gắn chặt với quyền lợi của mỗi hộ nuôi ong cũng như sự phát triển bền vững của ngành. Đơn vị thu mua xuất khẩu cần phải đầu tư đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch nhất là đối với sản phẩm sữa ong chúa rất dễ bị hư hỏng hay giảm phẩm cấp. Xây dựng quy trình chuẩn từ thu hoạch, chế biến, bảo quản và đóng gói sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. Quy trình này phải được phổ biến và giám sát thực hiện nghiêm ngặt từ hộ nuôi ong cho đến mỗi cán bộ, công nhân và cán bộ làm công tác xuất khẩu của đơn vị thu mua, chế biến và xuất khẩu. Có chế độ thưởng phạt cụ thể đối với từng trường hợp vi phạm hay chấp hành tốt quy trình kỹ thuật. Xây dựng thương hiệu sản phẩm Đặc điểm của sản phẩm ngành ong là sản phẩm của tự nhiên rất có ưu thế trong khuynh hướng quay về với các sản phẩm tự nhiên hay có mối quan hệ sinh thái thân thiện với môi trường của thế giới hiện nay. Là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất toàn quốc, có 11
  13. nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, Đắc Lắc cần chú trọng đến xây dựng thương hiệu của sản phẩm ong mật trên cơ sở phát huy được lợi thế này, sao cho sản phẩm luôn nằm trong tâm tưởng của khách hàng. Xây dựng thương hiệu sản phẩm ở đây không chỉ đơn thuần là dựa vào chất lượng sản phẩm, thiết kế bao bì và mẫu mã, quảng cáo hình ảnh lôgô mà phải thiết lập được các mối quan hệ trung thực và lâu dài giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp và khách hàng, thị trường, môi trường, xã hội và bối cảnh lịch sử chung quanh. 4.2 Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thực ra cũng là một biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hai điều này luôn gắn kết với nhau và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố vật chất đó là cơ sở hạ tầng, vốn kinh doanh, yếu tố con người,... và các yếu tố phi vật chất là uy tín kinh doanh, quan hệ khách hàng, quan hệ xã hội của doanh nghiệp cùng các yếu tố khác. Để nâng cao sức cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần đầu tư thích ứng vào các yếu tố vật chất bằng việc đầu tư các trang thiết bị kiểm định chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống bảo quản và kho chứa với công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đạt yêu cầu của khách hàng. Duy trì và phát huy các dịch vụ hiệu quả hỗ trợ các trại ong phát triển sản xuất, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên liên quan trong toàn bộ quy trình. Triển khai sâu rộng và hiệu quả hơn nữa việc chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng đàn ong và thu hoạch sản phẩm cho các trại ong. Cần có một đội ngũ quản lý có trình độ cao trong quản lý công ty, quản lý sản xuất và tiêu thụ. Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực xuất khẩu chuyên ngành để họ có thể cập nhật cách giao dịch mới của thế giới và tình hình thị trường hiện tại. 4.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu Đẩy mạnh công tác tìm hiểu và xâm nhập thị trường mới, thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra phải nắm vững thông tin thị trường, tình hình hoạt động sản xuất của các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng cao hơn, đẹp về mẫu mã đáp ứng yêu cầu của nhiều loại thị trường. 4.4 Chính sách tài chính tín dụng Hỗ trợ tài chính tín dụng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm ong mật có thể áp dụng nhiều biện pháp như cho hộ nông dân trực tiếp sản xuất vay vốn trung hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư và phát triển sản xuất không chỉ tăng đàn mà còn đa dạng hóa sản phẩm, nhất là sản phẩm sữa chúa có giá trị kinh tế cao. Vốn tín dụng không chỉ cần thiết cho khâu sản xuất, mà còn rất quan trọng đối với việc trang bị thiết bị tinh lọc và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch như bồn chứa, thùng lạnh, thiết bị kiểm định chất lượng của đơn vị thu mua xuất nhập khẩu. Nên có chính sách cho các đơn vị xuất nhập khẩu vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao được chất lượng sản phẩm xuất khẩu. 4.5 Chính sách mặt hàng 12
  14. Một trong nhưng cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng là phát huy lợi thế so sánh của nó, trước hết cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ong mật Do mặt hàng mật ong có tính đặc thù riêng khá cao, lại thuộc nhóm hàng thực phẩm, chịu tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng khắt khe và nghiêm ngặt từ các nước nhập khẩu, cho nên các cấp chính quyền cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp trong qui hoạch vùng nguyên liệu, thuyết phục và có chế tài phù hợp đối với các trại nuôi để đảm bảo ổn định chất lượng đầu vào. Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trong việc nâng cấp các thiết bị xác định chất lượng nguồn. Phối hợp với các trung tâm khoa học để tạo ra các giống ong có sức kháng bệnh và năng suất cao. Đưa ra các chương trình phối hợp giữa các trại nuôi và các chủ vườn để qui trình nuôi ong sạch thực hiện có hiệu quả. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0