Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SIÊU ÂM TIM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ TIM<br />
TRONG ĐÁNH GIÁ KHỐI LƯỢNG CƠ THẤT TRÁI<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Như*, Trần Kim Trang**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Tăng khối lượng cơ thất trái (KLCTT) liên quan đến bệnh tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch,<br />
ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật tim. Để đánh giá KLCTT, siêu âm tim (SAT) thường được sử dụng nhất<br />
nhưng chính xác nhất là cộng hưởng từ tim (CHTT).<br />
Mục tiêu: Xác định mức độ tương quan và tương đồng giữa siêu âm tim và cộng hưởng từ tim trong đánh<br />
giá khối lượng cơ thất trái.<br />
Phương pháp: Mô tả phân tích 108 bệnh nhân được SAT và CHTT từ tháng 2-12/2010.<br />
Kết quả: Khi đánh giá KLCTT, SAT M-mode và CHTT tương quan chặt (r = 0,83), giới hạn tương đồng –<br />
2,17g + 98,9g. SAT 2D và CHTT tương quan chặt (r = 0,9), giới hạn tương đồng – 19,32g + 52,63g. Mức<br />
độ biến thiên giữa hai người khi đo KLCTT bằng CHTT thấp hơn SAT 2D (4,1% so với 8,4%). Mức độ biến<br />
thiên giữa hai lần đo KLCTT do cùng một người thực hiện bằng CHTT thấp hơn SAT 2D (3,6% so với 6,7%).<br />
Kết luận: CHTT có độ tin cậy và chính xác hơn SAT 2D trong đánh giá KLCTT.<br />
Từ khoá: Khối lượng cơ thất trái, siêu âm tim, cộng hưởng từ tim.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ECHOCARDIOGRAPHY AND CARDIAC MAGNETIC RESONANCE IMAGING IN THE<br />
ASSESSMENT OF LEFT VENTRICULAR MASS<br />
Nguyen Thi Quynh Nhu, Tran Kim Trang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 175 - 180<br />
Background: Increased left ventricular mass (LVM) is involved in cardiovascular disease and<br />
cardiovascular death as well as affects on cardiosurgery outcome.To determine LVM, echocardiography has been<br />
the most commonly imaging modality but cardiac magnetic resonance imaging (CMRI) is the most accurately<br />
one.<br />
Aims: To determine correlation and agreement between echocardiography and CMRI in the assessment of<br />
LVM.<br />
Method: A descriptive analysis on 108 patients performed echocardiography and CMRI during February –<br />
December 2010.<br />
Result: Assessment LVM with M- mode echocardiography and CMRI: close correlation(r = 0.83), agreement<br />
limit -2.17g +98.9g. Of 2D echocardiography and CMRI: close correlation(r = 0.9), agreement limit -19.32g <br />
+ 52.63g. Interobserver variability of CMRI is lower than that of 2D- echocardiography (4.1% vs 8.4%).<br />
Intraobserver variability of CMRI is lower than that of 2D- echocardiography (3.6% vs 6.7%).<br />
Conclusion: CMRI is more reliable and more precise than 2D echocardiography in evaluating LVM.<br />
Key words: Left ventricular mass, echocardiography, cardiac magnetic resonance imaging.<br />
<br />
Bệnh viện Nhân dân 115 TPHCM Bộ môn nội Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: TS BS Trần Kim Trang<br />
ĐT: 0989694263<br />
Email: bskimtrang@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
175<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Có sự gia tăng đáng kể biến chứng tim mạch<br />
ở bệnh nhân phì đại thất trái. Đáng tiếc là việc<br />
đo khối lượng cơ thất trái (KLCTT) lại bị đánh<br />
giá thấp trên lâm sàng. Thường được dùng nhất<br />
trong thực tế là siêu âm tim (SAT) M-mode,<br />
nhưng cộng hưởng từ tim (CHTT) là một trong<br />
những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới nhất và<br />
hấp dẫn nhất trong khảo sát tim mạch. Tại Việt<br />
Nam, CHTT đã đưa vào ứng dụng nhưng chưa<br />
rộng rãi. Chúng tôi chưa tìm được công bố nào<br />
đánh giá KLCTT bằng CHTT.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát mức độ tương quan và tương đồng<br />
giữa SAT và CHTT trong đánh giá KLCTT.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiền cứu, mô tả có phân tích.<br />
<br />
Nơi thực hiện<br />
Khoa tim mạch bệnh viện Nhân dân 115.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Tháng 02/2010 đến tháng 12/2010.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân<br />
chụp CHTT.<br />
<br />
điều<br />
<br />
trị<br />
<br />
tại<br />
<br />
khoa<br />
<br />
có<br />
<br />
Áp dụng công thức tính tương quan:<br />
<br />
c<br />
1 r <br />
0, 25log<br />
<br />
1 r <br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Với: r = 0,63 (nghiên cứu “CHT so sánh với SAT để đánh<br />
giá KLCTT ở BN THA” của tác giả Bottini, n = 34)(1).<br />
Sai lầm loại I: α = 0.01, sai lầm loại II: β = 0,02 c=13,33,<br />
vậy n > 33.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lọai trừ<br />
Rối loạn nhịp tim, blốc nhánh trái.<br />
Hội chứng sợ vây kín.<br />
Chống chỉ định chụp CHT: Có đặt máy tạo<br />
nhịp, cấy máy phá rung tự động, có dị vật kim<br />
<br />
176<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Cộng hưởng từ tim mạch(2,4)<br />
Máy Magnetom Avanto 1,5 Tesla<br />
(Siemens, Đức) tốc độ xử lý 3773 ảnh/giây, ma<br />
trận 256 x 256, trường khảo sát rộng và công<br />
nghệ Audio Comfort.<br />
3 mặt phẳng khảo sát: ngang, đứng dọc và<br />
đứng ngang. Lát cắt theo trục ngắn cơ bản được<br />
định vị bằng mặt phẳng nhĩ thất. Hình cine<br />
được chụp khi bệnh nhân nín thở, các lát cắt<br />
cách nhau 1cm từ đáy tim đến mỏm tim. Chuỗi<br />
xung FLASH được sử dụng để chụp hình cine.<br />
Các thông số: thời vọng (TE) 3,8ms, thời lặp<br />
(TR) = khoảng RR, bề dày lát cắt 8mm, khoảng<br />
cách giữa hai lát cắt 2mm, trường quan sát 35 x<br />
35cm, góc lật 35O.<br />
Hình ảnh cuối tâm trương là những hình có<br />
thiết diện vùng cắt ngang buồng thất trái lớn<br />
nhất trên hình cine (cinematic display). Bờ nội<br />
tâm mạc cuối tâm trương trên hình trục ngắn<br />
được vẽ bằng tay ở mỗi lát cắt. Những phần này<br />
được nhân với khoảng cách lát cắt (10mm) và<br />
tích phân của chúng giúp thu được diện tích<br />
cuối tâm trương.<br />
Siêu âm tim:<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
n<br />
<br />
loại ở những cơ quan quan trọng như kẹp phình<br />
mạch não, vật cấy ghép trong hốc mắt.<br />
<br />
Máy EnViser C (Philip-AT-HP, Mỹ) đầu dò<br />
tự điều chỉnh tần số 1,8MHz -3,6MHz, có tính<br />
năng thâu nhận hòa âm.<br />
SAT 2D đo KLCTT theo phương pháp chiều<br />
dài - diện tích(6):<br />
Vẽ bờ nội và ngoại mạc bằng tay vào cuối<br />
thì tâm trương tại mặt cắt cạnh ức trục ngang<br />
ngang van hai lá. Tại mặt cắt bốn buồng từ mỏm<br />
vào cuối thì tâm trương, đo chiều dài thất trái từ<br />
trung tâm van hai lá đến mỏm.<br />
Xác định thời điểm cuối tâm thu và cuối tâm<br />
trương dựa vào điện tâm đồ ghi đồng thời.<br />
Phần mềm của máy chia thất trái thành<br />
nhiều lát cắt với bề dầy mỗi lát 3mm và tính<br />
toán KLCTT theo chương trình cài đặt.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SAT M-mode đo KLCTT theo phương pháp<br />
Devereaux.<br />
<br />
(hình ảnh mờ, vị trí tim không thể cắt TM vuông<br />
góc vách liên thất và thành sau).<br />
<br />
Liệt kê và định nghĩa biến số<br />
<br />
So sánh giữa các kỹ thuật khảo sát KLCTT<br />
<br />
Biến định tính:<br />
Tuổi: gồm 3 giá trị: < 40, 40 – 60<br />
và >60 tuổi.<br />
Giới tính: gồm 2 giá trị nam và nữ.<br />
<br />
Bảng 1: Giá trị KLCTT đo bằng các kỹ thuật khác<br />
nhau<br />
N<br />
KLCTT (g)<br />
300<br />
<br />
Chất lượng hình ảnh đánh giá được bằng kỹ<br />
thuật SAT: thấy rõ > 20% nội mạc cơ tim.<br />
<br />
SAT M mode<br />
SAT 2D<br />
CHT<br />
105<br />
98<br />
108<br />
176,3 ± 46.0 145,5 ± 41,2 127,6 ± 36,4<br />
p < 0,001<br />
<br />
200<br />
<br />
Siêu âm M-mode (TM)<br />
<br />
KLCTT đo được bằng SAT với phương pháp<br />
chiều dài – diện tích.<br />
<br />
150<br />
<br />
KLCTT đo được bằng SAT với phương pháp<br />
Devereaux.<br />
<br />
250<br />
<br />
Biến định lượng:<br />
<br />
100<br />
<br />
KLCTT đo bằng CHT.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các biến định tính được trình bày dưới dạng<br />
tỷ lệ%.<br />
<br />
Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống<br />
kê.<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
Biểu đồ 1: Đồ thị hồi quy tuyến tính của SAT Mmode và CHTT<br />
<br />
Siêu âm 2D<br />
<br />
Đánh giá sự tương đồng giữa hai kỹ thuật:<br />
dùng phương pháp Bland-Altman với giới hạn<br />
tương đồng là trung bình sai biệt ± 1,96 × độ lệch<br />
chuẩn của sai biệt.<br />
<br />
150<br />
CHT (CMR)<br />
<br />
100<br />
<br />
Đánh giá sự tương quan giữa hai kỹ thuật:<br />
tính hệ số tương quan, sai số chuẩn của ước<br />
lượng. Phép kiểm t-test một chiều được sử dụng<br />
để so sánh hệ số tương quan giữa các kỹ thuật.<br />
<br />
100<br />
<br />
50<br />
<br />
Các biến định lượng được trình bày dưới<br />
dạng trung bình độ lệch chuẩn.<br />
<br />
50<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
CHT (CMR)<br />
<br />
Hồi quy tuyến tính để dự đoán sự khác biệt<br />
về giá trị KLCTT giữa SAT và CHTT.<br />
<br />
Biểu đồ 2: Đồ thị hồi qui tuyến tính của SAT 2D và<br />
CHTT<br />
<br />
Nhập số liệu và phân tích số liệu bằng phần<br />
mềm Stata 10.0.<br />
<br />
Hệ số tương quan Pearson SAT M-mode và CHTT: r =<br />
0,83; r2 = 0,69. Hệ số tương quan Pearson SAT 2D và<br />
CHTT: r = 0,9; r2 = 0,81.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
108 bệnh nhân, nam 66,7%, tuổi trung bình<br />
57,8 ± 13,5, lớn nhất 85 và nhỏ nhất 17.<br />
<br />
Mức tương đồng giữa SAT M-mode và<br />
CHTT trong 105 trường hợp đo KLCTT được thể<br />
hiện:<br />
<br />
Có 10 trường hợp SAT 2D chất lượng hình<br />
ảnh không tốt (không thấy rõ > 20% hình ảnh<br />
nội mạc cơ tim) và 3 trường hợp SAT M – mode<br />
<br />
Giới hạn tương đồng (KTC 95%) = - 2,17g <br />
+ 98,9g.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
177<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trung bình sai biệt = 48,37g (KTC 43,48g <br />
