Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn THPT đáp ứng xu hướng chuyển đổi số hiện nay
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số phương pháp dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn THPT đáp ứng xu hướng chuyển đổi số hiện nay" nhằm đề xuất các PPDHTT có ứng dụng các phần mềm CNTT chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, đáp ứng xu hướng dạy học hiện nay. Định hướng thiết kế bài dạy trực tuyến theo cấu trúc mới có vận dụng các phần mềm CNTT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn THPT đáp ứng xu hướng chuyển đổi số hiện nay
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT HOÀNG MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN THPT ĐÁP ỨNG XU HƢỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY LĨNH VỰC: Ngữ Văn NHÓM TÁC GIẢ: 1. Nguyễn Thị Thu Hương 2. Nguyễn Thị Thủy NĂM HỌC: 2021 – 2022 SỐ ĐIỆN THOẠI: 0369200175/ 0978607874 1
- MỤC LỤC TRANG PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích và phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Tính mới, đóng góp của đề tài 3 5. Cấu trúc của sáng kiến 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 1. Cơ sở khoa học 4 1.1 Cơ sở lí luận 4 1.1.1 Sơ lược về phương pháp dạy học 4 1.1.2. Dạy học trực tuyến 4 1.1.3. Chuyển đổi số trong dạy học 5 1.1.4. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 7 1.2.1. Khảo sát thực trạng 9 1.2.2. Nhận xét thực trạng 9 1.3. Những phần mềm, công cụ hỗ trợ khi xây dựng bài giảng trực tuyến. 10 2. Một số PPDH trực tuyến theo hƣớng chuyển đổi số 10 2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 11 2.2. Thiết kế không gian chờ 13 2.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi/bài tập 14 2.3.1. Câu hỏi, tình huống giả định 14 2.3.2. Xem tranh ảnh, video sau đó trả lời câu hỏi, bài tập 16 2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 17 2
- 2.4. Tổ chức các trò chơi, game trí tuệ 19 2.5. Sân khấu hóa lớp học trực tuyến: Ngâm thơ, kể truyện, hát, hóa thân... 21 2.6. Thảo luận trực tuyến 25 2.7. Kiểm tra, đánh giá trực tuyến 27 2.8. Lưu trữ bài giảng trực tuyến và hồ sơ học tập 31 3. Thực nghiệm sư phạm 32 3.1. Mục đích thực hiện 32 3.2. Đối tượng thực hiện 32 3.3. Nội dung thực nghiệm 32 3.4. Quy trình thực nghiệm 32 3.5. Thực nghiệm sư phạm 33 3.6. Kết quả thực nghiệm 60 PHẦN 3: KẾT LUẬN 63 1. Quá trình nghiên cứu 63 2. Ý nghĩa của đề tài 63 3. Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng 64 4. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 3
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Định hƣớng đổi mới giáo dục Đổi mới giáo dục là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới PPDH trong CTGDPT năm 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là tăng cường sử dụng phương tiện và CNTT trong dạy học. Theo đó, việc sử dụng các phần mềm theo hướng chuyển đổi số là tạo cơ hội HS phát triển một cách toàn diện. Nhờ có các phần mềm, công nghệ mà diện mạo ngành giáo dục đã thay đổi từng ngày, từng giờ. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn nhất chính là vấn đề con người. Phát biểu tại hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”, Thứ trưởng BGDĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng:“Con người phải thay đổi để thích nghi thì chuyển đổi số mới thành công. Đang có một khoảng cách rất lớn giữa thế hệ thầy và thế hệ trò. Thế hệ trò hiện nay chủ yếu là sinh từ năm 2000, họ đã được tiếp cận công nghệ từ khi trong bụng mẹ. Còn thế hệ thầy, phần lớn là những người sinh trước năm 1980 thì lại có ít kiến thức về công nghệ. Những người hiểu biết về công nghệ rất kém, rất yếu lại lên lớp giảng cho HS rất giỏi về công nghệ, đây chính là trở ngại lớn nhất trong việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục”.Vì vậy, một trong những con đường rút ngắn khoảng cách với HS là mỗi người thầy, người cô cần tăng cường chuyển đổi số trong dạy học, đáp ứng yêu cầu định hướng đổi mới GD. -Tình hình dịch bệnh covid 19 Trong bối cảnh dịch Covid 19 có những diễn biến phức tạp, ngay từ những ngày đầu năm học 2021-2022, BGDĐT kêu gọi mỗi thầy cô, gia đình và toàn xã hội chung tay, hỗ trợ, động viên HS học tập thuận lợi và hiệu quả. Với chủ trương chỉ đạo “Tạm dừng đến trường, không dừng học” của BGDĐT, nhiều trường học trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện kết nối để dạy và học mỗi ngày thông qua Internet. Trả lời Baoquocte.vn ngày 30/8/2021, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: “Thời gian đầu, DHTT chủ yếu chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện HS phải tạm dừng đến trường. Đến nay, ngành giáo dục xác định, DHTT đã trở thành việc lâu dài, vừa để thích ứng, vừa để triển khai chuyển đổi số phát triển. Ngay cả trong trường hợp HS có thể tới trường học trực tiếp, việc dạy và học trực tuyến vẫn là phương pháp hỗ trợ bổ sung tốt nhất”. Không những vậy, giáo dục trực tuyến còn nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS, tạo điều kiện để các em được học ở mọi nơi, mọi lúc; thực hiện hội nhập quốc tế trong thời đại 4.0. Đúng như quan 4
- điểm của giáo sư, tiến sĩ Thái Văn Thành khi trả lời Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam ngày 10/9/2021, ông nhấn mạnh: “Dạy học trực tuyến là cơ hội để đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số trong thời cách mạng 4.0, theo xu thế chung của thế giới”. Chính vì vậy, việc tiếp tục triển khai DHTT tạo cơ hội để chúng ta thúc đẩy chuyển đổi số trong dạy và học. - Ý nghĩa của PPDHTT Việc sử dụng đa dạng các PPDH tích cực, có vận dụng CNTT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học: Thứ nhất: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học. HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức - tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Thứ hai: Rèn luyện cho HS biết cách khai thác SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận, tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Định hướng cho HS cách tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh…để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. Thứ ba: Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trực tuyến trở thành môi trường giao tiếp GV- HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết của cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Thứ tư: HS có cơ hội phát triển kĩ năng tự đánh giá, tự thể hiện, tự bộc lộ…hướng tới phát triển phẩm chất toàn diện. So với các trường trong tỉnh Nghệ An, Trường THPT Hoàng Mai chúng tôi đã thực hiện DHTT sớm hơn theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục từ tháng 2/2020 do dịch bệnh. Và trong năm học 2021-2022 này, sau những phút giây khai giảng đặc biệt và xúc động ấy, cô trò lại “gặp nhau” qua mạng. Ở mỗi bài dạy, tôi luôn tự hỏi bản thân, vận dụng phương pháp nào giảng dạy cho hiệu quả? Làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS ngay cả khi các em “trực tuyến”? Phải làm sao để rút ngắn khoảng cách về không gian giữa cô và trò, để có thể đánh thức niềm đam mê văn chương, khơi gợi xúc cảm của người học phía sau cái màn hình khô cứng kia? Điều đó khiến chúng tôi trăn trở, tìm tòi và học hỏi. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số phương pháp dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn THPT đáp ứng xu hướng chuyển đổi số hiện nay”. 2. Mục đích và phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Thấy được thực trạng chất lượng DHTT môn Ngữ văn. - Đề xuất các PPDHTT có ứng dụng các phần mềm CNTT chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, đáp ứng xu hướng dạy học hiện nay. 5
- - Định hướng thiết kế bài dạy trực tuyến theo cấu trúc mới có vận dụng các phần mềm CNTT. 2.2. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu - Người viết nghiên cứu một số PPDHTT có sử dụng các phần mềm CNTT theo hướng chuyển đổi số. - Đề tài được tiến hành khảo sát, thực nghiệm: + HS tại các lớp 10A11,10A13,11A1,11A2 trường THPT Hoàng Mai; Lớp 10A5, 10A7,11A3 trường Hoàng Mai 2. + GV ngữ văn trường THPT Hoàng Mai và trường THPT Hoàng Mai 2 - Chương trình Ngữ văn THPT hiện nay 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình viết sáng kiến, chúng tôi đã phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu là phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra. - Phương pháp thực hành: Soạn và thiết kế bài dạy phù hợp với các phương pháp dạy học trực tuyến; tiến hành thực nghiệm sư phạm; nghiên cứu các sản phẩm của HS; phân tích, so sánh và tổng hợp kết quả,… 4. Tính mới, đóng góp của đề tài Tính mới của đề tài nằm ở hai điểm sau: - Trên cơ sở những PPDH tích cực thì người viết đã vận dụng những PPDH đó vào giảng dạy cụ thể các tác phẩm dưới hình thức trực tuyến. - Đề tài đã khai thác sâu ở phương diện chuyển đổi số: từ khâu khảo sát trước tiết học, ra câu hỏi chuẩn bị bài cho đến trình tự bốn hoạt động của tiết dạy, kiểm tra và lưu hồ sơ, đều được ứng dụng đa dạng các phần mềm chuyển đổi số, đáp ứng xu hướng mà Ngành Giáo dục đang hướng tới. 5. Cấu trúc của sáng kiến Ngoài những nội dung phụ như Mục lục, Phụ lục thì sáng kiến của chúng tôi gồm ba phần chính: Phần 1. Mở đầu Phần 2. Nội dung 1. Cơ sở khoa học 2. Một số PPDHTT theo hướng chuyển đổi số 3. Thực nghiệm sư phạm Phần 3. Kết luận 6
- PHẦN 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Sơ lƣợc về phƣơng pháp dạy học a. Khái niệm PPDH là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp. Có nhiều quan điểm khác nhau về PPDH. Trong bài viết này, PPDH được hiểu là cách thức, con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác đinh, nhằm đạt tới mục đích dạy học. b. Một số phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực Tùy vào đặc điểm riêng của mỗi tiết học, GV vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tự giác của người học. Sau đây, tôi xin lược ra một số phương pháp, kĩ thuật tiêu biểu mà tôi đã áp dụng vào DHTT như: * Phương pháp dạy học: nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi… * Kĩ thuật dạy học: Sơ đồ Tư duy, phân tích phim Video, trình bày một phút … 1.1.2. Dạy học trực tuyến a. Khái niệm dạy - học trực tuyến Dạy học trực tuyến (Hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. Hoặc GV có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.v…. Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (E-school), mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác. Nói một cách dễ hiểu là DHTT là thay cho dạy-học tại lớp như truyền thống, GV vẫn giảng bài bình thường và HS vẫn có thể đặt câu hỏi để được giải đáp ngay thông qua phần mềm hiện đại được sử dụng trên máy tính hoặc điện thoại di động có kết nối internet. b. Ƣu điểm và hạn chế * Ƣu điểm Tiến sĩ Phạm Long cho rằng: “Sự khác biệt lớn nhất là DHTT có Hệ thống E- Learning, còn các bài giảng qua truyền hình thì không có”. 7
- DHTT chỉ có thể triển khai với các trường có hệ thống công nghệ phần mềm hiện đại và mỗi HS cần có máy tính hay thiết bị di động kết nối internet. Thay vì đến trường, GV hoàn toàn có thể ấn định thời gian học và kết nối với tất cả các HS cùng lúc. Như vậy, GV vẫn quản lý được HS và báo cáo lại cho từng phụ huynh về việc tham gia lớp học trực tuyến của các con, bất cứ HS nào vắng đều được kiểm soát ngay. HS bắt buộc phải tham gia nghiêm túc các bài học vì sẽ phải trả lời câu hỏi của GV ngay tại buổi học này. Với bài giảng trên truyền hình, phụ huynh rất khó kiểm soát được mức độ tiếp nhận của con em mình ngay cả khi các cháu ngồi trước màn hình ti vi, HS không thể đặt câu hỏi, do đó chắc chắn là kết quả bị hạn chế hơn so với học trực tuyến. Hơn nữa, bài giảng trên truyền hình mang tính phổ quát, trong khi có nhiều lớp HS ở mức khá giỏi lại cần được học nâng cao hơn, mà điều này chỉ có thể giải quyết ở lớp học trực tuyến, được tổ chức riêng biệt từng lớp. So với dạy-học truyền thống, DHTT tiết kiệm chi phí hơn cả về mặt thời gian đi lại và kinh tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng không đòi hỏi kinh tế cao, xây dựng trường học thật, không đòi hỏi giấy phép phức tạp. Mặt khác, PPGD truyền thống thường là GV độc thoại, chủ động truyền đạt kỹ năng còn người học tiếp thu một cách thụ động, GV làm mẫu còn HS làm theo. Còn DHTT có sự hỗ trợ của thiết bị thông minh nên hình ảnh sinh động, hấp dẫn và cách truyền tải đa dạng hơn, kiến thức được minh họa bằng bảng biểu sơ đồ nên dễ hiểu hơn. * Hạn chế Ngoài những ưu điểm, tiện ích thì DHTT cũng có những hạn chế cơ bản như: Thứ nhất, HS không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè, đòi hỏi HS phải có tính chủ động, tự lập, tích cực rất cao, nếu không hiệu quả tiếp thu kiến thức, kĩ năng sẽ không cao. Thứ hai, môi trường học tập không triển khai thực hiện cho các vùng sâu, vùng xa chưa có kết nối internet. Thứ ba, DHTT cũng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê nhiệt huyết của GV đến HS. GV phải thành thạo máy tính, xử lí các tình huống liên quan công nghệ mạng. 1.1.3. Chuyển đổi số trong dạy học a. Khái niệm Chuyển đổi số trong dạy học là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng 8
- nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của GV và HS. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 hiện nay. Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, NCKH. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu,...) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo. b. Kĩ năng chuyển đổi số Theo các tổ chức Quốc tế, bên cạnh năng lực số thì những kĩ năng qua trọng đối với HS là những kĩ năng chuyển đổi. Bao gồm các kỹ năng tư duy bậc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp tạo điều kiện cho trẻ em và thanh thiếu niên trở thành những người học nhanh nhẹn, dễ thích nghi và là những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách thức cá nhân, học tập, xã hội và kinh tế. Sau đây là một số minh hoạ về việc hình thành phát phát triển các kĩ năng chuyển đổi cho HS thông qua việc GV khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học. - Kỹ năng tự học được hình thành khi học sinh xem video bài giảng, tài liệu học tập, bài tập. HS tương tác với bạn trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ, sản phẩm học tập (thông qua các ứng dụng được kết nối trên Internet) các kỹ năng hợp tác chia sẻ của HS được phát triển. - Khi HS đánh giá bài học của từng nhóm, các kỹ năng tương tác với nhau được phát triển. - Khi HS trong nhóm hoàn thiện sản phẩm và trao đổi với các nhóm khác, các kỹ năng trao đổi, hợp tác cũng được pháp triển. - Khi HS trong nhóm báo cáo kết quả với cả lớp, kỹ năng thuyết trình và hợp tác được củng cố và phát triển; - Ngoài ra, các kĩ năng tư duy bậc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp được phát triển; đây chính là các kỹ năng chuyển đổi tạo điều kiện cho học sinh năng động, dễ thích nghi và là những công dân được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách 9
- thức cá nhân, học tập, xã hội và kinh tế. Kĩ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kĩ năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn. 1.1.4. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi dịch bệnh covid 19 bùng phát, GV đã bắt đầu giảng dạy trực tuyến và có những kinh nghiệm nhất định. Có nhiều bài báo đã viết về phương pháp dạy học trực tuyến từ những chia sẻ của giáo viên như: - Phương pháp nào để học trực tuyến hiệu quả ? (Báo Thanhnien.vn) - Cần làm gì để phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả? (Báo Giaoduc.vn) - Tìm phương pháp thích ứng với học trực tuyến ( Báo Giáo dục và thời đại- số chủ nhật 41) - Học trực tuyến khác học trên truyền hình thế nào (Báo giaoduc.net.vn, ngày 19-3-2020) - Dạy học trực tuyến-phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu (Báo tuoitre.vn, ngày 1-4-2020)… Tuy nhiên, những bài viết trên chỉ dừng lại ở việc chia sẻ một cách chung chung những kinh nghiệm để có một tiết dạy trực tuyến hiệu quả. Một số bài viết, mặc dù có nhắc đến một số PPDH trực tuyến nhưng chỉ dừng lại ở mức gợi dẫn, khái quát và áp dụng đối với tất cả các cấp học, tất cả các môn. Và cho tới thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa thấy một bài nghiên cứu nào về PPDH trực tuyến môn Ngữ Văn đáp ứng xu hướng chuyển đổi số trong dạy học. 1.2. Thực trạng vấn đề 1.2.1 Khảo sát thực trạng. Để khảo sát tình hình dạy – học trực tuyến môn Ngữ văn THPT trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát quá trình dạy học trực tuyến của GV vàa HS thông qua công cụ khảo sát google forms một số trường trên địa bàn Hoàng Mai (Phiếu khảo sát, đánh giá ở phần phụ lục). STT Trƣờng Số lƣợng GV Số lƣợng HS 1 Trường THPT Hoàng Mai 12 135 2 Trường THPT Hoàng Mai 2 10 125 Tổng 22 260 10
