Sổ tay ngành Công nghệ thông tin
lượt xem 14
download
Cuốn sổ tay ngành Công nghệ thông tin trình bày tổng quan về ngành Công nghệ thông tin cũng như việc làm của ngành Công nghệ thông tin. Sổ tay cũng giới thiệu về ngành Công nghệ thông tin được đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cũng như các chương trình đào tạo và môn học chuyên ngành của ngành Công nghệ thông tin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sổ tay ngành Công nghệ thông tin
- Sổ tay Ngành Công nghệ Thông tin
- THÔNG TIN LIÊN HỆ • BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH • 12, NGUYỄN VĂN BẢO, Q. GÒ VẤP, TP. HỒ CHÍ MINH
- MỤC LỤC 1 TỔNG QUAN .............................................................................................................................. 1 1.1. Ngành Công nghệ thông tin ....................................................................................... 1 1.2. Việc làm .............................................................................................................................. 2 2 NGÀNH IT TẠI FIT-IUH ........................................................................................................ 3 2.1. Các chuyên ngành, bậc học về IT tại FIT-IUH .................................................... 3 2.2. Chuẩn đầu ra .................................................................................................................... 3 2.2.1. Về kiến thức ............................................................................................................... 3 2.2.2. Về kỹ năng .................................................................................................................. 5 2.2.3. Về phẩm chất đạo đức ........................................................................................... 6 3 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ................................................................................................ 6 3.1. Đại học ................................................................................................................................ 6 3.2. Cao đẳng ............................................................................................................................. 7 3.3. Cao đẳng nghề ................................................................................................................. 9 4 CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH .................................................................................. 11 4.1. 2101402. Cấu trúc rời rạc – 3TC .......................................................................... 11 4.2. 2101404. Lý thuyết đồ thị: - 3TC ......................................................................... 12 4.3. 2101406. Lập trình Hướng đối tượng – 4TC .................................................. 12 4.4. 2101407. Kiến trúc máy tính – 3TC .................................................................... 12 4.5. 2101411. Nhập môn an toàn thông tin – 3TC ................................................ 12 4.6. 2101434. Hệ điều hành – 3TC ............................................................................... 13 4.7. 2101435. Mạng máy tính – 3TC............................................................................ 13 4.8. 2101467. Quản trị hệ thống Windows – 3 TC ................................................ 13 4.9. 2101468. Quản trị hệ thống Linux – 3TC ......................................................... 13
