Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi dạy phát âm (pronunciation) trong Tiếng Anh trung học cơ sở
lượt xem 33
download
Nội dung chính của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là đưa ra một số phương pháp dạy phát âm (pronunciation) trong Tiếng Anh trung học cơ sở. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi dạy phát âm (pronunciation) trong Tiếng Anh trung học cơ sở
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY PHÁT ÂM (PRONUNCIATION) TRONG TIẾNG ANH TRUNG HỌC CƠ SỞ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Anh là một trong những môn học khó hiện nay ở trường phổ thông, nó càng khó hơn đối với hầu hết học sinh của chúng ta bởi cac em chưa có điều kiện tốt nhất để học tập, thiếu cơ hội thực hành, các tình huống gây hứng thú trong học tập và khắc ghi kiến thức để nhớ lâu từ các tiết học trên lớp. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình và SGK phân ban với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, đặc biệt việc tăng cường sử dụng kênh hình và sự hỗ trợ về công nghệ thông tin trong dạy học đã phần nào cải thiện được chất lượng bộ môn. Tuy nhiên việc phát âm (Pronunciation) của học sinh vẫn là vấn đề hết sức khó khăn trong chương trình giảng dạy bộ môn, các em thường hay phát âm chưa chính xác dẫn đến người nói đối diện không hiểu được mình đang nói gì, từ đó các em có cảm giác lo lắng khi giao tiếp. Phát âm là một trong những bộ môn rất khó để giảng dạy hiệu quả đối với các giáo viên Tiếng Anh, càng khó hơn khi học sinh thực hành khi nói. Phát âm đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tiếng Anh bởi đây là yếu tố rõ ràng nhất khiến mọi người biết về khả năng tiếng Anh của hoc sinh. Vì vậy, hoc sinh cần học phát âm ngay cả khi ho cho rằng mình đã giao tiếp được bằng tiếng Anh. Vậy làm thế nào để học phát âm tiếng Anh hiệu quả? Từ những trăn trở đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm khi dạy phát âm cho học sinh THCS. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: Qua nhiều năm giảng dạy với nhiều đổi mới về phương pháp dạy và học, song học sinh vẫn còn thụ động, chưa phát huy tính tích cực, tư duy, chủ động, sáng tạo, chưa khắc sâu kiến thức và trong một số trường hợp giáo viên vẫn chưa tạo ra ấn tượng sâu sắc, cũng như những “cái riêng” trong dạy học môn ngoại ngữ nhằm giúp học sinh học tập tích cực hơn. Giờ học thật buồn chán bởi sự chuẩn bị sơ sài của giáo viên, sự quá thiếu thốn đồ dùng và các thiết bị hỗ trợ dạy học. Các em không thể đọc hay phát âm nhiều từ đơn giản. 2. Cơ sở thực tiễn: Việc dành nhiều thời gian tập luyện không quan trọng bằng việc phải luyện tập đều đặn. Một số học sinh nhận thấy rằng, chỉ cần bắt đầu chú ý tới việc phát âm đã giúp họ nâng trình độ tiếng Anh lên rất nhiều. Có một ý kiến hay là cố gắng bắt chước nói tiếng Anh bất cứ khi nào các em nghe cái gì đó bằng tiếng Anh (như xem tivi, xem phim, v.v...). Các em cố gắng phát âm các từ tiếng Anh bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào có chút thời gian rảnh rỗi, chẳng hạn
- như trong khi chờ xe buýt, khi tắm hay đang lướt web... Một khi miệng và lưỡi các em đã quen với các âm mới thì chúng sẽ không có gì là khó khăn đối với các em. Tuy nhiên, nhiều em học sinh chưa biết cách đọc là do nền tảng phát âm ban đầu chưa có, chương trình phổ thông cũng không có tiết dạy nào dành riêng cho phát âm, dẫn đến ngày này qua ngày khác, các em không được luyện tập theo đúng bài bản, không thể phát âm được những từ dù đơn giản nhất. Đó là thực trạng rất phổ biến ở các lớp học. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP (ĐỀ XUẤT) 1. Giải pháp 1: Trình tự dạy phát âm theo 7 bước Mục đích của dạy phát âm (pronunciation) là hình thành các kĩ năng tiếp nhận và tái tạo lại chính xác những âm thanh, nhịp điệu và ngữ điệu. Dạy pronunciation thường được tổ chức và tiến hành theo trình tự sau: Bước 1: Giới thiệu cách cấu âm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong 2 ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ). Bước 2: Bắt chước âm thanh nhằm mục đích phát triển kĩ năng nhận biết và phân biệt những đặc tính của âm thanh đó và tái tạo lại chúng cho phù hợp với mẫu chuẩn. Bước 3: Luyện tập với âm thanh đó trong tập hợp với những âm thanh khác. Bước 4: Nghiên cứu vỏ âm thanh đó trong tập hợp với các âm thanh khác. Bước 5: Nghiên cứu vỏ âm thanh của từ, cụm từ và câu. Bước 6: Bắt chước các âm thanh trong chuỗi lời nói nhằm mục đích hình thành kĩ năng thể hiện trọng âm trong từ, ngữ điệu và nhịp điệu của câu. Bước 7: Thực hành lời nói trên với những đơn vị lớn hơn của chuỗi lời nói – đoạn văn. Lưu ý: Trước khi tiến hành dạy phát âm, một việc rất quan trọng là cung cấp những thông tin cần thiết về cấu âm. Những thông tin này càng đầy đủ và chính xác càng tốt. Điều này là vô cùng cần thiết và là cơ sở cho việc dạy phát âm. Tuy nhiên, những thông tin mang tính lý thuyết này chỉ cần để hình thành kỹ năng phát âm. Điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công là thực hành; trong đó, một trong những phương pháp thực hành hiện đại và hiệu quả là phương pháp nghe. Phương pháp này chú trọng rất nhiều đến phát âm, trong đó bên cạnh việc bắt chước, việc giải thích cấu âm cũng đóng một vai trò quan trọng. Học sinh có
- thể áp dụng phương pháp nghe vào bài giảng ngữ âm của mình, trong đó chú trọng áp dụng hình thức NGHE vào các bước: Bước 1: Giới thiệu cách cấu âm Sau khi giới thiệu cho học sinh cách cấu tạo của âm và so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ, giáo viên có thể bật băng/đĩa/audio file cho học sinh nghe mẫu âm đó 1 hoặc nhiều lần. Bước 3: Luyện tập âm trong tập hợp với những âm thanh khác Bạn bật băng/đĩa/audio file cho học sinh nghe âm đó trong thế đối sánh với những âm khác. Bước 6: Bắt chước âm thanh trong chuỗi lời nói Giáo viên cho học sinh nghe mẫu những chuỗi lời nói có gắn âm nhằm giúp học sinh hình dung được trọng âm trong từ, ngữ điệu và nhịp điệu của câu. Bước 7: Thực hành lời nói trên với những đơn vị lớn hơn của chuỗi lời nói – đoạn văn Giáo viên tiếp tục cho học sinh nghe những đoạn văn có chứa âm và yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn đó cho giống với giọng đọc trong đoạn văn. Kết thúc bài giảng, học sinh và giáo viên có thể tổng kết dưới một hoặc nhiều trong những hình thức sau đây: a. Phân biệt âm: Bạn và học viên có thể trình bày bảng/giấy viết như sau: b. Chơi trò chơi: “Same letters – many sounds” và “Many sounds – same letters” là ví dụ:
- Ngoài ra, giáo viên còn rất nhiều trò chơi ngữ âm khác như: homophones, phonetic hangman, tongue twister cho đến khi học sinh bắt đầu có thể phát âm chuẩn. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh đã từ lâu được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất làm cho giờ học sinh động và đem lại hiệu quả cao. Ngày nay vai trò của việc tổ chức dạy học qua các trò chơi trong dạy học ngoại ngữ càng được phát huy hơn nhiều nhờ sự linh hoạt năng động của giáo viên và việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là dạy học bằng giáo án điện tử. Trước đây, trong các giờ học tiếng Anh nhiều thầy cô thường xuyên làm việc nhiều và không biết làm thế nào để tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng Nói và khó tạo sự tự tin cho học sinh trong các giờ học. Lúc này các trò chơi vui nhộn, ngộ nghĩnh, mang tính tập thể cao sẽ tạo cơ hộ cho các em thể hiện và giúp các em tự tin vui để học và học mà vui. Tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các trò chơi trong dạy học phát âm là vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh. 2. Giải pháp 2: Trình tự dạy phát âm theo 5 bước Bước 1: Mô tả, đánh giá các đặc tính cơ bản của âm sẽ được học trong bài. Bước khởi đầu này giúp học sinh nhận thức được các đặc điểm của âm được đưa ra giảng dạy trong buổi học. Cụ thể: Giáo viên có thể đưa ra một danh sách các từ vựng có ngay trong bài học hiện tại, trong đó bao gồm cả những từ được đánh dấu trọng âm đúng và cả những từ bị đánh dấu trọng âm sai. Bước 2: Học sinh được nghe cách phát âm của một hay nhiều từ có chứa âm đó (giáo viên có thể bật băng hoặc đọc mẫu cho học sinh) để nhận biết cách âm được phát ra. Cụ thể: Học sinh lắng nghe và nhận dạng một chuỗi các âm tiết không mang ý nghĩa với những độ dài khác nhau (ví dụ: daDa, dadaDAda, v.v). Bước này giúp học sinh nghe và nhận biết âm.
