TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 70 - 78<br />
<br />
SỰ CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG CỦA MỘT SỐ THANH NIÊN YÊU<br />
NƯỚC NGƯỜI THÁI VỀ CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG<br />
Ở SƠN LA ĐẦU THẾ KỶ XX<br />
<br />
Điêu Thị Vân Anh, Tống Thanh Bình<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
<br />
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến sự chuyển biến tư tưởng của một số thanh niên yêu nước người dân tộc<br />
Thái ở Sơn La về con đường đấu tranh cách mạng đầu thế kỷ XX, từ đó cho thấy vai trò của Chi bộ Nhà tù Sơn<br />
La trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giác ngộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong đồng bào các dân tộc,<br />
góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.<br />
<br />
Từ khóa: Chuyển biến tư tưởng, Nhà tù Sơn La, Chi bộ Nhà tù Sơn La, Dân tộc Thái.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Quá trình cai trị và bóc lột của thực dân Pháp ở Sơn La dẫn đến sự du nhập một số yếu<br />
tố mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo nên sự chuyển biến trong đời sống cư dân địa<br />
phương; đặc biệt là sự ra đời của Chi bộ Cộng sản Nhà tù Sơn La (12/1939) đã dẫn đến hệ<br />
quả mà người Pháp không lường hết được. Được sự giác ngộ của Chi bộ Cộng sản Nhà tù Sơn<br />
La một số thanh niên yêu nước người Thái ở địa phương đã trở thành hạt nhân để gây dựng<br />
các cơ sở cách mạng, góp phần làm nên thành công Cách mạng Tháng Tám 1945.<br />
<br />
2. Nội dung<br />
<br />
2.1. Khái quát về tỉnh Sơn La đầu thế kỷ XX<br />
<br />
Sơn La là một trong những tỉnh lớn nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Bắc nước ta,<br />
giáp ranh với một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung của Việt Nam và một phần<br />
Thượng Lào. Trong nhìn nhận của thực dân Pháp, Sơn La có vị trí chiến lược quan trọng về<br />
chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Vì thế, ngay sau khi kí hiệp ước Patenôtre<br />
năm 1884, Pháp đã mở rộng tấn công đánh chiếm Sơn La. Trên thực tế, nếu chiếm được Sơn<br />
La, Pháp có thể làm chủ toàn bộ miền Tây Bắc rộng lớn, trong đó có Điện Biên, Lai Châu -<br />
nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Tỉnh Sơn La có hơn 200 km đường biên giới với hai<br />
tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng (Lào), trong điều kiện giao thông cuối thế kỷ XIX, việc<br />
mở tuyến đường Thuộc địa số 6 từ Hà Nội tới tới Sầm Nưa (Hủa Phăn) qua Hòa Bình, Mộc<br />
Châu sẽ phá vỡ thế cô lập của các tỉnh Thượng Lào. Vì thế, chiếm được Tây Bắc sẽ giúp thực<br />
dân Pháp có một chỗ dựa vững chắc trong kế hoạch xâm chiếm và đô hộ 3 nước Đông Dương.<br />
Sơn La vốn là vùng đất biệt lập với miền xuôi do giao thông đi lại khó khăn, khí hậu<br />
khắc nghiệt, sự khác biệt về phong tục tập quán,… khiến sự giao lưu, tiếp xúc với các tỉnh<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 3/11/2018. Ngày nhận đăng: 11/12/2018<br />
Liên lạc: Điêu Thị Vân Anh; e-mail: vananhtbu1983@gmail.com<br />
70<br />
đồng bằng bị hạn chế. Tỉnh có 12 dân tộc thiểu số, thực dân Pháp đã dùng chính sách chia để trị<br />
để làm chủ vùng đất này, xây dựng xứ Thái tự trị,… biến Sơn La trở thành hậu thuẫn của Pháp<br />
trong quá trình xâm lược, cai trị Đông Dương.<br />
Năm 1895 tỉnh Sơn La được thành lập đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tòa Công sứ<br />
Pháp. Thời Pháp thuộc, Sơn La có 12 dân tộc sinh sống gồm: Thái, Mường, Mông, Kháng,<br />
Hoa, Kinh, Lào, La Ha, Tày, Xinh Mun, Dao, Khơ Mú. Trong đó, người Thái chiếm tỉ lệ cao<br />
trong kết cấu dân cư, năm 1932, người Thái chiếm 74,5 % dân số, các dân tộc còn lại chiếm<br />
25,5 % dân số.<br />
Đơn vị tính: Tỷ lệ (%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn Monographie de la province de Sonla 1932<br />
<br />
Biểu đồ cơ cấu dân số tỉnh Sơn La năm 1932<br />
<br />
Bảng 1. Cơ cấu dân tộc tỉnh Sơn La năm 1932<br />
Đơn vị tính: Tỷ lệ (%)<br />
Năm Thái Mông Mường Xá Mán Hoa Kinh Pháp<br />
<br />
1932 74,5 8,00 7,69 7,39 1,53 0,51 0,307 0,006<br />
<br />
Nguồn Monographie de la province de Sonla 1932<br />
<br />
Về cơ cấu dân số tỉnh Sơn La: Năm 1921, thành phần dân cư gồm: người Thái (64.400),<br />
người Mông (7.100), người Mường (4.720), người Xá (8.670), người Mán (370), người Kinh,<br />
người Hoa tỉ lệ không đáng kể. Năm 1932: Dân tộc: Thái: 72.600 người, Mông 7.800 người,<br />
Mường 7.500 người, Xá: 7.200 người, Mán 1.500 người, Hoa 500 người, Kinh 300 người, Âu: 6<br />
người. Năm 1943, tổng số dân là 118.745 người, tỉ lệ như sau: dân tộc Kinh chỉ chiếm 1.000<br />
người, người Pháp 18 người, trong khi các dân tộc ít người là 117.727 người [6, tr.43]. Thời Pháp<br />
thuộc, một số dân tộc thiểu số rất ít người như Xinh Mun, Kháng, La Ha, Dao,… đôi khi được<br />
gộp vào nhóm dân tộc Xá là vì thế, trong các thống kê thường không chi tiết về các dân tộc này.<br />
Dân tộc Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Sơn La nói chung đã có một thời gian dài<br />
cư trú trên vùng đất Tây Bắc. Để sinh tồn, họ đã cùng nhau khai phá, lao động và đoàn kết chiến<br />
đấu chống lại sự xâm lược của các kẻ thù từ bên ngoài. Từ thời phong kiến, nhân dân các dân<br />
<br />
71<br />
tộc Tây Bắc đã góp sức cùng các triều đại trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Điển hình<br />
như “Đội quân chinh chiến” (Đội quân Áo Đỏ) do các thủ lĩnh châu, mường người Thái: Sa<br />
Khả Sâm, Cầm Quý, Cầm Lạn ở Mường Sang (Mộc Châu) góp phần đánh thắng quân Minh<br />
xâm lược ở thế kỷ XV. Ngoài ra còn có cuộc đấu tranh do các thủ lĩnh người Thái ở Mường<br />
Muổi (Thuận Châu), Mường La, Quỳnh Nhai phối hợp với nghĩa quân Hoàng Công Chất chống<br />
giặc Pẻ từ Bắc Lào và Vân Nam (Trung Quốc) thế kỷ XVIII. Đặc biệt, cuối thế kỷ XIX, nhân<br />
dân các dân tộc Sơn La còn đoàn kết đấu tranh dưới sự chỉ huy của Bạc Cầm Ten (Thuận<br />
Châu), Cầm Ngọc Hánh (Mai Sơn) đánh đuổi giặc “Cờ Vàng” - một tàn quân của cuộc khởi<br />
nghĩa Thái Bình Thiên Quốc từ Trung Quốc tràn vào vùng Tây Bắc. Không chỉ vậy, sự xâm<br />
lược của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ còn vấp phải sự chống cự quyết liệt của đội quân “Thập<br />
Châu” vùng Tây Bắc trong hai trận Cầu Giấy năm 1873, 1883 tiêu diệt hai tướng Pháp là<br />
Francis Garnier và Henri Rivière [11, tr.36-45]. Năm 1884, thực dân Pháp mở rộng tấn công lên<br />
vùng Tây Bắc cũng gặp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Đến<br />
năm 1895, về cơ bản Pháp mới bình định được vùng đất Sơn La nên đã bãi bỏ chế độ Đạo quan<br />
binh và thành lập tỉnh Vạn Bú (năm 1904 đổi thành tỉnh Sơn La). Tuy nhiên, trong khoảng thời<br />
gian từ 1895 đến năm 1939, tại Sơn La đã nổ ra các cuộc đấu tranh chống Pháp như: Cuộc khởi<br />
nghĩa Bô và Khụt vùng Mường Bú cuối năm 1897, cuộc bạo động của Quàng Văn Nhăng ở Phù<br />
Yên, cuộc nổi dậy của Cai Khạt năm 1909, phong trào chống Pháp vùng biên giới huyện Mộc<br />
Châu, Yên Châu giáp Lào của Hầu Xám liên kết Sa Văn Cả - chẩu mường Mộc Châu, cuộc nổi<br />
dậy của Cầm Văn Tứ tại Ít Ong, Mường Trai, Tạ Bú (Mường La) và có sự liên hệ thủ lĩnh<br />
người Thái ở một số châu Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, cuộc nổi dậy của Mùi Văn Phối ở<br />
Tạ Khoa (Bắc Yên) năm 1914… Đó là chưa kể đến hình thức đấu tranh ôn hòa bằng cách<br />
không hợp tác, viết đơn kiện, đấu tranh gắn với những yêu sách cụ thể,...của người dân ở khắp<br />
các châu chống đế quốc, phìa, tạo.<br />
Qua đó, có thể thấy, các dân tộc ở Sơn La nói chung và dân tộc Thái nói riêng có truyền<br />
thống đấu tranh anh dũng, yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm. Đó là những tiền đề quan trọng<br />
để phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc khi có sự tuyên truyền, giác ngộ của<br />
Chi bộ Nhà tù Sơn La.<br />
<br />
2.2. Tác động của chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp ở Sơn La cuối thế kỷ XIX<br />
đầu thế kỷ XX<br />
<br />
Khách quan nhìn nhận, có thể nói những yếu tố được thực dân Pháp du nhập vào Sơn<br />
La thời kỳ này đã dẫn đến những chuyển biến bước đầu của địa phương trên các lĩnh vực:<br />
kinh tế, văn hóa, xã hội.<br />
Về kinh tế: Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những thay đổi rõ rệt ở<br />
Sơn La. Người Pháp tiến hành khai mở, tạo nên các tuyến đường với tổng chiều dài khoảng<br />
500 km làm cho sự kết nối giữa Sơn La với các vùng miền thuận lợi hơn trước. Điện, bưu<br />
điện, trường, trạm, quy hoạch đô thị được người Pháp cho xây dựng nhằm phục vụ hoạt động<br />
của Tòa Công sứ cũng như để vận hành mọi hoạt động trên địa bàn tỉnh. Sự xuất hiện của<br />
72<br />
những kỹ thuật mới trong nông nghiệp, việc thử nghiệm các cây con giống mới, việc tiêm vắc<br />
xin phòng bệnh cho gia súc gia cầm,… đã phần nào giúp người dân tiếp cận với nền nông<br />
nghiệp hiện đại hơn trước. Việc đề xuất mở các chợ gia súc và hội chợ gia súc là những biện<br />
pháp thúc đẩy hoạt động chăn nuôi phát triển. Việc cho vay tín dụng nông nghiệp là một hình<br />
thức mới nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở địa phương dù số người được vay không nhiều.<br />
Ngoài ra, Tòa Công sứ rất chú trọng việc theo dõi thời tiết và khí hậu ở Sơn La để có những<br />
dự báo phục vụ đời sống và sản xuất. Việc xuất hiện các đơn xin khai mỏ tạo thành cơn sốt là<br />
điều chưa từng diễn ra ở thời kỳ trước, tuy việc khai mỏ không được tiến hành mạnh mẽ như<br />
các tỉnh thành mà chủ yếu trên giấy tờ. Một số yếu tố mới xuất hiện như các nhà máy: điện,<br />
nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt Tòa Công sứ và vùng tỉnh lỵ, hoạt động của hệ thống chợ,…<br />
đã đánh dấu một sự chuyển biến trong đời sống các dân tộc trong vùng. Để thúc đẩy thương<br />
mại, tỉnh Sơn La đã tham gia các Hội chợ trong và ngoài nước, đồng thời tổ chức một số hội<br />
chợ tại địa phương - điều chưa từng có trước đây.<br />
Tuy nhiên, những yếu tố mới đó chưa đủ sức làm chuyển biến cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La.<br />
Sự ưu đãi của thiên nhiên đã tạo nên thói quen dựa vào thiên nhiên để sinh tồn. Hoạt động sản<br />
xuất của người Thái diễn ra cầm chừng, quy mô nhỏ bé, hiệu quả kinh tế thấp. Người Pháp từng<br />
nhận xét về họ: “Người miền núi có thói quen chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của bản thân,<br />
họ gần như chẳng mua gì và do đó họ cũng không cần sản xuất nhiều hơn để trao đổi lấy hàng<br />
hóa khác” [14]. Nhìn chung, nền kinh tế Sơn La “ít chịu tác động trực tiếp của phương thức<br />
sản xuất tư bản chủ nghĩa nên vẫn bảo lưu gần như nguyên vẹn tính chất phong kiến lạc hậu<br />
trong cách thức tổ chức sản xuất và canh tác” [6, tr.159]. Kinh tế Sơn La vẫn là nền kinh tế tự<br />
cung tự cấp, ít chịu ảnh hưởng của nền kinh tế hàng hóa và kĩ thuật hiện đại.<br />
Về văn hóa, xã hội: Chế độ phìa, tạo là một đặc trưng của xã hội Sơn La trước năm<br />
1895, chế độ này tồn tại lâu dài và có sức ảnh hưởng lớn đối với người dân cũng như sự phát<br />
triển của xã hội Sơn La. Phìa, tạo thống trị và chi phối các mối quan hệ xã hội bao gồm quan<br />
hệ giữa phìa, tạo với các nông dân Thái và quan hệ giữa phìa, tạo Thái với các dân tộc lệ<br />
thuộc khác. Trước khi người Pháp tới, phìa, tạo là đối tượng trực tiếp bóc lột sức lao động<br />
của người nông dân Thái dựa trên những quy định của luật tục, ràng buộc người nông dân<br />
phải làm tròn bổn phận của mình đối với những người đứng đầu - hiện thân của bản mường.<br />
Khi người Pháp đến, họ đã khôn khéo sử dụng bộ máy cai trị địa phương để thực hiện việc<br />
quản lý, bóc lột nhân dân bằng cách trao quyền và trả lương hậu hĩnh cho đội ngũ giúp việc.<br />
Mọi nhiệm vụ từ thu thuế, bắt phu, lính đến thủ tiêu những thành phần chống đối Pháp đều do<br />
bộ phận tay sai thực hiện. Không chỉ vậy, chính sách chia để trị còn giúp thực dân Pháp tăng<br />
thêm sự đối lập giữa các dân tộc, những trò mị dân của chính quyền thực dân còn dẫn đến sự<br />
sai lệch trong nhận thức của một bộ phận người dân trong việc nhìn nhận kẻ thù. Vì vậy,<br />
trước khi Chi bộ Nhà tù Sơn La được thành lập, những cuộc đấu tranh của nhân dân Sơn La<br />
chưa thực sự hiệu quả. Phải từ sau năm 1939, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Sơn La mới<br />
có nhiều chuyển biến.<br />
Những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, khi toàn quyền Merlin chủ trương “phổ<br />
<br />
73<br />
cập giáo dục” thì trường học ở vùng những vùng miền núi trong đó có Sơn La mới có nhiều<br />
chuyển biến. Năm 1923, số học sinh hệ tiểu học Pháp - Việt ở Sơn La là 550, trong đó số lượng<br />
từng lớp như sau: lớp đồng ấu: 336, lớp dự bị:137, lớp sơ đẳng: 27, lớp trung đẳng 13, lớp cao<br />
đẳng: 7 [12]. Năm 1926 - 1927 số lượng học sinh cả tỉnh là 439 người, năm 1935 - 1936 là 485<br />
người [13]. Với số dân 103.000 người theo số liệu thống kê năm 1936 thì tỉ lệ người được đi<br />
học chỉ chiếm khoảng 0,5 %, còn lại 99,5 % dân số mù chữ. Ngoài ra, thực dân Pháp còn mở<br />
thêm trường dạy nghề và trường thừa phái nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Sự xuất hiện<br />
yếu tố phương Tây trong y tế là một nét mới trong cách khám và điều trị bệnh ở Sơn La thời<br />
kỳ này. Những thay đổi trong cách phòng, chữa bệnh, kỹ thuật y học hiện đại đã được áp dụng<br />
trong nhân dân và đặc biệt việcchăm sóc sức khỏe sinh sản đã được chú ý.<br />
Điều đáng nói là trong số những chủ trương, chính sách Pháp áp dụng ở Sơn La, có<br />
những hệ quả phát sinh mà thực dân Pháp không lường hết được. Đó chính là việc đày<br />
những người tù chính trị từ miền xuôi lên Sơn La nửa đầu thế kỷ XX. “Với ý đồ triệt tiêu<br />
tinh thần đấu tranh, cô lập họ với phong trào cách mạng miền xuôi, Pháp đã biến Nhà tù<br />
Sơn La trở thành trung tâm giam giữ, đày ải tù chính trị lớn ở phía Bắc Việt Nam. Trong<br />
vòng 15 năm, từ 1930 - 1945, thực dân Pháp đã đưa lên Nhà tù Sơn La tổng số 1.013 lượt tù<br />
nhân, phần lớn trong số đó là Uỷ viên Trung ương Đảng, Xứ ủy, Thành ủy, những người<br />
cộng sản và người Việt Nam yêu nước” [1, tr.10]. Chính trong tù ngục tăm tối, những chiến<br />
sĩ cộng sản đã biến ngục tù thành trường học cách mạng và gieo mầm cách mạng trên những<br />
bản làng dân tộc vốn biệt lập với vùng đồng bằng. Tháng 12/1939, Chi bộ Cộng sản lâm<br />
thời được thành lập, tháng 2/1940, Chi bộ lâm thời được chuyển thành Chi bộ chính thức.<br />
Trong 5 nhiệm vụ công tác của Chi bộ thì nhiệm vụ xây dựng và phát triển các tổ chức quần<br />
chúng bên trong và ngoài nhà tù là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sự ra đời của Chi<br />
bộ Nhà tù Sơn La là hệ quả ngoài ý muốn của thực dân Pháp, nó đã tác động mạnh mẽ tới<br />
sự chuyển biến về tư tưởng, của người dân địa phương.<br />
<br />
2.3. Sự chuyển biến về tư tưởng của một số thanh niên yêu nước người Thái về con đường<br />
đấu tranh cách mạng ở Sơn La đầu thế kỷ XX<br />
<br />
Mặc dù thực dân Pháp ra sức truyền bá cho sứ mệnh của mình, gây bất hòa giữa các dân<br />
tộc nhưng những chính sách, biện pháp thực dân thực thi tại Sơn La đã vô tình tạo nên những<br />
chuyển biến trong đại bộ phận người Thái. Việc mở trường dạy học cho con em phìa, tạo và<br />
những nông dân Thái khá giả đã đào tạo được hàng nghìn trí thức. Về cơ bản, họ chỉ được học<br />
chương trình Tiểu học của nền giáo dục Pháp - Việt nhưng những học sinh được thừa hưởng<br />
nền giáo dục này cũng thừa nhận rằng: lần đầu tiên họ biết đến những khái niệm văn minh,<br />
dân chủ, cách mạng tư sản,… thôi thúc họ khám phá về một xã hội tự do, bình đẳng, nhất là<br />
khi họ được những người tù chính trị, lao động khổ sai ngoài nhà tù giác ngộ về bản chất thực<br />
dân Pháp, phát xít Nhật, phìa, tạo và thấy được nguyên nhân của đời sống khốn cùng của<br />
người dân.<br />
Ngay sau khi thành lập, để lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc và<br />
thực hiện năm nhiệm vụ công tác lớn mà Chi bộ đã đề ra, trong đó công tác tuyên truyền, giác<br />
74<br />
ngộ cách mạng đối với quần chúng, nhất là đối với đồng bào dân tộc để gây dựng cơ sở cách<br />
mạng bên trong và bên ngoài nhà tù là vấn đề trọng yếu, Chi bộ đã thành lập các tiểu ban: Tù<br />
vận, binh vận, dân vận, công chức vận. Bên cạnh đó, “Chi bộ còn cử những đồng chí hoạt<br />
động bên ngoài Nhà tù tiếp xúc với dân, tranh thủ học tiếng dân tộc để thuận lợi việc tiếp xúc,<br />
tuyên truyền, vận động xây dựng cở sở cách mạng cho nhân dân địa phương. Ngoài ra, Chi bộ<br />
còn cho ra đời tờ báo “Suối Reo” chép bằng tay để tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước,<br />
ý chí cách mạng cho đảng viên, quần chúng trong và ngoài nhà tù” [11, tr.139 ].<br />
Với nỗ lực đó, Chi bộ đã giác ngộ, cảm hóa được nhiều quần chúng, trong đó có những<br />
thanh niên người Thái tiến bộ theo cách mạng. Họ đã có nhiều đóng góp đối với phong trào<br />
cách mạng ở địa phương như Lò Văn San, Cầm Văn Thinh, Lô Xuân, Lò Văn Phui; anh em con<br />
nhà phìa Cầm Văn Ba ở Mường Chanh, châu Mai Sơn gồm: Cầm Văn Minh, Cầm Vĩnh Tri,<br />
Cầm Văn Quế, Cầm Văn Chính, Cầm Cung Chức, Cầm Thị Dực… Sự chuyển biến về nhận<br />
thức của họ là một bước ngoặt đối với phong trào cách mạng ở Sơn La. Từ chỗ họ là con em<br />
phìa, tạo và những gia đình khá giả được đi học, đi dạy, làm công chức cho chính quyền thực<br />
dân hay cả những người vốn từng là nông dân toàn mường, cuông, nhốc, côn hươn được người<br />
Pháp cho đi học,... họ kiên quyết không phục vụ cho Pháp, cho phìa, tạo mà họ tự nguyện đi<br />
theo con đường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này thể hiện trong Hồi ký của ông<br />
Lô Xuân - một cán bộ tiền khởi nghĩa - nguyên Phó trưởng ban tổ chức khu ủy: “Chúng tôi đều<br />
là thanh niên trẻ, biết chữ, vì gia đình nghèo nên không thể tiếp tục học lên được nữa, về nhà<br />
tìm “miếng ăn” vào miệng. Trong những lúc chúng tôi đang thất nghiệp đó các đồng chí cộng<br />
sản ở nhà tù Sơn La đã về gặp và giác ngộ chúng tôi đi theo cách mạng” [5, tr.5]. Trường hợp<br />
anh em họ Cầm ở Mường Chanh (Mai Sơn) thành phần xuất thân là con của phìa Cang Mường<br />
không nối nghiệp phìa mà đi theo cách mạng, hay người thanh niên Thái Lò Văn Giá giúp bốn<br />
tù chính trị vượt ngục năm 1943, hay việc người lính Thái canh ngục tìm cách giúp đỡ những<br />
người tù bị nhốt dưới hầm trong cuộc đấu tranh tuyệt thực và cả một số binh lính, công chức<br />
người Thái ở Tòa Công sứ bí mật giúp đỡ cho những người tù chính trị,… thực sự điển hình cho<br />
sự chuyển biến của một số thanh niên người Thái Sơn La nửa đầu thế kỷ XX. Họ đã góp phần<br />
không nhỏ cho sự thay đổi của địa phương thời kỳ tiền khởi nghĩa. Quá trình hoạt động cách<br />
mạng của những người con dòng họ Cầm ở Mường Chanh (Mai Sơn) đã góp phần làm nên<br />
thành công trong Cách mạng Tháng Tám ở địa phương. Theo danh sách chúng tôi có được<br />
trong quá trình đi điền dã tại Mai Sơn về những người tham gia hoạt động cách mạng trước năm<br />
1945 ở Mường Chanh (Mai Sơn) do đồng chí Lê Trung Toản xác nhận năm 1985 (do ông Cầm<br />
Văn Thắng, con trai ông Cầm Văn Quế cung cấp) [7], có thể thấy ảnh hưởng to lớn của những<br />
đảng viên cộng sản và anh em gia đình ông Cầm Văn Minh đến vùng đất này. Từ nguồn gốc<br />
xuất thân là con em phìa, tạo, được Pháp cho đi học trường Pháp - Việt nhưng họ đã được các<br />
chiến sĩ cộng sản giác ngộ, đứng về phía nhân dân, hoạt động cách mạng, lôi cuốn được đại bộ<br />
phận nhân dân Mường Chanh nhiệt thành tham gia đấu tranh chống Pháp. Tinh thần đấu tranh<br />
của người dân Mường Chanh đã khiến nơi đây được mệnh danh là vùng đất giàu truyền thống<br />
cách mạng. Không chỉ vậy, sự hi sinh của Lò Văn Giá năm 1943 khiến người dân nhận thức rõ<br />
<br />
75<br />
hơn về bản chất và tội ác của thực dân Pháp, làm bùng lên tình yêu quê hương đất nước, căm<br />
thù giặc sâu sắc.<br />
Sau khi Chi bộ Nhà tù Sơn La được thành lập, phong trào đấu tranh chống Pháp có sự<br />
chuyển biến mạnh mẽ. Hiệu quả của công tác dân vận của Chi bộ Nhà tù đã dẫn đến sự thành<br />
lập các tổ chức yêu nước của người Thái như: tổ chức Thanh niên Thái cứu quốc Mường La, tổ<br />
chức thanh niên Thái cứu quốc Sơn La, Tổ thanh niên cứu quốc Mường Chanh (Mai Sơn). Tổ<br />
thanh niên Thái cứu quốc sau đó phát triển ra các vùng lân cận: Thuận Châu, Sông Mã, thu hút<br />
được 64 hội viên tham gia với nòng cốt là anh em Cầm Minh, Cầm Văn Quế, Cầm Vĩnh Tri,<br />
Cầm Kim Chính [4, tr.27]. Các tổ chức này đã tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống sưu<br />
cao thuế nặng, bãi bỏ một số chức dịch mới, phát đơn kiện lên châu, tỉnh khi bị chính quyền đàn<br />
áp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đặc biệt Tổ chức thanh niên Thái cứu quốc Mường<br />
Chanh đã thành lập “Đội tự vệ bí mật” do Cầm Vĩnh Tri làm đội trưởng - là hạt nhân lực lượng<br />
vũ trang cách mạng Sơn La. Đến đầu năm 1945, cả tỉnh có 60 cơ sở cách mạng ở các châu.<br />
Riêng ở Mường Chanh, được sự chỉ đạo, huấn luyện của phái viên Lê Trung Toàn, đội du kích<br />
vũ trang Mường Chanh được thành lập do Cầm Vĩnh Tri chỉ huy [Tư liệu điền dã]. Tờ báo<br />
“Lắc mương” (Trụ cột đất nước) được tổ chức thanh niên Thái cứu quốc Sơn La viết tay bằng<br />
chữ Thái và Quốc ngữ đã góp phần tuyên truyền, vạch rõ tội ác của Nhật, hô hào nhân dân đứng<br />
lên đấu tranh.<br />
Đầu tháng 8/1945, tình hình trên thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến, để gấp rút<br />
chuẩn bị lực lượng giành chính quyền ở các địa phương Xứ ủy Bắc kỳ đã cử đồng chí Lê<br />
Trung Toản trở lại Sơn La để cùng các đồng chí ở địa phương tổ chức lại các phong trào, một<br />
cuộc họp khẩn cấp đã được triệu tập, “đồng chí Chu Văn Thịnh đã phân công nhiệm vụ phụ<br />
trách giành chính quyền cách mạng ở các châu như sau: Châu Mường La do đồng chí Nguyễn<br />
Tử Du, Lô Xuân phụ trách, Thuận Châu do đồng chí Đỗ Trọng Thát, Quàng Đôn, Mai Sơn do<br />
Cầm Vĩnh Tri, Cầm Minh, Yên Châu do Cầm Vĩnh Tri, Hoàng Luông phụ trách. Đồng chí Cầm<br />
Văn Minh còn có nhiệm vụ giúp việc cho đồng chí Chu Văn Thịnh trong việc giành chính<br />
quyền ở Tỉnh lỵ” [6, tr.28]. Nhân dân được tập hợp đấu tranh đã lần lượt giành thắng lợi ở các<br />
châu: Phù Yên, Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sơn La, Mộc Châu, lật đổ ách<br />
thống trị của đế quốc, phong kiến, giải phóng bản mường, thành lập chính quyền cách mạng.<br />
Ngày 26/8/1945 nhân dân các dân tộc Sơn La khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.<br />
Có được thành công trên cần phải kể đến vai trò của Chi bộ Nhà tù Sơn La trong công<br />
tác tuyên truyền, tổ chức quần chúng ở trong và ngoài nhà tù. Trong điều kiện tù đày bị quản lý<br />
gắt gao, hoạt động vô cùng khó khăn, kẻ thù tìm mọi cách chia rẽ nhưng Chi bộ vẫn tìm mọi<br />
cách tuyên truyền, giáo dục và tổ chức được quần chúng giác ngộ cách mạng đi đến thành lập<br />
những tổ chức quần chúng cách mạng bên ngoài nhà tù.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Nhìn nhận một cách khách quan, kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc có những<br />
thay đổi nhất định. Những thay đổi này có thể là hệ quả ngoài ý muốn của thực dân Pháp,<br />
song không thể phủ nhận đó là những nhân tố mới so với thời kỳ trước đó. Việc xây dựng<br />
<br />
76<br />
Nhà tù và đày ải những người tù chính trị lên Sơn La cũng như việc du nhập nền giáo dục<br />
Pháp - Việt chính là tác nhân quan trọng dẫn đến sự chuyển biến về tư tưởng của dân tộc Thái<br />
Sơn La về con đường đấu tranh cách mạng. Thành công trong công tác tuyên truyền, giác ngộ<br />
ngoài nhà tù của Chi bộ Nhà tù Sơn La có vai trò vô cùng quan trọng trong sự chuyển biến<br />
nhận thức của người dân, giúp họ hiểu được căn nguyên của cuộc sống bị áp bức đô hộ để đi<br />
theo cách mạng, đoàn kết dân tộc Thái cùng các dân tộc khác đứng lên đấu tranh lật đổ sự cai<br />
trị của thực dân, phìa, tạo, giành quyền làm chủ thân phận, làm chủ bản mường sau thành<br />
công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bảo tàng tỉnh Sơn La, Di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Sơn La, Nxb Văn hóa Dân tộc.<br />
<br />
[2] Phan Trọng Báu (2005), Giáo dục vùng dân tộc ít người ở Việt Nam thời Pháp thuộc,<br />
NCLS, 7, tr. 24-32.<br />
<br />
[3] Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La (1995), Sơn La lịch sử kháng chiến chống thực dân<br />
Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.<br />
<br />
[4] Hà Ngọc Hòa (2017), Hai gia đình giàu truyền thống cách mạng, Bản tin Sơn La xưa và<br />
nay, số 29.<br />
<br />
[5] Lô Xuân, Hồi ký Chỉ có một con đường đi theo Cách mạng, lưu tại Hội Khoa học Lịch sử<br />
tỉnh Sơn La.<br />
<br />
[6] Tổng cục Thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX tập I, Nxb Thống kê, Hà Nội.<br />
[7] Tư liệu điền dã tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2017.<br />
<br />
[8] Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa(1858 -<br />
1945),NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
[9] Monographie de la province de Sonla 1932, hồ sơ số 75499. RST TTLTQG I, Hà Nội<br />
[10] Notice sur la province de Son La. 1932, hồ sơ số 78459. RST, TTLTQG I, Hà Nội.<br />
<br />
[11] Phạm Văn Lực (2012), Phong trào chống Pháp ở Sơn La từ cuối thế kỷ XIX đến năm<br />
1945, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br />
<br />
[12] Rapport annuel sur la situation générale de la province de Son La (1922-1923), hồ sơ<br />
số36550-21. RST, TTLTQG I, Hà Nội.<br />
<br />
[13] Rapport annuel sur la situation générale de la province de Son La pour l'année 1927, hồ<br />
sơ số 36567-21. RST, TTLTQG I, Hà Nội.<br />
<br />
[14] Rapports économiques du 1er semestre 1919 des provinces du Tonkin, hồ sơ số 72586-6,<br />
RST, TTLTQG I, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
77<br />
TRANSFORMATION IN THINKING OF SOME THAI PATRIOTIC<br />
YOUTHS ABOUT THE REVOLUTIONARY ROAD IN SON LA IN THE<br />
EARLY TWENTIETH CENTURY<br />
<br />
<br />
Dieu Thi Van Anh, Tong Thanh Binh<br />
Tay Bac Univercity<br />
<br />
Abstract: The articleexamines the change in thinking of some Thai patriotic youths about the<br />
revolutionary road in Son La in the early twentieth century, thenpoints out the role of The Communist party<br />
division of Son La in raising public awareness and building revolutionary bases in the local ethnic minorities,<br />
whichcontributed to the victory of the August Revolution in 1945.<br />
<br />
Keywords: Change in thinking, Son La Prision, The Communist party division of Son La, Thai Nation.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
78<br />