Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc <br />
<br />
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
SỰ ĐỊNH VỊ VÀ TÍNH PHẢN THÂN TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH<br />
MỘT TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU<br />
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO<br />
Ở HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI<br />
Bùi Minh Hào(1)<br />
<br />
T<br />
<br />
rong nhiều năm qua, phương pháp luận được quan tâm nhiều trong các ngành khoa học xã hội<br />
nói chung và Nhân học nói riêng. Tuy nhiên, phần nhiều các tác giả đều đặt mối quan tâm vào<br />
những công đoạn, những thao tác cụ thể. Trong khi đó, những thảo luận về phương pháp luận trên<br />
phương diện triết học rất ít khi được quan tâm. Dựa trên quá trình nghiên cứu thực địa về người Dao<br />
ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bài viết hướng đến thảo luận về “sự định vị” và “tính phản thân”, hai<br />
thuật ngữ quan trọng trong nghiên cứu định tính. Đây có thể coi là một thảo luận về phương pháp<br />
luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu thực địa nhằm trả lời những câu hỏi như nhà nghiên cứu<br />
là ai và ở vị trí nào trên thực địa?; Quá trình thực địa nhà nghiên cứu tương tác với đối tượng nghiên<br />
cứu như thế nào? Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực địa được thể hiện ra sao?... Nói<br />
cách khác, đó là một cách tiếp cận quá trình trải nghiệm của nhà nghiên cứu trên thực địa nhằm tìm<br />
hiểu thế giới quan, nhân sinh quan của chính nhà nghiên cứu.<br />
Từ khóa: Sự định vị; tính phản thân; phương pháp nhân học; nghiên cứu định tính; người Dao<br />
ở huyện Sa Pa.<br />
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “trải<br />
nghiệm” được nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm,<br />
đặc biệt là các nhà nhân học và hình thành cả một<br />
lĩnh vực về nhân học trải nghiệm. Khái niệm trải<br />
nghiệm được hiểu như là một quá trình tiếp xúc,<br />
tương tác với các yếu tố trong một môi trường nhất<br />
định và có ảnh hưởng đến tri thức, kỹ năng và quan<br />
điểm cuộc sống của chủ thể nhất định. Nói đến trải<br />
nghiệm là nói đến trải nghiệm của một chủ thể nhất<br />
định, không phải là một đối tượng chung chung.<br />
Chủ thể của trải nghiệm có thể là một cá nhân hoặc<br />
một cộng đồng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên<br />
cứu về trải nghiệm tập trung vào phân tích sự trải<br />
nghiệm của đối tượng nghiên cứu của họ. Đó là trải<br />
nghiệm cá nhân của một người qua những nghiên<br />
cứu về lịch sử cuộc đời, hay trải nghiệm của một<br />
cộng đồng trong một giai đoạn nào đó qua những<br />
nghiên cứu về hồi cố. Điều này phần nào cho thấy<br />
sự quan tâm đến trải nghiệm của đối tượng mà nhà<br />
nghiên cứu tiếp cận. Sự trải nghiệm được nghiên<br />
cứu, phân tích để hướng đến lý giải các quá trình<br />
vận động của đối tượng chủ thể. Còn trải nghiệm<br />
của chính các nhà nghiên cứu thì sao? Đó vẫn còn là<br />
một khoảng trống trong quá trình nghiên cứu về lịch<br />
sử khoa học ở Việt Nam. Tại sao phải tìm hiểu sự<br />
trải nghiệm của các nhà nghiên cứu? Bởi đó là một<br />
con đường để tiếp cận thế giới quan, nhân sinh quan<br />
của nhà khoa học, là một con đường để hiểu sâu hơn<br />
về các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.<br />
Quá trình trải nghiệm của các nhà nghiên cứu chính<br />
Ngày nhận bài: 23/5/2018; Ngày phản biện: 27/5/2018; Ngày duyệt đăng: 5/6/2018<br />
(1)<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; e-mail: buihao261@gmail.com<br />
<br />
là quá trình tương tác giữa nhà nghiên cứu với đối<br />
tượng nghiên cứu, nó ảnh hưởng nhiều đến thế giới<br />
quan, nhân sinh quan, quan điểm khoa học và cả<br />
đạo đức khoa học của nhà nghiên cứu.<br />
Bài viết này thảo luận về một số trải nghiệm<br />
của tác giả trong khoảng hơn 10 năm (2007-2018)<br />
nghiên cứu thực địa đối với nhóm người Dao ở<br />
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trong khoảng thời gian<br />
này đã có nhiều chuyến khảo sát với nhiều chủ đề<br />
