YOMEDIA
ADSENSE
So sánh vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại
80
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "So sánh vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại" thông qua đối chiếu sự phân bố vị trí của trạng ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt nhằm chỉ ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. nhằm cung cấp cho Giảng viên và Sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại học Thủ Dầu dùng để tham khảo giảng dạy cho sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: So sánh vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại
- SO SÁNH VỊ TRÍ TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Liêu Nhữ Uy1 1. Khoa Ngoại ngữ. Email: uylntdmu.edu.vn. TÓM TẮT Tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc ngôn ngữ âm tiết tính, không biến hình. Trạng ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong các loại cấu trúc ngữ nghĩa tiếng Hán và tiếng Việt, trạng ngữ được sử dụng với tần số cao và vị trí trong câu khá linh hoạt, nhất là vị trí trạng ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi thông qua đối chiếu sự phân bố vị trí của trạng ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt nhằm chỉ ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. nhằm cung cấp cho Giảng viên và Sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại học Thủ Dầu dùng để tham khảo giảng dạy cho sinh viên. Từ khóa: Trạng ngữ, đối chiếu, phân bố, tiếng Việt, tiếng Hán 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiên nay đã có nhiều sinh viên Việt Nam theo học tiếng Hán hiện đại tại các trường Đại học, một số lượng lớn nhân sự cũng như cán bộ công nhân viên theo học tiếng Hán hiện đại tại các trung tâm ngoại ngữ. Trong quá trình học tập, bên cạnh những mặt thuận lợi, học viên cũng gặp phải không ít khó khăn về nhiều mặt, trong đó có vấn đề về mặt ngữ pháp. Chúng ta đều biết, tổ chức cú pháp của một câu tiếng Hán ngoài ba thành phần chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, còn có hai thành phần khác hết sức quan trọng, đó là thành phần tu sức (修饰语) và bổ sung (补充 语). Thành thành tu sức bao gồm trạng ngữ và định ngữ, thành thành bổ sung bao gồm các loại bổ ngữ; như bổ ngữ chỉ khả năng, bổ ngữ chỉ trình độ, bổ ngữ chỉ xu hướng, bổ ngữ chỉ kết quả, bổ ngữ chỉ số lượng,….Trong các thành phần nêu trên, thành phần trạng ngữ có vai trò không kém phần quan trọng trong việc tổ chức cấu trúc câu. Theo thống kê của hai học giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong Thành phần câu tiếng Việt, truyện ngắn Hết một buổi chiều (in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Hà Nội, 1981), có lượng câu mang trạng ngữ chiếm 30% tổng số câu có trong tác phẩm1. Tác phẩm Bối ảnh《背影》của nhà văn Trung Quốc hiện đại Chu Tự Thanh 朱自清, qua khảo sát và thống kê, chúng tôi phát hiện, có tới 94,2% trên tổng số câu văn thuộc tác phẩm có sử dụng trạng ngữ2. Từ đây chúng tôi có thể thấy được vai trò quan trọng của trạng ngữ trong việc biểu đạt ngôn ngữ trong tiếng Hán hiện đại cũng như tiếng Việt. 1 Theo thống kê của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong Thành phần câu tiếng Việt, truyện ngắn Hết một buổi chiều (in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Hà Nội, 1981), có lượng câu mang trạng ngữ chiếm 30% tổng số câu. (Xem Thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr.321. 2 Hán ngữ cao cấp giáo trình《汉语高级教程》, tập 1, Tập thể tác giả Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 2002, tr. 1-3. 756
- 2. TỔNG QUAN Thành phần đứng trước tu sức cho động từ trong tiếng Hán hiện đại gọi là trạng ngữ1. Thành phần đứng trước động từ làm trạng ngữ đó là thành phần tu sức, thành phần tu sức làm trạng ngữ này là động từ2, danh từ3, tính từ4, phó từ5. Xét theo bình diện vị trí trạng ngữ trong tiếng Hán luôn đứng trước trung tâm ngữ mà nó tu sức, điều này có nghĩa, nó chỉ có hai vị trí là đứng trước và sau chủ ngữ6. Ví dụ: 弟弟今天很不高兴。Em trai hôm nay rất buồn. (今天, trạng ngữ đứng sau chủ ngữ). 天气逐渐暖和起来了。Thời tiết dần dần ấm lên. (逐渐, trạng ngữ đứng sau chủ ngữ). 对于明天的安排,你们各位还有什么要提出的意见? Đối với kế hoạch sắp xếp công việc cho ngày mai, các vị còn ý gì muốn nói nữa không? Vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt7 có vị trí khá linh hoạt, nó có thể đứng đầu câu, đứng cuối câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ của câu. Nhưng cấu trúc thường thấy nhất vẫn là trạng ngữ đứng ở đầu câu. Ví dụ: Hai bên bờ sông, lần lượt diễu qua những đồng ruộng và những khóm tre, những làng mạc xo ro. (Nam Cao) (trạng ngữ “hai bên bờ sông” đứng đầu câu).Hồ Chủ tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. (trạng ngữ “bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình” đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ). Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình yêu của một con chó đối với người nuôi. (Nam Cao) (trạng ngữ “bằng một thứ tình yêu rất gần với tình yêu của một con chó đối với người nuôi” đứng ở cuối câu). 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp so sánh để nhận định sự giống nhau và khác nhau về vị trí trạng ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán. Tổng hợp những đặc trưng cơ bản nhất của vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán, làm cơ sở để so sánh. Thống kê nguồn ngữ liệu liên quan đến trạng ngữ thuộc hai hệ thống tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. 陆俭明 (2000), "“对外汉语教学” 中的语法教学 Ξ", 语言教学与研究(3). 1 孙德金 (1997), "现代汉语动词做状语考察", 语言教学与研究. 3. 2 孙德金 (1995), "现代汉语名词做状语的考察", 语言教学与研究. 4(88.98). 3 4 蔡旭 (2007), "事物形容词在定语和状语位置上的语义分析", 盐城师范学院学报 (人文社会科学版 ). 3, tr. 019.邢必果 (2013), "浅谈现代汉语中形容词作状语的语义指向", 中学时代: 理论版(3), tr. 37-37. 李少辉 (2010), "泰国学生汉语副词性状语习得偏误动态分析". 5 刘月华 (2004), 实用现代汉语语法, book, 商务印书馆, 1005. 6 Hoàng Trọng Phiến và Vũ Quang Hào (1980), Ngữ pháp tiếng Việt: câu, Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 7 757
- Trên cơ sở nguồn ngữ liệu đã thống kê, tiến hành phân tích, so sánh. Bài báo này được trình bày theo cả hai hướng diễn dịch và quy nạp. 3.2. Kết quả nghiên cứu 3.2.1.Vị trí trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại 1 3.2.1.1 Ở vị trí trước chủ ngữ2 Ở vị trí này, trạng ngữ không chỉ tu sức về mặt ý nghĩa cho toàn bộ câu đứng sau nó, nhấn mạnh nét nghĩa mà nó biểu hiện, mà còn thực hiện chức năng liên kết với câu trước nó. Đứng ở vị trí này, một số trạng ngữ có khả năng cải biến vị trí, một số lại hoàn toàn không thể, nhưng khi chuyển sang đứng ở vị trí khác, đối tượng cũng như nét nghĩa mà nó tu sức cũng sẽ thay đổi, nét nghĩa ban đầu có thể bị yếu đi hoặc mất hẳn. Ví dụ: a) 关于他,这里有不少类似小说一样的传说。Liên quan đến anh ta, ở đây có không ít truyền thuyết không khác gì tiểu thuyết. (关于他, trạng ngữ dẫn ra đối tượng cho toàn bộ câu phía sau, vị trí này là bất biến). b) 昨天他去上海了。Hôm qua hắn đi Thượng Hải rồi. (昨天, trạng ngữ tu sức cho toàn bộ câu phía sau về mặt thời gian, thời gian ở đây cũng được nhấn mạnh, vị trí này của trạng ngữ có thể thay đổi, bằng cách đem trạng ngữ đặt phía sau chủ ngữ “他”). 3.2.1.2. Ở vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ Ở vị trí này, chức năng chủ yếu của trạng ngữ là mô tả hoặc hạn định nét nghĩa cho vị ngữ. Ở vị trí này, cũng như ở trường hợp trên, một số trạng ngữ vẫn có khả năng cải biến vị trí, một số lại hoàn toàn không thể. Ví dụ: a) 他明天肯定会来。Ngày mai hắn nhất định sẽ tới. (明天, 肯定, 会, là ba trạng ngữ đứng sau chủ ngữ, đồng thời tu sức cho động từ vị ngữ “来”. Trong ba trạng ngữ này, chỉ “明 天” và “肯定” mới có thể cải biến vị trí). b) 北大离清华不远。Đại học Bắc Kinh cách Đại học Thanh Hoa không xa. (离清华,不 , là hai trạng ngữ đứng sau chủ ngữ, vị trí này của cả hai là không thể cải biến). c) 放学了,孩子们高高兴兴地从学校往家走。Tan học, bọn trẻ tung tăng chạy từ trường về nhà. (高高兴兴地,从学校,往家, là ba trạng ngữ đứng sau chủ ngữ, cả ba đều tu sức cho động từ vị ngữ “走”, vị trí của cả ba đều không thể thay đổi). Về mặt lý thuyết, nguyên tắc nói trên là không thể vi phạm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, đặc biệt trong các tác phẩm văn học, văn bản nghệ thuật, với mục đích tu từ, để đạt đến hiệu quả biểu đạt, người ta cũng đem trạng ngữ đặt sau trung tâm ngữ. Ví dụ: 我不喜欢他们的为人,真的。(老舍) Tôi không thích cách đối nhân xử thế của họ, thật đấy. (Lão Xá) (真的, trạng ngữ đứng cuối câu. Câu này nếu viết theo cách hành văn bình thường sẽ là: 我真的不喜欢他们的为人。) 刘月华 (2004), 实用现代汉语语法, book, 商务印书馆, 1005. 1 韦达 (1999), "壮语汉借词及其文化心理透视", 广西民族研究. 2, tr. 88. 2 758
- Dưới đây [Hình 1.1] là bảng trích thống kê về vị trí của trạng ngữ qua tác phẩm văn học Bối ảnh 《背影》của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Chu Tự Thanh, tác phẩm Vị trí trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại Vị trí Tỷ lệ % số câu Vị trí trạng ngữ trước chủ ngữ 15,4 % Vị trí trạng ngữ đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ 78,8 % 52 (100%) Vị trí trạng ngữ cuối câu 0% 0% 15.40% Trước chủ ngữ 15.4% Giữa chủ ngữ và vị ngữ 78.8% Cuối câu 0% 78.80% Hình 1.1 Vị trí trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại 3.2.2. Vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt1 3.2.2.1. Ở vị trí đầu câu Khi đứng ở vị trí đầu câu, trạng ngữ có tác dụng hạn định nội dung của câu đồng thời thực hiện chức năng liên kết với câu trước. Ví dụ: a. Bao giờ cũng vậy (TrN), sự cùng quẫn hay khiến người ta nghĩ ngợi và giận dữ. (Tô Hoài) b. Trên mu bàn tay (TrN), những đường gân xanh bóng ra làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. (Nam Cao) c. Cháu lại đi với mối thù thằng Tây mũi lõ, thằng Tây quấn thừng đã làm một đời bà khổ. Khi thắng lợi trở về (TrN), chắc bà không còn nữa. (...) Nhưng vùng này quả là đẹp, như trong tưởng tượng của mình về đồng quê, cánh cò vỗ nhịp vào ra trong lời mẹ hát. Càng gần Bắc Ninh (TrN), xứ sở của dân ca, phong cảnh càng êm dịu, càng quen thuộc và mênh mông như bài quan họ “Trên rừng 36 thứ chim”.... (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi) Trong ba ví dụ nói trên, ngoài trạng ngữ trong hai câu a 1 và a 2 có khả năng cải biến vị trí, ở ví dụ a 3, nếu đem trạng ngữ đặt ở cuối câu hoặc chen vào giữa hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, nó sẽ mất đi tác dụng cũng như chức năng liên kết ngôn bản như đã nêu ở trên. 3.2.2.2. Ở vị trí cuối câu Trạng ngữ thường xuyên tham gia vào phần báo, hoặc một mình làm phần báo - tức phần truyền đi thông tin mới. Ngoài ra, với vị trí cuối câu, trạng ngữ còn mang chức năng liên kết câu đó với câu sau nó. Ví dụ: a. Chùa xây từ thời cách đây một nghìn sáu trăm năm bởi một nhà sư Ấn Độ (TrN). (Chế Lan Viên) 1 Hoàng Trọng Phiến và Vũ Quang Hào (1980), Ngữ pháp tiếng Việt: câu, Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 759
- b. Nàng thù ghét họ, không phải vì họ không tốt hay vì họ kém lễ phép đối với nàng (TrN). (Nhất Linh) c. Ai đã nói điều ấy với mình, khi trời rạng sáng (TrN)? 9g30 phải vào màn, nhưng ta thức trọn một đêm, với bốn bề đang rạng sáng, mặt trời mọc, và em bé đã ríu rít ở hàng ô ro xén gọn. (...) Ta biết giấu mặt vào đâu, vào gấu quần hay gấu áo, khi đường Trường Sơn chưa có dấu chân ta (TrN). Khi cả cuộc đời ta chưa có cái niềm vui mãnh liệt của người chiến thắng, cắm cờ của Tổ quốc trên cả nước thân yêu. (Nguyễn Văn Thạc) So với hai câu đơn độc lập thuộc hai ví dụ a và b, chức năng liên kết của hai trạng ngữ đứng cuối câu trong ví dụ c thể hiện đặc biệt rõ. 3.2.2.3. Ở vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ Trong tiếng Việt vị trí đứng ở giữa chủ ngữ và vị ngữ có thể xuất hiện trong một số trường hợp khá phổ biến. Ở vị trí này, trạng ngữ thường mang ý nghĩa hạn định nội dung của câu. Ví dụ: a. Lão chồng tôi khi ấy (TrN) là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi. (Nguyễn Minh Châu) b. Vả lại Hộ, đối với Từ (TrN), còn là một ân nhân nữa. (Nam Cao) c. Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, thấm nhuần cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh (TrN), mà hạt thóc nếp đầu tiên làm thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không? (Thạch Lam) Có thể thấy rõ, trạng ngữ ở ba ví dụ trên, tuy không mang chức năng liên kết, nhưng chúng đều có chức năng hạn định cho nội dung của sự tình được đề cập trong câu. Dưới đây1 [Hình 1.2] là bảng trích thống kê tỷ lệ phần trăm về vị trí của trạng ngữ trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (truyện in trong sách Văn học lớp 11). Vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt Vị trí Tỷ lệ % số câu Vị trí đầu câu 4,05 % Vị trí cuối câu 1,68 % 296 (100%) Vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ 1,68 % 1.68% Trước câu 4.05% Giữa chủ ngữ và vị ngữ 1.68% Cuối câu 1.68% 1.68% 4.05% Hình 1.2. Vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt 1 Theo thống kê của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong Thành phần câu tiếng Việt, truyện ngắn Hết một buổi chiều (in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Hà Nội, 1981), có lượng câu mang trạng ngữ chiếm 30% tổng số câu. (Xem Thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr.321. 760
- Dưới đây [Hình 2.1] là đoạn trích bảng thống kê so sánh vị trí của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại thông qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Bối ảnh của Chu Tự Thanh.1 Tiếng Việt Tiếng Hán Vị trí Tỉ lệ % Số câu Vị trí Tỉ lệ % Số câu Trước câu 4,05 % Trước chủ ngữ 15,4 % Giữa chủ ngữ và 296 1,68% Giữa chủ ngữ và vị ngữ 78,8 % 52 (100%) vị ngữ (100%) Cuối câu 1,68% Cuối câu 0% 1.68% Trước câu 4.05% Giữa chủ ngữ và vị ngữ 1.68% 1.68% Cuối câu 1.68% 4.05% 0% 15.40% Trước chủ ngữ 15.4% Giữa chủ ngữ và vị ngữ 78.8% 78.80% Cuối câu 0% Hình 2.1. So sánh vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán Bảng trích số câu thống kê trên đây cho thấy tỷ lệ phần trăm về vị trí xuất hiện của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Thông qua những con số được liệt kê trong bảng, có thể thấy rõ rằng, vị trí đứng đầu câu của trạng ngữ trong tiếng Việt có tần số xuất hiện cao nhất, chiếm khoảng 4,05% trên tổng số câu trích 296 câu, hai vị trí còn lại (đứng cuối câu và chen giữa chủ ngữ và vị ngữ) đều chiếm khoảng 1,68%. Còn vị trí của trạng ngữ trong câu tiếng Hán hiện đại, thì vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 78.8% trên tổng số câu trích 52 câu ; vị trí trước chủ ngữ chỉ chiếm 15.4%, còn vị trí cuối câu thì không có một trường hợp nào. Như vậy, có thể khẳng định, vị trí đầu câu là vị trí chủ yếu của trạng ngữ trong tiếng Việt, còn trong tiếng Hán hiện đại, vị trí chủ yếu của nó là chen giữa chủ ngữ và vị ngữ. 1 Theo thống kê của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong Thành phần câu tiếng Việt, truyện ngắn Hết một buổi chiều (in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Hà Nội, 1981), có lượng câu mang trạng ngữ chiếm 30% tổng số câu. (Xem Thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr.321. 761
- 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHI DỊCH TRẠNG NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN. 4.1. kết luận Từ những kết quả thống kê trên, ta thấy được sự giống nhau của vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán đều có 3 vị trí khác, đó là vị trí đứng đầu câu, vị trí trước chủ ngữ và vị trí cuối câu. Sự khác nhau của vị trí trạng ngữ đứng đầu câu trong tiếng Việt chiếm tỷ đa số khoảng 4,05% trên tổng số câu trích 296 câu. Còn vị trí của trạng ngữ trong câu tiếng Hán hiện đại, thì vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 78,8% trên tổng số câu trích 52 câu. Vị trí trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại chủ yếu là đứng ở giữa chủ ngữ và vị ngữ, con vị trí Trạng ngữ trong tiếng Việt chủ yếu đứng trước chủ ngữ, như vậy khi ta dịch từ Việt sang Trung, thì phải chú ý đến vị trị trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, từ đó ứng dụng vị trí trạng ngữ của hai ngôn ngữ này vào giảng dạy môn học biên dịch Việt – Trung, Trung – Việt cho sinh viên Đại học chuyên ngành tiếng Trung một cách có hiểu quả. Thông qua đối chiếu sự phân bố vị trí của trạng ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt nhằm chỉ ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng nhằm cung cấp cho Giảng viên và Sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại học Thủ Dầu dùng để tham khảo giảng dạy cho sinh viên. Ngoài ra bài viết này còn cung cấp những hiểu biết cụ thể cũng như những điểm tương đồng và khác biệt của vị trí trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, không chỉ giúp ích cho quá trình giao tiếp hàng ngày, xây dựng chiến lược dạy và học tiếng (bao hàm cả tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại) một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn. Ngoài ra, bài viết này ở phạm vi xa hơn, còn thúc đẩy tiến trình tiếp xúc ngôn ngữ và giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc. 4.2. Một vài đề xuất khi dịch trạng ngữ tiếng Việt và tiếng Hán. Từ gốc độ vị trí trạng ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán đã trình bày ở phần trên, một câu trong tiếng Hán có nhiều loại trạng ngữ khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán hoặc ngược lại, thì phải nấm được vị trí trật tự sắp xếp của nó. Trật tự sắp xếp của kiểu trạng ngữ có quan hệ tăng tiến tuy đôi lúc có thể linh hoạt1, nhưng nhìn chung vẫn mang tính quy luật, đại thể có thể xếp theo thứ tự như sau: 1. Trạng ngữ chỉ thời gian 2. Các loại trạng ngữ biểu đạt ngữ khí, phạm vi, tần suất,…. 3. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. 4. Trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động tác. 5. Trạng ngữ biểu đạt không gian, phương hướng, lộ tuyến. 6. Các loại trạng ngữ biểu đạt mục đích, đối tượng, căn cứ, …. 1 Các kiểu trạng ngữ chỉ nơi chốn, phương hướng, phạm vi, lộ tuyến,... đôi khi căn cứ vào nhu cầu biểu đạt có thể đem vị trí của chúng điều chỉnh. Trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của động tác, đôi khi với mục đích nhấn mạnh, người ta cũng có thể đem nó điều chỉnh lên trước. Ví dụ: 你给我们详细介绍一下。Anh giới thiệu cho chúng tôi rõ ràng một chút! Câu này với mục đích nhấn mạnh phương thức tiến hành của động tác, cũng có thể viết thành: 详细地给我们介绍一下。 762
- 7. Trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của động tác. Dựa trên trật tự sắp xếp nêu trên, chúng ta hãy xét một số ví dụ dưới đây: 整整一个下午(1),他都(2)在操作台上(3)紧张地(7)操作着。Trọn cả buổi chiều anh ấy luôn khẩn trương làm việc trên đài chỉ huy. 你们从前(1)到底(2)在一起(4)共同(7)生活了多久? Các bạn trước đây rốt cục đã cùng sống với nhau bao lâu? 有一次(1)曾刚在会议上(4)与周主任(6)针锋相对地(7)争论起来。Có một lần, trong hội nghị, Tăng Cương cùng chủ nhiệm Châu tranh luận hết sức gay gắt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Trọng Phiến và Vũ Quang Hào (1980), Ngữ pháp tiếng Việt: câu, Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 2. Liêu Nhữ Uy (2009), So sánh cấu trúc và ngữ nghĩa của Trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM. 3. 刘月华 (2004), 实用现代汉语语法, book, 商务印书馆, 1005. 4. 孙德金 (1995), "现代汉语名词做状语的考察", 语言教学与研究. 4(88.98). 5. 孙德金 (1997), "现代汉语动词做状语考察", 语言教学与研究. 3. 6. 李少辉 (2010), "泰国学生汉语副词性状语习得偏误动态分析". 7. 蔡旭 (2007), "事物形容词在定语和状语位置上的语义分析", 盐城师范学院学报 (人文社会科 学版). 3, tr. 019. 8. 邢必果 (2013), "浅谈现代汉语中形容词作状语的语义指向", 中学时代: 理论版(3), tr. 37-37. 9. 陆俭明 (2000), "“对外汉语教学” 中的语法教学 Ξ", 语言教学与研究(3). 10. 韦达 (1999), "壮语汉借词及其文化心理透视", 广西民族研究. 2, tr. 88. 763
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn