Sáng kiến kinh nghiệm "Mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp trong dạy học"
lượt xem 162
download
Dạy học tích cực (DHTC) đề cập đến tính chủ động của người học, đây là phẩm chất quan trọng nhất của đối tượng. Đặc biệt người học cần phải được học cách học tốt nhất. Theo đó, nhóm tác giả Jean –Marc Denommé & Macdelene Roy đã đưa ra quan điểm dạy học “Phương pháp sư phạm tương tác”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm "Mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp trong dạy học"
- TÌM MỐI QUAN HỆ GIỮA BA YÊU TỐ DẠY HỌC TÍCH CỰC DỰA VÀO BÀI THƠ NGỤ NGÔN NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM Đặng Đăng Phước – Trường Trung cấp sư phạm mầm non Đăk Lăk 1. Dẫn nhập: Dạy học tích cực (DHTC) đề cập đến tính chủ động của người học, đây là phẩm chất quan trọng nhất của đối tượng. Đặc biệt người học cần phải được học cách học tốt nhất. Theo đó, nhóm tác giả Jean –Marc Denommé & Macdelene Roy đã đưa ra quan điểm dạy học “Phương pháp sư phạm tương tác”. Họ đã chỉ ra rằng có ba tác nhân chính trong quá trình dạy học đó là: Người học, người dạy và môi trường đồng thời nhấn mạnh “Người học chính là người đi học chứ không phải người được dạy” để khẳng định tính chủ động của người học, hay nói cách khác đây là phương pháp lấy người học làm trung tâm (learner centered). Từ cách tiếp cận vấn đề theo hướng tích cực, chủ động nầy , sau khi ra trường, người học có thể tự học, tự nghiên cứu khoa học nhờ vào các kiến thức cơ bản và phương pháp học đã chiếm lĩnh được trên ghế nhà trường. Từ quan điểm nói trên, các tác giả đã xác định được tính tương tác của ba yếu tố trong quá trình dạy học đó là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và đã xây dựng sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa chúng như sau: Sơ đồ mối quan hệ giữa MT, ND và PP Theo sơ đồ nầy thì các yếu tố của quá trình dạy học sẽ tương tác lẫn nhau và cùng hướng đến MT người học. Vấn đề cốt lõi ở đây là làm sao để sinh viên sư phạm giải thích được tính tương tác và mối quan hệ giữa chúng? Phát huy được tính tích cực chủ động của người học đó là NH nhiệm vụ của người dạy 2 . Sử dụng bài thơ “Gấu qua cầu” phát huy tính ND PP tích cực chủ động của sinh viên (SV) Bằng phương pháp dạy học tích cực, GV gợi ý một sinh viên đọc bài thơ ngụ ngôn “Gấu qua cầu”, nội dung như sau: Hai gấu con xinh xắn/ bước xuống hai đầu cầu/ chú nào cũng muốn mau/ vượt cầu sang kia trước/ chẳng ai chịu nhường bước/ cãi nhau mãi không thôi/ chú nhái bén đang bơi/ ngẫng đầu lên mà bảo:/ cái cầu thì bé tẹo/ ai cũng muốn qua mau/ nếu cứ cố chen nhau/ chắc có anh ngã chết/ bây giờ phải đoàn kết/ cõng nhau quay một vòng/ đổi chỗ thế là xong/ cả hai cùng qua được/ “Bài hát, trò chơi thơ truyện” - Lớp mầm – Ngọc Trâm sưu tầm. Sau khi cả lớp lĩnh hội được nội dung bài thơ, GV yêu cầu thảo luận nhóm các vấn đề sau: 1) Mục tiêu của hai con gấu là gì? 2) Nội dung để hai con gấu thực hiện mục tiêu là gì ? 3) Hai con gấu sử dụng phương pháp nào ?
- Sau thời gian khoảng 2 phút, các nhóm nhanh chóng đưa ra kết quả của mình trong đó việc xác định trả lời cho câu 1 và câu 3 khá chính xác, tuy nhiên xác định câu trả lời cho câu hỏi 2 có nhiều ý kiến trái chiều nhau, lúc này GV làm trọng tài cho các nhóm phản biện lẫn nhau, bảo vệ chính kiến của mình. Cuối cùng, GV nhận xét, tổng hợp, đưa ra kết quả đúng sẽ là : - Mục tiêu của hai con gấu là sang đầu cầu bên kia. - Nội dung hai con gấu thực hiện mục tiêu là di chuyển ngược chiều trên chiếc cầu hẹp. - Phương pháp thực hiện là cõng nhau quay một vòng 1800. GV tiếp tục nêu vấn đề : Liên hệ việc thực hiện quá trình dạy học, có các yếu tố nào tham gia vào quá trình đó ? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào ? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? Sau khi thảo luận nhóm, đa số các nhóm đều có kết quả đúng ở chỗ xác định được ba yếu tố của quá trình dạy học đó là mục tiêu (MT), nội dung (ND) và phương pháp (PP) đồng thời chỉ ra được sự tương tác một cách biện chứng gữa chúng với nhau, cùng tác động trực tiếp vào người học. Tuy nhiên, việc xác định tính chất, mức độ quan trọng của từng yếu tố thì có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Lúc này, GV lại làm trọng tài cho các nhóm tranh luận, phản biện lẫn nhau một lần nữa. Giờ học sinh động đến không ngờ ! Để kết thúc tranh luận, GV đặt các tình huống như sau : - Giả sử, đang lúc cãi nhau, một con gấu bèn thay đổi mục tiêu « Ta chẳng qua cầu nữa mà quay về nhà thôi, cãi cọ thêm mất lòng! », lúc này hai con gấu còn sử dụng phương pháp Cõng nhau quay một vòng nữa không ? Theo đó, mục tiêu thay đổi, phương pháp cũng phải thay đổi theo. SV như hiểu ra vấn đề nên có nhiều tiếng Ồ ! ồ ... tỏ vẻ thích thú. - Giả sử thay thế cho chiếc cầu hẹp là một chiếc cầu rộng thênh thang, đường ai nấy đi, lúc này phương pháp Cõng nhau quay một vòng xem ra cũng bị quên lãng. Sự ngạc nhiên càng làm cho những đôi mắt sáng rực lên..... Như vậy, ND thay đổi PP cũng thay đổi theo. - Giả sử buổi sáng ngày hôm đó, cả hai con gấu đều vào rừng tìm mật ong, không con nào đi qua chiếc cầu hẹp nữa, theo đó mục tiêu thay đổi hoàn toàn thì điều gì sẽ xảy ra : Một là, không dùng đến chiếc cầu hẹp (có nghĩa mục tiêu thay đổi thì nội dung cũng phải thay đổi theo). Đến đây vấn đề như đã được vỡ òa, cả lớp cười ồ thoải mái. Hai là, cũng không sử dụng đến phương pháp Cõng nhau quay một vòng (Có nghĩa là mục tiêu thay đổi, phương pháp cũng phải thay đổi theo như đã đề cập ở trên). Qua các luận chứng như trên, GV gợi ý, khuyến khích SV đưa ra kết luận cuối cùng như sau : MT, ND, PP có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau đồng thời cùng tác động tích cực đến người học : MT là yếu tố quan trọng nhất, nó vừa định hướng đồng thời vừa là thước đo chất lượng dạy học. MT chi phối cả ND & PP . ND chi phối PP. Kết thúc bài học, GV gợi ý SV tìm hiểu và giải thích mỗi quan hệ biện chứng giữa các yếu tố của quá trình dạy học thông qua thực tế. 3.Thay lời kết : Từ một vấn đề mang tính lý luận, nếu vận dụng phương pháp tích hợp kết hợp với phát huy tính chủ động sáng tạo của người học có thể biến quá trình dạy học từ chỗ truyền thụ một chiều thành quá trình tự nhận thức và chiếm lĩnh các kiến
- thức một cách chủ động của SV. Giờ học sẽ trở nên sinh động, bổ ích điều quan trọng là rèn cho SV cách tiếp cận các vấn đề một cách sáng tạo. Tài liệu tham khảo : Học viện Quản lý Giáo dục – Tài liệu bồi dưỡng « Nâng cao năng lực thiết kế bài giảng và phương pháp giảng dạy » - Hà Nội – tháng 2 năm 2007 Điện thoại liên hệ : 0905415992
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và viết báo cáo về môi trường
30 p | 183 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
27 p | 49 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp học
21 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp xây dựng thư viện sách điện tử
12 p | 34 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài toán sắt và hợp chất của sắt
25 p | 62 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động thư viện trường học, xây dựng mô hình thư viện lớp học
15 p | 51 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đề xuất phương pháp giảng dạy tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
24 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học
20 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản, đoàn kết cho học sinh lớp 7 trường TH&THCS Hoàng Châu, huyện Cát Hải
14 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao năng lực giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh ở bài thực hành “Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”
12 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp lãnh đạo, quản lý ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”
29 p | 79 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý thư viện ở trường THPT Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình theo hướng trực tuyến
10 p | 53 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Vũ Duy Thanh
51 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống câu hỏi phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các bộ phận trong tế bào nhân thực để phát huy tư duy logic của học sinh
23 p | 54 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học tích cực theo phương pháp tổ chức trò chơi sinh học
33 p | 33 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp xây dựng, quản lý nền nếp dạy học ở trường THPT
16 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh học tốt môn chính tả cho ở lớp 2
21 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn