intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

sổ tay Địa lý: Địa lý việt nam trong thơ ca, ca dao, tục ngữ

Chia sẻ: Lê Văn Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

312
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

sổ tay Địa lý Địa lý việt nam trong thơ ca, ca dao, tục ngữ trình bày vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, việt nam – đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên việt nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển,...mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: sổ tay Địa lý: Địa lý việt nam trong thơ ca, ca dao, tục ngữ

  1. SỔ TAY ĐỊA LÝ NAM ĐỊNH, 05/2016
  2. A. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý. Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm   khu vực Đông Nam Á.  Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ  S, kéo dài từ  vĩ độ  23o23’ Bắc  (tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang) đến 8o34’ Bắc (tại mũi đất Cà Mau).                                             “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang  Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa”. Hoặc “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Chữ S bao đời hình một chiếc mỏ neo” (Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển – Nguyễn Trọng Phú) Điểm cực Bắc của nước ta Điểm cực Nam của nước ta (Đồng Văn, Lũng Cú, Hà Giang) (tỉnh Cà Mau) 2. Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn của 3 bộ phận: + Vùng đất.  + Vùng biển. + Vùng trời. a. Vùng đất  Bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. Tổng diện tích là 331 212 km2.
  3. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.600 km tiếp giáp với Trung Quốc ở  phía Bắc, với Lào và Cam­pu­chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông.  Đường bờ  biển dài 3260km, từ  Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang),   với hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, hai quần đảo lớn là Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng)  và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). “Hùng vĩ thay toàn thân đất nước Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa Từ Trà Cổ rừng dương tới Cà Mau rừng đước Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa (Vui thế hôm nay – Tố Hữu) (Bãi biển Trà Cổ có mũi Sa Vĩ là điểm đầu tiên trên hình chữ S của đất liền nước  ta, thuộc tỉnh Quảng Ninh). Bãi biển Trà Cổ (tỉnh Quảng Ninh) Mũi Sa Vĩ b. Vùng biển. Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tích  biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển  Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2).  Vùng   biển   nước   ta   tiếp   giáp   với   vùng   biển   của   các   quốc   gia:   Trung   Quốc,   Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Brunay, Indonexia, Philippin. c. Vùng trời.  Vùng trời Việt Nam là khoảng không bao trùm trên lãnh thổ gồm đất liền, hải đảo và   bên ngoài lãnh hải nước ta. 3. Việt Nam – đất nước nhiều đồi núi 3.1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ­ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
  4. ­ Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao   trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước. 3.2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. ­ Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt. ­ Địa hình gồm 2 hướng chính:       + Hướng Tây Bắc ­ Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.       + Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. 3.3. Địa hình cua vùng nhi ̉ ệt đới ẩm gió mùa : quá trình xâm thực ở vùng đồi núi và bồi   tụ diễn ra mạnh mẽ ở đồng bằng hạ lưu sông, quá trình caxtơ mạnh,… 3.4. Địa hinh ch ̀ ịu tác động mạnh mẽ  của con người:  miền núi: làm ruộng bậc thang,  đốt rừng, đông bằng: đắp đê,… Ruộng bậc thang Địa hình núi cao 3.5. Các khu vực địa hình. a. Khu vực đồi núi * Địa hình núi chia thành  ­ Vùng núi Đông Bắc  + Nằm  ở  tả  ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,   Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.  + Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung.  + Hướng  nghiêng  chung  Tây Bắc – Đông Nam, cao  ở phía Tây Bắc như Hà Giang,  Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500­600m,   giáp đồng bằng là   vùng đồi trung du dưới 100m.  ­  Vùng núi Tây Bắc  + Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc   – Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…) 
  5. + Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây. Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn.  Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt ­ Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn   nguyên, cao nguyên đá vôi từ  Phong Thổ  đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các  thung  lũng  sông (sông Đà, sông Mã, sông Chu…)  ­  Vùng núi Bắc Trường Sơn + Từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.  + Huớng chung Tây Bắc ­ Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang,   cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng  núi Tây Thừa Thiên­Huế, ở giữa là vùng núi đá vôi ở Quảng Bình.  + Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã cũng là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và   Trường Sơn Nam.  ­  Vùng núi Nam Trường Sơn  + Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán   bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ.  + Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về  phía Đông  còn phía Tây là các cao nguyên xếp tầng cao khoảng   từ  500­1000m: Plây­Ku, Đắk   Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh, tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông ­ Tây  của địa hình Trường Sơn Nam.  *  Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du  + Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đông Bắc.  + Bán bình nguyên  ở  Đông Nam Bộ  với bậc thềm phù sa cổ  cao khoảng 100m, bề  mặt phủ ba dan cao khoảng 200m;   + Dải đồi trung du ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp lại ở  rìa đồng bằng ven biển miền Trung.  b. Khu vực đồng bằng  *  Đồng bằng châu thổ (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long)  ­ Đồng bằng sông Hồng  + Đồng bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ  lâu, nay đã biến đổi nhiều.  + Diện tích: 15.000 km2 + Địa hình: Cao  ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô  nhỏ.  + Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các  ô trũng ngập nước. Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm. 
  6. ­  Đồng bằng sông Cửu Long  + Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau  ĐBSH.  + Diện tích: 40.000 km2 + Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.  + Không có đê, nhưng mạng  lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị  ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng. Trên bề  mặt đồng bằng   còn có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.  ­ Đồng bằng ven biển  + Đồng bằng do phù sa sông biển bồi đắp.  + Diện tích: 15.000 km2 + Địa hình: hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ (chỉ có đồng bằng Thanh Hoá,  Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng)  + Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã  bồi  tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát. Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông  Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long Hồng 4. Thiên nhiên Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Biển Đông có tác động rất lớn tới thiên nhiên Việt Nam. Nhờ có biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên  điều hòa hơn. Điều đó được thể hiện rõ trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy” “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” Hoặc “Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang Mây kéo lên ngàn, thì mưa như trút” Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
  7. “Nước ta ở xứ nóng, khí hậu tốt  Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”  Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khi. Hai bể dầu lớn nhất đang  được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Móng Cái – Cà Mau hình chiếc lưỡi câu Câu những túi vàng đen mỏ dầu trong lòng đất” (Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển – Nguyễn Trọng Phú) Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới giàu thành phần  loài, năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ với hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp  xác, 2500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong biển, hơn 100 loài tôm; vài chục loài mực, hàng  nghìn sinh vật phù du. Một số loài có giá trị kinh tế lớn và đặc sản.  Hệ sinh thái rừng ngập mặn: 450.000ha (thứ 2 thế giới).  “Từ Trà Cổ rừng dương tới Cà Mau rừng đước Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa” (Vui thế hôm nay – Tố Hữu) Rừng ngập mặn ven biển Khai thác dầu khí trên biển Tuy nhiên do vị trí gần biển nên nước ta chịu nhiều thiên tai như bão, sóng lừng, sạt  lỡ bờ biển, nạn cát bay, cát chảy và hoang mạc hóa….  “Những người đi biển làm nghề, Thấy dòng nước nóng thì về đừng đi. Sóng lừng, bụng biển ầm ì, Bão mưa ta tránh chớ hề ra khơi”. Một cơn bão sắp đổ bộ vào Việt Nam  Sạt lở bờ biển (ảnh vệ tinh)
  8. 5.Thiên nhiên Việt Nam nhiệt đới ẩm gió mùa. 1.1. Khí hậu:  Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ  cao và độ   ẩm   lớn. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước trên 200C (trừ vùng cao). Tổng số giờ nắng từ  1400 – 3000 giờ/năm. Cân bằng bức xạ luôn luôn dương. Lượng mưa trung bình năm cao:  1500–2000 mm. Độ ẩm không khí cao trên 80%.  “Nước ta ở xứ nóng, khí hậu tốt  Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”  Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa, với hai mùa gió chính là gió   mùa mùa hạ  và gió mùa mùa đông. Nước ta cũng chịu  ảnh hưởng của gió Tín phong bán   cầu Bắc hoạt động quanh năm. a. Gió mùa mùa hạ: hoạt động từ tháng V – X, có hướng Tây Nam. ­ Vào đầu mùa hạ (tháng V – VII): khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển   theo hướng tây nam xâm nhập nước ta. Tạo nên kiểu thời tiết đặc trưng: + Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên,  + Ven biển Trung Bộ  và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô,  nóng.  Kiến thức trên giải thích câu: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quay” Hoặc “Gió Lào thổi rạc bờ tre
  9. Chỉ qua giọng nói đã nghe nhọc nhằn” (Nguyễn Bùi Vợi) (Gió Lào chính là gió mùa mùa hè. Sau khi thổi qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió   đã mất đi một phần hơi ẩm. Gặp dãy Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên   hầu hết hơi  ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút bên sườn phía Tây của dãy núi. Khi gió   thổi sang sườn bên Đông, gió trở nên khô, nóng, tức “gió Lào”) ­ Giữa và cuối mùa hạ  (tháng VI – X): gió tín phong từ  Nam Bán Cầu di chuyển và đổi   hướng thành gió Tây Nam. Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào  (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ). Tạo nên kiểu thời tiết đặc trưng: + Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.  + Cùng với dải hội tụ  nhiệt đới gây mưa cho cả  2 miền Nam, Bắc và mưa vào   tháng IX cho Trung Bộ.  Điều đó được ông cha ta đúc kết trong một số câu ca dao, tục ngữ sau: “Tháng 5, tháng 6 mưa dài Bước sang tháng 7 tiết trời mưa ngâu” Hoặc “Tháng bảy kiến đàn  Đại hàn hồng thủy” (Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa   cao trở  thành khu áp thấp hút gió (khối khí  ẩm) từ  Thái Bình dương vào gây nên những   trận mưa lớn cùng với sự  xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão  ở  Bắc bộ  và   Bắc trung Bộ). b. Gió mùa mùa đông: hoạt động từ tháng XI – IV năm sau, chủ yếu  ở miền Bắc (từ dãy   Bạch Mã trở ra bắc, có hướng đông bắc. Gió mùa mùa đông có hướng đông bắc, với tính   chất lạnh khô. Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu đông   lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm. “Tháng giêng rét đài Tháng hai rét lộc Tháng ba rét nàng Bân”
  10. (Đây là kiểu thời tiết do gió mùa mùa đông gây ra  ở  miền Bắc nước ta: đầu đông lạnh   khô, cuối đông lạnh ẩm. ­ Rét đài : rét khá đậm, làm hoa rụng cánh còn trơ lại đài hoa ­ Rét lộc: ẩm ướt thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau những ngày đông lạnh giá ­ Rét nàng Bân: rét ngắn ngày, đợt rét cuối cùng của mùa đông, gây mưa) Từ  Đà Nẵng trở  vào Nam, gió Tín phong Bắc bán cầu chiếm  ưu thế, gây mưa cho  vùng ven biển Trung Bộ, khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Sự khác biệt này được thể hiện rõ trong đoạn thơ sau: “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam Muốn gửi ra em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày thợ cấy” (Gửi nắng cho em  – Phạm Tuyên) 1.2. Địa hình. ­ Xâm thực mạnh ở đồi núi:   + Địa hình bị cắt xẻ, xói mòn, rửa trôi, lở.   + Địa hình Caxtơ, hang động, suối cạn..   +Trên thềm phù sa cổ: địa hình bị chia cắt. ­ Bồi tụ ở hạ lưu sông: rìa Đông Nam ở châu thổ sông Hồng và Tây Nam sông Cửu Long. 1.3. Sông ngòi. Sông nhiều nước, giàu phù sa (tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm, trên 60% bên ngoài  vào, 200 triệu tấn phù sa/năm, riêng sông Hồng chiếm 120 triệu tấn). Mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 con sông dài trên 10km, cứ 20km có một cửa  sông). Chủ yếu là sông nhỏ chiếm 92,5%. Chế độ nước theo mùa. 1.4. Sinh vật. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh, đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, thường xanh. ­ Thành phần động thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế ­ Cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất feralit. 6. Thiên nhiên phân hóa đa dạng. 6.1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam.
  11. a. Nguyên nhân: ­ Sự thay đổi của khí hậu theo theo vĩ độ (càng vào Nam nhập xạ lớn).  ­ Hoàn lưu của gió mùa kết hợi với địa hình. b. Đặc điểm. Thiên nhiên Việt Nam được chia ra làm hai đới khí hậu lớn, lấy dãy Bạch Mã làm  ranh giới tự nhiên:  “Hải Vân đèo lớn vượt qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” (Tản Đà) (đèo Hải Vân cao 500m, dài 20km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã, ở giữa địa giới tỉnh  Thừa Thiên ­ Huế và thành phố Đà Nẵng). (1) Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra):  ­ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm > 200C, biên độ nhiệt trung bình  năm lớn (100C­120C), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và  gió mùa đông Nam, có mùa đông lạnh kéo dài 2­ 3 tháng.  ­ Cảnh quan tiêu biểu  là  đới rừng nhiệt đới gió mùa.  Thành phần loài SV của vùng  nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới. “Trời làm tháng 6 giá chân Tháng chạp nằm trần bưc đổ mồ hôi Con chuột kéo cày lồi lồi Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong”. (Chế độ khí hậu của miền Bắc với 2 mùa chính: mùa hè và mùa đông) (2) Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): ­ Khí hậu nhiệt đới khá điều hòa do ít chịu  ảnh hưởng của gió mùa, nóng quanh năm và   chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ trung bình năm > 250C, biên độ  nhiệt trung bình năm thấp (30C­40C).  ­ Cảnh quan tiêu biểu  là  đới rừng cận xích đạo gió mùa.  Thành phần loài sinh vật của  vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài. 6.2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông ­ Tây. a. Nguyên nhân ­ Địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, có một số  dãy núi cao chia cắt lãnh thổ  thành các  vùng.
  12. ­ Các luồng gió mùa đã tạo nên sự phân hóa Đông – Tây (kinh tuyến). b. Đặc điểm. ­ Vùng biển và thềm lục địa: thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự  thay đổi   theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa + Thềm lục địa phía băc và phia nam: đái nông mở rộng, có nhiều đảo ven bờ.  + Thềm lục địa duyen hải nam trung bộ: đáy sâu, bãi biển hẹp, nhiều vịnh nước   sâu. ­ Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên thay đổi theo từng vùng: + Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên  trù phú. + Dải đồng bằng ven biển Trung bộ  hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu,  các cồn cát, đầm, phá phổ  biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ,  nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển. ­ Vùng đồi núi: thiên nhiên rất phức tạp  (do tác động của gió mùa và hướng của các  dãy núi):  + Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ  Đông­Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và   Tây Nguyên. + Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh đến sớm (hướng núi vòng cung).  + Tây Bắc: ít  ảnh hưởng gió mùa đông bắc, vùng núi thấp phía nam cảnh quan   nhiệt đới ẩm gió mùa (ảnh hưởng dãy Hoàng Liên Sơn).  + Đông Trường Sơn (Duyên hải miền Trung): mùa hạ  hiệu  ứng phơn, khô nóng;  mùa đông lạnh yếu, mưa vào mùa thu đông, ảnh hưởng bão, lũ…;  + Tây Trường Sơn (Tây nguyên): mưa vào mùa hạ, có 6 tháng khô (ảnh hưởng của   dãy Trường Sơn Nam). “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây     Bên nắng đốt, bên mưa quay” (Sợi nhớ sợi thương – Phan Huỳnh Điểu) Hoặc “Trường Sơn Tây anh đi  Thương em bên ấy mưa nhiều  Con đường gánh gạo
  13.  Muỗi bay rừng già cho dài tay áo  Hết rau rồi, em có lấy măng không.  Còn Em thương bên Tây anh mùa đông  Nước khe cạn bướm bay lèn đá”.  (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) ( Vào mùa thu đông, Tín phong Bắc bán cầu thổi qua biển theo hướng đông bắc  (chiếm ưu thế so với gió mùa Đông Bắc đã suy yếu) mang theo nhiều hơi ẩm, bị dãy  Trường Sơn chắn lại, trút hơi ẩm và gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ; đây cũng là  nguyên nhân chính tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Vào mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây   nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho sườn Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy  Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biển giới Lào ­ Việt, tràn xuống vùng đồng bằng ven   biển Trung Bộ, khối khí này trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn). 6.3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. a. Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao (cứ 100m giảm 0,6 oC) đã làm cho  khí hậu thay đổi theo độ cao của các thành phần tự nhiên và cảnh quan tự nhiên của nước   ta có 3 đai. b. Biểu hiện. * Đai nhiệt đới gió mùa: ­ Độ cao:  + Miền Bắc: dưới 600­700m.  + Miền Nam: 900­1000m ­ Đặc điểm khí hậu: nhiệt đới, nền nhiệt cao, mùa hạ  nóng, độ   ẩm từ  khô hạn đến ẩm   ướt. ­ Các loại đất chính: Hai hệ chính: phù sa ­ 24%, feralit ­ 60%. ­ Các hệ sinh thái chính: + Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, nhiều tầng, động vật phong phú. + Rừng nhiệt đới gió mùa trên đá vôi, rừng tràm, rừng ngập mặn, xa van.  * Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: ­ Độ cao:  + Miền Bắc: 600­2600m.  + Miền Nam: 900­2600m ­ Đặc điểm khí hậu: Mát mẻ, không tháng nào nhiệt độ > 25 oC, mưa nhiều độ ẩm tăng. ­ Các loại đất chính: 
  14. + Từ 600­1600m đất feralit có mùn, chua, tầng mỏng do phong hóa yêu. + Trên 1600m đất mùn. ­ Các hệ sinh thái chính: + Rừng cận nhiệt đới lá rộng rộng và lá kim. + Rừng sinh trưởng kém. Ví dụ: “ Sa Pa hè mát hơn thu  Chỉ làn không khí cũng ru dịu người  Ở đâu nắng hạn rang trời  Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình Trời đất nhẹ, núi non xanh Cây Sa Mu đứng, nữa hình con thoi” (Xuân Diệu) (Sa Pa, thuộc tỉnh Lào Cai,  nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 – 1650m) * Đai ôn đới gió mùa trên núi: ­ Độ cao: > 2600m  ­ Đặc điểm khí hậu: quanh năm nhiệt độ 
  15. B. ĐỊA LÝ DÂN CƯ. 1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. 1.1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. * Đông dân: ­ Biểu hiện: năm 2006 dân số nước ta là 84,156 nghìn người, thứ  3 Đông Nam Á, 13 thế  giới/ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. ­ Ảnh hưởng: + Tích cực: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Hạn chế: do nước ta còn nghèo, chậm phát triển gây trở  ngại trong giải quyết   việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ví dụ trong đoạn thơ sau nói đến hậu quả của sự gia tăng dân số “Lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau  Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn  Phố phường chật hẹp người đông đúc  Bồng bế nhau lên núi ở non.”  (Chúc Tết ­ Tú Xương )  * Có nhiều thành phần dân tộc: ­ Biểu hiện: có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%), dân tộc khác chiếm 13,8%  dân số. ­ Ảnh hưởng: + Tích cực: đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng truyền thống văn hoá,   phong tục tập quán, phong phú trong kinh nghiệm sản xuất. 
  16. + Hạn chế: nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với   các dân tộc ít người, mức sống còn thấp. 1.2. Dân số tăng nhanh, dân số trẻ. * Dân số tăng nhanh: ­ Biểu hiện: + Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX: 1965­75: 3%, 1979­89:  2.1%. + Thời kỳ 2000­2005 còn 1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng  hơn 1 triệu người. ­ Nguyên nhân: + Dân số đông và trẻ: số người trong độ tuổi kết hôn lớn. + Trình độ phát triển KT ­ XH còn thấp trước đây chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu. + Nhiều quan niệm lạc hậu… + Trong chiến tranh chưa chú trọng kế hoạch hóa gia đình. + Sau thống nhất mức gia tăng giảm dần do thực hiện kế hoạch hóa gia đình. ­ Ảnh hưởng: + Thuận lợi: lực lượng lao động bổ  sung lớn, trẻ  năng động, tiếp thu khoa học kĩ  thuật nhanh. + Khó khăn: kinh tế kém phát triển, dân số  đông lại tăng nhanh   gây sức ép mọi  mặt với việc phát triển kinh tế  ­ xã hội, với môi trường và nâng cao chất lượng  cuộc sống. * Dân số trẻ:  ­ Biểu hiện: độ tuổi lao động khoảng 64,0% dân số, trẻ em chiếm 27%, tuổi già chỉ 9,0%  (2005). ­ Ảnh hưởng:  + Lực lượng lao động dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo. + Gây sức ép trong giải quyết việc làm. 1.3. Dân cư phân bố chưa hợp lý ­ Giữa thành thị và nông thôn: dân cư sống chủ yếu ở nông thôn.    Năm 2005 : + Tỉ lệ dân sống ở nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm. + Tỉ lệ dân sống ở thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng ­ Giữa đồng bằng và miền núi: dân cư chủ yếu ở đồng bằng, tập trung ¾ dân sô ­ Mật độ dân số trung bình cả nước: 254 người/km2 (2006).
  17. + Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số. Trong đó đồng bằng sông Hồng cao  nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước. + Miền núi: 3/4 diện tích ­ chiếm 1/4 dân số. Trong đó Tây Nguyên 89 người/km2,  Tây Bắc 69 người/km2  2. Đặc điểm nguồn lao động nước ta. 2.1. Thế mạnh: ­ Nguồn lao động nước ta dồi dào 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân). Mỗi năm tăng   thêm 1 triệu lao động ( 2005). ­ Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế  hệ, nhất là trong nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… ­ Chất lượng lao động ngày càng nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa,   giáo dục và y tế: lực lượng lao động qua đào tạo tăng từ  12,3% năm 1996 lên 25,0% năm   2005. 2.2. Hạn chế: ­ Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. ­ Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề  còn thiếu nên chưa  đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH tăng nhanh hiện nay ở nước ta;  chưa qua đào tạo năm   2005 chiếm 75,0% . ­ Phân bố không đồng đều theo lãnh thổ. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và  hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động  có kỹ thuật. 3. Chuyển biến về cơ cấu sử dụng lao động của nước ta hiện nay. 3.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế. ­  Cơ  cấu: lao động trong ngành nông, lâm, ngư  nghiệp chiếm tỷ  trọng cao nhất 57,3%,   thấp nhất là công nghiệp xây dựng 18,2% (2005). ­ Xu hướng: giảm tỷ  trọng lao động nông, lâm, ngư  nghiệp (còn 57,3% ­ 2005); tăng tỷ  trọng lao động công nghiệp, xây dựng (lên 18,2%) và tỷ  trọng dịch vụ  cũng tăng   nhưng  còn chậm (24,5%).  ­ Nguyên nhân: do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3.2. Theo thành phần kinh tế. ­ Cơ  cấu: Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất 90,1%, thấp nhất là vốn đầu   tư nước ngoài.  ­  Xu hướng: lao động trong khu vực kinh tế  trong nước (nhà nước và ngoài nhà nước)   chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm: nhà nước 9,9 (2003) giảm xuống 9,5 (2005), 
  18. ngoài nhà nước 90,1% ( 2000) xuống còn 88,9% (2005). Lao động trong khu vực có vốn  đầu tư nước ngoại ngày càng tăng từ 0,6% năm 2000 lên 1,6% năm 2005. ­ Nguyên nhân: do thực hiện nền kinh tế mở, phát triển nền kinh tế thị trường theo định   hướng xã hội chủ nghĩa. 3.3. Theo thành thị nông thôn. ­ Cơ cấu: cơ cấu lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn 79%, thành thị 20,1% ( 1996). ­ Xu hướng: tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm từ 79,9% năm 1999 xuống còn 75,0% năm  2005. lao động ở khu vự thành thị ngày càng tăng: 20,1% năm 1996 lên 25,0% 2005. ­ Nguyên nhân:  + Do trình độ thấp và yêu cầu của công việc cần nhiều lao động ở nông thôn. + Thay đổi cơ cấu do nước ta đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. 4. Hiện trạng và phương hướng giải quyết việc làm. 4.1. Hiện trạng: Việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn, cấp thiết ở nước ta hiện nay: ­ Năm 2005 cả nước có: 2,1 % tỉ lệ thất nghiệp, 8,1% tỉ lệ thiếu việc làm. ­ Nông thôn: 1,1% thất nghiệp, 9,3 % thiếu việc làm. ­ Thành thị 5,3% thất nghiệp, 4,5 % thiếu việc làm. 4.2. Phương hướng giải quyết việc làm: ­ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. ­ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. ­ Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ. ­ Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư  nước ngoài, mở  rộng sản xuất hàng   xuất khẩu. ­ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. ­ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 5. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. ­ Quá trình đô thị  hóa  ở  nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ  đô thị  hóa thấp. biểu   hiện: + Từ thế kỷ III trước Công nguyên và trong suốt thời kỳ phong kiến,  ở nước ta mới hình  thành một số  đô thị  quy mô nhìn chung còn nhỏ  như: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố  Hiến… + Thời Pháp thuộc, công nghiệp hóa chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế  kỷ  XX   mới có một số đô thị lớn được hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định … + Từ  sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị  hóa diễn ra   chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
  19. + Từ  1954 đến 1975, đô thị  phát triển theo hai xu hướng khác nhau:  ở  miền Nam, chính  quyền Sài Gòn đã dùng “ đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh,   từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị  bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị  hóa chững  lại. + Từ  năm 1975 đến nay, quá trình đô thị  hóa có chuyển biến khá mạnh, đô thị  được mở  rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các   đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ  thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. ­ Tỷ lệ dân thành thị tăng: + Năm 1990 dân số thành thị ở nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số  này đã tăng lên 26,9 % năm 2009. + Tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực . ­ Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: + Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta, tuy nhiên   ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số đô thị lớn thứ 2 và thứ 3 cả nước là các   vùng đồng bằng (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long). + Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta. C. ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ 1. TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ.  1.1. Vị trí địa lí của vùng. ­ Gồm 15 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình; Đông Bắc: Lào Cai,  Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên,   Bắc Giang, Quảng Ninh. ­ Diện tích: 101.000 km2, chiếm 30,5% diện tích cả nước. Dân số >12 triệu (2006), chiếm   14,2% dân số cả nước. ­ Giáp Trung Quốc, Lào, liền kề  đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và giáp vịnh Bắc  Bộ.  Vùng có vị  trí địa lý đặc biệt và giao thông vận tải đang được đầu tư  tạo điều kiện  thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
  20. Thế mạnh trong phát triển kinh tế của Trung du miện nui Bắc Bộ 1.2. Thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ trong việc khai thác, chế biến  khoáng sản và thủy điện. a. Khoáng sản: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại: ­ Than:  + Tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên.  + Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ  lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông  Nam Á + Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như  Uông Bí (150  MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)… ­ Sắt ở Yên Bái, kẽm­chì ở Bắc Kạn, đồng­vàng ở Lào Cai, bô­xit ở Cao Bằng. ­ Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/năm tiêu dùng trong nước & xuất khẩu. ­ Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón. ­ Đồng­niken ở Sơn La.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2