intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa các biện pháp trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Lịch sử bậc THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Đa dạng hóa các biện pháp trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Lịch sử bậc THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh; Tạo ra hứng thú cho học sinh trong tiết học lịch sử; Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh: năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề; Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa các biện pháp trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Lịch sử bậc THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

  1. vxdvxcv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Đa dạng hóa các biện pháp trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Lịch sử bậc THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Sáng kiến: Đa dạng hóa các biện pháp trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Lịch sử bậc THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh môn Lịch sử được áp dụng từ ngày 01/10/2020 đến 15/3/2021 tại trường THPT Phương Sơn, trường THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm 4.1. Tên giải pháp cũ Trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong hoạt động khởi động và luyện tập. Phương pháp gần đây nhất mà tôi sử dụng là : - Hoạt động khởi động: Giáo viên thường dẫn dắt vấn đề vào bài học bằng cách giới thiệu chung chung hoặc gợi mở bằng cách đặt ra các câu hỏi có liên quan đến bài học. - Hoạt động luyện tập: + Giáo viên đặt câu hỏi và gọi học sinh trả lời + Cho học sinh làm vào phiếu học tập + Cho học sinh làm câu hỏi trắc nghiệm 4.2. Tình trạng khảo sát chất lượng học sinh Trong các giờ dạy của đồng nghiệp mà tôi dự thì tôi nhận thấy đa số giáo viên coi môn học này là môn phụ, học xong chỉ kiểm tra đơn thuần do đó sự tâm 1
  2. vxdvxcv huyết với môn Lịch sử của đại đa số giáo viên dạy môn này còn ít. Sự chuẩn bị chu đáo cho bài dạy chỉ tập trung ở tiết thanh tra, thao giảng mà thôi. Về phía học sinh: Học sinh không thích học môn Lịch sử vì cho rằng đó chỉ là môn phụ không quan trọng , nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự kiện. Nhiều học sinh không hứng thú, học thụ động, ít phát biểu xây dựng bài. Trước thực trạng đó tôi đã tiến hành lấy phiếu thăm dò ý kiến của học sinh đối với các lớp mình trực tiếp giảng dạy là 12A8 và 12A10. Qua thống kê tôi thu được kết quả như sau: Bình Rất Thích thườ Không thích Lớp Sĩ số thích ng SL % SL % SL % SL % 12A8 43 7 16.3 12 27.9 16 37.2 8 18.6 12A1 41 4 9.8 10 24.4 17 41.5 10 24.4 0 Có khoảng 61% HS thấy không hứng thú và bình thường đối với môn học. Đây là con số khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Từ kết quả trên cho thấy những hạn chế trong phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh. Bên cạnh đó tôi cũng sử dụng phiếu khảo sát trên để thăm dò ý kiến của HS ở các lớp 12A3, 12A7 của trường THPT Cẩm Lý huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau: Bình Rất Thích thườ Không thích Lớp Sĩ số thích ng SL % SL % SL % SL % 12A3 35 3 8.6 12 34.3 9 25.7 11 31.4 12A7 36 5 13.9 11 30.6 11 30.6 9 25.0 Ở đơn vị bạn có khoảng 56% HS không thích và bình thường đối với môn Lịch sử, điều đó có nghĩa có rất ít HS hứng thú, yêu thích môn học. Con số 2
  3. vxdvxcv đó khiến chúng ta cần phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết. Như vậy cho thấy HS không hứng thú với môn Lịch sử không những ở trường THPT Phương Sơn mà ngay ở trường THPT Cẩm Lý cũng vậy. Tôi nghĩ rằng đây là tình trạng chung của HS và chúng ta cần thay đổi để chất lượng dạy học được cải thiện và hiệu quả hơn. 4.3. Nhược điểm của giải pháp cũ Về phía giáo viên: Trước đây, trong khâu soạn – giảng đa phần GV chỉ quan tâm đến hoạt động hình thành kiến thức mới mà ít khi đầu tư tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động khác. Trong những năm gần đây, việc soạn giảng theo hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi mỗi tiết học gồm 5 bước, nhiều GV đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động khởi động bài học và luyện tập. Nhưng trên thực tế quan sát và dự giờ đồng nghiệp, các biện pháp nhằm tăng tính hứng thú học tập của HS còn ít được quan tâm. Phần khởi động học sinh ít được hoạt động và hoạt động luyện tập chưa đa dạng. Nguyên nhân chính là do nhiều GV còn xem nhẹ những hoạt động này thường có thói quen bỏ qua hoặc nếu có tiến hành thì chỉ qua loa cho có. Vì vậy, trên thực tế hoạt động khởi động, luyện tập đều là những hoạt động tạo hứng thú học tập cho và phát triển năng lực cho HS nhưng khi GV bỏ qua hoặc tiến hành sơ sài thì hoạt động khởi động chỉ mang tính chất một chiều từ phía GV mà HS không tạo cơ hội để các em phát triển năng lực. - Hoạt động khởi động, luyện tập được GV đầu tư thực hiện nhưng chỉ khi có tiết đăng kí dạy tốt hoặc thi giáo viên giỏi các cấp. Vì vậy muốn tạo được sự thích thú với môn học và nâng cao chất lượng việc đổi mới trong hoạt động khởi động, đa dạng trong hoạt động luyện tập phải được thực hiện thường xuyên, xuất phát từ yêu cầu tự thân. Về phía học sinh: Nhiều học sinh học Lịch sử chủ yếu mang tính chất đối phó chưa có sự tích cực, chủ động. Đa phần các em chưa có thói quen đọc, tìm hiểu bài mới ở nhà nên nhiều hoạt động GV tổ chức chưa đem lại hiệu quả cao. - Những kiến thức, hiểu biết xã hội của nhiều em rất hạn chế. Đây cũng là một trong những khó khăn khi GV tiến hành các hoạt động dạy – học Lịch sử. 3
  4. vxdvxcv 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Trong đó hoạt động khởi động, luyện tập chỉ chiếm khoảng vài phút đầu giờ và cuối giờ nhưng có ý nghĩa rất lớn. Hoạt động khởi động giúp học sinh (HS) huy động những kiến thức, kĩ năng của bản thân để định hướng về bài học mới. Đồng thời kích thích được sự tò mò, tạo được hứng khởi cho các em khi bắt đầu giờ học. Khởi động hiệu quả sẽ tạo một tâm thế tốt cho cả thầy và trò chinh phục những hoạt động tiếp theo. Hoạt động luyện tập tạo cơ hội giúp HS củng cố kiến thức, nắm chắc hơn nữa bài học. Hoạt động khởi động, luyện tập trong giờ Lịch sử càng đa dạng sẽ luôn tạo được bất ngờ, thú vị; giúp HS phát huy năng lực bản thân và góp phần nâng cao chất lượng giờ học. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Đa dạng hóa các biện pháp trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Lịch sử bậc THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” nhằm các mục đích sau: - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh - Tạo ra hứng thú cho học sinh trong tiết học lịch sử - Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh: năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề… - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến phần khởi động 7.1.1. Giải pháp 1 a. Tên giải pháp Tổ chức hoạt động khởi động thông qua trò chơi. b. Các bước tiến hành và nội dung giải pháp Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. 4
  5. vxdvxcv - Các dụng cụ dùng để chơi. - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm… - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi. Bước 3: Thực hiện trò chơi. Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi và kết nối vào bài học mới. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải (nếu có). - GV kết nối những nội dung kiến thức trong trò chơi vào bài học mới Một số trò chơi tổ chức trong hoạt động khởi động  Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn” Trò chơi: Ai nhanh hơn là trò chơi được sử dụng phổ biến trong dạy học. GV có thể tổ chức trò chơi này trong nhiều hoạt động khác nhau: hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập bài học. Trong hoạt động khởi động nếu sử dụng trò chơi Ai nhanh hơn giúp các em vừa rèn luyện về mặt tư duy, vừa định hướng các em vào bài học mới. Đây cũng là biện pháp mang lại không khí vui vẻ, hứng khởi khi bắt đầu bài học. Ví dụ: Bài 20 (tiết 2) – Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) Sau này trong cuốn hồi kí của mình về chiến dịch Điện Biên Phủ ( ĐBP), tướng Đờ-cát-xtơ-ri ghi lại diễn biến tâm trạng của mình qua 5 chữ “H” theo trình tự sau. GV dựa trên diễn biến tâm trạng này để tiến hành tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” trong hoạt động khởi động của bài 20 (tiết 2). - Giáo viên chia lớp thành 2 đội 5
  6. vxdvxcv - GV đưa ra tâm trạng 5 chữ “H” và nội dung tâm trạng của Đờ-cát-xtơ-ri - HS các đội thảo luận và ghép tâm trạng đó đúng với nội dung. - Đội nào ghép đúng trong thời gian nhanh hơn sẽ giành chiến thắng. - Giáo viên nhận xét kết quả của các đội, liên kết nội dung tâm trạng của tướng Đờ-cát-xtơ-ri để dẫn dắt vào bài học mới.  Trò chơi 2: “Đuổi hình bắt chữ” “Đuổi hình bắt chữ” là một gameshow truyền hình được phát sóng phổ biến trên Đài phát tranh và truyền hình Hà Nội.Trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều hình thức đố vui dựa theo gameshow truyền hình này. “Đuổi hình bắt chữ” đánh vào tâm lý tò mò ham tìm tòi của người chơi. “Đuổi hình bắt chữ” yêu cầu người chơi phải huy động giác quan và sự hiểu biết của bản thân một cách nhanh nhất để tìm ra ý nghĩa được nói đến thông qua hình ảnh, tranh vẽ hay những mảnh ghép. Chính điều này đã khiến “Đuổi hình bắt chữ” được xếp vào danh mục những trò chơi phát triển năng lực tư duy, góp phần nâng cao hiệu quả trong đào tạo, giáo dục. Nếu áp dụng trò chơi này trong hoạt động khởi động sẽ tạo ra được sự hấp dẫn, hào hứng với các em. Dựa trên nghiên cứu về format sản xuất của chương trình truyền hình gốc “Đuổi hình bắt chữ” được xây dựng để áp dụng vào trong quá trình dạy học ở mỗi tiết học giúp học sinh tìm hiểu bài học theo định hướng phát triển năng lực của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khuôn khổ nội dung của bài báo cáo, tôi chỉ xây dựng trò chơi trong phần đầu khởi động mỗi tiết học nhằm tạo hứng thú cho không khí lớp học, khơi gợi ý thức tự học, tìm tòi, khám phá của học sinh. Để thực hiện trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” đòi hỏi GV chuẩn bị về từ khóa và hình ảnh phù hợp có liên quan đến nội dung bài học mới. GV đưa ra hình ảnh, nhiệm vụ của HS là phải bắt được từ khóa. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” phần khởi động cần khoảng 4 -5 hình ảnh. Khi HS đã bắt được từ khóa GV sẽ kết nối từ khóa để dẫn dắt vào bài học mới. Ví dụ: Bài 13 - Lịch sử 11: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) 6
  7. vxdvxcv  Mục tiêu: - Thu hút sự tập trung của HS, tạo sự hứng thú để các em sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. - Định hướng vào nội dung của bài học mới.  Hình thức: Hoạt động cá nhân  Phương pháp: Tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” + GV đưa nhạc hiệu, hình hiệu của game show: Đuổi hình bắt chữ + GV giới thiệu luật chơi: GV lần lượt đưa ra 4 hình ảnh có liên quan đến nội dung của bài học. Nhiệm vụ của HS dựa vào hình ảnh để bắt được chữ. HS giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Nếu trả lời sai nhường quyền trả lời cho HS khác. Các hình ảnh đưa là gợi ý cho chủ đề bài học HS có thể đoán về chủ đề bất cứ khi nào. Nếu sau 4 hình ảnh HS không đoán được chủ đề sẽ có 1 hình ảnh gợi ý. + GV lần lượt trình chiếu một số hình ảnh liên quan tới từ khóa của bài HÌNH ẢNH MINH HỌA  Dự kiến sản phẩm của HS HS dựa vào hình ảnh có thể đoán những từ: Cung – cầu, Mất cân bằng, trắng tay, điều tiết. HS có thể xâu chuỗi các từ để tìm ra chủ đề được nhắc tới là: Khủng hoảng kinh tế. + GV có thể yêu cầu HS giải thích các hình ảnh gợi ý có liên quan chủ đề được nhắc đến. Dựa trên những suy đoán, câu trả lời của HS, GV có thể dẫn dắt vào bài mới: Khủng hoảng kinh tế là sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều người rơi vào tình trạng trắng tay và cần sự điều tiết của nhà nước. Vậy ở nước Mĩ cuộc khủng hoảng này diễn ra như thế nào, hậu quả cũng như biện pháp của nhà nước ra sao cô trò chúng ta cùng đến với bài học hôm nay: Bài 13 Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) 7
  8. vxdvxcv c. Kết quả khi thực hiện giải pháp Để kiểm tra tính khả thi của biện pháp, tôi đã tiến hành lấy phiếu điều tra về hứng thú của học sinh khi thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tổ chức hoạt động khởi động, luyện tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh tại trường THPT Phương Sơn và trường THPT Cẩm Lý. Kết quả khảo sát như sau: Không Áp dụng áp dụng giải pháp giải pháp Tăng/giảm (%) (Lớp thực Mức độ (Lớp đối Stt nghiệm) chứng) Tỉ lệ Số HS Số HS Tỉ lệ (%) ( %) 1 Rất thích 0 0 103 66.88 66.88 2 Thích 11 7.19 39 25.32 18.13 Bình 3 106 69.28 12 7.8 -61.48 thường Không 4 36 23.53 0 0 -23.53 thích Tổng 153 100 154 100 Nhận xét:Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập khi áp dụng giải pháp tăng 85,01% so với không áp dụng giải pháp, điều đó chứng tỏ việc áp dụng giải pháp cho kết quả tốt. Học sinh rất ủng hộ và tỏ ra thích thú phương pháp dạy học này . 7.1.2. Giải pháp 2 a. Tên giải pháp: Tổ chức hoạt động khởi động bằng kĩ thuật KWL b. Các bước tiến hành và nội dung giải pháp Khái niệm kĩ thuật KWL KWL là một kĩ thuật dạy học tích cực do Donns Ogle giới thiệu năm 1986. Trong đó, “K” (Know) – Những điều đã biết “W” (Want to know) – Những điều muốn biết “L” (Leaned) – Những điều đã học được 8
  9. vxdvxcv BẢNG KWL K W L (Những điều đã biết) (Những điều muốn (Những điều đã học được) biết) - …………………….. -……………………… - …………………………. ……………………… ……………………… …………………………… -…………………….. -…………………….. -………………………….. ……………………… ……………………… …………………………… -……………………... -……………………... -…………………….......... ……………………… ……………………… ………………………....... Trong hoạt động khởi động bài học nếu áp dụng kĩ thuật này, GV sẽ tổ chức cho HS hoạt động ở cột (K): Điền những điều các em đã biết về nội dung bài học và cột “W”: Điền những điều em muốn biết về nội dung bài học. Nội dung cột “L”: Những điều em đã được học về bài học sẽ giành phần hoạt động luyện tập. Việc các em ghi lại những gì mình đã học được và đối chiếu với cột K, cột W sẽ giúp các em hệ thống hóa được kiến thức và thấy được việc học của mình còn mở rộng ra ngoài cả những điều các muốn biết. Như vậy khi sử dụng kĩ thuật KWL trong hoạt động khởi động bài học nói riêng và trong dạy học nói chung sẽ tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh: học sinh được chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến, được tôn trọng. Ngoài ra còn hình thành các kĩ năng xã hội cho các em: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, trình bày, đánh giá và tự đánh giá kết quả của mình và của bạn. Học sinh được học sâu và học thoải mái. Đây là biện pháp có thể áp dụng trong nhiều nội dung và bài học Lịch sử. Lưu ý khi áp dụng kĩ thuật KWL Tại cột K: Có thể học sinh chưa biết hoặc biết rất mơ hồ về chủ đề bài học, lúc này giáo viên nên khuyến khích học sinh và có thể hỏi “Vậy em muốn biết gì về chủ đề bài học hôm nay?” để gợi mở cho học sinh. 9
  10. vxdvxcv Tại cột W: Đôi khi giáo viên gặp phải tình huống học sinh trả lời “em không biết hoặc em không muốn biết thêm gì” ... Lúc này, giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài học để kích thích sự tò mò của học sinh: “Em nghĩ mình sẽ muốn biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?” , hoặc chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi: “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?”. Ngoài ra, giáo viên nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng mình để bổ sung vào cột W, có thể giáo viên mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài học (chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của giáo viên). Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh. Tại cột L: Có thể tất cả các vấn đề các em đặt ra ở cột W không hẳn được tìm ra hết trong nội dung bài học. Trước tình huống đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng ra ngoài bài học, có thể tìm hiểu thêm ở nhà, qua sách báo, qua mạng internet... Ví dụ : Bài 12 (tiết 2) – Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925) - GV giới thiệu về bảng KWL K W L (Những điều đã biết) (Những điều muốn (Những điều đã học được) biết) - …………………….. -……………………… - …………………………. ……………………… ……………………… …………………………… -…………………….. -…………………….. -………………………….. ……………………… ……………………… …………………………… -……………………... -……………………... -…………………….......... ……………………… ……………………… ………………………....... - …………………….. - …………………….. - ………………………….. - Trong thời gian 3 phút, nhóm cặp đôi sẽ thảo luận để viết những nội dung ở cột K: Những điều em đã biết và cột W: Những điều em muốn biết về cuộc đời 10
  11. vxdvxcv và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. ( Trong quá trình HS thảo luận và điền vào cột K và W, GV quan sát và kịp thời đưa ra những gợi ý, động viên các em để hoàn thành nhiệm vụ) - GV nhận xét chung về phần làm việc các nhóm, sau đó dẫn dắt vào bài: Như vậy về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều những nội dung mà các em muốn biết. Để cùng khám phá những mong muốn đó cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đến với bài 12 (tiết 2). - Nội dung cột L: Những điều em đã học được về hoạt động Nguyễn Ái Quốc GV cho HS hoạt động trong phần luyện tập. c. Kết quả khi thực hiện giải pháp Không Áp dụng áp dụng giải giải pháp Tăng/giảm (%) pháp (Lớp Mức độ Stt (Lớp đối thực chứng) nghiệm) Tỉ lệ Số HS Số HS Tỉ lệ (%) ( %) 1 Rất thích 9 5.88 105 68.18 62.3 2 Thích 18 11.76 36 23.38 11.62 Bình 3 95 62.1 13 8.44 -53.66 thường Không 4 31 20.26 0 0 -20.26 thích Tổng 153 100 154 100 Nhận xét:Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập khi áp dụng giải pháp tăng 73,92% so với không áp dụng giải pháp, điều đó chứng tỏ việc áp dụng giải pháp cho kết quả tốt. Học sinh hứng thú học tập nên giờ học không còn cứng nhắc , đơn điệu . 11