53,26g).<br />
Khoảng biến thiên = 82,05g 271g.<br />
Mức tương đồng giữa SAT 2D và CHTT<br />
trong 98 trường hợp đo KLCTT được thể hiện<br />
như sau:<br />
Giới hạn tương đồng (KTC 95%) = -19,32g <br />
+ 52,63g.<br />
Khoảng dao động tương đồng = 71,95g.<br />
Trung bình sai biệt = 16,66g (KTC 13,05g <br />
20,27g).<br />
Khoảng biến thiên = 78,05g 247,5g.<br />
<br />
Bảng 2: Đánh giá KLCTT giữa 2 người<br />
Siêu âm tim<br />
CHT tim<br />
2D<br />
Sai biệt giữa 2 lần đo (TB ĐLC)<br />
- 1,9 18,3 3,6 6,9<br />
(g)<br />
Giới hạn tương đồng (KTC 95%)<br />
-10,3 <br />
-37,9 +34<br />
(g)<br />
17,5<br />
Khoảng dao động tương đồng (g)<br />
71,9<br />
27,2<br />
Sai số đo lường chuẩn – SEM (g)<br />
12,7<br />
5,4<br />
KLCTT (TB ĐLC) (g)<br />
<br />
151,2 46,8<br />
<br />
Hệ số biến thiên – CV (%)<br />
Hệ số tin cậy – R<br />
<br />
8,4<br />
0,89<br />
<br />
131,8 <br />
37,9<br />
4,1<br />
0,99<br />
<br />
Biến thiên giữa 1 người khảo sát KLCTT 2<br />
lần<br />
<br />
250<br />
200<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
Siêu âm 2D do lan 1 (echo1)<br />
<br />
250<br />
200<br />
150<br />
<br />
Siêu âm 2D do lan 1 (echo1)<br />
<br />
300<br />
<br />
300<br />
<br />
Biến thiên giữa 2 người khảo sát KLCTT<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
300<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
250<br />
<br />
Siêu âm 2D do lan 2 (echo2)<br />
<br />
Biểu đồ 5: Đồ thị hồi qui tuyến tính của SAT 2D do<br />
1 người đo KLCTT 2 lần<br />
<br />
CHT do lan 1 (CMR1)<br />
<br />
200<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
CHT do lan 1 (CMR1)<br />
<br />
200<br />
<br />
Biểu đồ 3: Đồ thị hồi qui tuyến tính của SAT 2D do<br />
2 người thực hiện<br />
<br />
150<br />
<br />
100<br />
<br />
Siêu âm 2D do lan 2 (echo1')<br />
<br />
100<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
CHT do lan 2 (CMR2)<br />
<br />
Biểu đồ 4: Đồ thị hồi qui tuyến tính của CHTT do 2<br />
người thực hiện<br />
Hệ số tương quan Pearson 2 người đo SAT 2D: r = 0,92; r2<br />
= 0,84; Hệ số tương quan Pearson 2 người đo CHTT: r =<br />
0,98; r2 = 0,96.<br />
<br />
178<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
CHT do lan 2 (CMR1')<br />
<br />
Biểu đồ 6: Đồ thị hồi qui tuyến tính của CHTT do 1<br />
người đo KLCTT 2 lần<br />
Hệ số tương quan Pearson 1 người đo SAT 2 lần: r = 0,95;<br />
r2 = 0,9.<br />
Hệ số tương quan Pearson 1 người đo CHTT 2 lần: r =<br />
0,99; r2 = 0,98.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Bảng 3: Đánh giá KLCTT giữa hai lần đo do cùng<br />
một người<br />
Siêu âm 2D<br />
<br />
CHT tim<br />
mạch<br />
<br />
Sai biệt giữa 2 lần đo (TB <br />
-2,1 14,5<br />
- 2,3 6,6<br />
ĐLC) (g)<br />
Giới hạn tương đồng (KTC<br />
-31,1 +27 -15,2 10,6<br />
95%) (g)<br />
Khoảng dao động tương<br />
56,9<br />
25,8<br />
đồng (g)<br />
Sai số đo lường chuẩn –<br />
10,1<br />
4,8<br />
SEM (g)<br />
KLCTT (TB ĐLC) (g)<br />
151,3 46,9 134,7 37,9<br />
Hệ số biến thiên – wCV (%)<br />
6,7<br />
3,6<br />
Hệ số tin cậy – R<br />
0,95<br />
0,98<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
SAT M mode(6)<br />
Kết quả của chúng tôi cho thấy khi so sánh<br />
với CHTT trong đánh giá KLCTT, SAT M-mode<br />
có tương quan chặt (r = 0,83, r2 = 0,69) nhưng chỉ<br />
tương đồng ở mức trung bình (giới hạn tương<br />
đồng KTC 95% là –2,17g +98,9g).<br />
Giới hạn tương đồng KTC 95% trên có thể<br />
diễn giải như sau: trong 95% trường hợp, khi đo<br />
KLCTT bằng SAT M-mode hai lần ở một đối<br />
tượng thì kết quả lần đo lường thứ nhất có thể<br />
thấp hơn lần đo thứ hai 2,17g, nhưng cũng có<br />
thể cao hơn 98,9g so với kết quả đo từ CHTT.<br />
Áp dụng trên lâm sàng, chúng ta thấy giới hạn<br />
này rất rộng, nghĩa là khác biệt khi đo KLCTT<br />
bằng SAT M-mode rất lớn khi so với CHTT.<br />
SAT M-mode đo KLCTT theo công thức<br />
Devereaux chỉ dựa vào số đo trên một mặt cắt,<br />
trong rất nhiều trường hợp không đại diện được<br />
cho toàn bộ thất trái. Với những trường hợp có<br />
phì đại thành thất khu trú, đơn độc hay rối loạn<br />
vận động vùng, KLCTT đo từ kỹ thuật này sẽ<br />
cao hay thấp hơn thực tế, tùy vào thành thất<br />
được cắt qua có phì đại hay rối loạn vận động<br />
hay không.<br />
Ngoài ra, sai số trong SAT M-mode còn có<br />
thể do cấu trúc hình học của thất trái bị bất<br />
thường trong những trường hợp dãn buồng tim.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SAT 2D(3)<br />
Điểm hạn chế lớn nhất của đánh giá KLCTT<br />
bằng SAT 2D theo phương pháp chiều dài –<br />
diện tích là phải xác định rõ hình ảnh nội mạc<br />
cơ tim. Kỹ thuật thâu nhận hòa âm giúp cải<br />
thiện chất lượng hình ảnh, tăng khả năng xác<br />
định nội mạc nên về lý thuyết có thể giúp đánh<br />
giá KLCTT chính xác hơn. Trong đánh giá<br />
KLCTT, nghiên cứu của chúng tôi chứng minh<br />
SAT 2D theo phương pháp chiều dài - diện tích<br />
có tương quan chặt (r = 0,9, r2 = 0,81) nhưng mức<br />
độ đồng thuận chỉ trung bình (giới hạn tương<br />
đồng KTC 95% từ -19,32g +52,63g) so với<br />
CHTT. Giới hạn tương đồng này vẫn còn khá<br />
rộng, nghĩa là trong 95% trường hợp so với kết<br />
quả KLCTT đo từ CHTT, KLCTT đo bằng SAT<br />
2D theo phương pháp chiều dài – diện tích có<br />
thể thấp hơn 19,3g hay cao hơn 52,6g.<br />
So với CHTT, SAT 2D theo phương pháp<br />
chiều dài - diện tích đánh giá KLCTT chính xác<br />
hơn SAT M-mode, thể hiện qua hệ số tương<br />
quan cao hơn (r = 0,9 so với r = 0,82) và giới hạn<br />
tương đồng hẹp hơn (khoảng dao động tương<br />
đồng lần lượt là 71,95g so với 101,07g).<br />
<br />
Biến thiên giữa 2 người đo(5)<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy<br />
hệ số tương quan trong đánh giá KLCTT do hai<br />
người thực hiện SAT 2D và CHTT là r = 0,92 và<br />
0,98. Tuy khác biệt không đáng kể về mức độ<br />
tương quan nhưng CHTT có mức độ tương<br />
đồng tốt hơn SAT 2D trong đánh giá KLCTT với<br />
giới hạn tương đồng KTC 95% tương ứng là –<br />
10,3g +17,5g so với -37,9g +34g. Khoảng<br />
dao động tương đồng hẹp hơn (27,9g so với<br />
71,9g). CHTT và SAT 2D đều có mức độ tin cậy<br />
tốt (R = 0,98 và 0,89 > 0,8).<br />
CHTTcó độ tin cậy cao hơn SAT 2D với mức<br />
biến thiên giữa hai người đo là 4,1% so với 8,4%.<br />
Có sự cải thiện đáng kể mức biến thiên giữa<br />
hai người khi so SAT 2D với CHT, thể hiện qua<br />
việc cải thiện đáng kể hệ số biến thiên. Do khả<br />
năng tương đối hạn chế của hình ảnh SAT so<br />
với CHT trong quan sát nội mạc và ngoại mạc<br />
<br />
179<br />
<br />