- Bước 3: Giáo viên đưa ra những bài thực hành trong khuôn khổ buổi học và cho học sinh tự đánh giá khả năng phát âm của mình. Cụ thể: Học sinh quay lại với danh mục từ vựng đã được nêu ở bước 1. Với qui mô cả lớp, học sinh được yêu cầu sửa cách nhấn trọng âm của từ bằng các hành động như vỗ tay, chẳng hạn khi đến âm cần được nhấn mạnh thì vỗ tay to hơn các âm còn lại. Lưu ý: Trong quá trình tiến hành các hoạt động nói trên, các từ vựng mới có thể liên tục được cập nhật. Bước 4: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hành với các bài tập cho phép luyện tập các cấu trúc giao tiếp thông thường để qua đó, học sinh có thể chủ động điều khiển cách phát âm của mình cho đúng trong thực tế. Bước 5: Cuối cùng, giờ học có thể là nơi để học sinh giao tiếp tự do với nhau – kèm theo quan sát và phản hồi từ phía bạn và các học sinh khác (nếu có thể). Đó sẽ là cơ hội để học sinh vừa tập trung vào nội dung của câu chữ trong giao tiếp mà vẫn có thể thực hành phát âm một cách sống động. Cụ thể: Học sinh có thể làm những bài thuyết trình nho nhỏ có chủ đề liên quan đến bài học của buổi hôm đó, kèm theo trong các tiêu chí đánh giá là các dẫn chứng cụ thể về việc nhấn âm đúng và chuẩn. Một số bài tập phát âm khá hữu dụng giúp học sinh lĩnh hội tốt hơn hệ thống ngữ âm của tiếng Anh Chạm tay vào cổ họng để cảm nhận độ rung hoặc không rung của thanh quản khi một âm cụ thể nào đó được phát ra (ví dụ: âm /r/). Nhìn vào gương để quan sát vị trí của lưỡi và môi hoặc hình dạng cùa miệng khi một âm cụ thể nào đó được phát ra (ví dụ: âm /θ/). Sử dụng ngón tay để chỉ ra số lượng âm tiết trong một từ. Sử dụng những dải ruy băng có độ dài ngắn khác nhau để minh họa cho độ dài của các từ. Sử dụng các hình vẽ hoặc âm thanh dễ nhớ, gây ấn tượng… để minh họa cho các âm (ví dụ: hình một chú ong kêu vo ve để minh họa cho âm /z/). 3. Giải pháp 3: Trình tự dạy phát âm theo 3 bước 3.1. PRESENTATION – TRÌNH DIẾN ÂM 3.1.1. Giới thiệu âm riêng biệt bằng cách đọc to, rõ và chuẩn âm đó lên 23 lần để học sinh nhận biết. Ví dụ âm /a:/. 3.1.2. Đọc âm đó khi đặt trong một hoặc nhiều từ cụ thể. carp, heart, cart. Đối chiếu âm đó với một hay nhiều âm tương tự có thể dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ: Cap Carp
- Hat Heart Cat Cart 3.1.3. Viết từ đó lên bảng. 3.1.4. Giải thích cách phát ra của âm đó bằng hình ảnh hoặc âm thanh. 3.1.5. Yêu cầu học sinh trong lớp phát âm đồng thanh lại âm đó 23 lần. 3.1.6. Yêu cầu từng học sinh phát âm lại âm đó cho chuẩn. 3.2. PRACTICE – THỰC HÀNH ÂM 3.2.1. Giải thích âm cho học sinh hiểu cách đọc của âm đó. Ví dụ: /a:/ is a long sound. Put your tongue down and back. 3.2.2. Đưa ra bài tập thực hành: • Khi âm nằm trong một từ: Ví dụ: âm /a:/ trong từ heart • Khi âm nằm trong một nhóm từ hoặc cụm từ: Ví dụ: âm /a:/ trong heart cancer • Khi âm nằm trong nhóm so sánh đối chiếu: Ví dụ: âm /a:/ khi đối chiếu heart vs. hat • Khi âm nằm trong câu đầy đủ: âm /a:/ trong câu “She is suffering from heart cancer.” • Khi âm nằm trong những bài đọc "tongue twister" • Khi âm nằm trong một đoạn hội thoại: Margaret: Where's your glass, Barbara? Barbara: It's on the bar. Martin: Barbara! Margaret! Come into the garden. Martha and Charles are dancing in the dark. Margaret: In the garden? What a laugh! Barbara: So they are! They're dancing on the grass! Margaret: They're dancing under the star. Martin: And Arnold's playing the guitar! Barbara: Doesn't Martha look smart? Margaret: Look at Charles! What a marvelous dancer! Barbara: Ah! Let's take a photograph of Martha and Charles. Martin: We can't! It's too dark! 3.2.3. Tạo cho học sinh cơ hội thực hành phát âm một cách đa dạng ở các tốc độ, cấp độ to nhỏ và hoàn cảnh khác nhau. 3.2.4. Yêu cầu học sinh tập đọc các bài hội thoại có sử dụng âm đó. 3.2.5. Yêu cầu học sinh tự sửa lỗi sai nếu mắc phải. 3.3. PRODUCTION – SỬ DỤNG ÂM 3.3.1. Chơi các trò chơi về phát âm. Ví dụ như trò tongue twister (xem Phụ lục)
- 3.3.2. Làm bài tập theo nhóm/ cặp. Phụ lục: Một số đoạn tập đọc mẫu cho trò chơi Tongue twister Peter Piper Peter Piper picked a peck of pickled peppers. Did Peter Piper pick a peck of pickled peppers? If Peter Piper picked a peck of pickled peppers, where's the peck of pickled peppers Peter Piper picked? Betty Botter Betty Botter had some butter, "But," she said, "this butter's bitter. If I bake this bitter butter, it would make my batter bitter. But a bit of better butter that would make my batter better." So she bought a bit of butter, better than her bitter butter, and she baked it in her batter, and the batter was not bitter. So 'twas better Betty Botter bought a bit of better butter. Sea Shells by the Sea Shore She sells sea shells by the seashore. The shells she sells are surely seashells. So if she sells shells on the seashore, I'm sure she sells seashore shells. A Flea and a Fly A flea and a fly flew up in a flue. Said the flea, "Let us fly!" Said the fly, "Let us flee!" So they flew through a flaw in the flue. Woodchuck How much wood would a woodchuck chuck If a woodchuck could chuck wood? He would chuck, he would, as much as he could, And chuck as much wood as a woodchuck would If a woodchuck could chuck wood.
- Những bước cơ bản trên đây có thể là điểm khởi đầu để từ đó giáo viên có thể xây dựng một buổi dạy pronunciation hiệu quả và thú vị cho học sinh. 4. Giải pháp 4: Luyện phát âm qua các bài hát Việc sử dụng các bài hát tiếng Anh trong giờ học dưới dạng một bài nghe nho nhỏ nhằm giúp học sinh thư giãn đã trở nên rất phổ biến. Ở đây, tôi xin giới thiệu với các thầy cô một công dụng nữa của bài hát, đó là giúp học sinh luyện phát âm (pronunciation). 4.1. Âm (Sound) Âm (sound) là đơn vị nhỏ nhất của từ và được chia làm nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant). Trong các bài hát, âm thường được lặp đi lặp lại theo vần (rhyme). Ví dụ 1: Có thể để trống một số từ cùng vần trong bài hát và yêu cầu học sinh nghe và điền các từ vào chỗ trống. (From 'An Englishman in New York' by Sting) talk day one New York say sun walk run Ví dụ 2: chọn 6 từ trong bài hát mà từ đó có thể tạo ra các cặp âm (minimal pairs) heaven – even hunger 'angerm man mad (From 'Imagine' by John Lennon) Thầy cô viết các từ này vào các mảnh giấy khác nhau và cho mỗi nhóm một bộ. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm và ghép các cặp này với nhau. Sau đó cho học sinh nghe lại bài hát để điền đúng từ vào chỗ trống. 4.2. Âm tiết của từ (Syllable). Từ (word) là sự kết hợp của nhiều âm. Trong một từ, có âm tiết (syllable) được nhấn mạnh trọng âm (the stress) còn những âm tiết còn lại không được nhấn (unstressed). Vì các từ trong bài hát luôn khớp với nhạc nên học sinh có thể dễ dàng nhớ được số âm tiết hay xác định được trọng âm của các từ. Để nâng cao nhận thức của học sinh về âm tiết cũng như trọng âm của từ, những hoạt động các thầy cô thiết kế phải tập trung vào những từ có trọng âm được âm nhạc làm nổi bật.