quan tâm khác nhau và một số kết quả nghiên cứu<br />
đã được trình bày trong một số bài viết hay luận<br />
văn liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận,<br />
do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa thể trình<br />
bày có hệ thống những phương pháp, thao tác kỹ<br />
thuật đã vận dụng trên thực địa, đặc biệt là các<br />
phương pháp định tính-phương pháp chủ đạo được<br />
lựa chọn trong quá trình sản xuất tri thức. Điều đó<br />
cũng không phải lạ lẫm gì bởi trong truyền thống<br />
học thuật Việt Nam, các vấn đề phương pháp nghiên<br />
cứu thường được coi như là công tác hậu trường và<br />
ít khi được đưa ra để phân tích trên các công trình<br />
nghiên cứu học thuật. Nó chỉ được bàn luận nhiều<br />
trong khâu chuẩn bị cho một dự án nghiên cứu.<br />
Gần đây, các phương pháp trong nghiên cứu<br />
khoa học ở Việt Nam được nhiều người quan tâm.<br />
Khi thảo luận về vấn đề này, một nhà nghiên cứu<br />
nước ngoài nhận xét: “Việt Nam có khuynh hướng<br />
áp dụng mô hình thực chứng đã thống trị trong các<br />
thiết kế nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn, nên<br />
<br />
55<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc <br />
các phương pháp định lượng được chú trọng nhiều<br />
hơn. Điều này có nghĩa là các bảng câu hỏi, khảo sát<br />
và lập bản đồ thường được ưa thích hơn các cuộc<br />
phỏng vấn bán cấu trúc, lịch sử truyền miệng, quan<br />
sát tham gia hay các phương pháp nghiên cứu cụ<br />
thể khác”1. Nhận xét này có thể đúng trong một số<br />
lĩnh vực khoa học, tuy nhiên, trong nghiên cứu dân<br />
tộc học-nhân học ở Việt Nam thì chưa hẳn chính<br />
xác. Từ khá sớm, các nhà dân tộc học Việt Nam,<br />
có thể chịu ảnh hưởng từ truyền thống dân tộc học<br />
Pháp, đã hình thành phương pháp nghiên cứu điền<br />
dã dài ngày và sử dụng nhiều phương pháp nghiên<br />
cứu định tính2. Hầu hết các công trình nghiên cứu<br />
Dân tộc học, Nhân học của nhiều học giả nổi tiểng<br />
ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX<br />
như Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Từ Chi, Đặng<br />
Nghiêm Vạn, Phan Hữu Dật… đều là kết quả của<br />
quá trình nghiên cứu định tính. Đặc biệt là quá trình<br />
nghiên cứu thực địa và phương pháp định tính của<br />
Nguyễn Từ Chi, một người có ảnh hưởng rộng lớn<br />
về phương pháp luận đối với Dân tộc học Việt Nam<br />
nửa sau thế kỷ XX và được nhiều người xem là mẫu<br />
mực trong phương pháp luận3. Các phương pháp<br />
định lượng mới phổ biến vài thập niên gần đây<br />
trong xã hội học hay một số ngành khác. Điều đó để<br />
phần nào khẳng định rằng các phương pháp nghiên<br />
cứu định tính trong khoa học xã hội, đặc biệt trong<br />
nghiên cứu nhân học không phải là vấn đề mới. Tuy<br />
nhiên, bàn luận về các phương pháp định tính dưới<br />
góc nhìn triết học hay phương pháp luận thì lại mới<br />
được quan tâm gần đây khi xuất hiện những công<br />
trình nghiên cứu thảo luận trực tiếp về vấn đề này4.<br />
Trong khi các nhà nghiên cứu Việt Nam tập<br />
trung sự quan tâm vào các thao tác, kỹ thuật hay các<br />
Scott, Miller và Lloyd, Doing Fieldwork in Development Geography:<br />
Research Culture and Research Spaces in Vietnam. Geographical Research,<br />
March 2006, 44(1): pp 31.<br />
2.<br />
Theo Nguyễn Duy Thiệu, Từ Chi với trường phái dân tộc học đề cao nghiên<br />
cứu thực địa. In trong “Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên<br />
cứu và đào tạo. Nxb Tri thức, 2016, Hà Nội. Trang 155-172.<br />
3.<br />
Xem Bùi Xuân Đính, Từ Chi và nghiên cứu về làng xã-những điều ông dạy<br />
học trò. In trong “Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu<br />
và đào tạo”. Nxb Tri thức, 2016, Hà Nội. Trang 143; Lê Hồng Lý, Nhà dân<br />
tộc học Từ Chi và cách ông dạy học trò. In trong “Nhân học ở Việt Nam:<br />
Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo”. Nxb Tri thức, 2016, Hà Nội.<br />
Trang 173; Trần Hữu Sơn, Cá tính Từ Chi trong ứng xử với nghề dân tộc học.<br />
In trong “Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào<br />
tạo”. Nxb Tri thức, 2016, Hà Nội. Trang 183; Nguyễn Duy Thiệu, Từ Chi với<br />
trường phái dân tộc học đề cao nghiên cứu thực địa. In trong “Nhân học ở<br />
Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo. Nxb Tri thức, 2016,<br />
Hà Nội. Trang 155-172.<br />
4.<br />
Xem Gillian Rose, Situating knowledges: positionality, reflexivities and<br />
otler tactics, Rrogrexx in Yuman Geography Z1,3 (1997) pp. 305-320; Scott,<br />
Miller và Lloyd, Doing Fieldwork in Development Geography: Research<br />
Culture and Research Spaces in Vietnam. Geographical Research, March<br />
2006, 44(1):28– 40; Nairn, Munroand và Smith, A counter-narrative of a<br />
‘failed’ interview. Qualitative Research 2005, 5, pp 221-244; Nguyễn Thu<br />
Hương, Anthropology at ‘home’ through the lens of ntersubjectivity: Countertransference while interviewing a ‘vulnerable’ Vietnamese woman. Medische<br />
Antropologie 19(1), 2007, pp 23-38; Christine Bonnin, Navigating fieldwork<br />
politics, practicalities and ethics in the upland borderlands of northern<br />
Vietnam. Asia Pacific Viewpoint, Vol. 51, No. 2, August 2010. ISSN 13607456, pp179–192; MacKenzie, Christensen và Turner, Advocating beyond the<br />
academy: dilemmas ò communicating relevant. Qualitative Research, 2015,<br />
Vol. 15(1), 105-121.<br />
1.<br />
<br />
56<br />
<br />
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
phương pháp cụ thể trong nghiên cứu định tính, thì<br />
các nhà nghiên cứu nước ngoài lại quan tâm nhiều<br />
đến góc độ triết học. Trong đó, người ta thảo luận<br />
nhiều về hai khái niệm Positionality và Reflexivity.<br />
“Positinality” là một thuật ngữ trìu tượng, có thể<br />
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong nghiên cứu<br />
nhân học, có thể tạm hiểu thuật ngữ này là “sự định<br />
vị” của nhà nghiên cứu, bao gồm dân tộc, giới tính,<br />
tôn giáo, xu thế tình dục, giai tầng, quan điểm sống<br />
(hay quan điểm chính trị), sự trải nghiệm… cũng<br />
như khả năng kết hợp, vận dụng các yếu tố này vào<br />
các trường hợp cụ thể. Trong khi đó, “reflexivity”<br />
có thể hiểu là “tính phản thân”, là quá trình tự nhận<br />
thức về bản thân nhà nghiên cứu trong sự đồng cảm,<br />
chia sẻ và tương tác với đối tượng nghiên cứu, là<br />
một quá trình hướng nội của nhà nghiên cứu trong<br />
quá trình tương tác với đối tượng nghiên cứu. Sự<br />
định vị và tính phản thân có vai trò quan trọng trong<br />
việc xác định vị thế, quá trình tiếp cận và khai thác<br />
thông tin cũng như đạo đức khoa học của người làm<br />
nghiên cứu. Nó cũng ảnh hưởng lớn đến thế giới<br />
quan, nhân sinh quan của người nghiên cứu trong<br />
các công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên,<br />
không phải ai bước vào con đường nghiên cứu nhân<br />
học cũng được trang bị những hiểu biết về sự định vị<br />
và tính phản thân trong nghiên cứu định tính. Nhất<br />
là ở Việt Nam, khi mà sự trang bị về phương pháp<br />
luận trong quá trình học tập không thật sự chu đáo.<br />
Nó được nhận thức lại từ trải nghiệm, tương tác và<br />
suy nghiệm trong quá trình tiếp cận với đối tượng<br />
nghiên cứu dựa trên nền tảng tri thức về phương<br />
pháp luận được học hỏi và đúc rút từ bản thân.<br />
Đối với các nhà nghiên cứu mới vào nghề, ban<br />
đầu chỉ là thực hành một số thao tác được gọi nôm<br />
na là “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) để tìm<br />
hiểu cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Dân tộc<br />
và cả quốc tịch cũng là những vấn đề ảnh hưởng<br />
đến công việc của người nghiên cứu. Là một người<br />
Kinh-dân tộc đa số ở Việt Nam, khi tiếp cận với<br />
người dân tộc thiểu số, cũng là người “ngoại tộc”<br />
nên cũng có những khó khăn. Tuy nhiên, là công<br />
dân Việt Nam thì việc tiếp cận các dân tộc thiểu số<br />
trong nước vẫn thuận lợi hơn so với các nhà nghiên<br />
cứu là người nước ngoài. Một số nhà nghiên cứu<br />
như Scott, Miller và Lloyd hay Bonnin đã kể lại<br />
cuộc hành trình gian lao về các thủ tục hành chính<br />
khi tiếp cận các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt<br />
Nam. Một thực tế đã qua là càng nhìn về quá khứ,<br />
quá trình tiếp cận đối tượng của các nhà nghiên cứu<br />
nước ngoài ở Việt Nam càng nhiều khó khăn. Khó<br />
khăn vì hệ thống thủ tục hành chính chồng chéo,<br />
về các mối quan tâm liên quan đến an ninh quốc<br />
gia, vì sự tương tác của người dân với người nước<br />
ngoài còn hạn chế… Tuy nhiên, cùng với quá trình<br />
hội nhập, số lượng các nhà khoa học nước ngoài<br />
đến Việt Nam nghiên cứu cũng tăng lên. Cái nhìn<br />
về học thuật của người nước ngoài ở Việt Nam<br />
cũng thay đổi. Cùng với đó là những cải cách hành<br />
<br />
Số 22 - Tháng 6 năm 2018<br />
<br />
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc <br />
chính, những thay đổi về tư duy, suy nghĩ của người<br />
dân và các cán bộ địa phương. Những điều đó làm<br />
cho việc tiếp cận nghiên cứu của người nước ngoài<br />
được thuận lợi hơn. Dù vậy, họ vẫn gặp nhiều khó<br />
khăn mà những phản ánh của Scott, Miller và Lloyd<br />
hay Bonnin đến nay vẫn còn hiện hữu. Còn với một<br />
người Việt Nam, dù có những điều kiện thuận lợi<br />
hơn khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu, nhưng nhiều<br />
khi cũng mất nhiều thời gian đến sưu tầm tài liệu<br />
ở các cơ quan địa phương do vấn đề thủ tục. Hầu<br />
hết các nhà nghiên cứu trẻ, khi mới vào nghề còn<br />
chưa có kinh nghiệm gì về thực địa, thì mọi thứ đều<br />
rất lạ lẫm và mới mẻ. Trải qua một hành trình gần<br />
chục năm với nhiều chuyến điền dã đã tạo nên cho<br />
họ một số trải nghiệm khá thú vị. Cùng với đó là<br />
những hiểu biết mới về phương pháp luận sẽ gợi<br />
mở ra những nhận thức khác hơn về công việc của<br />
mình, nhất là nhìn lại quá trình thực địa qua những<br />
khái niệm như “sự định vị” hay “tính phản thân”.<br />
Thực ra, không phải gần đây người ta mới quan<br />
tâm đến “sự định vị” hay “tính phản thân” trong<br />
nghiên cứu điền dã dân tộc học-nhân học. Có chăng<br />
đó chính là đi sâu hơn vào phân tích, thảo luận về<br />
phương diện khái niệm và đưa những vấn đề này<br />
lên thành đối tượng nghiên cứu về phương pháp<br />
luận khoa học. Còn những giá trị của “sự định<br />
vị” và “tính phản thân” đã được nhiều nhà dân<br />
tộc học tiền bối thể hiện từ hàng chục năm trước.<br />
Trước hết, đó là nhà dân tộc học nổi danh thế giới<br />
Goerge Condominas với một diễn ngôn nổi tiếng.<br />
Năm 1948, Condominas đến Sar Luk, tiếp xúc với<br />
người Mnông Gar khởi đầu cho một sự nghiệp lẫy<br />
lừng của mình. Quá trình thực địa ở Tây Nguyên<br />
Việt Nam đã đưa ông đi đến một kết luận: “Tôi đã<br />
tìm ra chính bản thể của mình”5. Đây chính là một<br />
tuyên ngôn về “tính phản thân” trong nghiên cứu<br />
thực địa dân tộc học. Quá trình nghiên cứu thực địa<br />
không chỉ là quá trình nhà nghiên cứu tìm hiểu về<br />
đối tượng nghiên cứu, mà còn là quá trình khám<br />
phá bản thân qua sự tương tác với đối tượng nghiên<br />
cứu. Sau đó nữa, cũng một học giả nổi tiếng là<br />
Nguyễn Từ Chi đã nhấn mạnh đến sự định vị của<br />
nhà dân tộc học trong quá trình nghiên cứu thực địa<br />
khi đưa ra diễn ngôn mang tính nguyên tắc: “Dân<br />
tộc học là học dân”. Trên thực địa, với đối tượng<br />
nghiên cứu, nhà dân tộc học không phải là những<br />
nhà thông thái, càng không phải là những người cán<br />
bộ chính sách hay nhà quản lý. Ở đó, họ phải đặt<br />
mình vào nhiều vị trí khác nhau, để học được nhiều<br />
tri thức, hiểu được nhiều vấn đề. Đó cũng là lý do<br />
mà G.Condominas đã kết luận về cuộc đời làm dân<br />
tộc học của mình: “Với tôi, dân tộc học là một loại<br />
hình sống”6. Quan niệm đó cũng ảnh hưởng lớn đến<br />
Nguyễn Từ Chi sau đó. Xuyên suốt cuộc đời nghiên<br />
cứu của hai nhà dân tộc học trứ danh này là khẳng<br />
Nguyên Ngọc, Loại hình sống” Condominas. In trong “Nguyên Ngọc: Tác<br />
phẩm”. Tập 2. Nxb Hội Nhà văn, 2009, Hà Nội, trang 116.<br />
6.<br />
Nguyên Ngọc, Loại hình sống” Condominas. In trong “Nguyên Ngọc: Tác<br />
phẩm”. Tập 2. Nxb Hội Nhà văn, 2009, Hà Nội, trang 113.<br />
5.<br />
<br />
Số 22 - Tháng 6 năm 2018<br />
<br />
định sự định vị của nhà nghiên cứu trên thực địa. Nó<br />
đúng với tuyên ngôn của G. Condominas về công<br />
