intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự chuyển đổi giá trị sống của giới trẻ Hà Nội trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giá trị sống là phạm trù tâm lí tinh thần - mặt cốt lõi của nhân cách con người, được hình thành trong quá trình con người tương tác với xã hội, cộng đồng. Khi được hình thành, giá trị sống trở thành động lực thúc đẩy con người hoạt động để đạt được nó. Bài viết xác định sự chuyển đổi giá trị sống của giới trẻ Hà Nội trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự chuyển đổi giá trị sống của giới trẻ Hà Nội trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa

  1. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 SỰ CHUYỂN ĐỔI GIÁ TRỊ SỐNG CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Đinh Văn Vang Email: dvvang@daihocthudo.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 20/3/2020 Life value which is the core of personality is formed in the process of human Accepted: 19/5/2020 interaction with the social environment and transforms with the changes of Published: 05/7/2020 society and the era. The paper analyzes the real situation of the change in life value of Hanoi's youth in the process of integration and globalization. In the process of integration and globalization in Vietnam, the life value of the Keywords majority of young people in Hanoi is stable and transforms in a positive transition, life values, youth, direction: consider the idea of striving for a developing society, the sense of Hanoi. respecting the law and the living environment are the top important values in the human value system; pursuing career values such as working in a free, comfortable and high-income working environment. 1. Mở đầu Giá trị sống là phạm trù tâm lí tinh thần - mặt cốt lõi của nhân cách con người, được hình thành trong quá trình con người tương tác với xã hội, cộng đồng. Khi được hình thành, giá trị sống trở thành động lực thúc đẩy con người hoạt động để đạt được nó. Giá trị sống không phải là cái “nhất thành bất biến” mà có thể thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội, thời đại. Giới trẻ là những người năng động, nhạy cảm và dễ chuyển đổi hệ giá trị sống của mình theo sự thay đổi phức tạp của xã hội, thời đại. Bên cạnh những giá trị tích cực, không ít người trẻ chọn cho mình những giá trị tiêu cực để theo đuổi; và chính từ những lựa chọn sai lầm về giá trị sống đã khiến họ có những hành vi, việc làm sai lầm làm phương hại đến xã hội, cộng đồng. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng phải đối diện với bao thách thức. Về phương diện giá trị sống của giới trẻ, thách thức lớn nhất là làm thế nào để giúp cho thế hệ trẻ chọn lựa cho mình được những giá trị vừa mang tính truyền thống (giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam) vừa tiếp thu được những giá trị mới của xã hội, thời đại để hòa nhập nhưng không hòa tan với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bài viết xác định sự chuyển đổi giá trị sống của giới trẻ Hà Nội trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề cơ bản về giá trị sống và sự chuyển đổi giá trị sống 2.1.1. Giá trị Thuật ngữ “giá trị” lúc đầu chỉ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế, nói lên giá trị sử dụng và giá trị trao đổi,… hàng hóa. Ngày nay thuật ngữ này được sử dụng cả trong các ngành khoa học xã hội (Tâm lí học, Xã hội học, Giáo dục học,…). Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2005), giá trị là cái mà con người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái mà con người dựa vào để xem xét một người đáng quý đến mức nào về đạo đức, trí tuệ, tài năng. Giá trị là quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội. Theo Phạm Minh Hạc (2002, 2007), giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động. Đó là vấn đề sống còn của từng con người, đi theo suốt đời người: xác định hệ giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị, rồi theo đuổi giá trị, biểu hiện giá trị, thực hiện giá trị. Như vậy, giá trị là cái đích của hoạt động, nó bao gồm việc xác định giá trị (lựa chọn giá trị), theo đuổi giá trị, biểu hiện giá trị và thực hiện giá trị. 2.1.2. Giá trị sống Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống”) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người và vì thế nó chi phối hành vi của con người. Giá trị sống được quy định bởi những điều kiện xã hội lịch sử. Giá trị sống của cá nhân được hình thành trong hoạt động và trở thành động lực thúc đẩy con người hoạt động để đạt được nó. 54
  2. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 Giá trị sống là những giá trị liên quan đến cuộc sống con người nên nó rất đa dạng, phong phú: từ lí tưởng sống mà con người theo đuổi, phấn đấu đến thái độ của con người đối với muôn mặt đời sống xã hội, hành vi, hoạt động của con người. Cuộc sống con người là tổ hợp các hệ thống giá trị, thang giá trị (thước đo giá trị), chuẩn giá trị. Nói đến hệ giá trị sống là nói đến tổ hợp các giá trị sống được sắp xếp, hệ thống lại theo một nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá cá nhân theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị sống. Nói đến thang giá trị sống là nói đến thứ tự ưu tiên của các giá trị trong hệ thống giá trị sống của cá nhân. Nói đến chuẩn giá trị sống là nói đến thứ tự ưu tiên những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chuẩn mực chung cho nhiều người, chiếm vị trí cao (then chốt) trong hệ giá trị sống của cá nhân. Giá trị sống mang tính cá nhân, mỗi người chọn cho mình hệ giá trị sống khác nhau. Có người cho rằng “có tiền là có tất cả” và họ sẽ cố bằng mọi giá để có tiền, kể cả buôn lậu, trộm cắp,… Hậu quả là người đó trở thành tội phạm, làm hại đến người khác, làm hại đến cộng đồng, xã hội. Có người cho rằng danh vọng là “thước đo giá trị” của mỗi cá nhân trong xã hội và họ sẽ bằng mọi giá để có được một chức vị nào đó trong xã hội, cho dù mình không có năng lực, làm phương hại đến sự phát triển của xã hội. Có người lấy tình yêu thương, lấy sự trung thực,… làm thước đo giá trị và họ phấn đấu trở thành người sống trung thực, tình nghĩa, yêu thương, giúp đỡ mọi người,… và họ được mọi người yêu thương, quý trọng. 2.1.3. Sự chuyển đổi giá trị sống của con người Như đã trình bày, giá trị sống của con người được quy định bởi điều kiện xã hội lịch sử. Nó vừa là sự phản ánh của con người về thế giới, vừa là sự biểu hiện những quan điểm, thái độ, hành vi của cá nhân, nhóm, cộng đồng người trong xã hội. Nó phản ánh cả quá khứ, hiện tại và tương lai của xã hội. Như vậy, giá trị sống của con người có sự biến động, chuyển đổi cùng với sự biến động của xã hội, thời đại. Sự chuyển đổi xã hội Việt Nam từ năm 1986 đến nay diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Theo Nguyễn Viết Chức (2018), Hồ Sĩ Quý (2018), đó là giai đoạn chuyển đổi diễn ra trong bối cảnh hội nhập và toàn cấu hóa về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Sự chuyển đổi xã hội này kéo theo sự chuyển đổi những giá trị sống của người Việt Nam nói chung, của giới trẻ Hà Nội nói riêng. Sự chuyển đổi giá trị sống của con người được thể hiện rõ nét nhất ở những khía cạnh sau: - Sự chuyển đổi từ hệ giá trị truyền thống sang hệ giá trị hiện đại; - Sự mờ dần những giá sống lạc hậu, lỗi thời, chuyển sang hệ giá trị sống mới; - Sự xuất hiện những giá trị sống mới của thời đại (hội nhập, hợp tác, chia sẻ,…); - Sự chuyển đổi thang bậc trong hệ giá trị sống cá nhân. 2.2. Sự chuyển đổi giá trị sống của giới trẻ Hà Nội trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa Xác định được thực trạng sự chuyển đổi giá trị sống ở giới trẻ Hà Nội là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược, giải pháp giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ Thủ đô. Để thấy được sự chuyển đổi giá trị sống của giới trẻ Hà Nội sau gần hai thập kỉ, chúng tôi lập bảng so sánh dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KX-07 (Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KX-07, 1995; Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự, 1995) với kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thanh niên năm 2017 (Viện nghiên cứu Thanh niên, 2017). Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu thực tiễn. - Sự chuyển đổi về lí tưởng phấn đấu của giới trẻ Hà Nội: Bảng 1. Sự chuyển đổi về lí tưởng phấn đấu của giới trẻ Hà Nội Năm 1995 Năm 2017 Các ý kiến Tỉ lệ Tỉ lệ Thứ bậc Thứ bậc (%) (%) 1. Tôi coi mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân 95,1 1 92,5 1 chủ, văn minh” là mục tiêu phấn đấu của tôi 2. Tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội theo định hướng xã hội chủ 77,5 5 77,5 6 nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân ta 3. Tôi có nguyện vọng đóng góp sức mình cho sự nghiệp xây 78,2 4 82,0 3 dựng và phát triển đất nước 4. Tôi tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế thị trường theo 88,3 2 82,5 2 định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta 5. Tôi chỉ mong muốn được làm một người tốt, không nhất thiết 73,8 6 45,5 7 phải phấn đấu trở thành đảng viên 55
  3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 6. Tôi mong muốn xã hội ổn định về chính trị, kinh tế phát triển; tham nhũng, tiêu cực bị đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào đường 56,6 7 76,5 5 lối lãnh đạo của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được củng cố 7. Tôi mong muốn làm được một điều gì đó có ích cho đất nước 83,1 3 81,5 4 Bảng 1 cho thấy, lí tưởng phấn đấu của giới trẻ Hà Nội nhìn chung ít thay đổi. Trong đó mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được giới trẻ Hà Nội xác định là mục tiêu phấn đầu hàng đầu; tiếp đến là niềm tin của giới trẻ Hà Nội vào đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta không thay đổi trong hơn hai thập kỉ qua. Giá trị thay đổi nhiều nhất, theo chiều hướng tích cực là “mong muốn xã hội ổn định về chính trị, kinh tế phát triển; tham nhũng, tiêu cực bị đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được củng cố (từ hàng thứ 7 trong thứ tự ưu tiên về lí tưởng phấn đấu của giới trẻ Hà Nội năm 1995 lên hàng thứ 5 trong thứ tự ưu tiên về lí tưởng phấn đấu của giới trẻ Hà Nội năm 2017). - Sự chuyển đổi quan niệm về nghề nghiệp, việc làm của giới trẻ Hà Nội: Trong hệ giá trị sống của người lao động trẻ, ngoài lí tưởng phấn đấu thì quan niệm về nghề nghiệp, việc làm; ý thức tôn trọng pháp luật; thái độ của họ đối với môi trường là những vấn đề quan trọng cần quan tâm, nhất là trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Bảng 2. Sự chuyển đổi quan niệm về nghề nghiệp, việc làm của giới trẻ Hà Nội Năm 1995 Năm 2017 Các ý kiến Tỉ lệ Tỉ lệ Thứ bậc Thứ bậc (%) (%) 1. Nghề nghiệp nuôi sống bản thân, gia đình, giúp ích cho xã hội 84,6 2 78,5 5 2. Phải làm việc trong cơ quan nhà nước mới ổn định, yên tâm 87,2 1 80,0 4 3. Làm việc trong cơ quan nhà nước hay ngoài cơ quan nhà nước 65,3 5 80,5 3 không quan trọng, miễn là có thu nhập cao 4. Làm việc theo năng lực và sở thích của mình là tốt nhất 77,6 3 45,0 7 5. Công việc an nhàn, ổn định cho dù ít tiền còn hơn là công việc 68,5 4 65,0 6 thu nhập cao nhưng nhiều áp lực 6. Sẵn sàng chuyển nghề, chuyển cơ quan làm việc nếu nghề nghiệp mới, nơi làm mới tạo cho mình cảm giác thoải mái, tự do 52,2 6 85,5 1 hơn 7. Làm nghề nào cũng được miễn là có thu nhập cao 48,7 7 85,0 2 Nếu lí tưởng phấn đấu của giới trẻ Hà Nội ít thay đổi thì quan niệm về nghề nghiệp, việc làm của họ thay đổi khá nhiều. Bảng 2 cho thấy, nếu năm 1995 giới trẻ Hà Nội coi việc làm trong cơ quan nhà nước là quan trọng hàng đầu thì đến năm 2017 giá trị đó chỉ xếp thứ 4 trong thứ tự ưu tiên trong những giá trị liên quan đến nghề nghiệp. Thay vào đó là sự sẵn sàng chuyển nghề, chuyển cơ quan nếu nghề nghiệp mới, nơi làm mới tạo cho mình cảm giác thoải mái, tự do hơn. Nếu năm 1995, giới trẻ Hà Nội không chấp nhận “Làm nghề nào cũng được miễn là có thu nhập cao” (xếp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên những giá trị liên quan đến nghề nghiệp) thì nay (năm 2017) họ lại đề cao giá trị này (xếp thứ 2, sau “Sẵn sàng chuyển nghề, chuyển cơ quan nếu nghề nghiệp mới, nơi làm mới tạo cho mình cảm giác thoải mái, tự do hơn). Như vậy, làm việc trong môi trường lao động tự do, thoải mái, thu nhập cao là những giá trị nghề nghiệp mà giới trẻ Hà Nội theo đuổi hiện nay. - Sự chuyển đổi về ý thức tôn trọng pháp luật của giới trẻ Hà Nội: Bảng 3. Sự chuyển đổi về ý thức tôn trọng pháp luật của giới trẻ Hà Nội Năm 1995 Năm 2017 Các ý kiến Tỉ lệ Thứ Tỉ lệ Thứ (%) bậc (%) bậc 1. Mọi người phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật 90,2 1 91,5 1 2. Nếu vô tình vi phạm các quy định ở nơi công cộng thì cũng chẳng sao 18,3 6 35,0 5 3. Nếu không thấy cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, tôi sẵn sàng vượt 10,7 7 18,0 7 đèn đỏ 56
  4. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 4. Tôi cho rằng mình là người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật 79,6 2 88,5 2 5. Tôi không cảm thấy áy náy nếu vi phạm pháp luật hoặc một quy định 25,5 4 20,5 6 chung nào đó mà không ai biết 6. Tôi cảm thấy ân hận mỗi khi phạm một quy định chung nào đó 75,6 3 72,0 3 7. Tôi đã nhiều lần làm ngơ khi thấy người khác làm sai pháp luật 19,5 5 65,5 4 Bảng 3 cho thấy, ý thức pháp luật của giới trẻ Hà Nội hiện nay khá tốt và ít thay đổi so với hai thập kỉ trước. Trong đó, việc “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” được đa số giới trẻ Hà Nội coi là giá trị hàng đầu trong thứ tự ưu tiên những giá trị liên quan đến ý thức tôn trọng pháp luật. Họ coi bản thân “chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật” là giá trị xếp hạng ưu tiên thứ hai”; tiếp đến là “Cảm thấy ân hận mỗi khi vi phạm một quy định chung nào đó” xếp hạng ưu tiên thứ 3. Tuy nhiên, tỉ lệ % giới trẻ Hà Nội “nhiều lần làm ngơ khi thấy người khác làm sai pháp luật” hiện nay cao hơn hai thập kỉ trước (năm 2017: 65,5%; năm 1995: 19,5%), và hiện tượng “vượt đèn đỏ khi không thấy cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ” khi tham gia giao thông vẫn diễn ra ở một số người trẻ Hà Nội và có xu hướng tăng hơn so với trước (năm 2017: 18,0%; năm 1995: 10,0%). - Sự chuyển đổi về thái độ đối với môi trường của giới trẻ Hà Nội: Bảng 4. Sự chuyển đổi về thái độ đối với môi trường của giới trẻ Hà Nội Năm 1995 Năm 2017 Các ý kiến Tỉ lệ Thứ Tỉ lệ Thứ (%) bậc (%) bậc 1. CNH, HĐH đất nước phải đi đôi với bảo vệ môi trường 90,0 1 90,5 1 2. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chú trọng phát triển kinh tế hơn là 26,7 7 31,5 7 bảo vệ môi trường 3. Cần phải ưu tiên bảo vệ môi trường, cho dù điều đó có làm chậm tốc độ phát 66,8 2 78,5 4 triển kinh tế 4. Để bảo vệ môi trường cần phải hạn chế sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt 64,9 3 87,5 2 5. Nếu không thấy ai, tôi sẵn sàng xả rác ra môi trường công cộng 41,5 6 36,5 6 6. Tôi cảm thấy bức xúc khi thấy người khác xả rác ra môi trường 61,2 4 72,5 5 7. Tôi cảm thấy lo ngại về môi trường không khí Thủ đô ngày càng ô nhiễm 52,5 5 84,0 3 Bảng 4 cho thấy, thái độ đối với môi trường của giới trẻ Hà Nội có sự chuyển đổi khá mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Theo họ “CNH, HĐH đất nước phải đi đôi với bảo vệ môi trường” là một nguyên tắc quan trong bậc nhất. Vấn đề hạn chế sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt hằng ngày được nhiều người trong giới trẻ Hà Nội quan tâm (năm 1995: xếp thứ ba, năm 2017: xếp thứ hai trong thứ tự ưu tiên về những giá trị liên quan đến thái độ đối với môi trường). Họ lo ngại hơn khi thấy môi trường không khí Thủ đô ngày càng bị ô nhiễm (năm 1995: xếp thứ 5, năm 2017 xếp thứ 3 trong thứ tự ưu tiên về những giá trị liên quan đến thái độ đối với môi trường). Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, giới trẻ Hà Nội hiện nay vẫn ưu tiên phát triển kinh tế hơn vấn đề bảo vệ môi trường. Nếu trước đây (năm 1995) giới trẻ Hà Nội xếp giá trị “Cần phải ưu tiên bảo vệ môi trường, cho dù điều đó có làm chậm tốc độ phát triển kinh tế” là giá trị ưu tiên thứ hai trong những giá trị liên quan đến thái độ đối với môi trường, thì hiện nay tụt xuống hàng ưu tiên thứ tư trong những giá trị liên quan đến thái độ đối với môi trường. Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, đồng nhất với nghiên cứu của Nguyễn Văn Cương (2019), chúng tôi có một số nhận định chung là: trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa của Việt Nam, giá trị sống của đa số người trẻ Hà Nội ổn định và chuyển đổi theo chiều hướng tích cực; lí tưởng phấn đấu cho một xã hội phát triển, ý thức tôn trọng pháp luật, môi trường sống là những giá trị được giới trẻ Hà Nội xem là quan trọng hàng đầu trong hệ giá trị sống của con người; làm việc trong môi trường lao động tự do, thoải mái, thu nhập cao là những giá trị nghề nghiệp mà giới trẻ Hà Nội theo đuổi hiện nay. 3. Kết luận Giá trị sống là mặt cốt lõi của nhân cách, là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động để đạt được nó. Giá trị sống được hình thành trong quá trình con người tương tác với môi trường xã hội và chuyển đổi cùng với sự thay đổi của xã hội, thời đại. Để giới trẻ Việt Nam nói chung, giới trẻ Hà Nội nói riêng hình thành cho mình được chuẩn giá trị sống phù hợp trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, chúng tôi có một số kiến nghị sau: xây dựng và đưa chương trình giáo dục giá trị sống vào nhà trường phổ thông; tăng cường công tác truyền thông để tuyên truyền, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho thế hệ trẻ; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo 57
  5. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 dục xã hội khác trong công tác giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ; tổ chức các cuộc giao lưu, diễn đàn, tọa đàm về các chủ đề liên quan đến giáo dục giá trị sống cho giới trẻ Hà Nội; có những hình thức động viên, khen thưởng thỏa đáng, kịp thời những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ hàng năm. Tài liệu tham khảo Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KX-07 (1995). Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỉ XXI. Hồ Sĩ Quý (2018). Mấy vấn đề về hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10. Truy cập tại http://tapchikhxh.vass.gov.vn/may-van-de-ve-he-gia-tri-van-hoa-viet-nam-hien-nay-n50225.html ngày 18/10/2018. Hoàng Phê (2005). Từ điển tiếng Việt. NXB Khoa học xã hội. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995). Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Hà Nội. Nguyễn Văn Cương (2019). Biến đổi giá trị sống và vai trò của giáo dục ở Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh Giao lưu và hội nhập quốc tế. Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia “65 năm giáo dục Thủ đô và giá trị sống của người Hà Nội”. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 217-223. Nguyễn Viết Chức (2018). Hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam hội nhập. Tạp chí Việt Nam hội nhập, Truy cập tại https://vietnamhoinhap.vn/article/he-gia-tri-chuan-muc-con-nguoi-viet-nam-hoi-nhap---n-11180 ngày 31/8/2018. Phạm Minh Hạc (2002). Tuyển tập tâm lí học. NXB Giáo dục. Phạm Minh Hạc (chủ biên, 2007). Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên. NXB Khoa học xã hội. Phạm Minh Hạc (chủ biên, 2013). Từ điển bách khoa tâm lí học, giáo dục học. NXB Giáo dục Việt Nam. Viện Nghiên cứu Thanh niên (2017). Những sai lệch xã hội trong thanh niên: Thực trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước, mã số: 01/15-ĐTĐL.XH-XHTN. 58
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2