- https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdNXMNF79x7xOqucX63siUU1d DjLKGvqh4XSlSqShBRwyMohw/viewform?usp=sf_link) Hình 1. Phiếu khảo sát Online Giáo viên https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeiMBJS49PI0lbj27o17s_XX nLpGsm3G9mMyoG5oBx4iRs_LA/viewform?usp=sf_link Hình 2. Phiếu khảo sát Online học sinh 11
- 1.2.2 Nhận xét thực trạng Qua phần xử lí số liệu, tổng hợp kết quả, chúng tôi rút ra một số vấn đề về thực trạng dạy và học môn Ngữ văn của GV và HS bằng hình thức trực tuyến như sau: a. Thuận lợi - Việc lựa chọn dạy học trực tuyến là phương pháp hợp lí, phù hơp trong tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp và đáp ứng như cầu chuyển đổi số trong GD. - Thế hệ HS THPT là những người có sự hiểu biết, thành thạo về công nghệ thông tin. Khả năng tiếp cận PP này thực sự mang lại nhiều thuận lợi: HS dễ dàng học hỏi, tìm kiếm, thu thập kiến thức… - GV có thể cải tiến giáo án của mình với nhiều ứng dụng đi kèm như hình ảnh, video, âm thanh giúp HS có thể tiếp cận kiến thức theo một cách thú vị, vui nhộn ngoài môi trường sách vở. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, thì việc dạy học Ngữ văn bằng hình thức trực tuyến còn gặp những trở ngại sau: * Đối với giáo viên: - Với đặc thù của bộ môn Ngữ văn: lượng kiến thức trong một bài học thường dài, nội dung thiên về kênh chữ,…dẫn đến tình trạng HS không tập trung, không chú ý. Sự tương tác của cô và trò chỉ qua màn hình máy tính nên thiếu cơ chế kiểm soát, quản lí, GV không thể biết hết HS có thực học hay không. - Vấn đề lớn từ phía GV trong dạy online là chưa quen công nghệ. Nền tảng Zoom, hệ thống LMS đã được nhà trường đang triển khai đầy đủ nhưng không phải GV nào cũng sử dụng thành thạo ứng dụng (chỉ 12,1%). Đa số GV thành thạo với những thao tác, phần mềm được tập huấn, còn việc sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ khác thì chưa nắm được (75,8%). - Một số GV vẫn “trung thành” sử dụng PP dạy học truyền thống, GV chủ yếu thực hiện hai thao tác cơ bản đó là “nói và trình chiếu” (69,7%). GV trình chiếu nội dung bài giảng dày kín chữ lên màn hình cho HS chép (30,3%) thay vì tổ chức các hoạt động tích cực để phát huy sự chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập. Giờ học trở thành giờ độc diễn của GV mà thiếu đi sự tương tác tích cực của HS. * Đối với học sinh: - Tâm lí chọn ngành, nghề khiến các em không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho rằng môn Văn chỉ để thi xét tốt nghiệp, học một cách hời hợt (76,2%). 12
- - Một số HS ý thức chưa cao trong việc học ở nhà qua hệ thống LMS: viện lí do để không vào học hoặc vào học muộn (do mất điện, đường truyền kém…), không mở wedcam trong giờ học (lí do wedcam bị hỏng), thậm chí, một số HS tham gia học cho có nhưng thực chất lại không tham gia hoặc làm những việc riêng như chơi game (46,6%)… thậm chí, nhiều bạn trong lớp còn mở thêm phòng học trong microsoft team để nói chuyện riêng với nhau. b. Nguyên nhân Xét thấy, thực trạng dạy học trực tuyến môn Ngữ văn còn những hạn chế như thế là do xuất phát từ nhiều yếu tố: - Đối với nhiều HS, việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính/ điện thoại trong thời gian dài (4- 5 tiết học/ 1 buổi), khiến cho đôi mắt, sức khỏe của các em bị ảnh hưởng. Khi học trực tuyến tại nhà, HS cũng dễ bị phân tâm bởi mạng xã hội, các trò chơi hoặc các trang web khác,… - Một trong những nguyên nhân đó xuất phát từ phía chúng ta – những người truyền lửa kiến thức cho HS đã không khơi được lửa – hứng thú học tập trong lòng các em, khiến những giờ học Ngữ văn trực tuyến trôi qua một cách mệt mỏi, nhàm chán, HS mang tâm thế đối phó (73,1 % ý kiến của HS cho rằng, lí do giờ học không hứng thú là do chủ yếu thầy/ cô giảng và trình chiếu các sline. Và thậm chí 46,2% ý kiến nói rằng GV trình chiếu nhanh, không ghi chép kịp bài, nên cũng không để ý được bài giảng. 1.3. Những phần mềm, công cụ hỗ trợ khi xây dựng bài giảng trực tuyến Qua tìm hiểu chúng tôi xin giới thiệu một số phần mềm, công cụ hỗ trợ giúp GV thiết kế bài dạy trực tuyến như: * Nhóm công cụ khảo sát, hỗ trợ nộp bài: Google form, Padlet, Google drive; Dropbox, Google classroom, Zalo, facebook… * Nhóm công cụ hỗ trợ tạo hoạt động khởi động: Kahoot, Quizizz, Mentimeter… * Nhóm công cụ hỗ trợ thảo luận online: Framapad, /padlet, Docs.google * Nhóm công cụ hỗ trợ thực hiện hoạt động tạo sản phẩm: Bubbl, Piktochart, Framapad, Minmap,… 2. Một số PPDH trực tuyến theo hƣớng chuyển đổi số Bản thân tôi không xem việc DHTT là một khó khăn, mà tôi nắm bắt ưu điểm lớn nhất của DHTT là ứng dụng CNTT vào bài học để nâng cao chất lượng tiết dạy. 13
