SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
I. Lí do chọn đề tài<br />
Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới đất nước, bên cạnh những biến đổi sâu <br />
sắc và lớn lao của nền kinh tế cũng như chính tri, văn hoá xã hội thì giáo dục đào <br />
tạo cũng đang trên đà phát triển và đổi mới . bởi vậy Đảng và nhà nước ta đã nêu <br />
cao vai trò: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, bậc tiểu học là nền tảng. Cho <br />
nên mục tiêu giáo dục cũng nhấn mạnh: hình thành cho học sinh những cơ sở ban <br />
đầu cho sự nghiệp phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và <br />
các kĩ năng cơ bản ban đầu để các em học tiếp các cấp tiếp theo hoặc đi vào cuộc <br />
sống lao động vững vàng hơn.<br />
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học <br />
với mục tiêu giáo dục toàn diện các em được học 9 các môn học trong đó môn <br />
Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1, là lớp đầu cấp . <br />
người ta thường nói “ cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” móng có chắc thì nền mới vững.<br />
Ơ lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với nghe, nói, đọc,viết. Và kĩ năng đọc <br />
mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời không những <br />
thế mà để các em phát triển tư duy,cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài <br />
học,hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc và các em có thể nắm được kho <br />
tàng tri thức của loài người. Mặt khác ở lớp 1 các em đọc đúng, đọc thành thạo thì <br />
khi lên các lớp trên các em học mới vững vàng và khi biết đọc các em sẽ cóđiều <br />
kiện học các môn học khác có trong chương trình được tốt hơn. Để làm được điều <br />
đó điều đầu tiên người giáo viên phải làm là nắm được tâm lí của học sinh, dạy <br />
học phải mang tính chuẩn xác, khoa học. Mục đích của việc rèn kĩ năng đọc cho <br />
<br />
<br />
Trang 1<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
học sinh lớp 1 là giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp, nhận thức về thế <br />
giới xung quanh, về cuộc sống của con người và xã hội. Qua đó giáo dục cho các <br />
em tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước. Chính vì thế mà tôi lựa chọn đề tài <br />
này.<br />
II. Nhiệm vụ nghiên cứu: <br />
Nghiên cứu qua tình hình thực tế đối với học sinh trên địa bàn trường tiểu học Phú <br />
Lộc trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp rèn Kĩ năng đọc đúng đọc nhanh đọc <br />
thành thạo cho học sinh lớp 1.<br />
III.Thời gian và phạm vi nghiên cứu:<br />
NĂM HỌC 20082009 : lớp 1E5 trường tiểu học Phú Lộc huyện Krông <br />
Năng.<br />
<br />
B. NỘI DUNG<br />
<br />
I. Thực trạng nghiên cứu:<br />
Năm học 20082009 lớp 1E5 có 25 em. vào học đúng độ tuổi là 92%, Đa số các em <br />
đã qua mẫu giáo, song thực tế trước khi vào lớp 1tỷ lệ học sinh nắm được 29 chữ cái <br />
chỉ đạt 40%.đặc biệt đa số học sinh trong lớp là con gia đình gặp khó khăn về kinh tế, <br />
hạn chế về trình độ văn hoá. Với tình hình và thực tế như vậy tôi đã đưa ra các giải <br />
pháp nhằm rèn kĩ năng đọc đúng đọc thành thạo cho học sinh lớp 1 như sau:<br />
II.Các giải pháp thực hiện:<br />
Dựa vào kết quả khảo sát vừa qua tại trường kết hợp với những kiến thức đã học <br />
và những tài liệu mà tôi đã nghiên cứu tôi xin nêu lên một số biện pháp rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh lớp 1 như sau:<br />
- Hiểu và nắm chắc phương pháp đổi mới của phân môn.<br />
- Tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của bạn bè đồng nghiệp.<br />
<br />
<br />
Trang 2<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
- Nắm vững mục tiêu, yêu cầu của bài dạy.<br />
- Thường xuyên kiểm tra và phân loại đối tượng học sinh.<br />
- Tập trung nhiều vào đối tượng học sinh đọc yếu,kém <br />
III.Các biện pháp thực hiện:<br />
1. Rèn kĩ năng đọc:<br />
Ơ học kì 1 rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 cần chú ý đến 2 hai hình thức đó là <br />
đọc đánh vần và đọc thành tiếng. <br />
- Đọc đánh vần là: cho học sinh ghép âm với vần và tạo thành tiếng(đối với học <br />
sinh yếu)<br />
- Đọc thành tiếng là cho học sinh nhẩm đánh vần sau đó phát âm tiếng cần đọc <br />
với thời gian nhanh nhất(đối với học sinh khá, giỏi)<br />
- Trong khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên kết hợp với tranh ảnh,vật thật để <br />
giới thiệu tiếng, từ nhằm giúp cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của <br />
ngôn ngữ, giúp các em đọc đúng ,đọc nhanh và đễ khắc sâu kiến thức hơn và góp <br />
phần phát triển tư duy trừu tượng cho các em.<br />
<br />
<br />
2. tình hình thực tiễn và phương pháp rèn kĩ năng đọc:<br />
+ tình hình thực tiễn: Đối với học sinh tiểu học giáo viên là người đóng vai trò tổ <br />
chức cả quá trình học tập của trẻ. Chính vì thế người thầy phải là người có tấm <br />
gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, có năng lực sư phạm, vững về chuyên môn <br />
nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
+ phương pháp: trong từng tiết dạy giáo viên cần lựa chon các phương pháp dạy học <br />
hợp lí như: phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động theo <br />
nhóm. Ngoài ra cần tăng thời gian cho phần luyện đọc,nhắc nhở học sinh cần luyện <br />
<br />
<br />
<br />
Trang 3<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
đọc ở nhà, tổ chức trò chơi trong từng tiết học. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra học <br />
sinh yếu kém.<br />
3. khảo sát:<br />
Yêu cầu của rèn kĩ năng đọc cho học sinh đó là đọc đúng, đọc nhanh, đọc thành thạo. <br />
Nhưng qua thực tế kiểm tra khảo sát thường xuyên đói với học sinh điểm trường thì <br />
tôi thấy rõ học sinh thường mắc một số lỗi như:<br />
- Đối với âm: học sinh thường đọc âm s thành x, tr thành t...<br />
Đối với vần: học sinh thường đọc an thành ang, at thành ac... <br />
* Nguyên nhân của việc đọc sai: <br />
Đa số học sinh tại điểm trường là người Huế nên ảnh hưởng của tiếng địa <br />
phương đối với việc đọc của các em là rất lớn.<br />
Do các em không hiểu nghĩa của từ mình đang đọc.<br />
Ngoài ra do các em không phát huy được tính tự giác luyện đọc ở nhà.<br />
+ Tiêu chí khảo sát:<br />
- Đối với tiếng, từ: đọc trơn<br />
- Đối với câu ứng dụng: đọc nhanh, ngắt nghỉ đúng chỗ.<br />
* Tóm lại: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 quan trọng nhất là đọc đúng, đọc <br />
nhanh, đọc thành thạo. Đánh vần và đọc trơn là chiếc cầu nối để các em đọc tốt vì <br />
vậy người giáo viên phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải nắm được <br />
mặt mạnh, mặt yếu và có biện pháp phù hợp để kịp thời khắc phục thì chắc chắn kết <br />
quả đạt được sẽ cao hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Nghiên cứu và thiết kế một bài dạy khi lên lớp:<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 4<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
Trước khi thiết kế một bài dạy cụ thể đièu đầu tiên người giáo viên cần là:<br />
- Nắm vững mục tiêu và yêu cầu của bài dạy.<br />
- Đưa ra các phương pháp dạy học hợp lí.<br />
- Nắm bắt được phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.<br />
* Thiết kế bài dạy: MÔN : HỌC VẦN<br />
BÀI 44 : on an <br />
TIẾT 1 <br />
I. Mục tiêu:( kiến thức, kĩ năng, thái độ)<br />
II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, vật thật để giới thiệu từ khoá,tranh ảnh để <br />
giải nghĩa từ ứng dụng.<br />
III. Các hoạt động dạy học:<br />
1. Ổn định tổ chức:<br />
2. kiểm tra bài cũ: giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc bài 43: ôn tập kết hợp cho <br />
<br />
học sinh viết một số từ đã học vào bảng con.<br />
- giáo viên nhận xét, sửa sai ghi điểm cho học sinh.<br />
3. Bài mới:<br />
a. giới thiệu bài:giáo viên dùng lời dẫn để giới thiệu bài.<br />
<br />
b. Dạy vần on:<br />
