intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự cần thiết của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành Sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sự cần thiết của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành Sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay" phân tích tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay được thể hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự cần thiết của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành Sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay

  1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC HIỆN NAY TS. Bùi Lan Hương* 1 Tóm tắt: Bài viết phân tích tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay được thể hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Chỉ ra vai trò của tư duy phản biện đối với sự phát triển toàn diện của sinh viên sư phạm và sự hình thành năng lực tư duy này của học sinh thông qua chính hoạt động giảng dạy của thế hệ giáo viên tương lai – những sinh viên ngành sư phạm hiện nay. Từ khóa: Sinh viên sư phạm, tư duy phản biện, năng lực. 1. MỞ ĐẦU Khi coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Nghị quyết số 37 của Quốc hội khóa XI về giáo dục đã nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”[14]. Chương trình phát triển ngành Sư phạm và các trường Sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 đã được Bộ GD&ĐT cụ thể hóa: “Xây dựng các trường ĐHSP trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành Sư phạm cả nước”[7]. Có thể nói sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sinh viên ngành Sư phạm hiện nay. Sinh viên ngành Sư phạm ở Việt Nam - những người mà nghề nghiệp tương lai của họ gắn với hoạt động giáo dục vừa phải có khả năng nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa phải có năng lực nắm bắt, đánh giá và xử lý thông tin một cách đúng đắn, đồng thời phải tiếp tục góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho nhiều thế hệ học trò thì việc phát triển năng lực tư duy phản biện ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường là vô cùng cần thiết. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. *
  2. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 663 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm “tư duy phản biện” Trong tiếng Anh thuật ngữ “critical thinking” thường được dịch ra tiếng Việt là “tư duy phê phán”, “tư duy phản biện”. “Phê phán” là từ chỉ hành động nêu ra cái chưa tốt, cái sai lầm, từ này không bao hàm ý nghĩa “đánh giá”. Đánh giá là phải nhìn nhận cả các giá trị, các kết quả đạt được bên cạnh những thiếu sót và tồn tại. Một ý nghĩa của thuật ngữ “phản biện” (critical) có nghĩa là “cốt yếu” (crucial) hay “liên quan tới những tiêu chí cốt lõi” ( related to core criteria) có nguồn gốc từ thuật ngữ “tiêu chí” (kriterion) của người Hy Lạp cổ, vốn có nghĩa như “tiêu chuẩn” (standards); một ý nghĩa thứ hai có nguồn gốc từ kriticos, có nghĩa “những nhận định sâu sắc, sáng suốt” (discerning judgment). Theo Từ điển Oxford Advanced Learn’s Dictionary thì “critical” là tính từ dùng để diễn tả: nghĩ là không tốt, chê bai, bất đồng, không tán thành, phản đối; cực kỳ quan trọng, sẽ có nhiều ảnh hưởng trong tương lai; nghiêm trọng, nguy hiểm; đưa ra phán đoán cẩn thận, công bằng về chất lượng tốt hay kém.Theo nghĩa như vậy, từ critical không phải chỉ đơn thuần có nghĩa là phê phán, mà nó còn có nghĩa là đưa ra một phán đoán một cách cẩn trọng. Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng, tư duy phản biện là chỉ ra sự sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án. Nếu hiểu tư duy phản biện là như vậy thì chỉ mới hiểu một mặt của vấn đề, một cách phiến diện và chưa đầy đủ. Có thể do, tư duy phản biện hay còn gọi là tư duy phê phán đã bị người xem xét nó hiểu sai về thuật ngữ phê phán. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (1997), phê phán là “vạch ra, chỉ ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án” [15, tr.1205]; phản biện là “đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình đó được đưa ra bảo vệ để lấy học vị trước hội đồng chấm thi; hoặc đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình đó được đưa ra bảo vệ trước hội đồng thẩm định” [15, tr.1118]. Trong quá trình tìm hiểu về “critical thinking”, chúng tôi nhận thấy có một số tác giả sử dụng thuật ngữ “tư duy phản biện” cho cụm từ “critical thinking” thay vì dùng thuật ngữ “tư duy phê phán”. Thuật ngữ tư duy phản biện (TDPB) được dùng thay cho tư duy phê phán (TDPP) bởi lẽ các nhà nghiên cứu đã cho rằng, phê phán chỉ xem xét mặt tiêu cực, mà không mang ý nghĩa đánh giá cho những cái tốt của hiện tượng, sự vật: “Phê phán là từ chỉ hành động chỉ ra cái chưa tốt, cái sai lầm, từ này không bao hàm ý nghĩa “đánh giá”. Đánh giá là phải nhìn nhận cả các giá trị, các kết quả đạt được bên cạnh những thiếu sót và tồn tại” [10]. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác vẫn sử dụng thuật ngữ TDPP cho cụm từ “critical thinking”. Với quan điểm TDPB không chỉ phê phán ở mặt tiêu cực, mà còn phê phán tích cực, chúng tôi dùng thuật ngữ TDPB cho cụm từ “critical thinking”.
  3. 664 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Tóm lại, TDPB là loại hình tư duy nhằm đánh giá một kết quả nhận thức; là sự suy nghĩ, xem xét lại một tình huống, một vấn đề để qua đó chủ thể đưa ra sự nhận định, kết luận về chúng theo quan điểm của mình trên cơ sở vận dụng một cách chủ động, sáng tạo những tri thức và phương pháp nhất định. Với ý nghĩa đó, tư duy phản biện có những vai trò cơ bản sau: Thứ nhất, tư duy phản biệt giúp chúng ta vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen, truyền thống có sẵn đã định hình trong suy nghĩ, hình thành nên tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của con người. Thứ hai, tư duy phản biện giúp hình thành khả năng tư duy độc lập, khả năng phân tích, đánh giá những thông tin, sự kiện cũng như một vấn đề xã hội. Thứ ba, tư duy phản biện giúp con người ý thức rõ ràng hơn về việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác trong tranh luận. 2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng sinh viên ngành Sư phạm Để đáp ứng yêu cầu về đội ngũ GV cho nền giáo dục của một nhà nước non trẻ, năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập ngành Sư phạm, nhằm: “Đào tạo những nam nữ GV cho các bậc học cơ bản, THPT, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc”. Sắc lệnh đã chỉ rõ: “Bắt đầu từ năm 1950 chỉ tuyển nam nữ GV cho các bậc học phổ thông và chuyên nghiệp trong những người có bằng Sư phạm Sơ cấp, Trung cấp hoặc Cao cấp” [11]. Như vậy, chất lượng chuyên môn của nhà giáo và đặc trưng đào tạo của nhà trường Sư phạm đã được xác định ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng – tất cả GV được tuyển dụng cho các nhà trường phổ thông và chuyên nghiệp đều phải qua đào tạo ở các nhà trường Sư phạm. Trải qua 75 năm hình thành và phát triển, hệ thống nhà trường Sư phạm đã có những đóng góp to lớn đối với nền giáo dục: Xây dựng và phát triển nền khoa học giáo dục phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn; hình thành một lực lượng các nhà giáo, các nhà khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Từng bước chuẩn hóa trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV các bậc học hướng tới hội nhập nền giáo dục tiên tiến của châu lục và thế giới. [12] Đảng đã chủ trương đổi mới giáo dục đại học theo hướng: Kết hợp đào tạo với nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến; chuyển từ phục vụ những yêu cầu của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang đáp ứng những yêu cầu và hoạt động của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước; đã tiếp tục khẳng định quan điểm: Cùng với khoa học và
  4. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 665 công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nghị quyết số 14 (năm 2005) của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 khẳng định: “Chỉ có đổi mới GD&ĐT, khoa học và công nghệ mới thúc đẩy nhanh được quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng là quốc gia nghèo trên thế giới; coi giáo dục đại học là cơ sở để bứt phá, là lĩnh vực để tranh thủ hợp tác, học tập, tiếp thu nền khoa học công nghệ của các nước tiên tiến” [8]. Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, NCKH. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục tiên tiến” [4]. Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đã có nhiều biến đổi, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, Đảng ta đã nhận định: “Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”, vì vậy “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, đồng thời “GD&ĐT vừa phải đảm bảo giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại” [14]. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới xã hội, đổi mới và phát triển nền kinh tế, nền giáo dục phải “Gắn với sử dụng, trực tiếp phục vụ đào tạo chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành” nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giáo dục cho thấy: Đào tạo nguồn nhân lực không chỉ là trang bị những tri thức và kỹ năng mới mà còn phải thay đổi công nghệ và cách làm; nhà trường phải gắn bó chặt chẽ với NCKH và ứng dụng, với thực tiễn lao động, lao động và sản xuất của xã hội [5]. Giáo dục đại học không chỉ là quá trình truyền thụ mà còn là quá trình rèn luyện năng lực nghề nghiệp, đảm bảo cho SV sau khi ra trường nhanh chóng thích ứng với yêu cầu của nền sản xuất và xã hội; hệ thống kiến thức và kỹ năng được đào tạo phải tạo cho SV niềm tin về năng lực hoạt động nghề nghiệp của họ; đảm bảo tính đồng bộ
  5. 666 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP giữa đổi mới phương pháp dạy và học với điều kiện đáp ứng; giữa yêu cầu đổi mới với trình độ của đội ngũ giảng viên trong các nhà trường [3]. Chỉ thị về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012” của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ quá trình đổi mới cần: Tăng cường hợp tác đào tạo với các nước, phối hợp đào tạo với nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo hướng vào năng lực giải quyết vấn đề, hướng vào thực tiễn theo tinh thần tạo nghiệp, doanh nghiệp, bổ sung nội dung đào tạo hướng vào hình thành những năng lực quốc tế [9]. Như vậy có thể nói, đổi mới giáo dục đại học và đổi mới đào tạo GV là một quan điểm có tính xuyên suốt, liên tục của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn: Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nhấn mạnh: “Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” [3]. Đến Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã xác định: “GV là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. GV phải có đức có tài” [1]. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần lần thứ IX đã chỉ rõ: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về GD&ĐT” [2]. Nghị quyết số 37 của Quốc hội khóa XI về giáo dục đã nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [13]. Chương trình phát triển ngành Sư phạm và các trường Sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020 đã được Bộ GD&ĐT cụ thể hóa: “Xây dựng các trường ĐHSP trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của ngành Sư phạm cả nước” [6]. Đứng trước yêu cầu mới của xã hội về đào tạo nhân lực và nhằm hiện thực hóa đường lối, chủ chương của Đảng và Nhà nước thì việc nâng cao chất lượng sinh viên ngành Sư phạm là nhiệm vụ đầu tiên trên con đường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành Giáo dục. 2 3. Vai trò của năng lực tư duy phản biện đối với sinh viên sư phạm Khởi sinh từ Hy – La cổ đại, cho tới ngày nay, trải qua hàng ngàn năm, tư duy phản biện phát triển hết sức mạnh mẽ trên thế giới và được nhiều nước coi là
  6. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 667 một trong những kỹ năng quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên đại học. Hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính quy dành cho học viên từ 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: “Sự đáng tin của dẫn chứng” (Credibility of Evidence) và “Phát triển tranh luận” (Assessing/Developing Argument). Đối với học sinh dưới 16 tuổi, tư duy phản biện được đưa xen kẽ vào trong bài giảng của giáo viên. Năm 2005, Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ AACU đã đưa ra ba yếu tố mà một sinh viên cần được trang bị đó là sự hoài nghi, TDPB và tư duy sáng tạo. TDPB lúc này được đề cao trong giáo dục, các nhà nghiên cứu cho rằng nó là một kỹ năng quan trọng cần được hình thành và nuôi dưỡng. Cho nên, mỗi thế hệ cần kỹ năng TDPB tốt hơn so với trước đó do kiến thức ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn. Với những vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực trên, TDPB trở thành một môn học trong trường đại học, thành một trong những chuẩn đầu ra bắt buộc cho toàn sinh viên trên khắp nước Mỹ. Như vậy có thể thấy, việc nâng cao năng lực tư duy phản biện cho học sinh, sinh viên là xu hướng chung của nền giáo dục quốc tế. Ở bậc đại học, việc học tập đòi hỏi con người thoát ra khỏi giới hạn của việc tiếp nhận và ghi nhớ thông tin một cách thụ động, chính vì thế, người học cần hợp tác với bạn bè, thầy cô và cả cộng đồng của họ. Mục tiêu chính yếu của giáo dục đại học là giúp người học làm việc và nghiên cứu bằng tư duy phân tích và phản biện hiệu quả trong những bối cảnh có tính biến đổi cao. Tư duy phản biện giúp SV vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu đã định hình từ bậc học phổ thông: Với tinh thần phản biện, SV sẽ vượt khỏi những quan niệm truyền thống, cố gắng hướng đến cái mới trong khoa học, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến trong suy nghĩ, nỗ lực tìm cách tiếp cận cái mới. SV sẽ tập trung tìm hiểu những ý tưởng mới hoặc tìm cách phát hiện những giá trị mới của những vấn đề tưởng như đã là muôn thuở, cũ kĩ. Tâm thế của SV sẵn sàng hơn để tiếp cận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ, trong cuộc sống. Khi có ý thức rõ ràng trong việc phải nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, chắc chắn sẽ đưa lại những kết quả khác, mới lạ, có tính sáng tạo cao. Vì vậy, nếu rèn luyện SV suy nghĩ theo lối phản biện sẽ kích thích khả năng sáng tạo trong tư duy của họ. Bên cạnh đó, tư duy phản biện giúp SV suy nghĩ một vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau. Do đó, SV sẽ có cái nhìn đa chiều trước một vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống, trong khoa học, trong học tập, tránh được hiện tượng nhìn nhận xem xét vấn đề một chiều, phiến diện. Như vậy, sau khi tốt nghiệp và khi đi làm, SV có thể suy nghĩ để giải quyết mọi vấn đề theo hướng xem xét kỹ mọi góc độ, mọi khía cạnh, đưa ra nhiều phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc.
  7. 668 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Tư duy phản biện giúp SV có ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác trong lúc tranh luận, sẵn sàng chấp nhận sai lầm của bản thân. Có tư duy phản biện, SV sẽ phát triển khả năng lắng nghe các ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trước khi đưa ra kết luận về vấn đề đó. SV sẽ dám thừa nhận cái sai của mình, sẵn sàng hơn khi thừa nhận cái đúng của người khác – một trong những kĩ năng sống cần thiết để giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Tư duy phản biện giúp SV suy nghĩ theo hướng tích cực, giảm được trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, mất lòng tin khi gặp thất bại trong cuộc sống, trong học tập và các mối quan hệ. Khi đã có tâm lý tích cực, SV sẽ có thể tự khám phá những tiềm năng vốn có trong bản thân mình, góp phần hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo. Tư duy phản biện giúp SV nỗ lực cập nhật, chắt lọc những thông tin cần thiết, có giá trị, bổ ích cho bản thân trong một biển thông tin rộng lớn, từ đó nâng cao kĩ năng tiếp cận mọi nguồn thông tin, giúp SV biết phân tích, phân loại, tổng hợp, so sánh, đánh giá, từ đó suy nghĩ chín chắn hơn, tự đưa ra quyết định và hành động. Ngày nay, phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực tư duy đang trở thành xu hướng chung của giáo dục thế giới. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính thức được thông qua ngày 26/12/2018 nêu rõ: ba năng lực cốt lõi mà học sinh phổ thông cần được hình thành đó là: “năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” [7, tr.7], trong khi đó năng lực tư duy phản biện lại chính là cơ sở để hình thành và phát triển 3 loại năng lực này. Sinh viên ngành Sư phạm là những giáo viên tương lai, chính vì vậy việc hình thành năng lực tư duy phản biện không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển tư duy của bản thân các em mà còn là điều kiện tiên quyết để chính các em sau này khi trực tiếp tham gia hoạt động dạy học sẽ là một trong những chủ thể giáo dục quan trọng nhất hình thành và phát triển năng lực này ở học sinh phổ thông. 2.4. Thực trạng phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành Sư phạm ở Việt Nam hiện nay Thực tế cho thấy hiện nay việc phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên ngành Sư phạm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhiều khảo sát của các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ sinh viên ngành Sư phạm hiểu chưa đúng, chưa chính xác về TDPB, năng lực TDPB, đặc điểm của TDPB ở sinh viên ngành Sư phạm còn lớn. Đa số sinh viên ngành Sư phạm còn chưa nắm vững các nguyên tắc của tư duy phản biện. Khả năng phân tích, đánh giá thông tin còn hạn chế; khả năng giải quyết tình huống, mâu thuẫn trong thông tin còn hạn chế. Hạn chế trong phát triển năng lực phát hiện vấn đề trong thông tin: Ý thức chủ động phát hiện vấn đề trong
  8. Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT 669 thông tin còn hạn chế; năng lực xây dựng “giả thuyết khoa học” còn hạn chế; kỹ năng phát hiện vấn đề trong thông tin còn thiếu và yếu. Hạn chế trong việc phát triển năng lực phản bác: Khả năng thiết lập “mối liên hệ giữa cái biết - chưa biết” còn thấp; khả năng phán đoán, suy luận, diễn đạt phản bác thấp; thái độ thực hiện phản bác chưa đúng đắn; tâm lý thực hiện phản biện chưa vững vàng; kỹ năng thực hiện phản biện chưa thuần thục. Một cuộc khảo sát được tiến hành trên 330 sinh viên ngành Sư phạm của Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 về mức độ biểu hiện năng lực tư duy phản biện của các em trong học tập và nghiên cứu cho thấy hơn 60 % sinh viên ngành sư phạm chưa sẵn sàng nghi ngờ kiến thức đến từ các nguồn có uy tín; không sẵn sàng xem xét và tranh luận nếu cần thiết, còn e ngại việc tranh luận và phản biện trước đông người. Đặc biệt, sinh viên hầu như không, hoặc hiếm khi nghi ngờ kiến thức đến từ thầy cô, chuyên gia, sách giáo khoa, giáo trình,…. Số còn lại, tư duy phản biện mới chỉ hình thành một cách tự phát. Đôi khi, sinh viên còn nặng về thắng thua trong tranh biện mà chưa thực sự quan tâm tới chân lý khách quan và văn hóa phản biện. Chính vì vậy, việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành Sư phạm ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực cho người học là vô cùng cần thiết. KẾT LUẬN Quá trình phát triển của nhân loại chứng minh không có tiến bộ vĩ đại nào xuất hiện nếu không có tư duy phản biện đồng hành. “Giordano Bruno bị Giáo hội trung cổ thiêu sống vì tin vào các bằng chứng cho thấy Trái Đất hình cầu chứ không phải mặt phẳng. Khi Charles Darwin lần đầu công bố Thuyết tiến hóa, ông bị cộng đồng khoa học tẩy chay dữ dội. Albert Einstein, bộ óc vĩ đại nhất nhân loại thế kỉ 20, cũng bị ngờ vực khi đưa ra Thuyết tương đối…” [16] Các cá nhân trên không để cho tư tưởng cũ đàn áp hoặc áp lực cộng đồng chi phối, mà kiên định tin tưởng vào kết quả từ quá trình tư vấn, trao đổi và suy nghiệm của bản thân. Nhờ bạn đồng hành vô hình mang tên phản biện, tri thức loài người đã tiến những bước xa. Phát triển năng lực TDPB cho sinh viên ngành Sư phạm của nước ta hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm góp phần đào tạo ra các giáo viên, các nhà hoạt động giáo dục vừa có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực chuyên môn giỏi, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng hình thành phẩm chất và năng lực cho ngươi học nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
  9. 670 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 2-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia. 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia. 6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quyết định số 6290/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/12/2011 về Chương trình phát triển ngành Sư phạm và các trường Sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020. 7 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 9 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Chỉ thị 296/CT -TTg ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. 10 Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang (2011), Tư duy phản biện – Critical thinking, Viện Nghiên cứu giáo dục. 11 Hồ Chí Minh (1946), Sắc lệnh số 194 về việc thành lập ngành Sư phạm. 12 Đoàn Quỳnh (Chủ biên) (2004), Tài liệu bồi dưỡng GV. Dạy Chương trình và sách giáo khoa lớp 11 thí điểm. Môn Toán học (Bộ 1). Viện Nghiên cứu sư phạm, Hà Nội. 13 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1960), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. 14 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 15 Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 16 https://kenh14.vn/la-chu-cuu-trong-bong-toi-hay-cam-khien-va-giao-len-buoc-ra-vung- sang -20171202010302908.chn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2