- Từ thực tế giảng dạy, tôi xin đưa ra một số PPDHTT gắn liền với việc sử dụng CNTT theo xu hướng chuyển đổi số như sau: 2.1. Hƣớng dẫn HS chuẩn bị bài Hoạt động này, GV thực hiện cuối mỗi tiết học chính. Thực chất, đó là khâu dặn dò ở cuối mỗi bài học. GV tùy theo từng đơn vị bài học mà vạch kế hoạch hướng dẫn cụ thể những nhiệm vụ mà HS cần chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học sau. Những nội dung đó được GV soạn sẵn trong giáo án hoặc đã được chuẩn bị sẵn trong đầu. Thông thường đối với môn Ngữ Văn, GV yêu cầu HS soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK, Phiếu học tập, đọc các văn bản cần thiết, chuẩn bị những bài tập trình bày theo nhóm, sưu tầm tranh ảnh, video minh họa…Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào mỗi bài học, GV đưa ra các nhiệm vụ tương ứng cho HS. Thông thường khi hướng dẫn HS chuẩn bị bài, tôi yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau: Một là: Hƣớng dẫn học sinh đọc tác phẩm GV hướng dẫn, yêu cầu các em đọc tác phẩm trước khi soạn bài, bởi hoạt động đọc được xem là dạng đặc thù của cảm thụ nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Có đọc sách các em mới có thể tóm tắt được cốt truyện theo cách riêng của mình mà không phải lệ thuộc vào sách để học tốt, hay là vở của bạn. HS không thể hiểu được bất cứ một tác phẩm nào dù rõ ràng đến mấy, dù sức mạnh gợi cảm và gây ấn tượng của tác phẩm đến đâu chăng nữa nếu bản thân không đọc, không tự mình tiếp xúc với tác phẩm. Phần hỏi bài cũ, GV có thể dành một, hai câu kiểm tra về việc chuẩn bị này để tránh việc HS đối phó. Khuyến khích các em thuộc thơ, thuộc dẫn chứng tiêu biểu của truyện. Đặc biệt, đối với những dẫn chứng quan trọng thì các em dùng bút chì gạch chân cho dễ nhớ và đỡ tốn thời gian chép lại. Dĩ nhiên có em sợ làm thế sẽ bẩn sách nhưng tôi đã xác định cho các em một điều rằng: SGK không phải để ngắm, để giữ gìn cẩn thận mà nó là một người bạn thân thiết giúp chúng ta rất nhiều trong công tác soạn bài, bởi vậy các em phải tận dụng triệt để tác dụng đắc lực của nó. Hai là: Hƣớng dẫn HS soạn bài qua hệ thống câu hỏi Hệ thống câu hỏi được giáo viên biên soạn theo giáo án hoặc dự định về bài dạy của mình. Việc đưa ra câu hỏi phải căn cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng HS, vào điều kiện khách quan… để có cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi và sử dụng lượng câu hỏi thích hợp. Chẳng hạn như: *Về tác giả: Những yếu tố về gia đình, quê hương, bản thân,…ảnh hưởng đến sáng tác. *Về tác phẩm : Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, thể loại, đề tài,…và quan trọng nhất là hệ thống câu hỏi về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm 14
- Sau khi chuẩn bị được hệ thống câu hỏi, GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài qua phần mềm Azota hoặc Quizizz, Padlet, Zalo,.. Ví dụ 1: Trước khi dạy về tác giả Nguyễn Du: - GV giao câu hỏi thảo luận cho các nhóm qua phần mềm Padlet về : + Các yếu tố thời đại, quê hương, gia đình, bản thân ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du như thế nào? + Những nét sáng tạo “Truyện Kiều” của Nguyễn Du so với “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. + Chỉ ra những đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm của Nguyễn Du. https://padlet.com/nguyenthithuy241089/om4my6bu6oyppz3s Hình 3. Minh họa cho PP dạy học bằng câu hỏi GV gợi dẫn các đường link HS tự nghiên cứu tư liệu về tác giả Nguyễn Du qua zalo của lớp: https://vtv.vn/video/phim-tai-lieu-dai-thi-hao-nguyen-du-104181.htm https://www.youtube.com/watch?v=eSEjrK9IaxM https://www.youtube.com/watch?v=HqXOynlaeR0 HS thảo luận với nhau qua zoom, zalo,.. và sẽ hoàn chỉnh sản phẩm bằng phần mềm Powerpoint hoặc canva, sơ đồ tư duy mindmap, bức vẽ chân dung tác giả….Đồng thời, HS sẽ chuẩn bị nội dung thuyết trình. Ví dụ 2: Trước tiết học “Truyện An Dương và Mị Châu - Trọng Thủy”, GV giao phiếu học tập qua phần mềm azota yêu cầu HS chuẩn bị bài qua hệ thống câu hỏi liên quan đến thể loại, cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, bài học,.. https://azota.vn/bai-tap/apvicq6f 15