- Ví dụ: Phát cho học sinh lời của bài hát, trong đó có một vài chữ được in đậm (giáo viên chọn theo chủ ý). Học sinh phải đoán số âm tiết của từ đó, sau đó nghe bài hát để kiểm tra. Đối với những học sinh ở trình độ cao hơn, có thể yêu cầu đánh trọng âm cho các từ trong khi nghe bài hát. 4.3. Nối âm (connected speech) Nối âm là một hiện tượng tự nhiên trong văn nói tập trung vào một số từ nhất định chứ không chỉ từng từ riêng lẻ. Các bài hát, đặc biệt là đoạn điệp khúc (chorus) chính là một ví dụ chân thực cho việc phát âm theo cụm và các dạng rút gọn (contraction). Ví dụ: Các thầy cô viết lại đầy đủ các từ bị rút gọn trong một bài hát 'I am wondering why' 'I cannot see' Sau đó, học sinh sẽ nghe và tìm ra các từ đã bị rút gọn, rồi viết lại các từ đó dưới dạng rút gọn: 'I'm wondering why' 'I can't see' Rõ ràng, không có một bài hát nào là chuẩn mực cho việc dạy phát âm. Mỗi bài lại là một ví dụ cho các phạm trù khác nhau của phát âm. Ngoài ra, lưu ý các thầy cô nên chọn những bài nào không quá nhanh, dễ nhớ và dễ thiết kế các hoạt động cho học sinh luyện tập 5. Giải pháp 5: 1. Học các âm trong tiếng Anh: Tiếng Anh sử dụng một số âm khác với các ngôn ngữ khác. Ví dụ, âm đầu trong từ thin (gầy) và âm đầu trong từ away (xa) không bao giờ được nghe thấy ở các ngôn ngữ khác. Do đó, bạn phải: ∙ Biết tất cả các âm tiếng Anh. ∙ Nghe xem các âm đó nói thế nào trong các từ và câu thực. ∙ Luyện phát âm – nghe các từ và câu tiếng Anh, và cố nhắc lại cho thật chuẩn. Việc dành nhiều thời gian tập luyện không quan trọng nhiều bằng việc phải luyện tập đều đặn. Nhiều người học nhận thấy rằng, chỉ cần bắt đầu chú ý tới việc phát âm đã giúp họ nâng trình độ tiếng Anh lên rất nhiều. Có một ý kiến hay là cố gắng bắt chước các lời nói tiếng Anh bất cứ khi nào bạn nghe cái gì đó bằng tiếng Anh (xem tivi, xem phim, v.v...). Bạn cũng nên cố gắng phát âm các từ tiếng Anh bất cứ khi nào bạn ở đâu đó một mình và có chút thời gian rảnh rỗi, chẳng hạn như trong khi chờ xe buýt, khi tắm hay đang lướt web... Một khi miệng và lưỡi bạn đã quen với các âm mới thì chúng sẽ không có gì là khó khăn đối với bạn. Bạn sẽ cần ít nhất một chút khả năng bắt chước âm thanh (ví dụ: nếu bạn có khả năng bắt chước người khác khi nói tiếng Việt thì bạn cũng sẽ dễ dàng phát
- âm được tiếng Anh). Tuy nhiên, nếu bạn không có các kỹ năng này, bạn vẫn có thể tiến bộ rất nhiều bằng sự kiên trì và chút ít thủ thuật. Một phương pháp hữu hiệu là thu âm giọng bạn rồi so sánh với giọng phát âm chuẩn. Bằng cách này, bạn có thể xem cách phát âm của bạn khác với giọng chuẩn ở chỗ nào và luyện cho giọng bạn ngày càng giống giọng bản xứ hơn. Và còn một điều nên nhớ nữa là: Đừng bao giờ suy nghĩ rằng: “Vì anh là người nước ngoài nên anh sẽ mãi mãi nói bằng giọng nước ngoài”. 2. Học phát âm các từ tiếng Anh Đọc một từ tiếng Anh không chỉ cho bạn cách phát âm từ đó. Ví dụ, từ no và do đều kết thúc bằng chữ o. Tuy nhiên, từ no được phát âm hoàn toàn khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn phải học cách phát âm của tất cả các từ mà bạn định sử dụng. Vậy bạn có thể học cách âm của một từ tiếng Anh như thế nào? Bạn có thể tra trong từ điển và đọc xem cách phát âm của từ đó ra sao. Từ điển dạy bạn học cách phát âm thông qua một hệ thống ký tự đặc biệt gọi là các chữ phiên âm. Các chữ phiên âm được viết dựa trên một bảng chữ cái ngữ âm. Bảng chữ cái ngữ âm phổ biến nhất là International Phonetic Alphabet (IPA). Bạn có thể tham khảo cách phát âm các từ cơ bản trên trang web này, vì qua đó bạn có thể vừa xem phiên âm, vừa nghe giọng phát âm. 3. Lựa chọn cách phát âm Anh hoặc Mỹ (hoặc cả hai) Các thể loại tiếng Anh khác nhau có cách phát âm khác nhau. Ví dụ, giọng đọc từpronunciation trong tiếng Anh cũng khác với tiếng Mỹ. Bạn có thể lựa chọn giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ bởi đây là hai thể loại tiếng Anh quan trọng nhất trên thế giới. Vậy bạn nên chọn loại nào? Có thể là loại bạn thích nhất. Dù bạn chọn cách phát âm của Anh hay của Mỹ thì mọi người cũng sẽ hiểu bạn khi bạn đi bất cứ đâu. Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải quyết định: bạn có thể học cả hai. 4. Tìm hiểu cách phát âm của cả tiếng Anh và tiếng Mỹ Ngay cả khi bạn đã lựa chọn học một loại tiếng Anh, thì bạn vẫn nên tìm hiểu về cả hai thể loại tiếng Anh này. Giả sử bạn muốn nói tiếng Anh Anh thuần tuý, bạn không muốn pha giọng Mỹ một chút nào. Vậy bạn có nên lưu ý tới cách phát âm của Mỹ được ghi trong từ điển không? Theo chúng tôi thì có. Bạn có thể muốn nói tiếng Anh Anh, nhưng bạn cũng sẽ nghe thấy một ít tiếng Anh Mỹ. Bạn có thể xem một bộ phim Mỹ, đến thăm nước Mỹ, hoặc có một giáo viên người Mỹ v.v... Bạn có thể chỉ muốn nói tiếng Anh Anh, nhưng bạn cần hiểu cả tiếng Anh và tiếng Mỹ. Tương tự, hãy xem chuyện gì xảy ra nếu như bạn (một sinh viên học tiếng Anh Anh) nghe được một người Mỹ nói một từ mới? Bạn có thể sẽ học được cách phát âm từ đó bằng tiếng Mỹ, và bạn bắt đầu sử
- dụng cách phát âm đó trong lời nói của bạn. Như thế giọng Anh Anh của bạn sẽ không còn “nguyên chất” nữa. Chẳng hạn, nếu bạn nghe thấy từ nuke trên một kênh truyền hình Mỹ, nó sẽ được phát âm là[nu:k]. nếu cả đời bạn chỉ đọc bảng phiên âm tiếng Anh Anh thì bạn sẽ không biết được nhiều từ có âm [ju:] trong tiếng Anh lại có âm [u:] trong tiếng Mỹ. Do đó, có thể bạn sẽ học được từ nuke phát âm là [nu:k]. Nhưng nếu học theo cách này tức là bạn đang làm cho cách phát âm của mình bị “sai”, bởi một người Anh sẽ phát âm từ đó là [nju:k]. Tất nhiên, với những người học tiếng Anh Mỹ cũng thế. Trong trường hợp như vậy, bạn cũng nên quan tâm tới cả hai cách phát âm Anh và Mỹ. 6. Giải pháp 6: Buớc 1: Đọc nhiều Hãy đọc to các từ trong một cuốn sách hay tạp chí nào đó. Mặc dù điều này nghe có vẻ buồn cười, nhưng có một thực tế là một người càng nói to bao nhiêu thì anh ta có thể nghe thấy giọng mình rõ hơn bấy nhiêu và khi đó có thể phát hiện lỗi của mình tốt hơn. Người học cũng có thể sử dụng một máy ghi âm để ghi lại lời nói và lắng nghe lại nó để tìm ra lỗi và chỉnh sửa cho lần sau. Ví dụ trong đoạn văn: “In a city of secret economies, few are as vital to the life ofNew York as the business of nannies, the legions of women who emancipate highpowered professionals and less glamorous working parents from the duties of daily child care”. Bạn đọc chúng khoảng 3 lần bạn sẽ thấy các từ trong đoạn văn này bạn sẽ phát âm tốt hơn rõ rệt. Buớc 2: Nghe và nhắc lại Hãy nghe văn bản được đọc chính xác. Có rất nhiều đĩa và chương trình dạy tiếng Anh bao gồm các văn bản bằng tiếng Anh mà bạn có thể đọc và nghe cùng một lúc. Lắng nghe và đọc cùng để phát âm chính xác các từ. Khi đĩa CD hay DVD là bật lên, hãy đọc cùng và nói những từ mà đang được đọc bởi người nói trên đĩa để học đựợc cách phát âm chính xác luôn. Ví dụ bạn hãy nghe những từ sau và nhắc lại nhé + know: /nou/ and no: /nou/ W: Do you know? M: No, I don’t + read: /ri:d/ and read (Past tenses): /red/ W: Do you want to read the newspaper? M: No, thanks, I read it this morning. Buớc 3: Tập nói một mình
- Hãy tập nói trước gương bởi khi nói tiếng Anh đòi hỏi miệng của một người di chuyển theo những cách cụ thể. Tập nói trước gương có thể giúp một người phát triển đúng các cử động của lưỡi, môi và hàm. Ví dụ như: Nguyên âm (vowels): lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng. Phụ âm (consonants): 3 nhóm: + môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ "M", "B", "P"; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ "V","F". + sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ "N", "L", "D",... + họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ "H", "K",... Hãy dành vài phút mỗi ngày để tự mình tập phát âm các từ rồi tăng lên câu tồi một đoạn văn. Buớc 4: Hỏi xin lời khuyên. Hãy nhờ một người bản xứ lắng nghe bạn khi bạn nói. Hãy làm lại theo nhận xét mà người bản xứ chỉ dẫn cho bạn. Tốt nhất là hỏi người bản xứ sửa cho bạn vào cuối mỗi câu để bạn có thể sửa được ngay những lỗi phát âm mắc phải ngay lúc đó. Nếu bạn không tìm được một người bản xứ nào thì bạn có thể hỏi các thầy cô giáo hay bạn bè học khá hơn và nhờ họ giúp đỡ. Bạn sẽ thấy việc để người khác lắng nghe mình nói là rất cần thiết. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Trên đây là một số hoạt động mà bạn có thể sử dụng để đưa vào giờ dạy Phát âm của mình nhằm đạt hiệu quả cao với phương pháp giảng dạy hiện đại trong bộ môn Thực hành tiếng. Cần lưu ý rằng lớp học có một người giáo viên phát âm chuẩn là chưa đủ mà còn phải được trang bị những thiết bị cần thiết như loa, đài… song song với những bài giảng được thiết kế phù hợp mà bài giảng ở trên là một ví dụ. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Việc dành nhiều thời gian tập luyện không quan trọng bằng việc phải luyện tập đều đặn. Nhiều người học nhận thấy rằng, chỉ cần bắt đầu chú ý tới việc phát âm đã giúp họ nâng trình độ tiếng Anh lên rất nhiều. Có một ý kiến hay là cố gắng bắt chước nói tiếng Anh bất cứ khi nào bạn nghe cái gì đó bằng tiếng Anh (như xem tivi, xem phim, v.v...). Bạn cũng nên cố gắng phát âm các từ tiếng Anh bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi, chẳng
- hạn như trong khi chờ xe buýt, khi tắm hay đang lướt web... Một khi miệng và lưỡi bạn đã quen với các âm mới thì chúng sẽ không có gì là khó khăn đối với bạn. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Xác nhận rõ về quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại tổ và kết quả đạt được) (Ký tên và ghi rõ họ tên) HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG HIỆU TRƯỞNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN (Ký xác nhận, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2595 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2696 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2125 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1175 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 778 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 660 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 596 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 613 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 298 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 24 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn