intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại tại tòa án

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

26
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại tại tòa án là tài liệu giúp công chúng có thể tìm hiểu cụ thể hơn về hoạt động của Hòa giải viên và vai trò hỗ trợ của Tòa án trong một phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện và hiệu quả, làm cho công chúng dễ dàng tiếp cận hơn với hệ thống Toà án và tăng cường tính minh bạch của các hoạt động của Tòa án. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại tại tòa án

  1. TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO LIÊN MINH CHÂU ÂU CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM PHÁT TRIỂN LHQ SỔ TAY NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN Tháng 11 năm 2022
  2. MỤC LỤC Giới thiệu chung về sổ tay, bao gồm mục đích, người dùng mục tiêu, tác giả và giới thiệu về EU JULE, và các cơ quan hỗ trợ xây dựng sổ tay.....................7 NHÓM TÁC GIẢ ..............................................................................................8 CHUYÊN GIA TRONG NƯỚC ............................................................................8 CHUYÊN GIA QUỐC TẾ........................................................................................8 NHÓM CHUYÊN GIA CỦA VỤ PHÁP CHẾ VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO THAM GIA HỖ TRỢ ................................................8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................9 Phần thứ nhất ..................................................................................................10 1. Bối cảnh ra đời của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ...............................10 1.1. Bối cảnh quốc tế .............................................................................................10 1.2. Điều kiện trong nước ......................................................................................11 2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của hòa giải, đối thoại tại Tòa án 12 2.1. Khái niệm hòa giải, đối thoại tại Tòa án .......................................................12 2.2. Đặc điểm của hòa giải, đối thoại tại Tòa án ..................................................13 2.3. Vai trò, ý nghĩa của hòa giải, đối thoại tại Tòa án........................................13 3. Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án .......................................................15 4. Phân biệt hòa giải, đối thoại tại Tòa án với hòa giải, đối thoại trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và các loại hòa giải ngoài tố tụng khác.....................18 4.1. Hòa giải, đối thoại trong tố tụng ....................................................................19 4.2. Một số loại hình hòa giải ngoài tố tụng.........................................................19 5. Hòa giải viên tại Tòa án ....................................................................................20 5.1. Khái niệm Hòa giải viên tại Tòa án ...............................................................20 5.2. Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên (Điều 10 Luật HGĐTTTA) ....................20 5.3. Quy trình bổ nhiệm Hòa giải viên (Điều 6 Thông tư số 04/2020/TT- TANDTC) ...............................................................................................................21 5.4. Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm (Điều 7 Thông tư số 04/2020/TT- TANDTC)………………………………………………………………………...22 5.5. Nhiệm kỳ của Hòa giải viên (khoản 6 Điều 11 Luật HGĐTTTA ) ..............23 5.6. Bổ nhiệm lại Hòa giải viên (khoản 1 Điều 12 Luật HGĐTTTA; Điều 8, 9 Thông tư số 04/2020/TT-TANDTC)......................................................................23 5.7. Miễn nhiệm Hòa giải viên (Điều 13 Luật HGĐTTTA).................................24 5.8. Khen thưởng đối với Hòa giải viên (Điều 15 Luật HGĐTTTA; các điều 15, 16, 17 và Điều 18 Thông tư số 04/2020/TT-TANDTC) ........................................24 2
  3. 5.9. Xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên (khoản 2 Điều 15 Luật HGĐTTTA; khoản 1, 2 Điều 20 Thông tư số 04/2020/TT-TANDTC) .....................................25 5.10. Cấp và thu hồi Thẻ Hòa giải viên (khoản 4 Điều 13, điểm i khoản 1 Điều 14, khoản 4 Điều 15 Luật HGĐTTTA; khoản 1 Điều 12, Điều 13, Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-TANDTC) ......................................................................25 5.11. Quyền của Hòa giải viên (khoản 1 Điều 14 Luật HGĐTTTA) ..................26 5.12. Nghĩa vụ của Hòa giải viên (khoản 1 Điều 14 Luật HGĐTTTA) ..............27 5.13. Thù lao của Hòa giải viên (Điều 9 Luật HGĐTTTA; Điều 9 Nghị định số 16/2021/NĐ-CP; mục 3 Phần I Công văn số 68/TANDTC-KHTC) ....................27 5.14. Một số yêu cầu về đạo đức và ứng xử của Hòa giải viên ...........................29 6. Vai trò của Tòa án trong hòa giải, đối thoại ....................................................29 6.1. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao và các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án...................................29 6.2. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án .....................................................32 6.3. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện và các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án .....................................................34 6.4. Trách nhiệm của Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại ........................35 6.5. Tòa án bố trí địa điểm, trang thiết bị và điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án .......................................................................36 Phần thứ hai .....................................................................................................37 Chương I ...........................................................................................................37 1. Nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu ....................................................................37 1.1. Việc tiếp nhận đơn của Tòa án ......................................................................37 1.2. Nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án…….38 2. Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu ....................................................................37 2.1. Tòa án tiến hành xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu .....................................38 2.2. Hòa giải viên thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án................................................................................................................38 3. Thực hiện lựa chọn hòa giải, đối thoại; lựa chọn Hòa giải viên; chỉ định Hòa giải viên ..........................................................................................................39 3.1. Về việc lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện, người yêu cầu .......................................................................................39 3.2. Về việc lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên của người bị kiện .........................................................................................................................40 3
  4. 3.3. Về cách thức lựa chọn Hòa giải viên.............................................................41 3.4. Việc chỉ định Hòa giải viên ............................................................................42 4. Từ chối hòa giải, đối thoại, thay đổi Hòa giải viên ........................................43 4.1. Hòa giải viên phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây ..............................................................43 4.2. Hòa giải viên từ chối hòa giải, đối thoại thuộc trường hợp nêu tại các điểm a, b và d mục 4.1 thì phải thông báo lý do cho các bên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc ......................................43 4.3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Hòa giải viên từ chối hòa giải, đối thoại hoặc bị đề nghị thay đổi mà các bên không thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên thì Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên khác để tiến hành hòa giải, đối thoại và thông báo cho Hòa giải viên, các bên biết. ....43 Chương II .........................................................................................................44 1. Một số kỹ năng cơ bản trong hòa giải, đối thoại ............................................44 1.1. Những kỹ năng chung ....................................................................................44 1.2. Những điều nên tránh trong quá trình hòa giải, đối thoại ...........................49 1.3. Kỹ năng xây dựng phương án hòa giải, đối thoại .........................................51 1.4. Một số kỹ năng trong hòa giải, đối thoại có người tham gia là người yếu thế (nhóm người dễ bị tổn thương) .............................................................................55 2. Các bước tiến hành hòa giải, đối thoại............................................................57 2.1. Bước 1. Chuẩn bị hòa giải, đối thoại ...............................................................58 2.2. Bước 2. Tổ chức phiên hòa giải, đối thoại ....................................................63 2.3. Bước 3. Tổ chức phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại ................68 2.4. Bước 4. Lập và gửi biên bản hòa giải, đối thoại ...........................................70 Chương III........................................................................................................76 1. Chuyển hồ sơ hòa giải, đối thoại ......................................................................76 1.1. Chuyển hồ sơ hòa giải, đối thoại để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.............................................................................................76 1.2. Chuyển hồ sơ khởi kiện để Tòa án giải quyết theo quy định của BLTTDS, Luật TTHC ......................................................................................................................76 2. Thủ tục ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án ........................................................................77 2.1. Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành .............................................................................................................77 2.2. Thẩm phán ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành ....................................................................................77 2.3. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án ...77 4
  5. 2.4. Nội dung của quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án ....................................................................................................78 3. Thi hành kết quả hòa giải thành, đối thoại thành .........................................78 4. Thủ tục xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án ....................................................................................................80 4.1. Đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án .........................................................................80 4.2. Thủ tục đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án ..................................................................80 4.3. Thủ tục giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án....................................................80 4.4. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án ..............................................81 Phần thứ ba ......................................................................................................83 Chương I ...........................................................................................................83 1. Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ............................................................................................................................83 2. Các Hòa giải viên đã tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án cho người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện theo các phương thức cụ thể sau đây ...............................................................................................83 3. Thuận lợi và khó khăn của các vụ việc hòa giải, đối thoại có sự tham gia của Luật sư ............................................................................................................84 4. Trong quá trình hòa giải, đối thoại, tùy vào từng vụ việc cụ thể, Hòa giải viên đã liên lạc, gặp gỡ với người tham gia hòa giải, đối thoại thông qua các phương thức sau đây ............................................................................................84 5. Trong quá trình hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên đã tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện hoặc đề nghị người có ảnh hưởng, uy tín hoặc có khả năng vận động, thúc đẩy các bên để hỗ trợ cho công tác hòa giải, đối thoại, cụ thể .......85 6. Lợi ích của việc tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện hoặc đề nghị người có ảnh hưởng, uy tín hoặc có khả năng vận động, thuyết phục các bên để hỗ trợ cho công tác hòa giải, đối thoại ...................................................................................85 7. Kinh nghiệm về phẩm chất, năng lực và kỹ năng của các Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại thành công ....................................................................86 8. Kinh nghiệm về hòa giải, đối thoại các tranh chấp có các đối tượng là phụ nữ, trẻ em, nạn nhân của bạo lực giới.................................................................87 9. Kinh nghiệm về hòa giải, đối thoại các tranh chấp có các đối tượng là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo ................................................89 5
  6. 10. Kinh nghiệm về việc đưa ra một hoặc nhiều phương án lựa chọn trong hòa giải, đối thoại ..................................................................................................91 Chương II .........................................................................................................92 1. Một số vụ việc dân sự hòa giải điển hình ........................................................92 1.1. Hòa giải Tranh chấp hợp đồng tín dụng .......................................................92 1.2. Hòa giải tranh chấp hợp đồng vay tài sản .....................................................93 1.3. Hòa giải tranh chấp Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ......................................................................................94 1.4. Hòa giải tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ................................................................................................................................95 1.5. Hòa giải tranh chấp hợp đồng vay tài sản .....................................................96 1.6. Hòa giải Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất .........97 1.7. Hòa giải Tranh chấp về ranh giới, chồng lấn đất .........................................98 2. Một số vụ việc hôn nhân và gia đình hòa giải điển hình ...............................99 2.1. Hòa giải đoàn tụ trong giải quyết ly hôn .......................................................99 2.2. Hòa giải đoàn tụ thuận tình ly hôn ..............................................................100 2.3. Hòa giải tranh chấp nuôi con trong giải quyết ly hôn ................................102 2.4. Hòa giải yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ...........................................104 2.5. Hòa giải tranh chấp nuôi con trong giải quyết ly hôn ................................105 2.6. Hòa giải đoàn tụ trong giải quyết ly hôn .....................................................105 2.7. Hòa giải tranh chấp về ly hôn ......................................................................106 3. Hòa giải tranh chấp lao động điển hình ........................................................107 3.1. Hòa giải tranh chấp bồi thường thiệt hại do bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ...............................................................................................107 3.2. Hòa giải tranh chấp đòi tiền lương ..............................................................109 4. Một số vụ án hành chính đối thoại điển hình ...............................................110 4.1. Đối thoại vụ án hành chính về yêu cầu Ủy ban nhân dân thành lập Hội đồng hòa giải về tranh chấp quyền sử dụng đất ................................................110 4.2. Đối thoại vụ án hành chính về “Khiếu kiện Hành vi hành chính” ...........111 4.3. Đối thoại vụ án hành chính về quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường đền bù giải phóng mặt bằng ...................................................................112 4.4. Đối thoại vụ án hành chính về san mặt bằng, cắm mốc giới và bàn giao đất ..............................................................................................................................113 4.5. Đối thoại khiếu kiện hành chính về “Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” .................................................................114 4.6. Đối thoại khiếu kiện hành chính về việc cấp đất tái định cư .....................115 6
  7. Giới thiệu chung về sổ tay, bao gồm mục đích, người dùng mục tiêu, tác giả và giới thiệu về EU JULE, và các cơ quan hỗ trợ xây dựng sổ tay Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 16/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2021. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được ban hành xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống; từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thông qua việc xây dựng cơ chế pháp lý mới về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trên cơ sở kết quả thực hiện thành công thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và 09 Tòa án nhân dân cấp huyện của thành phố Hải Phòng (thời gian thí điểm từ tháng 3 đến hết tháng 8 năm 2018) và mở rộng triển khai thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thời gian thí điểm từ tháng 11- 2018 đến tháng 9 -2019); đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hòa giải. Với mục đích biên soạn một tài liệu làm cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng trong hòa giải, đối thoại các tranh chấp về dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án cho Hòa giải viên, Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác của Tòa án nhân dân nhằm trau dồi, nâng cao nghiệp vụ về hòa giải, đối thoại tại Tòa án, góp phần giải quyết nhanh chóng, thân thiện các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với UNDP, nhóm chuyên gia nghiên cứu, biên soạn cuốn Sổ tay Hòa giải viên. Bên cạnh đó, cuốn Sổ tay Hòa giải viên còn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong công việc cũng như trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập của những người tiến hành tố tụng (nói chung), giảng viên, sinh viên luật... Sổ tay Hòa giải viên là tài liệu giúp công chúng có thể tìm hiểu cụ thể hơn về hoạt động của Hòa giải viên và vai trò hỗ trợ của Tòa án trong một phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện và hiệu quả, làm cho công chúng dễ dàng tiếp cận hơn với hệ thống Toà án và tăng cường tính minh bạch của các hoạt động của Tòa án. Với tính chất, mục đích và ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy nên Toà án nhân dân tối cao, UNDP, đặc biệt là các tác giả và Ban biên tập đã nỗ lực để xây dựng cuốn Sổ tay này. Cuốn Sổ tay Hòa giải viên được hoàn thành với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và Tòa án nhân dân tối cao. 7
  8. NHÓM TÁC GIẢ CHUYÊN GIA TRONG NƯỚC 1. Bà Trần Thị Thu Hiền, nguyên Thẩm phán cao cấp, Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Trưởng nhóm). 2. Ông Trần Đại Thắng, Luật sư, Giám đốc Công ty Luật TNHH TQA. CHUYÊN GIA QUỐC TẾ Ông Daniel Yamshon, thành viên Học viện quốc gia về Trọng tài và Hòa giải, nguyên là Thẩm phán Tòa án cấp cao California, Hoa Kỳ. NHÓM CHUYÊN GIA CỦA VỤ PHÁP CHẾ VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO THAM GIA HỖ TRỢ 1. Ths. Hoàng Thị Thúy Vinh, Phó Vụ trưởng 2. NCS. Phan Thị Thu Hà, Trưởng phòng Phòng Pháp luật dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động, phá sản 3. Cn Vũ Văn Công, Phó Trưởng phòng Phòng Pháp luật dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động, phá sản 4. Cn. Phùng Thị Hoàn, Phó Trưởng phòng Phòng Pháp luật dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động, phá sản 5. NCS. Phạm Thị Hằng, Thư ký Tòa án 6. Ths. Hà Lệ Thủy, Thẩm tra viên 7. Cn. Nguyễn Thị Hoa, Thẩm tra viên 8. Cn. Phạm Thị Mai, Thư ký Tòa án 8
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật Tố tụng Dân sự BLTTDS Luật Tố tụng hành chính Luật TTHC Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án Luật HGĐTTTA Nghị định số 16/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Nghị định số Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, 16/2021/NĐ-CP nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án Thông tư số 92/2020/TT-BTC ngày 13/11/2020 của Thông tư số Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng 92/2020/TT-BTC và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày Thông tư số 16/11/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy 02/2020/TT-TANDTC định chi tiết trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án Thông tư số 03/2020/TT-TANDTC ngày Thông tư số 16/11/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy 03/2020/TT-TANDTC định chi tiết về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên Thông tư số 04/2020/TT-TAND ngày 16/11/2020 Thông tư số của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết 04/2020/TT-TAND quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu hồi thẻ Hòa giải viên Công văn số 68/TANDTC-KHTC ngày 30/3/2021 Công văn số của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về tài 68/TANDTC-KHTC chính trong triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án Chỉ thị số 02/2022/CT-CA ngày 14/3/2022 của Chỉ thị số Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc tăng cường công 02/2022/CT-CA tác hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án Hướng dẫn quy trình hòa giải, đối thoại theo Luật Hướng dẫn quy Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Ban hành kèm theo Chỉ thị trình hòa giải, đối thoại số 02/2022 /CT-CA ngày 14/3/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) Tòa án nhân dân tối cao TANDTC Tòa án nhân dân TAND 9
  10. Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN 1. Bối cảnh ra đời của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 1.1. Bối cảnh quốc tế Chương trình hòa giải gắn với Tòa án (hệ thống hòa giải mà Tòa án đóng vai trò chính trong việc quản lý việc hòa giải, Tòa án chuyển các vụ việc sang cho đơn vị chuyên trách hòa giải hoặc cung cấp các dịch vụ hòa giải trong phạm vi Tòa án) được khởi nguồn từ Hội nghị Roscoe Pound 1976 – Hoa Kỳ, với mục đích là tìm giải pháp để công tác hòa giải và những cách thức giải quyết tranh chấp thay thế khác có thể khắc phục những hạn chế của quá trình tố tụng và tăng cường tiếp cận công lý. Trong những thập niên gần đây, các chương trình hòa giải gắn với Tòa án tiếp tục tăng lên nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu trong cả các nền tư pháp theo truyền thống thông luật và dân luật. Việc áp dụng chế định “Hòa giải tại Tòa án” với phương châm “hai bên cùng thắng” không những là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình giải quyết tranh chấp, khắc phục tình trạng tồn đọng án; thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế - xã hội phát triển, giảm chi phí cho xã hội. Tại Hội nghị tư pháp quốc tế thường niên lần thứ 191 và nhiều diễn đàn quốc tế đã khuyến cáo áp dụng chế định “Hòa giải tại Tòa án” như là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của Tòa án2. Hiện nay, có hai Công ước Quốc tế chính về khả năng thực thi giải quyết tranh chấp thay thế, trong đó Công ước Singapore năm 2019 về công nhận và thi hành hòa giải. Tính đến cuối tháng 10 năm 2021, trên thế giới đã có năm mươi lăm quốc gia đã phê chuẩn Công ước này. Trái ngược với 196 quốc gia phê chuẩn Công ước New York về Công nhận và Thực thi Phán quyết Trọng tài Nước ngoài. Vào tháng 12 năm 2018, Đại hội đồng Liên hợp quốc, bằng sự đồng thuận, đã thông qua nghị quyết thông qua Công ước của Liên hợp quốc về các thỏa thuận hòa giải quốc tế có kết quả từ hòa giải, khuyến nghị rằng Công ước này được gọi là “Công ước Singapore về hòa giải”, được ký kết vào ngày 7 tháng 8 năm 2019. Trước khi có công ước, các thỏa thuận dàn xếp qua trung gian thường được coi là hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện đúng như thỏa thuận, bên thi hành buộc phải khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng để thực thi thỏa thuận đã hòa giải. Một 1 Được tổ chức tại Washington, Hoa Kỳ từ ngày 18 đến ngày 21/5/2016. 2 Mục 4 Phần I của Tờ trình Quốc hội số 28/TTr-TANDTC ngày 26/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. 10
  11. số quốc gia Châu Á có giải quyết tranh chấp thay thế do Tòa án ủy nhiệm hoặc liên kết với Tòa án như Úc, New Zealand, Phi líp pin, Ấn độ, Sin ga po, Ma lai xi a, Nhật Bản, Thái Lan, Băng la đét, Pa pua Niu Ghi nê. Nhiều công ước khác bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người tuyên bố rằng tất cả mọi người đều có các quyền rộng rãi về cuộc sống, công lý, hạnh phúc, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hiệp hội và hơn thế nữa. Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu đã đưa ra các công ước cụ thể bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương có thể xác định được. Các công ước phát triển từ tuyên bố phổ quát về quyền con người: gồm (1) Công ước về quyền trẻ em; (2) Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; (3) Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước ngày 29/7/1980 và phê chuẩn ngày 27/11/1981); (4) Công ước về quyền của người khuyết tật (Việt Nam ký kết tham gia Công ước ngày 22/11/2007). 1.2. Điều kiện trong nước3 Trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhiều năm qua hoạt động hòa giải, đối thoại trong tố tụng, ngoài tố tụng đã thu được kết quả đáng kể. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan, hòa giải trong tố tụng đạt trung bình hàng năm 50,6% tổng số các vụ việc4. Hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng đạt 80,06%5. Kết quả này có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết các xung đột trong nhân dân; chấm dứt quá trình tố tụng, tiết kiệm thời gian, kinh phí của đương sự và Nhà nước; xây dựng tình làng nghĩa xóm hòa thuận, góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Tuy vậy, thực tiễn cũng chỉ ra những hạn chế của các phương thức hòa giải, đối thoại hiện hành; cụ thể: (1) Chứng cứ do các bên đương sự cung cấp trong tâm thế thắng thua thường không đầy đủ, còn che giấu, thậm chí ngụy tạo; (2) Hòa giải, đối thoại trong tố tụng không linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp tiến hành; 3 Mục 2 Phần I của Tờ trình Quốc hội số 28/TTr-TANDTC ngày 26/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. 4 Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, tỷ lệ hòa giải thành, đối thoại thành trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính của các Tòa án tăng dần qua từng năm. Năm 2016, các Tòa án đã hòa giải thành 157.916 vụ, đạt tỷ lệ 50% trên tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết; năm 2017 là 173.958 vụ, đạt tỷ lệ 50,6%; năm 2018 là 184.143 vụ, đạt tỷ lệ 53,2%. Số lượng các vụ đối thoại thành năm 2018 là 351 vụ/4479 vụ đã thụ lý, đạt tỷ lệ 7,84%. 5 Công văn số 1163/BTP-PBGDPL ngày 05/4/2019 của Bộ Tư pháp về việc cung cấp thông tin về thực tiễn thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở và hòa giải thương mại. 11
  12. (3) Thẩm phán tiến hành hòa giải, đối thoại phải chấp hành quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán nên không thể linh hoạt trong việc đưa ra các lời khuyên, phương án giải quyết tranh chấp để các bên tham khảo, lựa chọn; (4) Thời gian, công sức dành cho hòa giải, đối thoại còn hạn chế; (5) Các khiếu kiện hành chính thường vắng mặt người có trách nhiệm; (6) Các Trung tâm hòa giải thương mại và trọng tài còn rất ít6; (7) Hòa giải thành ở cơ sở phần lớn là những va chạm, xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư, không phải là các tranh chấp, khiếu kiện đến mức phải giải quyết bằng quá trình tố tụng. Chính vì vậy, số lượng các vụ việc Tòa án các cấp phải thụ lý tăng lên rất nhanh với quy mô lớn và tính chất phức tạp. Việc gia tăng như vậy là tất yếu, tỷ lệ thuận với tăng dân số và quy mô nền kinh tế. Trong 3 năm gần đây, các vụ việc dân sự, hành chính được Tòa án các cấp thụ lý là: năm 2016 thụ lý 360.456 vụ việc; năm 2017 thụ lý 403.468 vụ việc; năm 2018 thụ lý 458.728 vụ việc. Như vậy, tỷ lệ gia tăng trung bình hàng năm là 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, biên chế không thay đổi. Có những địa bàn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu v.v...) mỗi Thẩm phán phải giải quyết số lượng vụ việc gấp 4 lần số lượng định biên, dẫn đến tồn đọng, chậm trễ. Tình hình đó bắt buộc phải có những giải pháp căn cơ thúc đẩy nhanh và hiệu quả việc giải quyết đơn của nhân dân, giảm áp lực cho Tòa án. Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là một chế định ưu việt đáp ứng được đòi hỏi trước mắt của tình hình và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp. 2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2.1. Khái niệm hòa giải, đối thoại tại Tòa án Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật HGĐTTTA (khoản 2 Điều 2). Đối thoại tại Tòa án là hoạt động đối thoại do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính, nhằm hỗ trợ các bên tham gia đối thoại thống nhất giải quyết khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật HGĐTTTA (khoản 3 Điều 2). 6 Theo số liệu của Bộ Tư pháp, đến nay mới chỉ có 05 Trung tâm hòa giải thương mại được Bộ Tư pháp cấp phép thành lập, 03 Trung tâm trọng tài được bổ sung chức năng hòa giải thương mại; hiện chưa có số liệu thống kê về vụ việc tranh chấp thương mại được giải quyết theo phương thức hòa giải thương mại. 12
  13. 2.2. Đặc điểm của hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2.2.1. Về phạm vi hòa giải, đối thoại tại Tòa án Hòa giải, đối thoại tại Tòa án chỉ thực hiện đối với những vụ việc dân sự và khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng và không thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại, cụ thể như sau: - Hòa giải các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 26, Điều 28, khoản 2 Điều 29, Điều 30 và Điều 32 của BLTTDS. - Đối thoại các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định tại Điều 30 của Luật TTHC. 2.2.2. Thời điểm thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện trước khi Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý vụ việc để giải quyết theo thủ tục tố tụng, đây là hoạt động được thực hiện độc lập với quá trình tố tụng tại Tòa án. Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn hòa giải, đối thoại tại Tòa án để giải quyết tranh chấp, yêu cầu của mình thì sau khi nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo Tòa án sẽ chuyển hồ sơ vụ việc sang giải quyết theo quy trình hòa giải, đối thoại mà không tiến hành thủ tục thụ lý vụ việc theo thủ tục tố tụng. 2.2.3. Chủ thể thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án Hòa giải viên đảm nhiệm vai trò là chủ thể, hỗ trợ các bên tham gia hòa giải, đối thoại tìm kiếm giải pháp trong giải quyết vụ việc. Hòa giải viên là người đáp ứng đủ các điều kiện về đạo đức, việc chấp hành pháp luật, về sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… theo quy định tại Điều 10 của Luật HGĐTTTA được Tòa án nhân dân lựa chọn, bổ nhiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ. 2.3. Vai trò, ý nghĩa của hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2.3.1. Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là phương thức giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tới Tòa án thì được khuyến khích lựa chọn hòa giải, đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thay cho việc yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. 2.3.2. Thông qua hòa giải, đối thoại một nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn có trong xã hội sẽ được thu hút tham gia làm Hòa giải viên phối hợp với Tòa án để giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. Hòa giải viên được tuyển chọn rộng rãi từ nguồn các công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc lực lượng ngoài biên chế nhà nước đã được đào tạo, có trình độ 13
  14. chuyên môn, có uy tín, trách nhiệm, tâm huyết, có kinh nghiệm thì có thể được lựa chọn làm Hòa giải viên. 2.3.3. Hòa giải, đối thoại tại Tòa án giúp các bên tham gia được phát huy tối đa tự do ý chí và khả năng tự định đoạt của mình. Các bên được quyền lựa chọn Hòa giải viên hoặc đề nghị chỉ định Hòa giải viên phù hợp với vụ việc của mình, được đề xuất phương thức tiến hành hòa giải, đối thoại, tự lựa chọn giải pháp giải quyết hoặc được tự đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề; 2.3.4. Thủ tục hòa giải, đối thoại đơn giản, phương thức tiến hành linh hoạt phù hợp với thực tiễn của từng vụ việc cụ thể cũng như hoàn cảnh, điều kiện của các bên tham gia, do vậy sẽ giúp cho các bên tham gia được dễ dàng, thuận lợi; 2.3.5. Hòa giải, đối thoại tại Tòa án giúp cho các bên tham gia tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí do quy trình hòa giải, đối thoại diễn ra trong thời gian ngắn, phần lớn chi phí hòa giải, đối thoại được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, việc các bên tự nguyện thỏa thuận, thống nhất sẽ thúc đẩy việc thi hành kết quả hòa giải thành, đối thoại thành một cách dễ dàng, nhanh chóng, mang tính chất tự giác mà không đòi hỏi phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thi hành, vì vậy, việc tự nguyện thực hiện các thỏa thuận cũng giúp các bên thêm phần tiết kiệm được chi phí; 2.3.6. Trong quá trình hòa giải, đối thoại tại Tòa án, các thông tin, chứng cứ, tài liệu do các bên cung cấp, những thông tin khác, lời trình bày của các bên, quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại; nội dung thỏa thuận, thống nhất đều được giữ bí mật nên sẽ hạn chế được thông tin về việc các bên “đang trong một mối quan hệ không tốt đẹp” và “đang có tranh chấp”, do vậy hình ảnh, uy tín, hoạt động của cá nhân, pháp nhân vẫn diễn ra bình thường, ít bị ảnh hưởng. 2.3.7. Hòa giải, đối thoại góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình hòa giải, đối thoại bên cạnh việc vận dụng các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục, đạo lý, truyền thống dân tộc… các Hòa giải viên còn vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên, giúp họ hiểu nhau hơn, có sự cảm thông, chia sẻ, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để họ tự lựa chọn, tự dàn xếp ổn thỏa với nhau mâu thuẫn, tranh chấp. Hòa giải, đối thoại thành công (các bên đồng ý với nội dung thỏa thuận mà không phải xét xử và có thể chịu bị một quyết định bất lợi) cho các bên hàn gắn được những rạn nứt, qua đó các bên sẽ duy trì và phát triển mối quan hệ sẵn có để hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. 3. Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án 14
  15. Điều 3 Luật HGĐTTTA quy định 09 nguyên tắc cần tuân thủ trong hòa giải, đối thoại bao gồm: Nguyên tắc thứ nhất: Các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại (khoản 1 Điều 3). Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là hoạt động mang tính chất tự nguyện, không phải là thủ tục bắt buộc đối với các bên. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện có quyền lựa chọn hoặc không lựa chọn hòa giải, đối thoại để giải quyết vụ việc của mình. Trường hợp các bên lựa chọn hòa giải, đối thoại thì vụ việc sẽ được chuyển sang hòa giải, đối thoại để giải quyết theo trình tự, thủ tục của Luật HGĐTTTA; trường hợp các bên không lựa chọn hòa giải, đối thoại thì vụ việc sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Nguyên tắc thứ hai: Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ (khoản 2 Điều 3). Trong quá trình hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên. Nội dung các thỏa thuận, thống nhất phải phản ánh đúng ý chí của các bên tham gia hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên sẽ không và không thể bắt buộc, áp đặt các bên phải thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ. Nguyên tắc thứ ba: Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hòa giải, đối thoại (khoản 3 Điều 3). Trong quá trình hòa giải, đối thoại, các bên tham gia hòa giải, đối thoại đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không có sự phân biệt về thành phần dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Hòa giải viên có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đ t viên có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc m giacác bên trong hòa giải, đối thoại. Các bên được tạo điều kiện, cơ hội ngang nhau trong việc cung cấp thông tin, xuất trình tài liệu, chứng cứ, trình bày ý kiến, đề xuất nguyện vọng, phương án giải quyết vụ việc. Nguyên tắc thứ tư: Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (khoản 4 Điều 3). Trong quá trình hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại để các bên thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết vụ việc của mình, tuy nhiên Hòa giải viên cần phải giải thích, hướng dẫn cho các bên để bảo đảm các nội dung hòa giải, đối thoại, kết quả hòa giải thành, đối thoại thành giữa các bên không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; các bên không 15
  16. lợi dụng hòa giải, đối thoại để trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước, với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc nhằm xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Nguyên tắc thứ năm: Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định của Luật HGĐTTTA (khoản 5 Điều 3). Bảo mật thông tin là một nội dung quan trọng, mang tính nguyên tắc xuyên suốt quá trình hòa giải, đối thoại. Các nội dung bảo mật bao gồm: (1) Hòa giải viên, các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình hòa giải, đối thoại (khoản 1 Điều 4); (2) Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 31 của Luật này. Hòa giải viên, các bên chỉ được ghi chép để phục, vụ cho việc hòa giải, đối thoại và phải bảo mật nội dung đã ghi chép (khoản 2 Điều 4); (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây: a) Bên đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến trong quá trình hòa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ; b) Phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật (khoản 3 Điều 4). Việc quy định bảo mật thông tin sẽ khuyến khích các bên tham gia hòa giải, đối thoại cởi mở hơn, yên tâm hơn khi tiếp xúc với Hòa giải viên, họ có thể thẳng thắn chia sẻ với Hòa giải viên tất cả những vấn đề liên quan đến vụ việc, kể cả thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật nghề nghiệp mà không sợ thông tin đó sẽ bị tiết lộ cho bên thứ ba hay bị sử dụng làm chứng cứ sau này khi vụ việc được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng trong trường hợp hòa giải, đối thoại không thành. Việc thu nhận càng được nhiều thông tin từ các bên sẽ càng giúp cho Hòa giải viên hiểu sâu được gốc rễ của vấn đề, tìm ra được nguyên nhân phát sinh của vụ việc, nắm bắt được nhu cầu và lợi ích của mỗi bên. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Hòa giải viên trong xây dựng các phương án hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Mặt khác, việc đảm bảo bí mật trong hòa giải, đối thoại đồng thời sẽ giúp các bên tham gia giữ được bí mật về việc họ đang có tranh chấp, nội dung tranh chấp cũng như kết quả giải quyết và như vậy sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động, không làm giảm sút uy tín của cá nhân, pháp nhân có tranh chấp. Nguyên tắc thứ sáu: Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc (khoản 6 Điều 3 Luật HGĐTTTA, Chỉ thị số 02/2022/CT-CA). 16
  17. Tùy theo tính chất, đặc điểm của mỗi loại vụ việc cụ thể, tình hình thực tế, điều kiện, hoàn cảnh của các bên tham gia hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên cần phát huy tính linh hoạt trong hòa giải, đối thoại. Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại ở bất kỳ thời điểm nào thấy là phù hợp, hiệu quả. Hòa giải viên có thể thực hiện việc tiếp xúc riêng với mỗi bên (họp riêng) hoặc gặp gỡ cùng lúc với các bên (họp chung) một lần hoặc nhiều lần trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc tại Phòng Hòa giải, đối thoại đặt tại trụ sở Tòa án hoặc tại một địa điểm khác phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu, bảo đảm thuận lợi cho các bên tham gia hòa giải, đối thoại. Đặc biệt trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19 hiện nay, để thực hiện tốt việc hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên có thể trao đổi thông tin với các bên bằng điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc điện tử khác như zalo, viber, skype, zoom …, tăng cường cách thức làm việc riêng với từng bên tranh chấp. Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất thì mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại trụ sở Tòa án. Nguyên tắc thứ bảy: Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật (khoản 7 Điều 3). Hòa giải viên là người được Tòa án lựa chọn, bổ nhiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại. Tòa án chỉ định, hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại. Tòa án bố trí địa điểm, trang thiết bị làm việc và điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động hòa giải, đối thoại. Tuy nhiên, khi tiến hành hòa giải, đối thoại thì các hoạt động của Hòa giải viên hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Hòa giải viên độc lập với Tòa án, độc lập với Thẩm phán, độc lập với các yếu tố tác động từ Tòa án; các cá nhân, cơ quan, tổ chức không được can thiệp, tác động vào quá trình hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên. Trên cơ sở nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến, Hòa giải viên xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại; tự quyết định số phiên hòa giải, đối thoại; cách thức tiếp xúc, gặp gỡ với các bên, việc có hay không tiếp xúc riêng với một bên hay tiếp xúc chung với các bên; thời điểm tiến hành hòa giải, đối thoại; việc có nên mời người có uy tín tham gia hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện tham gia… Nguyên tắc thứ tám: Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt (khoản 8 Điều 3). Luật HGĐTTTA quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt, người tham gia hòa giải, đối thoại là người dân tộc thiểu số, người nước ngoài có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; người cần phiên dịch có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình. 17
  18. Người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật, trong trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch. Nguyên tắc thứ chín: Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án (khoản 9 Điều 3). Trong tổ chức và hoạt động hòa giải, đối thoại phải bảo đảm quyền bình đẳng về giới, tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, trường hợp vụ việc có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Thẩm phán chỉ định Hòa giải viên có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi. 4. Phân biệt hòa giải, đối thoại tại Tòa án với hòa giải, đối thoại trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và các loại hòa giải ngoài tố tụng khác Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có thể phân loại thành hai nhóm hòa giải, đối thoại: một là hòa giải, đối thoại trong tố tụng và hai là hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng. Hòa giải, đối thoại trong tố tụng là một giai đoạn của hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, mang tính chất bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, do Thẩm phán tiến hành. Hòa giải ngoài tố tụng là hoạt động độc lập với quá trình tố tụng của Tòa án, không mang tính chất bắt buộc, các bên tự quyết định việc lựa chọn hòa giải, đối thoại để giải quyết tranh chấp. Chủ thể tiến hành hòa giải là cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành do các bên tự nguyện thi hành. Một hoặc hai bên tham gia hòa giải có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành theo thủ tục quy định tại Chương XXXIII Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (từ Điều 416 đến Điều 419). Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là một loại hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được thực hiện theo thủ tục quy định của Luật HGĐTTTA. 4.1. Hòa giải, đối thoại trong tố tụng (1) Hòa giải trong giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định của BLTTDS; BLTTDS quy định hòa giải là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, theo đó “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Thẩm phán tiến hành hòa giải để giúp các bên thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự và việc 18
  19. dân sự công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Tại phiên tòa mà các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải thì Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các đương sự hòa giải với nhau. [BLTTDS số 92/2015/QH13: Các điều 205, 206, 207, 208, 209, 210, 246, 259, 300] (2) Đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của Luật TTHC Luật TTHC quy định Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự đối thoại để giải quyết vụ án. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có nhiệm vụ tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại. Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm mà các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự đối thoại thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để các đương sự đối thoại với nhau. [Luật TTHC số 93/2015/QH13: Các điều 20, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 187, 238] 4.2. Một số loại hình hòa giải ngoài tố tụng (1) Hòa giải ở cơ sở Hòa giải ở cơ sở các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật do Hòa giải viên tiến hành theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. [Luật Hòa giải ở cơ sở số 35/2013/QH13] (2) Hòa giải tranh chấp lao động Hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích do Hòa giải viên lao động hoặc Hội đồng trọng tài lao động tiến hành theo quy định của Bộ luật Lao động. [Điều 181 đến Điều 184, từ Điều 191 đến Điều 197, 199, 203 và 219 Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14] (3) Hòa giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã Hòa giải các tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. 19
  20. [Các điều 95, 99, 100, 169, 195, 202 và 203 Văn bản hợp nhất Luật Đất đai số 21/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội] (4) Hòa giải tranh chấp thương mại Hòa giải tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại được Hòa giải viên thương mại tiến hành theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về hòa giải thương mại. Đây là hình thức hòa giải tư, chuyên về lĩnh vực tranh chấp thương mại và các bên đồng ý hòa giải bằng một thỏa thuận bằng văn bản được gọi là thỏa thuận hòa giải. (5) Hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. 5. Hòa giải viên tại Tòa án 5.1. Khái niệm Hòa giải viên tại Tòa án Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật HGĐTTTA (khoản 1 Điều 2). 5.2. Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên (Điều 10 Luật HGĐTTTA) Theo Luật HGĐTTTA, người được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại Tòa án phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây: a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư; b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại; c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên. Người không đáp ứng điều kiện nêu trên hoặc đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1