- Hình 4. Minh họa cho PP dạy học bằng câu hỏi 2.2. Thiết kế không gian chờ Nếu một tiết học diễn ra bình thường thì thời gian vào học sẽ được tính theo quy định của nhà trường. Tuy nhiên, với bản thân tôi khi dạy trực tuyến, khởi động tiết học được tận dụng ngay trong khoảng thời gian các em nghỉ giải lao giữa các tiết bằng cách tạo không gian chờ thú vị. Tôi thực hiện theo hai cách: Một là: Thực hiện thao tác chuyển trạng thái Sau khi kết thúc tiết học, người học đang trong trạng thái khá căng thẳng cần ghi nhớ nội dung của bài. Nếu GV bắt tay ngay vào nội dung mới dẫn tới HS khá mệt mỏi. Cho nên, GV cần thực hiện thao tác chuyển trạng thái. Thao tác này đơn giản chỉ là một hành động, HS bấm vào các biểu tượng có sẵn tương ứng với trạng thái của HS hiện tại trên thanh công cụ “chat”. Khi HS hoàn thành xong phần này, GV vừa đạt mục tiêu điểm danh vừa tăng cường tương tác với trò. GV vừa nhìn các biểu tượng trạng thái, vừa có thể hỏi một số câu như: Tiết trước các em học môn gì? Có mệt lắm không? Mấy bạn fo(nêu tên cụ thể) hôm nay đã thấy khỏe hơn chưa?... Hình 5. Minh họa cho PP không gian chờ 16
- Thông qua hình thức chuyển trạng thái này, HS có một khoảng thời gian trì hoãn cần thiết để chuyển hoạt động của não bộ từ trạng thái này sang trạng thái khác. Cũng qua hoạt động này, GV nhận được nhiều chia sẻ của học trò, cảm thấy mình như một người bạn, một người chị của học trò, tạo dựng được “tiết học hạnh phúc” đối với cả hai. Hai là: Dùng âm nhạc để thƣ giãn, mở rộng không gian học Âm nhạc là một loại thần dược của tâm hồn. Nó giúp con người xua tan những căng thẳng, mệt mỏi. Hiểu được diều đó, tôi đã mở những bản nhạc nhằm kích thích hứng thú với HS. Tùy vào đặc điểm mỗi tiết học văn bản mà tôi sẽ lựa chọn tiết tấu khác nhau: âm điệu vui nhộn hay buồn man mác…Hoặc sẽ lựa chọn những bài hát liên quan đến nội dung bài dạy. Ví dụ : Khi dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, tôi tạo không gian chờ bằng video bài hát “Tình ca Tây Bắc” do Thu Hiền và Trung Đức trình bày. Âm hưởng réo rắt và vui nhộn giúp HS vừa được thư giãn khi không gian học được mở rộng, vừa có cảm nhận ban đầu về người dân Tây Bắc- những con người tuy chịu nhiều áp bức, vất vả nhưng vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Từ đó, tạo tâm thế sẵn sàng cho các em khi bắt đầu học tác phẩm. Hình 6. Minh họa cho PP dạy học bằng âm nhạc 2.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi/bài tập 2.3.1. Câu hỏi, tình huống giả định - Mô tả: Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng. Các câu hỏi 17
- có thể chỉ là một tình huống để cho HS phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. - Chuẩn bị: GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi liên quan hoặc tương tự với tình huống/ hoàn cảnh của nhân vật trong văn bản. GV có thể khảo sát ý kiến của HS qua các phần mềm Kahoot hoặc Quizizz, Padlet. - Cách thực hiện: Phương pháp này thường dùng vào phần khởi động. GV đặt HS vào tình huống và cho các em trình bày suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề. Để hoạt động được sôi nổi hơn, GV cũng có thể cho HS tranh luận và bảo vệ quan điểm bản thân. Kết thúc hoạt động, GV đánh giá, biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể ghi điểm cho HS nào có câu trả lời đúng, ấn tượng. Từ đó dẫn vào bài mới. Ví dụ : Khi dạy “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”-Cao Bá Quát (SGK Ngữ văn 11, tập 1, tr 40). - Trước tiết học, GV khảo sát ý kiến của HS qua phần mềm Padlet và tổng hợp kết quả. https://padlet.com/nguyenthithuy241089/om4my6bu6oyppz3s Hình 7. Minh họa cho PP khảo sát ý kiến. Câu hỏi: Đánh dấu X vào ô em đưa ra lựa chọn: Em sẽ lựa chọn nghề nghiệp theo: 1. Nguyện vọng của bố mẹ 2. Sở thích của bản thân 3. Nhu cầu của xã hội 4. Ý kiến khác 18