- 4.10. 2101469. Định tuyến & chuyển mạch – 3TC .............................................. 14 4.11. 2101470. Mạng không dây – 3TC .................................................................... 14 4.12. 2101471. Phát triển dịch vụ mạng và ứng dụng server – 4TC ........... 14 4.13. 2101473. Phân tích thiết kế mạng – 3TC ..................................................... 14 4.14. 2101474. Triển khai an ninh hệ thống – 3TC ............................................. 15 4.15. 2101475. Mạng đa phương tiện và ứng dụng – 3TC ............................... 15 4.16. 2101476. Kiến trúc lưu trữ phân tán – 3TC ................................................ 15 4.17. 2101472. Ứng dụng phân tán – 3TC .............................................................. 15 5 CƠ SỞ VẬT CHẤT ................................................................................................................. 16
- 1 TỔNG QUAN 1.1. Ngành Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (CNTT) theo nghĩa rộng là toàn bộ lĩnh vực liên quan đến máy tính như hệ thống, phần mềm, quản trị thông tin, lý thuyết thông tin,.. Hiểu theo nghĩa hẹp, Công nghệ thông tin là lĩnh vực đào tạo ra các kỹ sư, chuyên viên để thiết lập, quản trị hệ thống máy tính, phát triển hệ thống web, cơ sở dữ liệu và ứng dụng cho tất cả các ngành có dùng máy tính. Với Khoa CNTT - Trường Đại Học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, ngành CNTT là một trong những ngành học quan trọng. Về nền tảng ở giai đoạn đại cương, sinh viên Công Nghệ Thông Tin sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở toán học và cơ bản của khối ngành máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, phương pháp lập trình; cấu trúc dữ liệu và giải thuật, an toàn thông tin, cơ sở dữ liệu, lập trình hướng đối tượng... Từ năm 2013, Bộ môn Công Nghệ Thông Tin triển khai đồng bộ các kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng phân tích, thiết kế hệ thống, đưa ra giải pháp trong trí tuệ nhân tạo, tiếp cận và áp dụng các công nghệ mới trong CNTT …) và kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm, phân tích, sáng tạo và thích nghi trong công việc, hòa nhập trong môi trường doanh nghiệp…) vào trong chương trình đào tạo nhằm giúp sinh viên hoàn thiện khả năng của bản thân và đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành đào tạo và yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội…. 1
- 1.2. Việc làm Công việc liên quan đến ngành Công nghệ thông tin hiện diện ở mọi phân khúc xã hội. Khó có thể tìm thấy một doanh nghiệp nào không dùng đến mạng và hệ thống máy tính theo một cách thức nào đó. Có thể có hàng nghìn máy tính được nối mạng trong hạ tầng của công ty, hoặc đơn giản chỉ là một vài hệ thống đơn lẻ được dùng để kết nối đến dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoặc các trang bán hàng. Người chịu trách nhiệm về Công nghệ thông tin nằm trong số những nhân viên tin cậy nhất của doanh nghiệp vì những lý do vững chắc. Vì làm việc ở trung tâm đầu não của công ty, họ thấy từng bit thông tin được truyền đi trong tổ chức. Họ có quyền truy cập đến các tập tin và dữ liệu vốn chỉ được phép truy cập bởi những cấp quản lý cao nhất. Như một lẽ dĩ nhiên, những người này được tôn trọng và được trả lương cao. Các vị trí công việc khởi đầu thường gắn liền với việc quản trị mạng và server quy mô nhỏ nhưng khi kinh nghiệm tăng lên, chuyên viên IT sẽ phải chịu trách nhiệm thiết kế các mạng có quy mô doanh nghiệp và quản lý các server farm rộng lớn. Những chuyên gia này sẽ dễ dàng chuyển từ vị trí lãnh đạo về kỹ thuật sang vị trí lãnh đạo chung nhờ vào kiến thức sâu rộng của họ về dòng thông tin lưu chuyển trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp biết rằng hàng terabyte dữ liệu chính là tài sản lớn nhất của họ và người kiểm soát việc truy cập đến tài sản đó sẽ nằm trong số những con người quan trọng nhất trong tổ chức. Với phổ việc làm rộng khắp, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các tổ chức, công ty có ứng dụng công nghệ thông tin như: 2
- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, … Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, … Các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính. Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng…, các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. 2 NGÀNH IT TẠI FIT-IUH 2.1. Các chuyên ngành, bậc học về IT tại FIT-IUH Đại học chính quy Đại học liên thông Cao đẳng chính quy Cao đẳng nghề Trung cấp nghề 2.2. Chuẩn đầu ra 2.2.1. Về kiến thức 2.2.1.1. Kiến thức cơ bản 2.2.1.1.1. Kiến thức chung Có hiểu biết về các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ. 3
- 2.2.1.1.2. Kiến thức ngành Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có được đầy đủ các kiến thức ngành với các mức độ sau: Hiểu biết các kiến thức về khoa học tự nhiên (toán, lý) phục vụ cho chuyên ngành Tổng hợp được các kiến thức về lập chương trình Hiểu biết về các kiến thức tổng quan của khối ngành CNTT Tổng hợp được các kiến thức về CTDL & GT Vận dụng được các kiến thức về hệ thống máy tính như kiến trúc máy tính, mạng máy tính và hệ điều hành Vận dụng được các kiến thức về CSDL như hệ CSDL và quản trị CSDL Hiểu biết về các kiến thức an toàn thông tin 2.2.1.2. Kiến thức chuyên ngành Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên ngành CNTT có thể: Tổng hợp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về CNTT, cũng như được định hướng nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội và tiếp cận sự phát triển của CNTT. Vận dụng được kiến thức về quy trình tổ chức thực hiện và quản lý được các công việc trong lĩnh vực CNTT. Vận dụng được quy trình xây dựng mô hình và áp dụng dịch vụ CNTT vào thực tiễn. Tổng hợp các kiến thức phân tích, thiết kế, xây dựng giải pháp cho các dịch vụ CNTT và dịch vụ dựa trên CNTT trong thực tiễn. Hiểu biết về các kiến thức phân tích, đánh giá các hệ thống CNTT. 4
- 2.2.1.3. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp Sinh viên được thực tập trong 1 học kỳ để tích lũy 5 tín chỉ trong chương trình đào tạo. Trong thời gian thực tập sinh viên thực hiện các chủ đề hay tham gia dự án tại các doanh nghiệp có dùng hệ thống CNTT dưới sự hướng dẫn của giảng viên ngành IT. Sinh viên có thể thực tập tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển CNTT như: (1) Công ty Intel Việt Nam, (2) Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, (3) Công ty IACP-Việt Nam ,… và từ các doanh nghiệp, tổ chức thuộc tất cả các lĩnh vực khác. 2.2.1.4. Tốt nghiệp Sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp (tương đương 5 tín chỉ). 