- Giáo viên giới thiệu và viết vần on lên bảng<br />
- Học sinh nhận diện vần: vần on gồm 2 âm o+n<br />
- Học sinh đánh vần và đọc trơn vần on( cá nhân, bàn, nhóm) <br />
- Giáo viên giới thiệu và viết tiếng mới: con<br />
- Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng( cá nhân, bàn, nhóm)<br />
- Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu từ: mẹ con<br />
<br />
<br />
Trang 5<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
- Học sinh đọc trơn từ( cá nhân, đồng thanh)<br />
- Cho học sinh đọc kết hợp, tiếng, từ( on con mẹ con)<br />
c. Dạy vần an:( các bước tương tự vần on)<br />
- Gọi học sinh đọc toàn bài bài trên bảng( cá nhân, đồng thanh)<br />
- Học sinh so sánh vần on và vần an: giống âm n đứng sau<br />
Khác âm o và âm a <br />
d. Luyện viết:<br />
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh cách viết<br />
- Học sinh viết vào bảng con giáo viên nhận xét, sửa sai.<br />
e. Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:<br />
- Giáo viên giới thiệu và viết từ ứng dụng lên bảng học sinh đọc (cn + đt) giáo <br />
viên dùng tranh ảnh, vật thật để giải nghĩa từ <br />
- Học sinh tìm tiếng có vần vừa học.<br />
- Để kiểm tra việc tiếp thu bài của các em giáo viên nên cho học sinh đọc các từ <br />
theo thứ tự và không theo thứ tự.<br />
g.Luyện đọc:<br />
Gọi học sinh đọc bài trên bảng giáo viên nhận xét ghi điểm<br />
* Trò chơi: Để tiết học thêm sôi nổi giáo viên cho học sinh chơi trò chơi<br />
( tìm đúng, ghép nhanh)<br />
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và phổ biến luật chơi: <br />
- Nhóm 1: tìm và ghép từ nhà sàn<br />
Nhóm 2: tìm và ghép từ thợ hàn<br />
Cả lớp cổ vũ cho hai nhóm nhóm nào ghép đúng và nhanh nhóm đó thắng cuộc.<br />
IV.Cũng cố: hệ thống bài giảng.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 6<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
V. Dặn dò Nhận xét:<br />
* Trong tiết day này tôi sử dụng các phương pháp dạy học: phương pháp trực quan, <br />
đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động theo nhóm, trò chơi.<br />
+ phương pháp trực quan kích thích sự chú ý và hứng thú học tập đối với học sinh <br />
tiểu học, giúp các em lĩnh hội bài học một cách có ý thức. Từ các phương tiện trực <br />
quan như; tranh ảnh, vật thật tạo điều kiện xây dựng ở học sinh những biểu tượng cụ <br />
thể. Chính vì lẽ đó mà giáo viên cần chú ý lựa chọn một cách thích hợp các phương <br />
tiện sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ dạy học của bài. Trong trường hợp <br />
nào thì nên dùng tranh ảnh, trường hợp nào thì dùng vật thật.<br />
- Sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ, khi cho học sinh quan sát <br />
xong cần cất ngay tránh lạm dụng trực quan trong tiết dạy sẽ chi phối sự chú ý <br />
của học sinh.<br />
+ phương pháp đàm thoại: đàm thoại là hệ thống câu hỏi và trả lời giữa người dạy <br />
và người học. Đây là một biện pháp quan trọng nhất của người giáo viên. Nhưng sử <br />
dụng nó như thế nào cho hợp lí ? Nó có thể có sẵn trong sách giáo viên nhưng chúng <br />
ta không nên chỉ áp dụng rập khuôn, máy móc mà cần mổ xẻ chia ra nhiều câu hỏi <br />
nhỏ để phù hợp vời từng đối tượng học sinh hoặc sưu tầm thêm một số câu hỏi <br />
ngoài để nâng cao kiến thức cho học sinh khá, giỏi.<br />
+ Luyện tập thực hành là phương pháp nhằm kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của <br />
học sinh trong quá trình học. Qua đó giáo viên thấy được học sinh học được phần <br />
nào, chưa được phần nào để kịp thời khắc phục.<br />
+ hoạt động theo nhóm là phương pháp làm tăng sự hứng thú học tập cho các em. <br />
Qua hoạt động này giáo viên có thể phân biệt được từng đối tượng học sinh( nhanh, <br />
chậm tự giác hay không tự giác).<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 7<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
- Ngoài ra trong trong quá trình dạy giáo viên cần gần gũi, động viên, khích lệ, <br />
tránh phê bình học sinh trước tập thể lớp để lần sau các em học tập được tốt <br />
hơn.<br />
C. KẾT LUẬN<br />
I. Kết quả nghiên cứu:<br />
Trong quá trình giảng dạy kể từ đầu năm học đến nay tôi đã áp dụng một số biiện <br />
pháp để rền kĩ năng đọc đúng đọc nhanh đọc thành thạo cho học sinh lớp 1 kết <br />
quả đạt được như sau:<br />
TSHS Thời gian Đọc tốt Đọc khá Đọc TB Đọc yếu<br />
TS TL TS TL TS TL TS TL<br />
Lớp 1E5 khảo sát<br />
25 Tuần 24 12 48% 9 36% 3 12% 1 4%<br />
<br />
<br />
Trường hợp 1em đọc yếu( tỷ lệ 4%) đây là học sinh thiểu năng trí tuệ. Em sinh năm <br />
2000 đã qua 3 năm học lớp 1. Từ đầu năm đến nay bản thân <br />
tôi cũng đã hết khả năng kềm cặp nhưng đến nay em vẫn chưa nhận diện được 29 <br />
chữ cái. <br />
II. Bài học kinh nghiệm: <br />
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là đọc đúng âm, vần tiếng, từ và câu ứng dụng mình <br />
đã học. Đọc nhấn mạnh vào nội dung mình đang học để làm nổi bật ý nghĩa của tiếng, <br />
từ,câu, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.<br />
Để phân môn học vần( tập đọchọc kì II) có kết quả giáo viên phải nắm vững đặc <br />
điểm tâm lí của học sinh. Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế, tư duy của các em <br />
chưa phát triển, độ chú ý chưa cao nên học sinh thường thích làm những gì mình <br />
muốn, nói những gì mình nghĩ. Chính vì thế nếu không xác định rõ nhiệm vụ học tập <br />
thì các em rất dễ quên.<br />
<br />
<br />
Trang 8<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ <br />
cho học sinh, phải bồi dưỡng mặt nào cho các em thông qua bài học đó. Khi thiết kế <br />
bài dạy cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, vận dụng được việc đổi mới <br />
phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm. Hay nói cách khác giáo <br />
viên chỉ là người tổ chức các hình thức dạy học, còn học sinh phải chủ độnh chiếm <br />
lĩnh tri thức. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng phải được coi trọng hàng đầu.<br />
Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây sự hứng thú học tập <br />
cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài học.<br />
Khi đọc mẫu giáo viên cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt chước rất tốt <br />
tránh để tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến cách phát âm của học sinh.<br />
* Qua các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh như trên tôi tin rằng sang học kì II <br />
tỷ lệ học sinh đọc tốt sẽ chiếm tỷ lệ cao. Vì hiện nay các em mới chỉ học xong phân <br />
môn học vần, sang học kì II học sinh tiếp tục được rèn kĩ năng đọc thông qua phân <br />
môn tập đọc.<br />
III. Kiến nghị:<br />
+ Đ ối với nhà trường: Cần mua sắm trang thiết bị cho phân môn tập đọc đối với <br />
lớp1vì sang học kì II các em bắt đầu học tập đọc mà phân môn này phải sử dụng rất <br />
nhiều tranh ảnh. <br />
Rất mong nhận đựơc sự đóng góp ý kiến của hội đồng sư phạm.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Phú Lộc, ngày 2 tháng 3 năm 2009<br />
Người viết <br />
<br />
Trương Thị Hạnh<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 9<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG VỊ TRÍ<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU Trang 2<br />
<br />
I. Lí do chọn đề tài Trang 2<br />
II. Nhiêm vụ nghiên cứu Trang 3<br />
III. Thời gian và phạm vi nghiên cứu Trang 3<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 10<br />
SKKN: Kinh nghieäm reøn kó naêng ñoïc ñuùng – ñoïc thaønh thaïo cho hoïc sinh <br />
lôùp 1<br />
<br />
NỘI DUNG Trang 3<br />
I. Thực trạng nghiên cứu Trang 3<br />
II. các giải pháp thực hiện Trang 3<br />
III. Các biện pháp thực hiện Trang 4,5,6,7,8,9<br />
KẾT LUẬN Trang 9<br />
I. Kết quả nghiên cứu Trang 9<br />
II. Bài học kinh nghiệm Trang 9<br />
III. kiến nghị Trang 1 0<br />
MỤC LỤC Trang 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 11<br />