tác của nhà dân tộc học trên thực địa: “Anh vừa phải<br />
quên và làm cho mọi người trong làng quên tư cách<br />
nhà dân tộc học đến quan sát của anh đi, cố gắng<br />
không để cho sự có mặt của mình làm biến dạng<br />
cuộc sống ở đây, đồng thời anh phải cứ là một nhà<br />
dân tộc học tò mò, chăm chú, thậm chí trong từng<br />
giây phút, để quan sát, ghi chép, đánh giá. Nghĩa là<br />
vừa phải nhập vào đến tận cùng, vừa lại phải tách ra<br />
đến mức tỉnh táo”7. Điều đó cho thấy, ngay từ giữa<br />
thế kỷ XX, các nhà dân tộc học đã quan tâm đến sự<br />
định vị và tính phản thân trong nghiên cứu thực địa.<br />
Tuy nhiên, họ xem đó là những nguyên tắc mà họ<br />
thực hiện trong quá trình nghiên cứu, chứ chưa xem<br />
nó là đối tượng để nghiên cứu, để trình bày trong<br />
các nghiên cứu. Nhưng nó cũng là sự nhận thức,<br />
phát triển các nguyên tắc của các nhà dân tộc học<br />
khi tiến hành thực địa ở các cộng đồng, các nền văn<br />
hóa khác biệt.<br />
Quay lại đề tài cụ thể ở đây, khi tiến hành nghiên<br />
cứu về người Dao là bắt đầu đi vào một nền văn<br />
hóa khác biệt. Sự khác biệt là một vấn đề đáng<br />
được quan tâm trong nghiên cứu thực địa vì nó ảnh<br />
hưởng nhiều đến quá trình khai thác thông tin. Làm<br />
sao để từ sự khác biệt về nhiều yếu tố, có thể tìm<br />
và nhận được sự đồng cảm, chia sẻ và tương tác<br />
của đối tượng nghiên cứu? Bước vào cuộc sống<br />
của một cộng đồng với nền văn hóa khác cũng là<br />
một cuộc dấn thân mà ở đó, nhiều điều thú vị đang<br />
chờ khám phá nhưng cũng không thiếu những nguy<br />
hiểm mà nhà nghiên cứu phải đối diện. Nhiều tình<br />
huống không mong đợi lại xẩy ra bất ngờ và nhiều<br />
khi trở nên khó xử, trong những trường hợp, chỉ<br />
cần có một ứng xử không phù hợp có thể khiến cả<br />
cuộc điền dã bị thất bại hoàn toàn. Nhưng dù cẩn<br />
thận đến đâu thì những “thất bại” trong quá trình<br />
thực địa là không tránh khỏi. Ví dụ thực tế là có<br />
một nhà nghiên cứu trẻ đã đến điền dã dân tộc học<br />
ở Sa Pa, nhưng ngay những lần đầu tiên, khi mang<br />
sổ đến phỏng vấn các gia đình tham gia sản xuất<br />
thuốc tắm trên địa bàn thực địa, đã không thu được<br />
kết quả mong muốn. Những người phụ nữ ở đây<br />
thường nói rằng “người dân ở đây khổ lắm, phải<br />
đi làm cả ngày thôi, phải làm nhiều việc thôi…”<br />
rồi họ tập trung vào công việc. Khi nhà nghiên cứu<br />
trình bày là muốn hỏi họ về quá trình sản xuất, buôn<br />
bán thuốc tắm và thổ cẩm thì họ chỉ nói rằng họ<br />
làm theo các gia đình khác và đem bán cho khách<br />
nếu khách có nhu cầu. Và họ cũng chẳng biết nói gì<br />
thêm. Khi nhà nghiên cứu từ chối mua hàng hóa của<br />
họ thì gần như họ không muốn nói chuyện tiếp. Gần<br />
như 3 ngày đầu tiên ở thực địa, những cuộc phỏng<br />
vấn đều không thu được nhiều thông tin. Những câu<br />
hỏi đưa ra được đối tượng trả lời một cách ngắn<br />
gọn và người dân phản ứng với nhà nghiên cứu<br />
Nguyên Ngọc, Loại hình sống” Condominas. In trong “Nguyên Ngọc: Tác<br />
phẩm”. Tập 2. Nxb Hội Nhà văn, 2009, Hà Nội, trang 116-117<br />
7.<br />
<br />
57<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc <br />
chưa có nhiều thiện cảm vì hai bên chưa hiểu biết<br />
nhiều về nhau. Thực ra, những hành động, thái độ<br />
và cử chỉ của họ cũng là những thông tin quý giá<br />
nhưng lúc đó người thực địa chưa đủ kinh nghiệm<br />
để nhận ra được “ngôn ngữ cơ thể” của họ. Đó có<br />
thể nói là những cuộc phỏng vấn thất bại đầu đời và<br />
gợi ra nhiều suy nghĩ. Những “thất bại” trong các<br />
cuộc phỏng vấn, như phân tích của Nairm và đồng<br />
nghiệp là một thách thức với nhà nghiên cứu: “Để<br />
đặt một cuộc phỏng vấn “không thành công” làm<br />
trọng tâm của một bài báo học thuật tiềm ẩn nguy<br />
cơ bị phản bác bởi học thuật là một lĩnh vực cạnh<br />
tranh, nơi mà “thành công”, chứ không phải “thất<br />
bại”, được khen ngợi”8. Tuy nhiên, từ những nghiên<br />
cứu của mình, các tác giả này cũng nhấn mạnh vai<br />
trò của việc phân tích các cuộc phỏng vấn “thất bại”<br />
trong quá trình sản sinh tri thức của nhà nghiên<br />
cứu. Phân tích sự “không thành công” của các cuộc<br />
phỏng vấn luôn làm cho nhà nghiên cứu nhận thức<br />
sâu hơn về đối tượng của mình và về bản thân mình<br />
cũng như cách thức mà mình tiếp cận, để từ đó thay<br />
đổi chiến thuật cho những cuộc phỏng vấn tiếp theo<br />
có hiệu quả hơn. Và khi phân tích lại những “thất<br />
bại” ban đầu của mình, nhà nghiên cứu nhận thấy<br />
sự xuất hiện quá mới lạ của mình và cách đặt vấn đề<br />
trực tiếp là không hiệu quả. Do vậy cần phải chuyển<br />
sang chiến thuật làm quen, tạo mối quan hệ và bước<br />
vào câu chuyện một cách tự nhiên hơn thì kết quả<br />
thu được khả quan hơn.<br />
Định vị bản thân trên nghiên cứu thực địa tạo<br />
tâm thế cho nhà nghiên cứu vững vàng hơn trong<br />
quá trình thu thập thông tin, dữ liệu. Nó cũng giúp<br />
nhà nghiên cứu hạn chế những nguy hiểm rình rập<br />
hay tránh được sự nhầm lẫn về mục đích. Một nhà<br />
nghiên cứu điền dã dân tộc học giàu kinh nghiệm đã<br />
kết luận rằng: Đi nghiên cứu dân tộc học ở miền núi<br />
phải có tâm hồn lãng mạn một chút để luôn luôn có<br />
cảm hứng tìm tòi và có đủ nghị lực vượt qua những<br />
khó khăn trên rừng núi. Tại địa bàn thực địa, các<br />
nhà nghiên cứu trẻ dễ được các cô gái bản địa trẻ<br />
đẹp chú ý. Chẳng ai có thể cấm đoán những người<br />
thanh niên mơ mộng, nhất là khi cả hai phía đều có<br />
những sự khác biệt về văn hóa có thể chia sẻ với<br />
nhau để khám phá sự mới mẻ. Nó giống như chuyện<br />
tình rất đẹp và lãng mạn của một nhà văn nổi tiếng<br />
với một cô gái Mông ở cao nguyên Đồng Văn trong<br />
một tập bút ký nổi tiếng được nhiều nhà dân tộc học<br />
yêu thích. Tuy nhiên, là người đang làm công tác<br />
học thuật, thì những suy nghĩ “tài tử” như một nhà<br />
văn, một nghệ sĩ là chưa hợp lý. Như Max Weber<br />
lập luận: “Hầu như tất cả các ngành khoa học xã hội<br />
đều mang ơn những người “tài tử” về những nhận<br />
xét thường khá hay, đôi khi quý báu. Nhưng nếu<br />
cách làm việc tài tử trở thành nguyên tắc khoa học,<br />
thì chính nó sẽ kết liễu khoa học”9. Nếu nhà nghiên<br />
Nairn, Munroand và Smith, A counter-narrative of a ‘failed’ interview.<br />
Qualitative Research 2005, 5, pp 237.<br />
9.<br />
Max Werber, (2010), Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư<br />
bản. (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang<br />
dịch). Nxb Tri thức, Hà Nội. Trang 64.<br />
8.<br />
<br />
58<br />
<br />
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
cứu chú ý đến các cô gái bản địa (về tình cảm) thì<br />
có nghĩa là tự đặt mình vào vị trí đối thủ cạnh tranh<br />
(về mặt tình cảm) với những người con trai khác<br />
trong bản và nó sẽ gây nhiều bất lợi cho công việc,<br />
thậm chí còn nguy hiểm cho nhà nghiên cứu. Và<br />
điều đó cũng khiến cho nhà nghiên cứu phải mất<br />
thời gian xử lý những mối quan hệ nhạy cảm này<br />
để có thể làm việc lâu dài tại địa phương. Những<br />
khó khăn không chỉ xuất hiện trong giai đoạn nhà<br />
nghiên cứu mới xuất hiện ở địa bàn nghiên cứu, mà<br />
ngay cả khi nhà nghiên cứu có một quá trình thực<br />
địa lâu dài, gây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với<br />
người dân địa phương, thì vẫn còn hiện hữu nhiều<br />
khó khăn. Sự lạ lẫm, xa lạ là một hạn chế. Nhưng<br />
nhiều khi, những khó khăn lại xuất hiện từ chính sự<br />
thân thuộc giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên<br />
cứu, từ tình cảm mà người dân địa phương dành cho<br />
nhà nghiên cứu. Đó là những gì được rút ra được<br />
từ sự trải nghiệm của người thực địa trong nhiều<br />
năm thực địa ở người Dao. Trong một khoảng thời<br />
gian khá dài, người thực địa chỉ ở lại trong một gia<br />
đình trên địa bàn nghiên cứu. Được mọi người trong<br />
gia đình cũng coi như một thành viên quen thuộc,<br />
là “người nhà” của họ. Nhưng rồi sự việc xẩy ra<br />
ngoài ý muốn khi người chủ nhà có một cậu con trai<br />
cũng trạc tuổi nhà nghiên cứu. Họ trở thành đôi bạn<br />
hay uống rượu và nói chuyện với nhau. Nhưng khi<br />
người này bỏ việc, sa đà vào các cuộc ăn nhậu nhiều<br />
hơn mà không quan tâm đến công việc thì người chủ<br />
nhà thường hay mắng. Trong một số câu chuyện,<br />
người chủ nhà lấy nhà nghiên cứu ra so sánh với cậu<br />
con trai như để phê phán. Điều đó làm cho cậu ta<br />
bực mình và coi nhà nghiên cứu như là một nguyên<br />
nhân mà cậu bị mắng. Nhà nghiên cứu đã mất khá<br />
nhiều thời gian trò chuyện và chia sẻ với con chủ<br />
nhà thì mối quan hệ mới tốt đẹp hơn. Nhưng sau<br />
những sự việc đó, đã xuất hiện một khoảng cách<br />
giữa họ. Nó làm cho nhà nghiên cứu không cảm<br />
thấy thoải mái trong quá trình thực địa. Mặc dù đây<br />
là tình huống ngoài dự kiến và ngoài sự kiểm soát<br />
của nhà nghiên cứu, nhưng nếu chú ý hơn và mẫn<br />
cảm hơn thì có lẽ những sự việc như vậy đã không<br />
xẩy ra. Đó là những bài học kinh nghiệm đầu tiên<br />
trong quá trình nghiên cứu thực địa giúp nhà nghiên<br />
cứu không ngừng suy ngẫm và định vị lại bản thân<br />
trong quá trình nghiên cứu. Sự định vị bản thân một<br />
cách hợp lý là điều kiện để xử lý tình huống cũng<br />
như tránh các nguy hiểm trên thực địa, những cái<br />
mà trong trường học ít khi được giảng dạy.<br />
Giới tính cũng là vấn đề ảnh hưởng đến quá trình<br />
thu thập dữ liệu trên thực địa. Không thể khẳng định<br />
được rằng nam giới thì thuận lợi hơn nữ giới trong<br />
quá trình nghiên cứu thực địa hay ngược lại, mà điều<br />
đó còn phụ thuộc vào chủ đề, địa bàn nghiên cứu,<br />
đối tượng nghiên cứu cụ thể. Nhiều người nghĩ rằng<br />
đi lên vùng dân tộc thiểu số, phải tiếp xúc với văn<br />
hóa rượu, phải đi lại nhiều thì nam giới có lợi thế. Có<br />
thể góc độ nào đó, nhận xét này cũng có lý, nhưng<br />
<br />
Số 22 - Tháng 6 năm 2018<br />
<br />
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc <br />
nó không đúng với mọi trường hợp. Giới tính, vấn<br />
đề được Naim với cộng sự, và cả Bonin phân tích<br />
khá kỹ cả về đối tượng nghiên cứu lẫn người thông<br />
dịch. Trong đó, các tác giả không khẳng định giới<br />
tính nào thuận lợi hơn mà đi vào phân tích những<br />
khó khăn của từng giới tính trong những trường hợp<br />
cụ thể. Trường hợp cụ thể đang được phân tích ở<br />
đây, khi tiếp cận những người Dao, là nam giới nên<br />
nhà nghiên cứu có nhiều thuận lợi khi tiếp xúc với<br />
họ dễ dàng hơn qua những cuộc rượu cũng như sự<br />
cơ động trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, phần<br />
lớn các hoạt động thị trường của người Dao đều<br />
là phụ nữ, trong đó có nhiều lứa tuổi khác nhau.<br />
Và điều này cũng gây ra những khó khăn nhất định<br />
cho công việc của nhà nghiên cứu. Trong một lần đi<br />
phỏng vấn một người phụ nữ trẻ tham gia khá sớm<br />
vào hoạt động du lịch tại nhà (homestay) ở đây, nhà<br />
nghiên cứu được gia đình chị mời ở lại ăn cơm và<br />
trò chuyện. Vì công việc này chủ yếu liên quan đến<br />
người phụ nữ nên sau bữa cơm rượu, người vợ ra<br />
hiệu cho chồng vào trong để chị trả lời các câu hỏi<br />
mà nhà nghiên cứu đưa ra. Cuộc phỏng vấn cũng<br />
thu được nhiều thông tin thú vị, nhưng ngày hôm<br />
sau, có người cho nhà nghiên cứu biết rằng vì buổi<br />
làm việc hôm qua của ông mà vợ chồng nhà chị kia<br />
xẩy ra mâu thuẫn. Có thể anh chồng cảm thấy “tổn<br />
thương” khi không được tham gia vào câu chuyện,<br />
hay cảm thấy không hài lòng khi vợ tiếp chuyện<br />
một người đàn ông mà không cần sự hiện diện của<br />
ông… Nhà nghiên cứu đã phải suy nghĩ rất nhiều và<br />
có phần lo lắng, sợ nó sẽ ảnh hưởng đến công việc<br />
trong thời gian tiếp theo. Sau đó, ông đã nghĩ ra<br />
một cách để giải tỏa “ấm ức” cho người chồng của<br />
người phụ nữ đã phỏng vấn hôm trước bằng một<br />
buổi phỏng vấn về những công việc mà anh ta phụ<br />
trách trong gia đình nhằm làm cho các mối quan hệ<br />
trở nên tốt đẹp hơn. Câu chuyện này là một bài học<br />
kinh nghiệm quý báu khi tiến hành các cuộc phỏng<br />
vấn khác một cách khéo léo hơn và không lặp lại<br />
tình huống cũ.<br />
Khả năng kiểm soát một cuộc phỏng vấn của<br />
nhà nghiên cứu là một kỹ năng quan trọng ảnh<br />
hưởng đến công tác thực địa. Nhất là trong các cuộc<br />
phỏng vấn nhóm, phỏng vấn mở hay phỏng vấn<br />
ở những nơi công cộng. Trong những cuộc phỏng<br />
vấn, sự xuất hiện đột ngột của những người không<br />
mong đợi là một tình huống khó tránh khỏi và nó<br />
ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin và kết quả<br />
phỏng vấn. Một miêu tả của Bonnin về tình huống<br />
khi bà cùng trợ lý nghiên cứu đang phỏng vấn những<br />
người buôn bán trong một khu chợ thì người quản<br />
lý thị trường (đã quen trước) xuất hiện khiến những<br />
người buôn bán dừng các câu chuyện đang trao đổi<br />
hoặc chuyển hướng sang câu chuyện khác, thái độ<br />
của họ cũng thay đổi khi người này xuất hiện. Khi<br />
biết bà có quan hệ quen biết với người quản lý thị<br />
trường thì những người buôn bán không muốn chia<br />
sẻ các thông tin với bà nữa, họ nghi ngại về mối<br />
<br />
Số 22 - Tháng 6 năm 2018<br />
<br />
quan hệ này có thể ảnh hưởng đến công việc của<br />
họ10. Những trường hợp như vậy khá phổ biến trong<br />
quá trình nghiên cứu thực địa, và kinh nghiệm của<br />
nhà nghiên cứu chưa hẳn giúp họ tránh được vấn<br />
đề này, mà chỉ giúp giải quyết vấn đề này sao cho<br />
hiệu quả nhất. Khi tiến hành phỏng vấn một nhóm<br />
gồm 6 phụ nữ tham gia câu lạc bộ Thổ cẩm Tả Phìn<br />
(nằm trên địa bàn nghiên cứu thực địa). Vấn đề nhà<br />
nghiên cứu muốn hỏi liên quan đến việc quản lý câu<br />
lạc bộ và phân chia nguồn lực, phân chia lợi nhuận<br />
nên đã cố tình không mời người phụ trách câu lạc bộ<br />
cũng là chủ tịch Hội Phụ nữ xã tham gia (trước đó<br />
đã dành riêng một buổi phỏng vấn người này). Tuy<br />
nhiên, khi mọi người đang tranh luận với nhau về<br />
việc phân chia lợi nhuận trong câu lạc bộ thì người<br />
phụ trách xuất hiện làm những người khác im lặng,<br />
họ không bàn về chuyện này nữa. Thực chất người<br />
này đến đây không phải để theo dõi hay nắm bắt<br />
thông tin phản ánh của những người trong câu lạc<br />
bộ. Bà đến vì quan tâm đến việc những người kia<br />
có giúp đỡ nhà nghiên cứu hay không. Người này<br />
còn đứng ra thuyết minh cho mọi người về mong<br />
muốn của nhà nghiên cứu và cả những gợi ý cho<br />
mọi người về việc trả lời. Điều đó khiến cho những<br />
mục tiêu đặt ra trong việc thu thập thông tin của<br />
nhà nghiên cứu cũng bị thay đổi. Tuy nhiên, những<br />
trường hợp như vậy không phải không có giá trị gì<br />
đối với nhà nghiên cứu. Bởi như đã nói, thái độ,<br />
hành động của những người được phỏng vấn cũng<br />
là những thông tin quan trọng. Những người phụ nữ<br />
được phỏng vấn có sự thay đổi khi có sự xuất hiện<br />
của chủ nhiệm câu lạc bộ thổ cẩm chứng tỏ mối<br />
quan hệ giữa họ cũng có những khoảng trống nhất<br />
định. Một vấn đề khó khăn khác trong việc kiểm<br />
soát các cuộc phỏng vấn chính là ứng xử, giải quyết<br />
mối quan hệ giữa các chủ thể của các ý kiến trái<br />
chiều với nhau. Trong một cuộc phỏng vấn nhóm<br />
4 người về việc trồng rau sạch để bán cho các nhà<br />
hàng vào cuối năm 2011 là một trải nghiệm khác.<br />
Trong khi 3 người cho rằng việc trồng rau để bán<br />
ra thị trấn thì cũng cần phải sử dụng phân bón và<br />
thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản lượng cung<br />
cấp cho khách hàng. Vấn đề là phải làm cho hợp<br />
lý, đảm bảo an toàn cho người sử dụng như việc<br />
bón phân, phun thuốc phải cách xa ngày thu hoạch.<br />
Một người đã đứng lên phản đối ý kiến này khi<br />
cho rằng làm như vậy thì không còn là rau sạch, và<br />
không đúng với hướng dẫn của những người đứng<br />
ra xây dựng chương trình. Sau đó, người này đã rời<br />
khỏi cuộc phỏng vấn khi mà ý kiến của mình khác<br />
những người kia. Phải đến nhiều năm sau, khi thực<br />
hiện nhiều cuộc phỏng vấn nhóm và trao đổi với<br />
nhiều người hơn thì khả năng xử lý các trường hợp<br />
này cũng trở nên thuần thục hơn. Tuy nhiên, những<br />
trường hợp xẩy ra ngoài ý muốn như vậy cũng tạo<br />
ra những bài học quan trọng trong việc đặt vấn đề<br />
Christine Bonnin, Navigating fieldwork politics, practicalities and ethics in<br />
the upland borderlands of northern Vietnam. Asia Pacific Viewpoint, Vol. 51,<br />
No. 2, August 2010. ISSN 1360-7456, pp184.<br />
10.<br />
<br />
59<br />
<br />