- - Vào tiết học, GV đưa tình huống: Chỉ còn hơn một năm nữa là các em đứng trước những lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Bố mẹ định hướng cho em thi vào một ngành đang rất “hot” của một trường đại học danh tiếng. Em hoàn toàn đủ khả năng thi vào đó nhưng bản thân em không thích, thấy mình cũng không phù hợp với công việc mà bố mẹ yêu cầu. Em chỉ muốn đi học nghề mà em đam mê. Đứng trước hoàn cảnh này em lựa chọn nghe theo lời bố mẹ hay quyết định theo nguyện vọng của mình ? HS bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Từ câu trả lời của HS và số liệu thống kê khảo sát ý kiến, GV lấy biểu quyết, chia lớp thành hai hoặc ba nhóm (Tùy vào lựa chọn của HS). Một nhóm nghe lời bố mẹ, một nhóm quyết định theo sở thích, đam mê của mình và một nhóm theo nhu cầu của xã hội. Cho các nhóm tranh luận. GV quan sát, nhận xét, khen ngợi ý kiến đúng, điều chỉnh ý kiến chưa hợp lí của hai nhóm. Giáo dục HS những kiến thức xã hội như: Ngày nay, con đường thi cử công danh không phải là con đường lập thân duy nhất, những khó khăn gặp phải khi các em chọn ngành nghề không phù hợp với tính cách, con người của mình... Từ cơ sở của tình huống, GV có thể nhấn mạnh sự khác nhau giữa chế độ xã hội hiện nay và chế độ xã hội phong kiến trong thời gian tác giả Cao Bá Quát sống. Sau đó, GV dẫn nhập HS tìm hiểu kiến thức bài học mới. 2.3.2. Xem tranh ảnh, video sau đó trả lời câu hỏi, bài tập - Chuẩn bị: Ở hoạt động này GV chuẩn bị hoặc giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm một số hình ảnh, đoạn phim, đĩa nhạc...liên quan đến bài học. Sau đó, GV thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học. - Cách thực hiện: Phương pháp này có thể vận dụng xuyên suốt toàn bộ đầu - giữa - cuối tiết học. GV cho HS xem hình ảnh, đoạn phim liên quan đến bài học, sau đó nêu câu hỏi (Nếu là video GV phải dự kiến thời gian trình chiếu video cho phù hợp). HS xem hình ảnh, đoạn phim suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm tùy theo yêu cầu của GV. Kết thúc hoạt động, GV đánh giá, biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể ghi điểm cho HS nào có câu trả lời đúng, ấn tượng. Ví dụ 1: Tác phẩm“Những đứa con trong gia đình”của Nguyễn Thi (SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 56). Sau khi tạo không gian chờ bằng bài hát rất “hot” về gia đình “Nơi ấy con tìm về” do ca sĩ Hồ Quang Hiếu trình bày, khi vào chính thức tiết học, GV tiến hành tổ chức hoạt động khởi động như sau: GV chiếu lần lượt ảnh về gia đình của một số thành viên trong lớp (GV đã thu thập được trên fabook, zalo...) kèm theo câu hỏi bỏ ngõ “Gia đình trong tôi là...” và đặt ra câu hỏi: Em có thể chia sẻ cho cô và các bạn nghe về gia đình của em không? 19
- Hình 8. Minh họa cho PP sử dụng tranh ảnh HS nhìn tranh và sẽ rất bất ngờ trước sự tìm hiểu, quan tâm của GV. Tạo nên tâm lí chủ động, muốn chia sẻ những cảm nhận về gia đình của mình. Lƣu ý: Vì nó là hoạt động chia sẻ nên GV không được áp đặt và không có nhận xét đúng – sai, chỉ có sự lắng nghe và tôn trọng cảm xúc cá nhân mỗi người. Để tiết học thực sự là một “tiết học hạnh phúc”, là nơi gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu thì GV cũng chia sẻ với cả lớp suy nghĩ, cảm xúc của chính mình về gia đình. Từ đó, GV dẫn dắt vào bài mới. Ví dụ 2: Khi dạy “Hạnh phúc của một tang gia- Vũ Trọng Phụng” (Trích “Số đỏ”, SGK Ngữ văn 11, tập 1, trang 122). Sau khi phân tích xong cảnh “đám ma gương mẫu”, GV chuẩn bị video, cho HS xem trích đoạn cảnh đám ma trong phim Trò đời (sản xuất năm 2013, được chuyển thể từ tiểu thuyết Số đỏ), đoạn video này có độ dài thời gian 3 phút. GV hỏi về cảm nhận của HS sau khi xem video. Từ đó, GV tổng kết nội dung phần “Cảnh đưa tang”. Hình 9. Minh họa cho PP sử dụng video 2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - Chuẩn bị: Ở hoạt động này, GV sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động này thường áp dụng ở phần khởi động hoặc luyện tập khi giảng dạy ở những bài học có 2 tiết hoặc nhiều hơn để tái hiện, củng cố 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn