Tạp chí KHLN 4/2015 (4131 - 4142)<br />
©: Viện KHLNVN - VAFS<br />
ISSN: 1859 - 0373<br />
<br />
Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn<br />
<br />
SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG GỖ CỦA CÁC DÒNG KEO LAI<br />
VÀ BẠCH ĐÀN LAI MỚI CHỌN TẠO Ở VIỆT NAM<br />
Nguyễn Việt Cường, Đỗ Thị Minh Hiển, Nguyễn Minh Ngọc<br />
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học lâm nghiệp<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Từ khóa: Keo lai nhân<br />
tạo, cơ lý gỗ, bạch đàn lai,<br />
giống lai<br />
<br />
Lai giống có kiểm soát cho nhóm loài keo và bạch đàn đã thu được một số<br />
thành quả nhất định sau hơn một thập kỷ nghiên cứu cải thiện giống. Về<br />
giống keo lai nhân tạo đã tạo được nhiều giống lai trong đó có 3 giống lai<br />
AM2, AM3, MAM8 đạt được năng suất tương đối cao vượt các dòng keo lai<br />
tự nhiên (BV10, BV33) và đã được công nhận giống quốc gia và giống tiến<br />
bộ kỹ thuật năm 2008. Kết quả phân tích tính chất cơ lý gỗ 3 giống keo lai<br />
nhân tạo AM2, AM3, MAM8 ở tuổi 7 cho thấy so với gỗ Keo lá tràm, Keo<br />
tai tượng và keo lai tự nhiên, gỗ keo lai nhân tạo AM 2, AM3 có nhiều đặc<br />
tính tốt (khối lượng thể tích, sức chịu nén dọc, sức uốn tĩnh) hơn Keo lá<br />
tràm, Keo tai tượng và keo lai tự nhiên. Như vậy 2 giống keo lai nhân tạo là<br />
AM2, AM3 là giống vừa có ưu thế lai về sinh trưởng vừa có ưu thế lai về<br />
chất lượng gỗ. Bên cạnh những thành tựu về keo lai nhân tạo, các giống<br />
bạch đàn lai nhân tạo cũng có được 13 giống lai có năng suất và chất lượng<br />
cao và đã được công nhận 3 giống lai UE24, UE27, UC80 là giống Quốc<br />
gia và 10 giống lai UE3, UE23, UE33, UC1,UC2, CU91, UE73, UC75,<br />
CU90, UU8 là giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó có giống lai UE24 vừa có ưu<br />
thế lai về sinh trưởng vừa có ưu thế lai về chất lượng.<br />
Growth and wood properties of new clones of acacia and eucalyptus<br />
hybrid<br />
<br />
Keywords: Artificial<br />
acacia hybrid, wood<br />
properties, Eucalyptus<br />
hybrid, hybrid<br />
<br />
Artificial Acacia hybrids have been created, of which 3 hybrids of AM 2,<br />
AM3, MAM8 AM (approved as national varieties and advanced technological<br />
varieties in 2008) have high yield and higher than natural Acacia hybrids<br />
(BV10, BV33). Assessment of wood properties of these artificial acacia<br />
hybrids at age of 7 shows that wood properties of these artificial acacia<br />
hybrids (such as specific gravity, length compress resistance, bending<br />
strength) are better than that of A. auriculifomis, A. mangium and natural<br />
Acacia hybrid. As a result, two artificial acacia hybrids (AM 2, AM3) have<br />
preponderance in both growth and wood quality. Apart from artificial<br />
acacia hybrids created, artificial Eucalyptus hybrids also have been<br />
successful created, of which 3 hybrids (UE24, UE27, UC80) were approved<br />
as national varieties, and 10 hybrids (UE3, UE23, UE33, UC1,UC2, CU91,<br />
UE73, UC75, CU90, UU8) were approved as advanced technological<br />
varieties. Among those approved varieties, the hybrid of UE24 has<br />
preponderance in both growth and wood quality.<br />
<br />
4131<br />
<br />
Tạp chí KHLN 2015<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
Có thể nói cho đến nay chưa có loài cây bản<br />
địa nào được trồng với diện tích rộng và phổ<br />
biến như nhóm các loài keo và bạch đàn, bởi<br />
chúng có rất nhiều ưu điểm như sinh trưởng<br />
nhanh, luân kỳ khai thác ngắn, thích nghi với<br />
nhiều điều kiện khí hậu, đất đai, và cho năng<br />
suất tương đối cao hơn các loài cây bản địa có<br />
giá trị kinh tế.<br />
Lai giống có kiểm soát cho nhóm các loài keo<br />
và bạch đàn là một trong những biện pháp tăng<br />
năng suất, chất lượng cây trồng theo các mục<br />
tiêu kinh tế đã được hoạch định trước. Sau hơn<br />
thập kỷ thực hiện nghiên cứu lai giống và chọn<br />
lọc giống lai, đến nay đề tài “Nghiên cứu lai<br />
giống một số loài bạch đàn, keo, tràm và<br />
thông” đã thu được nhiều kết quả mong đợi,<br />
được thể hiện và phản ánh trong các nội dung<br />
từ chọn lọc cây trội, xây dựng các tổ hợp lai<br />
đôi, lai ba, khảo nghiệm, chọn lọc giống lai và<br />
bước đầu đề tài ứng dụng chỉ thị phân tử vào<br />
chọn giống lai. Qua quá trình thực hiện, đề tài<br />
đã tạo được hàng trăm tổ hợp lai và cũng tiến<br />
hành đánh giá sinh trưởng các giống lai trên<br />
60 điểm khảo nghiệm với tổng diện tích trên<br />
126ha tại một số vùng sinh thái, lập địa thuộc<br />
18 tỉnh thành trên cả nước. Kết quả là đã lai<br />
tạo được một số giống lai mới có năng suất,<br />
chất lượng cao, từ đó 18 giống keo lai nhân<br />
tạo và bạch đàn lai nhân tạo đã được công<br />
nhận là giống quốc gia và tiến bộ kỹ thuật,<br />
đồng thời đã chuyển giao giống gốc cho các<br />
đơn vị sản xuất.<br />
Khảo nghiệm các giống keo lai cho thấy, các<br />
giống keo lai nhân tạo như AM2, AM3, MAM8<br />
đã đạt được năng suất tương đối cao vượt các<br />
dòng keo lai tự nhiên (BV10, BV33) và đã<br />
được công nhận giống quốc gia và giống tiến<br />
bộ kỹ thuật. Các giống keo lai nhân tạo AM2,<br />
AM3, MAM8 là các giống có ưu thế lai về sinh<br />
4132<br />
<br />
Nguyễn Việt Cường et al., 2015(4)<br />
<br />
trưởng còn về chất lượng cũng thể hiện tính<br />
vượt trội hơn giống sản xuất đại trà về hình<br />
dáng thân, độ nhỏ cành, hàm lượng xenlulo,<br />
hiệu suất bột giấy (Nguyễn Việt Cường, 2010).<br />
Bài báo này trình bày các nghiên cứu đánh giá<br />
về các giống lai từ sinh trưởng đến các chỉ tiêu<br />
chất lượng (như các tính chất vật lý và cơ học)<br />
nhằm xem xét khả năng làm gỗ xẻ của chúng<br />
so với gỗ Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai<br />
tự nhiên.<br />
Các khảo nghiệm về giống bạch đàn lai nhân<br />
tạo giữa các tổ hợp lai thuận nghịch của Bạch<br />
đàn uro lai với Bạch đàn grandis; Bạch đàn uro<br />
lai với Bạch đàn pellita; Bạch đàn saligna lai<br />
với Bạch đàn uro; Bạch đàn uro lai với Bạch<br />
đàn liễu, đều cho năng suất tương đối cao từ<br />
25 - 45 m3/ha/năm, hơn các giống lai của các<br />
tổ hợp lai giữa Bạch đàn liễu với Bạch đàn<br />
caman, Bạch đàn tere, trong khuôn khổ bài báo<br />
này sẽ giới thiệu kết quả khảo nghiệm các<br />
dòng bạch đàn lai nhân tạo đã được công nhận<br />
giống ở một số vùng sinh thái chính ở nước ta.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
* Vật liệu dùng trong khảo nghiệm giống keo<br />
lai nhân tạo là 15 dòng keo lai nhân tạo được ký<br />
hiệu là MA1, MA2, MA3, MA4, AM1, AM2,<br />
AM3, (MA)M1, (MA)M2, (MA)M3, (MA)M4,<br />
(MA)M5, (MA)M6, (MA)M7, (MA)M8 (M là<br />
chữ cái đầu tiên của tên khoa học loài Keo tai<br />
tượng, A là chữ cái đầu tiên của tên khoa học<br />
loài Keo lá tràm; ký hiệu MA là dòng lai của<br />
tổ hợp lai Keo tai tượng làm mẹ với Keo lá<br />
tràm làm bố, còn ký hiệu AM là Keo lá tràm<br />
làm mẹ còn Keo tai tượng làm bố; ký hiệu<br />
(MA)M là dòng lai mà mẹ là dòng lai tự nhiên<br />
BV16 và BV33; còn bố là Keo tai tượng).<br />
Tham gia khảo nghiệm còn có một số giống<br />
keo lai tự nhiên là BV10, BV16, BV33 làm<br />
kiểm chứng. Trong đó bộ giống khảo nghiệm<br />
<br />
Nguyễn Việt Cường et al., 2015(4)<br />
<br />
năm 2003 tại Bình Điền - Huế gồm 13 dòng<br />
keo lai nhân tạo (MA1, MA2, AM1, AM2, AM3,<br />
MA3, MA4, (MA)M3, (MA)M4, (MA)M5,<br />
(MA)M6, (MA)M7, (MA)M8), các công thức<br />
kiểm chứng trong thí nghiệm là 3 dòng keo lai<br />
tự nhiên là BV10, BV16, BV33. Còn bộ giống<br />
tham gia khảo nghiệm trên đất ngập phèn theo<br />
mùa ở Kinh Đứng - Cà Mau bao gồm 25 dòng<br />
bạch đàn lai, 7 tổ hợp lai được đánh giá sơ bộ ở<br />
các khảo nghiệm là có nhiều triển vọng và 2<br />
dòng kiểm chứng PN14, U6 và 2 giống đối<br />
chứng là Bạch đàn liễu (Ectg) và Bạch đàn urô<br />
sản xuất (Uctg).<br />
* Vật liệu dùng phân tích tính chất vật lý<br />
và cơ học gỗ giống keo lai nhân tạo là AM2,<br />
AM3, MAM8 ở tuổi 7, các dòng lấy mẫu<br />
phân tích đều có chiều cao dưới cành tương<br />
đương nhau. Mỗi dòng lấy 3 cây mỗi cây lấy<br />
3 khúc độ dài 1m, khúc 1 ở các vị trí cách<br />
gốc 50cm, khúc 2 cách chiều cao dưới cành<br />
50cm và khúc 3 lấy vị trí giữa của đoạn thân<br />
còn lại. Đường kính bình quân của khúc 1<br />
của AM2, AM3 và MAM8 tương ứng là<br />
18,5cm, 19cm, 18cm; của khúc 2 tương ứng<br />
là 17cm, 18cm, 16cm và khúc 3 tương ứng là<br />
15cm, 14cm, 13cm.<br />
- Vật liệu nghiên cứu bạch đàn lai các dòng<br />
lai: 8 dòng UC (ký hiệu là UC1, UC2, UC18,<br />
UC19, UC20, UC80, UC81, UC82), 3 dòng<br />
UU (UU8, UU9, UU15), 40 dòng UE (UE3,<br />
UE4, UE5, UE12, UE16, UE23, UE24, UE25,<br />
UE26, UE27, UE30, UE31, UE32, UE33,<br />
UE34, UE35, UE41, UE42, UE43, UE44,<br />
UE45, UE46, UE48, UE49, UE50, UE52,<br />
UE57, UE58, UE59, UE61, UE69, UE70,<br />
UE71, UE73, UE83, UE84, UE85, UE86,<br />
UE89, UE95), 5 dòng EU (UU11, UU23,<br />
EU64, EU76, UU87); 5 dòng UC (UC74,<br />
UC75, UC77, UC78, UC79), 4 dòng CU<br />
(CU88, CU89, CU90, CU91), và 3 dòng<br />
<br />
Tạp chí KHLN 2015<br />
<br />
(GU92, GU93, GU94). Trong đó U chữ cái<br />
đầu tiên của tên loài E. urophylla, tương tự<br />
như vậy E là của E. exserta, G là của E.<br />
grandis, C là của E. camandulensis. Cùng<br />
tham gia khảo nghiệm còn có các giống kiểm<br />
chứng là PN2, PN14, U6, GU8 là các giống<br />
được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật và<br />
giống nhập nội từ Trung Quốc.<br />
* Địa điểm và điều kiện khí hậu, đất tại nơi<br />
khảo nghiệm<br />
Địa điểm khảo nghiệm được tiến hành ở Tam<br />
Thanh (Phú Thọ) năm 2002 và 2003, diện tích<br />
1,5ha với keo lai còn 3,5ha với bạch đàn lai.<br />
Về khí hậu địa điểm khảo nghiệm có mưa mùa<br />
hè, lượng mưa bình quân năm 1663mm, lượng<br />
bốc hơi nước 997mm, nhiệt độ bình quân năm<br />
là 24,7oC. Loại đất feralit đỏ vàng trên phiến<br />
thạch sét, có thành phần cơ giới sét nhẹ, có độ<br />
xốp kém, đất có phản ứng chua mạnh<br />
(pH=3,6-4,5), hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở tầng<br />
đất mặt ở mức trung bình, hàm lượng nhôm<br />
(Al+++) di động hơn cao (Nguyễn Việt Cường,<br />
2006). Nói chung đất nghèo dinh dưỡng. Địa<br />
hình đồi có độ dốc