2.2.2. Về kỹ năng 2.2.2.1. Kỹ năng cứng Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có những kỹ năng sau: Phân tích và thiết kế hệ thống CNTT cho doanh nghiệp, tổ chức một cách chính xác Triển khai chính xác các hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp , tổ chức theo yêu cầu thiết kế. Triển khai thuần thục các chính sách quản trị hệ thống mạng cục bộ trên các hệ điều hành phổ biến như Windows và hệ điều hành dựa trên nền Linux. Quản trị và phát triển website và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp một cách biến hóa trong các môi trường khác nhau. Thiết lập, quản trị và phát triển các dịch vụ, ứng dụng biến hóa theo môi trường doanh nghiệp Có khả năng dự đoán được các hướng phát triển của công nghệ thông tin. Tiếp cận được và đánh giá các công cụ của công nghệ mới cho doanh nghiệp. 2.2.2.2. Kĩ năng mềm Có khả năng trình bày ý tưởng trước đám đông. 5
- Có kỹ năng làm việc nhóm Có kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong công việc Có tư duy phản biện, suy nghĩ ở tầm mức hệ thống 2.2.3. Về phẩm chất đạo đức Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp. Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp. Có tinh thần làm việc trung thành, trách nhiệm, uy tín và tin cậy. 3 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 3.1. Đại học 6
- 3.2. Cao đẳng Mã môn TT Tên môn học Mã học phần Số tín chỉ học Học kỳ 1 17 Học phần bắt buộc 17 1 1113001 Toán A1 1113001 2(2,0,4) 2 1120001 Giáo dục thể chất 1120001 4(0,8,4) 3 1120002 Giáo dục quốc phòng - An ninh 1 1120002 4(1,6,5) 4 1112005 Tư tưởng Hồ Chí Minh 1112005 2(2,0,4) 5 1112006 Pháp luật đại cương 1112006 2(2,0,4) 6 1101924 Nhập môn tin học 1101924 3(3,0,6) Học phần tự chọn 0 Học kỳ 2 23 Học phần bắt buộc 21 1 1113002 Toán A2 1113002 2(2,0,4) 2 1120003 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2 1120003 4(2,4,6) Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 3 1112007 1112007 5(5,0,10) Mác - Lênin 4 1111080 Anh văn 1111080 4(4,0,8) 5 1101407 Kiến trúc máy tính 1101407 3(3,0,6) 6 1101462 Phương pháp lập trình 1101462 3(2,2,6) Học phần tự chọn 2 (Sinh viên được chọn một trong hai học phần sau đây) 1 1107040 Quản trị doanh nghiệp 1107040 2(2,0,4) 2 1110023 Tâm lí học đại cương 1110023 2(2,0,4) Học kỳ 3 22 7
- Mã môn TT Tên môn học Mã học phần Số tín chỉ học Học phần bắt buộc 22 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng 1 1112008 1112008 3(3,0,6) sản Việt nam 2 1101405 Phương pháp lập trình nâng cao 1101405 3(2,2,5) 3 1101402 Cấu trúc rời rạc 1101402 3(3,0,6) 4 1101403 Anh văn chuyên ngành CNTT 1101403 3(3,0,6) 5 1101434 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 1101434 3(2,2,7) 6 1101435 Hệ điều hành 1101435 3(2,2,5) 7 1101406 Lập trình hướng đối tượng 1101406 4(3,2,7) Học phần tự chọn 0 Học kỳ 4 20 Học phần bắt buộc 16 1 1101433 Phân tích thiết kế hệ thống 1101433 3(3,0,6) 2 1101436 Hệ cơ sở dữ liệu 1101436 4(3,2,7) 3 1101499 Mạng máy tính 1101499 3(3,0,6) 4 1101411 Nhập môn an toàn thông tin 1101411 3(3,0,6) 5 1101427 Lập trình WEB 1101427 3(2,2,5) Học phần tự chọn 4 (Sinh viên được chọn một trong hai học phần sau đây) 1 1101417 Lập trình Windows 1101417 4(3,2,7) 2 1101418 Lập trình Java 1101418 4(3,2,7) Học kỳ 5 19 Học phần bắt buộc 13 1 1101470 Công nghệ mạng không dây 1101470 2(2,0,4) 8
- Mã môn TT Tên môn học Mã học phần Số tín chỉ học 2 1101471 Triển khai dịch vụ mạng cơ bản 1101471 3(2,2,6) 3 1101473 Thiết kế mạng cục bộ 1101473 2(2,0,4) 4 1101467 Quản trị Windows cơ bản 1101467 3(2,2,6) 5 1101468 Hệ điều hành Linux 1101468 3(2,2,6) Học phần tự chọn 6 (Sinh viên được chọn hai trong bốn học phần sau đây) 1 1101469 Nhập môn Định tuyến & chuyển mạch 1101469 3(2,2,6) 2 1101426 Kiến trúc và cài đặt hệ quản trị CSDL 1101426 3(2,2,6) 3 1101497 Mạng đa phương tiện & ứng dụng 1101497 3(3,0,6) 4 1101455 Lập trình WEB nâng cao 1101455 4(3,2,7) Học kỳ 6 2 Khóa luận tốt nghiệp 2 (Dành cho sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp) 1 1101432 Chuyên đề tốt nghiệp 1101432 2(0,4,4) Hoặc học bổ sung 6 (Sinh viên không làm khóa luận TN buộc phải học hai học phần sau) - Học phần bắt buộc 6 1 1101431 Thực tập tốt nghiệp 1101431 4(0,8,8) 2 1101498 Chuyên đề Công nghệ thông tin 1101498 2(2,0,4) 3.3. Cao đẳng nghề STT Mã môn học Tên môn học Số tiết LT TH Học kỳ 1 390 120 270 Học phần bắt buộc 390 120 270 9
- STT Mã môn học Tên môn học Số tiết LT TH 1 1401924 Nhập môn tin học 90 30 60 2 1412009 Chính trị 60 60 0 3 1420001 Giáo dục thể chất 90 0 90 4 1420002 Giáo dục quốc phòng 150 30 120 Học kỳ 2 435 285 150 Học phần bắt buộc 435 285 150 1 1401698 Kỹ thuật bảo trì máy tính 60 30 30 2 1413001 Toán ứng dụng trong CNTT 30 30 0 3 1401913 Hệ cơ sở dữ liệu 105 45 60 4 1401908 Lập trình căn bản 105 45 60 5 1401909 Kiến trúc máy tính 45 45 0 6 1411080 Anh văn 60 60 0 7 1412006 Pháp luật đại cương 30 30 0 Học kỳ 3 375 195 180 Học phần bắt buộc 375 195 180 1 1401508 Hệ quản trị CSDL 90 30 60 2 1401999 Cấu hình và quản trị thiết bị mạng 60 30 30 3 1401910 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 105 45 60 4 1401911 Tiếng Anh cho Tin học 45 45 0 5 1401914 Hệ điều hành 75 45 30 Học kỳ 4 375 165 210 Học phần bắt buộc 375 165 210 1 1401606 Quản trị Windows cơ bản 105 45 60 10
- STT Mã môn học Tên môn học Số tiết LT TH 2 1401609 Hệ điều hành Linux 105 45 60 3 1401916 Mạng máy tính 75 45 30 4 1401702 Thiết kế và quản trị Website 90 30 60 Học kỳ 5 480 270 210 Học phần bắt buộc 480 270 210 Nhập môn định tuyến và chuyển 1 1401669 75 45 30 mạch 2 1401603 An ninh mạng máy tính 75 45 30 3 1401608 Thiết lập dịch vụ mạng cơ bản 105 45 60 4 1401695 Công nghệ mạng không dây 75 45 30 5 1401611 Thiết kế mạng cục bộ 75 45 30 6 1401919 Mạng đa phương tiện 75 45 30 Học kỳ 6 420 90 330 Học phần bắt buộc 420 90 330 1 1401921 Thực tập tốt nghiệp 180 0 180 2 1401989 Thi tốt nghiệp chính trị 30 30 0 3 1401990 Thi tốt nghiệp lý thuyết 30 30 0 Thi tốt nghiệp - Đồ án chuyên 4 1401923 120 0 120 ngành 5 1401610 Chuyên đề mạng máy tính 60 30 30 4 CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH 4.1. 2101402. Cấu trúc rời rạc – 3TC Môn học trước: 11
- Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp cho sinh viên các nền tảng liên quan đến số học trên các số nguyên, các phép chứng minh phản chứng và quy nạp, Lý thuyết tập hợp, tổ hợp… qua đó sinh viên ứng dụng trong giải quyết các bài toán cụ thể. 4.2. 2101404. Lý thuyết đồ thị: - 3TC Môn học trước: Không Tóm tắt nội dung: Học phần cung cấp các kiến thức về các kiến thức về đồ thị trong tin học. Ngoài ra học phần còn cung cấp kỹ năng vận dụng mô hình lý thuyết đồ thị để mô hình hóa vấn đề bài toán thực tế một cách hiệu quả. 4.3. 2101406. Lập trình Hướng đối tượng – 4TC Môn học trước: Kỹ thuật lập trình Tóm tắt nội dung: Mục đích của môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức, các cơ bản về lập trình theo hướng đối tượng.Về kỹ năng sinh viên có thể: Thiết kế chương trình theo hướng đối tượng cho các bài toán có độ phức tạp vừa phải; Cài đặt chương trình từ tài liệu thiết kế 4.4. 2101407. Kiến trúc máy tính – 3TC Môn học trước: Nhập môn tin học 1 Tóm tắt nội dung: Môn học giúp sinh viên hiểu được cơ chế hoạt động của máy tính, có kiến thức về thiết kế, kiến trúc của máy tính. 4.5. 2101411. Nhập môn an toàn thông tin – 3TC Môn học trước: Không Tóm tắt nội dung: Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về cả lý thuyết lẫn thực tế để có thể hiểu được những cơ chế, mô hình và kỹ thuật nhằm giữ bí mật, bảo đảm tính toàn vẹn và sẵn sàng trong các hệ thống thông tin. 12
- 4.6. 2101434. Hệ điều hành – 3TC Môn học trước: Kiến trúc máy tính Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm tổng quan về hệ điều hành, cơ chế của hệ điều hành. Đồng thời môn học giới thiệu, ứng dụng các cơ chế trong việc thiết kế, phát triển hệ điều hành hiện đại. 4.7. 2101435. Mạng máy tính – 3TC Môn học trước: Hệ điều hành Tóm tắt nội dung: Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mạng máy tính: thành phần và chức năng các thành phần trong mạng, các lớp OSI, giao thức TCP/IP, các loại mạng như Ethernet và Token Ring , hình trạng và các giao thức truy xuất mạng, khái niệm địa chỉ vật lý (MAC) và địa chỉ IP, chia/hợp mạng thành/từ Subnet, các thiết bị mạng LAN: chức năng và hoạt động, các công nghệ mạng WAN, các dịch vụ mạng căn bản: DHCP, WINS, DNS, an ninh mạng máy tính. 4.8. 2101467. Quản trị hệ thống Windows – 3 TC Môn học trước: Tóm tắt nội dung:Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và các kỹ năng quản trị hệ thống. Các chủ đề bao gồm các kiến thức cơ bản và kỹ năng để quản trị hệ thống mạng Windows dựa trên họ giao thức TCP/IP. Môn học cũng đề cập đến quản trị các dịch vụ hạ tầng cơ bản của hệ thống mạng: DHCP và DNS và các dịch vụ mạng trên Windows 4.9. 2101468. Quản trị hệ thống Linux – 3TC Môn học trước: Mạng máy tính Tóm tắt nội dung:Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và các kỹ năng quản trị hệ thống Linux. Các chủ đề bao gồm các kiến thức cơ bản và kỹ năng để quản trị hệ thống Linux và hệ thống mạng dựa trên Linux trên họ 13
- giao thức TCP/IP. Môn học cũng đề cập đến quản trị các dịch vụ hạ tầng cơ bản của hệ thống mạng: DHCP và DNS và các dịch vụ mạng trên Linux/Unix. 4.10. 2101469. Định tuyến & chuyển mạch – 3TC Môn học trước: Mạng máy tính Tóm tắt nội dung:Môn học cung cấp cho sinh viên cái nhìn sâu về định tuyến trong mạng máy tính, cụ thể là mạng TCP/IP. Môn học khảo sát giao thức định tuyến phổ biến trong AS, như DV, LS, giao thức định tuyến liên kết giữa các AS. Ngoài mạng chuyển gói, sinh viên được khảo sát mạng chuyển mạch như MPLS. Các giao thức chủ yếu sẽ được thực hành với GNS3. 4.11. 2101470. Mạng không dây – 3TC Môn học trước: Mạng máy tính Tóm tắt nội dung:Môn học cung cấp cho sinh viên các lý thuyết cơ sở về hệ thống mạng không dây. Cụ thể, môn học gồm các chủ đề như: các môi trường truyền không dây, mã hóa kênh và kiểm soát chất lượng truyền, mạng tế bào, các hệ thống mạng di động, các giao thức kết nối không dây, và các chuẩn mạng không dây thông dụng dùng để thiết lập một mạng không dây hoàn chỉnh. 4.12. 2101471. Phát triển dịch vụ mạng và ứng dụng server – 4TC Môn học trước: Mạng máy tính Tóm tắt nội dung:Môn học đề cập đến các kiến thức và kỹ năng để chọn, cấu hình và quản trị các dịch vụ trên môi trường mạng. Các chủ đề bao gồm: họ giao thức TCP/IP, chi tiết các dịch vụ hạ tầng DHCP, DNS, SSH và giao thức chứng thực Kerberos 4.13. 2101473. Phân tích thiết kế mạng – 3TC Môn học trước: Mạng máy tính Tóm tắt nội dung:Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản khi phân tích và thiết kế hệ thống mạng máy tính trong bao gồm các hệ thống 14
- mạng từ nhỏ đến lớn. Bên cạnh đó môn học còn giúp cho Sinh viên hệ thống hóa lại các kiến thức của các môn học trước. 4.14. 2101474. Triển khai an ninh hệ thống – 3TC Môn học trước: Mạng máy tính Tóm tắt nội dung:Môn học cung cấp cho sinh viên các vấn đề về an toàn thông tin hệ thống, các nguy cơ tấn công vào một hệ thống máy tính và giới thiệu một số kỹ thuật phòng, chống các cuộc tấn công và phục hồi hệ thống. Môn học cũng đồng thời giới thiệu cho người học các quy trình và kỹ thuật điều tra mạng khi có tình huống bất thường xảy ra. 4.15. 2101475. Mạng đa phương tiện và ứng dụng – 3TC Môn học trước: Mạng máy tính Tóm tắt nội dung:Nội dung môn học trang bị cho người học kiến thức tiếp cận quá trình giao tiếp giữa các đối tượng trong các môi trường ứng dụng tích hợp ký tự, âm thanh, hình ảnh, phim…; ngoài ra, các kiến thực về xử lý thông tin đa phương tiện, kiến trúc truyền thông đa phương tiện, các mạng truyền thông đa phương tiện tốc độ cao... sẽ được cung cấp nhằm giúp sinh viên có thể hiểu và triển khai các ứng dụng đa phương tiện trên nền Internet. 4.16. 2101476. Kiến trúc lưu trữ phân tán – 3TC Môn học trước: Mạng máy tính Tóm tắt nội dung:Biết được các yêu cầu lưu trữ phân tán trong doanh nghiệp, tổ chức; Môn học cũng cung cấp các kỹ thuật chia sẻ dữ liệu trong môi trường doanh nghiệp; và cách thức vận dụng kỹ thuật RAID ở các mức khác nhau; vận dụng ảo hóa hỗ trợ cho lưu trữ trong môi trường doanh nghiệp; Hiểu được các giao thức vận chuyển như Ip storage, SCSI,… 4.17. 2101472. Ứng dụng phân tán – 3TC Môn học trước:Mạng máy tính 15
- Tóm tắt nội dung:Môn học này giới thiệu các khái niệm về hệ thống phân tán và cách bước cần thiết để xây dựng ứng dụng phân tán. Kỹ thuật lập trình ứng dụng phân tán được đề cập dựa trên ngôn ngữ Java của Sun hay C# với công nghệ .NET của Microsoft. Cụ thể, các chủ đề bao gồm: lập trình phân tán dùng các API khác nhau, phát triển các ứng dụng server. Chủ đề chính là phát triển một ứng dụng phân tán cụ thể qua đồ án môn học. 5 CƠ SỞ VẬT CHẤT Các sinh viên thuộc ngành Công nghệ thông tin được sử dụng hệ thống phòng máy tính tiên tiến gồm hơn 1.000 PC của khoa CNTT. Đặc biệt, bộ môn CNTT được cấp riêng 3 phòng máy được thiết kế và cài đặt chuyên biệt cho việc thực hành Mạng, với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ tân tiến, được cài đặt các phần mềm mới nhất phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của sinh viên. Thêm vào đó, bộ môn đã đưa vào sử dụng hệ thống E-learning nội bộ phục vụ tốt cho việc dạy – học thực hành, kết nối trực tiếp với các phòng thực hành chuyên ngành tại lầu 6 nhà H. Hệ thống E-learning này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía giảng viên và sinh viên. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giới thiệu Auto CAD R14
29 p | 459 | 118
-
Sổ tay thiết kế trang Web với Microsoft Frontpage: Phần 1
183 p | 183 | 49
-
Sổ tay ACad 2D
0 p | 65 | 11
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (2021)
25 p | 14 | 7
-
Sổ tay Smarteam thao tác cơ bản về Check In/Check Out
16 p | 91 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn