intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Stress có lợi

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Stress có lợi? Khi bước vào giai đoạn kéo dài những bất ổn khó khăn, stress dễ dàng xuất hiện. Khía cạnh tiêu cực của stress đã được khám phá nhiều, thế nhưng khía cạnh tích cực của stress? Đó là điều chúng ta chưa được nghe. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thực tế không tồn tại một loại "stress tốt". Có người không bao giờ nói với bệnh nhân là stress tốt cho họ. Có người lại bảo cũng có stress có lợi nhưng rất ít, trong thời gian ngắn với… loài chuột thí nghiệm. Thế còn những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Stress có lợi

  1. Stress có lợi? Khi bước vào giai đoạn kéo dài những bất ổn khó khăn, stress dễ dàng xuất hiện. Khía cạnh tiêu cực của stress đã được khám phá nhiều, thế nhưng khía cạnh tích cực của stress? Đó là điều chúng ta chưa được nghe. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thực tế không tồn tại một loại "stress tốt". Có người không bao giờ nói với bệnh nhân là stress tốt cho họ. Có người lại bảo cũng có stress có lợi nhưng rất ít, trong thời gian ngắn với… loài chuột thí nghiệm. Thế còn những người
  2. luôn đang sống trong stress, chẳng hạn như các kiểm soát không lưu hay công an giao thông vì họ phải sống trong ồn ào và điều chỉnh mọi thứ vào trật tự? Họ không dùng stress để tạo ra lợi thế cho mình? Những khảo cứu mới Hans Selye, đặt nhiều cơ sở cho khoa học nghiên cứu stress từ những năm 1930 lại tin tưởng mạnh mẽ có stress tốt, mà ông gọi là "eustresss". Ông xem stress như là "muối của cuộc đời". Thay đổi trong cuộc sống thì không thể tránh khỏi và lo lắng về sự thay đổi là một mặt của tư duy. Stress, khi đó đã khiến chúng ta là con người. Selye đã nghiên cứu những gì xảy ra khi tiêm cho chuột với chiết xuất của tuyến nội tiết, rồi thả ra và đuổi chúng chạy quanh. Hầu hết chuột phát triển mụn nhọt, tuyến thượng thận lớn quá mức và rối loạn hệ miễn nhiễm. Chúng không phản ứng với những hóa chất được tiêm vào cơ thể, mà với tác động khác. Chúng không thích bị chích, thả ra, lùng đuổi. Ông đã tạo áp lực cho chúng. Selye gọi đây là "hội chứng điều chỉnh tổng quát", cho thấy những đáp ứng đối với môi trường một là sống hai là chết. Một phần của sự giải thích có thể tìm thấy
  3. từ gen. Các nhà khoa học đã xác định gen giúp kiểm soát việc não sản xuất serotonin, nhằm bảo vệ con người khỏi trầm cảm. Gen này không dàn xếp những căng thẳng hàng ngày nhưng các nhà khoa học tin rằng họ sẽ tìm ra những gen khác để tạo ra sự kiểm soát stress. Mặt khác, nhiễm sắc thể X và Y cùng đóng vai trò trong cách con người thể hiện cách đối phó với stress. Nam và nữ hai trải nghiệm căng thẳng khi mức độ adrenaline và cortisol gia tăng. Sự khác biệt chính là phản ứng của họ. Cuối cùng là khu vực nơi mà gen và môi trường tác động lẫn nhau với những ảnh hưởng của cả đời: Tử cung. Không khó tìm ra những nguyên cứu cho thấy sự căng thẳng của cha mẹ tổn hại đến sự phát triển sau này của con. Một cuộc khảo sát đã đặt ra trên gần 150 bà mẹ tương lai, những người trải qua cơn bão tuyết năm 1998 ở Quebec (nhiều người đã qua 40 ngày thiếu năng lượng). Cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu cho biết những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ nói trên có chỉ số IQ thấp hơn mức bình thường và kỹ năng ngôn ngữ phát triển lúc 5 tuổi. Cơn bão và áp lực trên người mẹ đã có tác động khủng khiếp đến lũ trẻ.
  4. Gạt qua phòng thí nghiệm, bạn có thể tìm thấy khởi đầu của câu trả lời. Vào khoảng thời gian những năm 1970 và 1980, Salvatore Maddi, một chuyên gia tâm lý của ĐH California, Irvine, đã theo dõi 430 nhân viên tại Illinois Bell trong suốt cuộc khủng hoảng toàn công ty này. Trong khi hầu hết các nhân viên làm việc năng suất thấp, ly dị, tỉ lệ tim mạch cao, béo phì và đột quỵ thì một phần ba trong số họ vẫn khỏe mạnh trong công việc và đời sống. Những người này lớn lên trong bối cảnh yên lành, yêu thương. Nhưng cũng có những người trưởng thành tốt trong thời niên thiếu khá khắc nghiệt, họ không bị bạo hành chấn thương tâm lý nhưng "có cha trong quân đội và chuyển nhà nhiều lần, hay cha mẹ là người nghiện rượu". Maldi cho biết: "Họ đã gặp nhiều Stress nhưng cha mẹ họ đã khiến họ tin tưởng họ là niềm hy vọng của gia đình. Họ có thể khiến mọi người tự hào về họ và họ đã tiếp nhận vai trò đó. Điều này khiến họ rất nỗ lực". Thời thơ ấu gặp stress, nhưng rồi lại tốt đẹp, stress đã tạo cho họ bật lên vượt quá bản thân họ. Sẽ phải làm gì? Đầu tiên là việc thiền của Phật tử. Sự ổn
  5. định và điềm tĩnh về tinh thần của họ không còn là bí ẩn mà đã có thể giải thích bằng sinh học. Não có thể phát triển các tế bào mới và tự định hình lại. Thiền có thể kích thích quá trình này. "Tâm trí được rèn luyện dễ dàng hơn là chúng ta tưởng". Saki Santorelli, giám đốc điều hành Trung tâm sức khỏe của đại học Y Massachusetts nhận xét. Những cuộc nghiên cứu của trung tâm này đã cho thấy thiền có thể giúp cho con người đương đầu với stress. Hiện tại có nhiều chương trình hướng dẫn cách tiếp cận cuộc sống giống như các tu sĩ thiền, dù ngay lập tức không đạt được sự nhẹ nhàng trong tâm trí nhưng sẽ giúp đương đầu một cách tích cực với stress. Đây là vấn đề với tất cả những chương trình nhằm kiểm soát stress. Nếu muốn thành công, bạn phải toàn tâm hướng bản thân vào chương trình. Nhưng ép mình như thế, bạn chỉ tạo thêm stress cho bản thân. Đó là lý do tại sao thể thao có thể giải stress cho người này lại khiến người khác khổ sở hơn. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học nhốt hai con chuột vào lồng, trong đó đặt một bánh xe quay. Con chuột thứ nhất có thể chui vào bánh xe để "thể dục" bất kỳ lúc nào, còn con
  6. thứ hai bị buộc vào con thứ nhất, buộc phải chạy theo khi con kia chạy trong bánh xe. Thể thao giống như thiền thường giảm stress và kích thích dây thần kinh phát triển và thực tế, não của con chuột thứ nhất phát triển những tế bào mới. Con chuột thứ hai tuy nhiên lại bị mất tế bào não. Thể thao lẽ ra tốt cho não của nó nhưng bản thân nó đã thiếu yếu tố cơ bản: Sự kiểm soát. Nó không thể quyết định lịch trình "tập luyện" do đó não của nó không thể nhận thức đó là thể thao. Thay vào đó, nó trải nghiệm tất cả như một cuộc đua tranh. Thí nghiệm này mang đến một điểm rắc rối về stress. Các nhà tâm lý đã biết từ lâu là một trong những yếu tố lớn nhất trong việc đối phó với các vấn đề gây stress chính là chúng ta có thể kiểm soát cuộc sống của mình nhiều như thế nào. Như một quy luật, nếu chúng ta cảm thấy chúng ta hoàn toàn kiểm soát được, chúng ta sẽ đương đầu được. Nếu không, chúng ta sẽ bị suy sụp… Với những khó khăn của việc làm và suy thoái kinh tế, rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy như con chuột trong chiếc lồng kia. Chúng ta cần tư duy sáng tạo hơn để thoát khỏi nó. Chúng ta sẽ phải tìm ra phần nào
  7. của tương lai để có thể kiểm soát và gắn bó chặt chẽ với nó. May mắn thay, chúng ta có được bộ não cho phép làm điều đó. Chắc chắn sẽ rất căng thẳng nhưng sẽ không là điều tệ hại nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2