  12. vxdvxcv 7.1.3. Giải pháp 3 a. Tên giải pháp: Khởi động bài học bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh, video tư liệu hoặc âm nhạc b. Các bước tiến hành và nội dung giải pháp * Vai trò tranh ảnh, video tư liệu, âm nhạc Hình ảnh, video tư liệu, ca nhạc là những phương tiện trực quan, sống động có tác động trực tiếp đến giác quan của người học. Có ý nghĩa trong việc giúp HS nhớ lâu và hiểu sâu những kiến thức lịch sử. Tiến hành hoạt động khởi động bằng biện pháp này đòi hỏi cả GV và HS phải có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực, đời sống xã hội: điện ảnh, âm nhạc, thời sự… * Cách tiến hành Bước 1: GV đưa ra câu hỏi định hướng Bước 2: HS quan sát tranh ảnh, video tư liệu hoặc âm nhạc liên quan đến nội dung bài học. Bước 3: HS trả lời câu hỏi định hướng Bước 4: GV nhận xét, kết nối kiến thức lịch sử của bài học mới có liên quan đến nội dung tranh ảnh, video tư liệu hoặc âm nhạc để dẫn dắt vào bài Ví dụ: Bài 17 – Lịch sử 11: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Giáo viên đưa câu hỏi định hướng trước khi quan sát ảnh : Quan sát hai bức hình sau và cho biết đó là nhân vật lịch sử nào, nguyên thủ của hai quốc gia nào? - Giáo viên đưa ra hai bức ảnh về 2 nhân vật - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Giáo viên đưa ra câu hỏi tiếp: Hãy cho biết nguyên thủ hai quốc gia này đã lựa chọn những con đường nào để giải quyết khủng hoảng kinh tế (KHKT)1929-1933? - HS suy nghĩ và trả lời - Giáo viên nhận xét và định hướng nội dung bài mới 12
  13. vxdvxcv c. Kết quả khi thực hiện giải pháp Không áp Áp dụng dụng giải giải pháp pháp (Lớp Tăng/giảm (%) Mức độ (Lớp đối thực Stt chứng) nghiệm) Tỉ lệ Số HS Số HS Tỉ lệ (%) ( %) 1 Rất thích 4 2.61 108 70.13 67.52 2 Thích 17 11.11 36 23.38 12.27 Bình 3 100 65.36 7 4.54 -60.82 thường Không 4 32 20.92 3 1.95 -18.97 thích Tổng 153 100 154 100 Nhận xét:Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập khi áp dụng giải pháp tăng 79,79% so với không áp dụng giải pháp, điều đó chứng tỏ việc áp dụng giải pháp cho kết quả tốt. Giờ học trở nên sinh động , học sinh rất tích cực tham gia xây dựng bài . 7.2. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến phần luyện tập 7.2.1. Giải pháp 1 a. Tên giải pháp: Tổ chức hoạt động luyện tập bằng trò chơi b. Các bước tiến hành và nội dung giải pháp * Trò chơi 1: “Truyền điện” Trò chơi “Truyền điện” là trò chơi yêu cầu nhiều học sinh tham gia chơi với hình thức trả lời nhanh nối tiếp nhau. Ưu điểm nổi bật của trò chơi này là luôn đặt học sinh vào tâm thế tập trung suy nghĩ cao độ, sẵn sàng trả lời câu hỏi. Trò chơi giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh, sự chú ý. Đây là trò chơi ngắn phù hợp với lượng thời gian của hoạt động luyện tập. Cách tổ chức: “Điện” bắt đầu truyền từ giáo viên, tức là giáo viên nêu câu hỏi hoặc yêu cầu sau đó giáo viên chỉ định một học sinh 1 bất kì thực hiện yêu cầu. 13
  14. vxdvxcv Học sinh1 trả lời đúng sẽ có quyền tiếp tục “truyền điện” cho học sinh khác cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết giờ hoặc khi GV “ngắt điện”, tức là ra hiệu dừng trò chơi. Trường hợp học sinh được chỉ định chưa thực hiện được yêu cầu thì phải đứng tại chỗ và học sinh chỉ định sẽ có quyền chỉ định người khác thay thế. Ví dụ: Bài 7 – Lịch sử 11: Những thành tựu văn hóa thời cận đại GV yêu cầu kể tên những tác giả văn học, âm nhạc, hội họa tiêu biểu thời cận đại trong thời gian 2 phút theo phương pháp trò chơi “truyền điện”. GV chỉ định 1 HS bất kì nêu tên tác giả đầu tiên. Sau đó HS lần lượt kể tên các tác giả dựa trên những kiến thức các em vừa tìm hiểu trong bài học. Mỗi HS kể tên 1 tác giả. Nếu kể đúng được chỉ định 1 HS bất kì trong lớp cho đến khi hết 2 phút. GV nhận xét, kết luận. *Trò chơi 2: Đoán ý đồng đội Đoán ý đồng đội là trò chơi đòi hỏi phải có sự ăn ý giữa các thành viên trong đội chơi. Để tham gia trò chơi này đòi hỏi HS phải nắm bài chắc, hiểu bản chất của những sự kiện, nắm vững mốc thời gian vừa học để gợi ý giúp bạn mình trả lời được những từ khóa của trò chơi. Tổ chức trò chơi này GV có thể kiểm tra khả năng hiểu và nắm bài của HS trong lớp. Ví dụ: Bài 24 – Lịch sử 10: Tình hình văn hóa trong các thế kỉ XVI-XVIII. - GV chuẩn bị hai gói từ khóa liên quan đến những nội dung cơ bản của bài. + Gói 1: Chữ Nôm, Chùa Thiên Mụ, Chúa Nguyễn, Văn học dân gian, giỗ tổ Hùng Vương. + Gói 2: Quan họ, Chữ Quốc ngữ, Chinh phụ ngâm, chùa Bút Tháp, Nguyễn Bỉnh Khiêm. - GV lựa chọn 4 học sinh tham gia trò chơi với 2 lượt chơi. - Trong 2 phút mỗi lượt sẽ có 1 HS gợi ý, 1 HS trả lời các từ khóa (Lưu ý khi gợi ý không dùng những tiếng có trong từ khóa) - GV nhận xét về các lượt chơi. 14
  15. vxdvxcv c. Kết quả khi thực hiện giải pháp Không Áp dụng áp dụng giải giải pháp Tăng/giảm (%) pháp (Lớp Mức độ Stt (Lớp đối thực chứng) nghiệm) Tỉ lệ Số HS Số HS Tỉ lệ (%) ( %) 1 Rất thích 5 3.27 106 68.83 65.56 2 Thích 18 11.76 39 25.32 13.56 Bình 3 101 66.02 10 5.85 -60.17 thường Không 4 29 18.95 0 0 -18.95 thích Tổng 153 100 155 100 Nhận xét:Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập khi áp dụng giải pháp tăng 79,12% so với không áp dụng giải pháp, điều đó chứng tỏ việc áp dụng giải pháp cho kết quả tốt. Giáo viên tạo được sự đam mê trong công tác giảng dạy . Tạo mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh , tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực , sáng tạo trong học tập . 7.2.2. Giải pháp 2 a. Tên giải pháp Tổ chức hoạt động luyện tập bằng kĩ thuật ghép hình b. Các bước tiến hành và nội dung giải pháp Kĩ thuật ghép hình là hình thức sử dụng kiến thức trong bài học để thiết kế nên những mảnh ghép từ đó tạo nên các hình khác nhau. Có nhiều hình khác nhau để GV thiết kế nên những mảnh ghép: trái tim, ngũ giác, lục giác… Tùy vào nội dung bài học, đối tượng HS, GV có thể thiết kế những hình dạng và câu hỏi khác nhau trong kĩ ghép hình. Để ghép đúng kiến thức của các mảnh ghép đòi hỏi HS phải nắm chắc nội dung bài học và tư duy nhanh. 15
  16. vxdvxcv Biện pháp này phù hợp với các bài trong chương trình lớp 12 nhằm phục vụ cho hình thức tổ chức thi trắc nghiệm. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả hình thức này đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian, công sức. Ví dụ: Bài 14 (tiết 1) – Lịch sử 12: Phong trào cách mạng 1930-1935  Chuẩn bị của GV: - GV xác định những nội dung cơ bản của bài học qua các câu hỏi ngắn và đáp án là các từ khóa: Câu hỏi ngắn Từ khóa Kinh tế Việt Nam 1929-1933 Khủng hoảng, suy thoái Yếu tố quyết định bùng nổ phong trào Đảng cộng sản Việt Nam ra đời cách mạng (PTCM) 1930-1931 Bước ngoặt của PTCM 1930-1931 Đấu tranh ngày 1/5 PTCM phát triển mạnh nhất ở Nghệ An, Hà Tĩnh Kết quả đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh Ra đời chính quyền Xô viết Phạm vi PTCM 1930-1931 Rộng khắp cả nước - Thiết kế câu hỏi ngắn và đáp án lên 6 cạnh của hình tam giác bằng phần mềm Powerpoint.  Tổ chức cho HS ghép hình ở hoạt luyện tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm gồm các hình tam giác có ghi câu hỏi và đáp án. - Học sinh các nhóm thảo luận và ghép các hình tam giác với nhau để được câu hỏi và câu trả lời đúng (thời gian 4 phút) ( Nguyên tắc ghép: Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, các cạnh ngoài của tam giác không có nội dung). - GV kiểm tra kết quả làm việc các nhóm và đánh giá . Hình ảnh minh họa c. Kết quả khi thực hiện giải pháp Stt Mức độ Không Áp dụng Tăng/giảm (%) áp dụng giải giải pháp 16
  17. vxdvxcv pháp (Lớp (Lớp đối thực chứng) nghiệm) Tỉ lệ Số HS Số HS Tỉ lệ (%) ( %) 1 Rất thích 8 5.23 108 70.13 64.9 2 Thích 20 13.07 36 23.38 10.31 Bình 3 95 62.09 10 6.49 -55.6 thường Không 4 30 19.61 0 0 -19.61 thích Tổng 153 100 154 100 Nhận xét: Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập khi áp dụng giải pháp tăng 75,21% so với không áp dụng giải pháp, điều đó chứng tỏ việc áp dụng giải pháp cho kết quả tốt. Các em đã mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình , giờ học sôi nổi , sinh động , thực sự gây hứng thú . 7.3. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử cho học sinh 2 lớp 12A8 và 12A10 của trường THPT Phương Sơn và học sinh 2 lớp 12A4 và 12A8 của trường THPT Cẩm Lý năm học 2020 - 2021 và có thể được nhân rộng tại các trường trên địa bàn của tỉnh Bắc Giang. 7.4. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Với đề tài “Đa dạng hóa các biện pháp trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Lịch sử bậc THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”, học sinh đã phát huy tính tích cực, chủ động và hứng thú khi học bộ môn Lịch sử. Khắc phục được sự tẻ nhạt của bộ môn, kích thích tính ham hiểu biết, thầy cô và học sinh bình đẳng trong quá trình khám phá, sáng tạo và phát huy năng lực. Với các em ôn thi để chuẩn bị cho thi tốt nghiệp năm 2022 các em đã đủ tự tin khi làm bài thi môn Lịch sử. Các em ôn thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2021 - 2022 đã áp dụng kĩ thuật KWL và luyện tập bằng cách ghép hình để làm bài thi. Kết quả đã đạt được 02 giải ba và 01 giải khuyến khích. Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không 17
  18. vxdvxcv sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Lê Thị Quỳnh Giang MỤC LỤC 1. Tên sáng kiến ........................................................................................ Trang 1 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ..................... Trang 1 3. Các thông tin cần bảo mật .................................................................... Trang 1 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm…………………………………… Trang 1 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến………………………... Trang 3 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến …………………………………… Trang 4 7. Nội dung……………………………………………………………… Trang 4 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến phần khởi động…………. Trang 4 7.1.1. Giải pháp 1………………………………………………………... Trang 4 7.1.2. Giải pháp 2 ……………………………………………………….. Trang 9 7.1.3. Giải pháp 3 ……………………………………………………….. Trang 12 7.2. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến phần luyện tập ………….. Trang 14 7.2.1. Giải pháp 1 ……………………………………………………….. Trang 14 7.2.2. Giải pháp 2 ……………………………………………………….. Trang 16 7.3. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến ………………………. Trang 18 18
  19. vxdvxcv 7.4. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến ……………... Trang 18 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2