TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 23, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SỰ CHUYỂN ĐỔI NGỮ NGHĨA CỦA TẬP HỢP TỪ THÀNH NGỮ <br />
VỚI ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ВЫХОДИТЬ\ВЫЙТИ <br />
TRONG TIẾNG NGA<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hương<br />
Đại học Huế<br />
<br />
DẪN ĐỀ<br />
Không gian là phạm trù quan trọng nhất trong cuộc sống của con người và là cơ <br />
sở để biểu hiện các mối quan hệ khác. Bới vậy, trong mọi ngôn ngữ khả năng biểu <br />
hiện mối quan hệ không gian rất đa dạng. Đặc biệt, tư duy không gian và chuyển <br />
động trong không gian ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau, vì chúng được quyết định bới <br />
một loạt các giá trị nhất định, trước hết là những đặc điểm về văn hóa dân tộc.<br />
Một trong những phương tiện biểu hiện tích cực nhất mối quan hệ không gian <br />
và có hệ thống nội dung chuyển đổi phong phú nhất trong ngôn ngữ Nga phải kể đến <br />
nhóm các động từ chuyển động mà “đại diện” tiêu biểu là nhóm động từ <br />
идти\ходить với 14 tiếp đầu ngữ. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ miêu <br />
tả nội dung chuyển đổi ngữ nghĩa của tập hợp từ thành ngữ sử dụng với động từ <br />
выходить\выйти. <br />
<br />
NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI NGỮ NGHĨA <br />
CỦA TẬP HỢP TỪ THÀNH NGỮ VỚI ĐỘNG TỪ ВЫХОДИТЬ\ВЫЙТИ<br />
<br />
Khi thống kê hệ thống nghĩa của động từ выходить\выйти Ю.Д.Апресян <br />
(1995) nhận thấy: cũng như các động từ chuyển động khác, nghĩa của động từ <br />
выходить\выйти khi miêu tả sự bắt đầu, điểm kết thúc và lộ trình của chuyển động <br />
(выйти из леса, выйти на дорогу) dễ dàng kết hợp với các nhóm danh từ và động từ <br />
để chỉ mục đích của chuyển động (выйти за газетами, выйти гулять). Cũng như <br />
động từ идти động từ выходить\выйти có khả năng biểu hiện sự di chuyển của <br />
phương tiện chuyển động (Теплохoд вышел из Севастаполя в Ялту). Ngoài ra, nó <br />
còn có ý nghĩa riêng: biểu hiện đặc tính của không gian, nơi sự chuyển động diễn ra: <br />
<br />
<br />
81<br />
A khởi hành từ B đến C, ngang qua đó A di chuyển từ không gian hẹp B sang không <br />
gian mở hơn C. Và có lẽ ở đây không chỉ đề cập đến không gian mở…<br />
Như chúng ta đã biết, sự chuyển đổi ngữ nghĩa của từ hoặc tập hợp từ xảy ra <br />
chỉ khi nào có sự giống nhau của 2 sự vật, 2 ý nghĩa và từ kết quả mối quan hệ ấy <br />
một nghĩa giữ vai trò là nghĩa gốc, còn nghĩa kia là nghĩa tái tạo (nghĩa bóng). Trong <br />
sử dụng chuyển đổi ngữ nghĩa, khi kết hợp với các danh từ trừu tượng động từ <br />
выходить\выйти mất đi một phần ý nghĩa gốc của mình “двигаться в <br />
определенном направлении, выходить за границы чегол.” (chuyển động theo một <br />
hướng xác định, vượt khỏi một giới hạn không gian nào đó) và được ẩn dụ hóa. <br />
Trong hệ thống 12 nghĩa (theo sự thống kê của C.И.Ожегов, 2003) chúng tôi quan sát <br />
thấy thành tố “движение изнутри наружу” (chuyển động từ trong ra ngoài) luôn <br />
được giữ lại trong 6 nghĩa chuyển đổi (theo phân loại của chúng tôi):<br />
1. Khi kết hợp với các danh từ: (газета, книга, журнал) выходить\выйти из <br />
печати \ в свет hoặc (выходить\выйти) поставление, приказ động từ có <br />
ý nghĩa chuyển đổi đầu tiên – “ издаваться, опубликоваться” (in, xuất <br />
bản, phát hành, đưa ra). Ví dụ: В России вышла в свет книга, <br />
посвященная жизни и творчеству выдающей английской <br />
писательницы Е.Л.Войнич. Tập hợp từ thành ngữ “вышла в свет” diễn <br />
đạt ý nghĩa “(cuốn sách) đã được xuất bản”. Rõ ràng không gian sự vật <br />
đang “mở” trước mắt chúng ta. Cuốn sách “đi” từ không gian nhỏ (cá nhân) <br />
ra trước công chúng và xuất hiện trước bao nhiêu bạn đọc. <br />
2. Khi kết hợp với những danh từ: продукция, фильм, спектакль, пьеса <br />
(выходить\выйти) động từ có ý nghĩa chuyển đổi thứ hai – <br />
“производиться” (xuất xưởng, sản xuất, ra mắt). Ví dụ: Продукция <br />
выходит с завода регулярно (Sản phẩm được xuất xưởng một cách đều <br />
đặn). Sự vật cụ thể (продукция) khi kết hợp với động từ выходить\выйти <br />
trở thành một khái niệm hình ảnh trong nhận thức của con người. Người <br />
Nga sử dụng tên gọi của sự vật trong thế giới khách quan như là hiện tượng <br />
khái quát của nhận thức về bản chất thực tế. Hiện tượng “ продукция <br />
выходит” được tư duy như một hiện tượng xã hội. <br />
3. Khi kết hợp với các danh từ: (выходить\выйти) из крестьян, из <br />
интеллигентов, из кадров военных, из низов, из простых, из народа động <br />
từ có ý nghĩa chuyển đổi thứ ba – “произойти из какойлибо сферы” <br />
(xuất thân từ, lớn lên từ, trưởng thành từ). Ví dụ: Артист должен выйти <br />
из народа (Người nghệ sĩ cần phải được trưởng thành từ nhân dân). Tập <br />
hợp từ thành ngữ “выйти из народа” được ẩn dụ hóa và mang sắc thái trừu <br />
82<br />
tượng hơn. Ngụ ý rằng: người nghệ sĩ không chỉ là người xuất thân từ nhân <br />
dân mà cần phải đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, ước mơ của họ và <br />
cần phải “nói” bằng chính ngôn ngữ của họ. Trong trường hợp này động từ <br />
выходить\выйти mất đi hoàn toàn nghĩa cụ thể ban đầu của mình. Và để <br />
diễn tả nhận thức về đời sống xã hội nó trở thành một thành tố trong sử <br />
dụng ngữ nghĩa chuyển đổi. Lúc này nghĩa của động từ được ẩn dụ hóa bởi <br />
vì trong quá trình hình thành khái niệm về thế giới xung quanh con người <br />
đứng trên một góc độ nhìn nhận cao hơn.<br />
4. Khi kết hợp với một loạt các danh từ: (выходить\выйти) из боя, из войны, <br />
изпод обстрела, из окружения; из больницы, из тьюрмы; изпод <br />
власти, изпод влияния, изпод контроля, из повиновения, из <br />
подчинения; из возраста; из головы, из памяти, из ума; из доверия, из <br />
равновесия, из терпения; из затруднения, из испытания, из кризиса, из <br />
положения, из тупика; из игры, из моды, из обихода, из употребления, <br />
из строя; из состава động từ có ý nghĩa chuyển đổi thứ tư – <br />
“переставать” (ngừng, thôi, mất, thoát khỏi, vượt khỏi, ra khỏi). Khi kết <br />
hợp với các từ trên động từ mất đi hoàn toàn ý nghĩa sự vật lô gíc cụ thể <br />
của mình. Ví dụ: Подрастая дети выходят изпод влияния родителей <br />
(Khi bắt đầu trường thành bọn trẻ thường muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng <br />
của bố mẹ). Tập hợp từ thành ngữ “выходить изпод влияния” diễn đạt ý <br />
“thoát khỏi sự ảnh hưởng của bố mẹ”. Khi bắt đầu trở thành người lớn bọn <br />
trẻ thường không muốn chịu sự ảnh hưởng của bố mẹ nữa và muốn tự <br />
mình quyết định tất cả mọi việc.<br />
Chúng tôi xin trích dẫn ví dụ thứ hai: В 1917 году в России произошла <br />
революция и она вышла из войны, которую вела против Германии (Cách <br />
mạng đã xảy ra ở nước Nga vào năm 1917 và nước Nga đã vĩnh viễn chấm <br />
dứt chiến tranh chống lại phát xít Đức). Tập hợp từ thành ngữ “вышла из <br />
войны” diễn đạt ý “chiến tranh đã chấm dứt”. Trong trường hợp này tập <br />
hợp từ thành ngữ “вышла из войны” nhấn mạnh đến nội dung: “Sau bao <br />
nhiêu mất mát đau thương, sau bao năm tháng chiến tranh khốc liệt, sau <br />
những trận đánh kiên cường cuối cùng nhân dân Nga đã chiến thắng. Chiến <br />
tranh đã chấm dứt sau chờ đợi của biết bao con người”. Động từ hoàn toàn <br />
biểu đạt sự chuyển động “bên trong” của đời sống xã hội và tâm lí của con <br />
người. Sự chuyển động này xuất phát từ một trạng thái, một hiện tượng xã <br />
hội hướng tới sự phát triển hơn, điều tốt đẹp hơn.<br />
<br />
<br />
83<br />
5. Khi kết hợp với các danh từ và giới từ ở cách 3 và cách 4 hoặc với danh từ <br />
cách 5: (выходить\выйти) на борьбу, на демонстрацию, на место, на <br />
митинг; к доске, на рынок, на орбиту; в отставку, на пенсию; на <br />
свободу, из себя, победителем, за рамки, в начальники, в люди động từ <br />
có ý nghĩa chuyển đổi thứ 5 – “ начать какоелибо действие” (bắt đầu <br />
một hành động nào đó). Ví dụ: Теперь понятно, почему она выходила из <br />
себя и ломала руки: ее увозили, а она хотела остаться там, где ее <br />
любимый (В. Панова, Валя) (Bây giờ có thể hiểu được tại sao cô ấy lại <br />
nổi khùng lên và làm gãy tay như vậy: người ta dẫn cô đi xa, còn cô lại chỉ <br />
muốn ở lại nơi có người yêu của cô). Tập hợp từ thành ngữ “выходила из <br />
себя”diễn đạt ý “cô ấy bắt đầu mất tự chủ”, tâm trạng không bình <br />
thường. Khi con người “выходит из себя” sự mất cân bằng khiến bản thân <br />
cảm thấy bất bình. <br />
Còn trong ví dụ: Об одном я бога молю: чтобы я в люди вышел, <br />
хорошим человеком стал (Ф. Гладков, Повесть о детстве), tập hợp từ <br />
“вышел в люди” truyền đạt ý nghĩa “cố gắng đạt mục đích của mình đạt <br />
được một vị trí cao và vững chắc trong cuộc sống, trong xã hội ”. Trong ví <br />
dụ đã dẫn dễ dàng nhận thấy sự sử dụng bất quy tắc của danh từ люди với <br />
giới từ в. Sự phá vỡ quy tắc ngữ pháp này chỉ có thể được lí giải: do tính <br />
chất cố định của tập hợp từ thành ngữ. Và chính lúc này ẩn dụ hóa của <br />
động từ đạt đến cấp độ cao nhất. Ở đây, trong nội dung ngữ nghĩa của tập <br />
hợp từ cùng biểu đạt cả ý nghĩa, cả “sự chuyển động” (đã mất đi nghĩa vật <br />
thể) và cả “sự khát khao đạt tới mục đích cuối cùng, đạt được vị trí cao <br />
trong xã hội”. Danh từ люди tham gia vào kết cấu của tập hợp từ một cách <br />
bất ngờ đến kinh ngạc, diễn đạt tư duy liên quan đến lĩnh vực đời sống và <br />
xã hội.<br />
6. Trong tư duy của người Nga sự chuyển động trong gian “tâm lí” đi theo <br />
hướng: sau khi đã vượt ra ngoài một giới hạn “không gian” nào đó, vượt ra <br />
khỏi một trở ngại nào đó trong cuộc sống, ý nghĩa đích thực lại xuất hiện <br />
(появления). Đó cũng là ý nghĩa chuyển đổi thứ 6 của động từ <br />
выходить\выйти. Ví dụ: Скоро солнце выйдет изза горизонта (Rồi mặt <br />
trời sẽ hiện ra từ phía sau chân trời). Ý nghĩa “xuất hiện” có thể được tìm <br />
thấy cả trong nội dung của các tập hợp từ thành ngữ “выходить из <br />
печати”, “выходит продукция”, “фильм выходит на экране”. Sự “xuất <br />
hiện” của hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng xã hội mang nội dung <br />
<br />
<br />
84<br />
chuyển động từ bên trong và chuyển động từ trong ra ngoài hướng tới một <br />
điểm nào đó.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong ngữ cảnh nhất định động từ выходить\выйти mang nghĩa trừu tượng <br />
khác hẳn nghĩa cụ thể ban đầu của nó. Con người, sự vật trong thế giới về bản chất <br />
không “đi” đâu cả. Sự chuyển động trong không gian xã hội, trong không gian tâm lí <br />
là điều mà nội dung ngữ nghĩa của các tập hợp từ thành ngữ với động từ <br />
выходить\выйти muốn diễn tả. Trong việc sử dụng chuyển đổi ngữ nghĩa đó chính <br />
bản thân các danh từ mang lại nghĩa trừu tượng cho động từ và chịu sự chi phối các <br />
quy tắc ngữ pháp của động từ và giới từ (Ví dụ: danh từ được sử dụng với giới từ ở <br />
cách 2 из, из под chỉ xuất phát điểm của chuyển động, với giới từ ở cách 4 в, на chỉ <br />
đích đến của chuyển động). Ngoài ra bản thân tiếp đầu ngữ вы cũng tham gia tích <br />
cực để biểu đạt nội dung “chuyển động từ trong ra ngoài”. Tóm lại, động từ <br />
выходить\выйти khi kết hợp với một loạt các danh từ biểu hiện những sự vật, tâm <br />
trạng, hoạt động, hiện tượng xã hội khác nhau mất đi nghĩa cụ thể ban đầu của mình <br />
và tạo nên những quan hệ ngữ nghĩa mới. Mặc dù có 6 nghĩa chuyển đổi nhưng thành <br />
tố ngữ nghĩa “hóa trị không gian” với 2 điểm “từ trong ra ngoài” và khái niệm “vùng <br />
không gian hẹp” và “vùng không gian mở” vẫn được giữ lại trong nội dung ẩn dụ <br />
của tất cả các tập hợp từ thành ngữ. Đó cũng chính là phương tiện biểu hiện tính <br />
hình ảnh, cảm xúc mang đến cho câu khả năng diễn cảm đặc biệt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Ю.Д.Апресян. Лексическая семантика. Синонимические средства <br />
языка. М. (1995)<br />
2. С.М.Афифи. Лексикологический анализ глаголов идти\ходить и их <br />
производных значений в совр. русс. языке. М. (1994)<br />
3. Е.Г.Борисова. Зоны аналогий (идеография лексических функций). Язык и <br />
литература (3\1991)<br />
4. И.А.Стернин. О метафоризации коллокации. М. (1996)<br />
5. М.Ченки. Семантика в когнитивной лингвистике. М. (1999)<br />
6. Логический анализ языка. РАН. М. (2000)<br />
7. Нгуен Тхи Тху Хыонг. Словосочетания с глаголами движения <br />
идти\ходить в метафорическом аспекте (с позиции носителя вьетнамского <br />
языка). Диссерт. на соис. канд. ф. н. М. (2001)<br />
85<br />
SEMANTICAL CONTENTS <br />
OF RUSSIAN RESTRICTED COLLOCATIONS WITH THE VERBS OF <br />
MOTION ВЫХОДИТЬ\ВЫЙТИ IN METAPHOR<br />
<br />
Nguyen Thi Thu Huong<br />
Hue University<br />
SUMMARY<br />
<br />
The verbs of motion выходить\выйти have different semantical contents in the different <br />
situations, far from their first original meanings. That is “movement” in social space, in <br />
psychological space of human perception. The system of 6 meanings of restricted collocations <br />
with the verbs of motion выходить\выйти are associated by semantical component <br />
“movement outside, upon some limit ”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
86<br />