DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI<br />
<br />
SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC TỪ XẠ CAN,<br />
QUẾ VÀ DÂU TẰM ĐỂ THAY THẾ KHÁNG SINH<br />
TRONG THỨC ĂN CHO LỢN CAI SỮA<br />
Lã Văn Kính1*, Nguyễn Văn Phú1<br />
và Lã Thị Thanh Huyền1<br />
Ngày nhận bài báo: 01/09/2015 - Ngày nhận bài phản biện: 07/09/2015<br />
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 09/09/2015<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm được thực hiện trên 240 con lợn lai giống ngoại thương phẩm D(YL) ở 28 ngày tuổi,<br />
đồng đều về tỷ lệ đực/cái, được phân chia đều vào 30 ô chuồng, mỗi ô có 8 con, với 6 lô thí nghiệm và<br />
lặp lại 5 lần. Thời gian theo dõi thí nghiệm là 4 tuần. Lô 1 là lô đối chứng không sử dụng kháng sinh, lô<br />
2 bổ sung kháng sinh Tiamulin với liều 200 ppm, lô 3 bổ sung chế phẩm thảo dược nước ngoài Qing fei<br />
liều 0,2%, lô 4-6 bổ sung chế phẩm thảo dược CP3 với tỷ lệ tương ứng là 0,25%; 0,5% và 0,75%. Chế<br />
phẩm thảo dược CP3 do nhóm tác giả bào chế gồm Cao Xạ can 39,9%, Cao Quế 36,6%, Cao Dâu tằm<br />
23,5% và chế phẩm này có hàm lượng flavonoid toàn phần là 0,243%. Kết quả cho thấy so với lô đối<br />
chứng, TKL của lợn ở các lô bổ sung thảo dược cao hơn 14-23%, lượng ăn vào tăng 10-13%, hệ số chuyển<br />
hóa thức ăn được cải thiện 2-6%, chi phí thức ăn cho một kg TKL giảm 3-5% và giảm 32-51% tỷ lệ lợn bị<br />
bệnh hô hấp. Chế phẩm thảo dược CP3 hoàn toàn có thể thay thế kháng sinh trộn trong thức ăn để<br />
phòng bệnh hô hấp cho lợn con sau cai sữa với TKL cao hơn 5-13%, lượng ăn vào tăng 4-8%, HSCHTA<br />
được cải thiện 5%, chi phí thức ăn cho 1 kg TKL giảm 6%. Bổ sung CP3 vào khẩu phần ăn cho lợn con<br />
sau cai sữa để phòng bệnh hô hấp có tác dụng tương đương với chế phẩm thảo dược của nước ngoài mà<br />
giá thành rẻ hơn 6%. Liều bổ sung tối ưu CP3 trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa là 0,50%.<br />
Từ khóa: Kháng sinh, lợn con sau cai sữa, tăng khối lượng, thảo dược, tiêu tốn thức ăn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The use of herbal extract from black berry lily, cassia bark and white mulburry to replace<br />
antibiotic in weaned piglet feed<br />
La Van Kinh, Nguyen Van Phu and La Thi Thanh Huyen<br />
The experiment was conducted on 240 weaned piglets with isosex, isobred (three way breeds D(YL)<br />
of 28 days of age. All piglets were divided into 30 pens with 8 piglets per pen, 6 treatments with 5<br />
replicates. The experimental time was 4 weeks. Treatment 1 was control group without antibiotic,<br />
treatment 2 with 200 ppm antibiotic Tiamulin addition, treatment 3 with foreign herbal extract addition of<br />
0,2% Qing Fei, treatments 4-6 were added herbal extract CP3 with 0.25, 0,5, 0,75%, respectively. The herbal<br />
extract CP3 was produced by authors from Blackberry Lily (Belamcanda chinensis) 39.9%, Cassia Bark<br />
(Cinnamomum cassia Blume) 36.6%, White Mulburry (Murus alba L) 23.5% and this has 0.243% total<br />
Flavonoid. The results showed that in comparision with control group, the daily weight gain of piglets in<br />
herbal groups increased 14-23%, feed intake increased 10-13%, FCR improved 2-6%, feed expense per kg<br />
Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi.<br />
Tác giả để liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Kiêm Giám đốc Phân viện Chăn<br />
nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại:<br />
0913916201; Email: kinh.lavan@iasvn.vn<br />
1<br />
*<br />
<br />
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015<br />
<br />
21<br />
<br />
body weightgain reduced 3-5% and the respiratory diseases reduced 32-51%. The herbal extract CP3 could<br />
completely replace antibiotic in feed for piglet to prevent respiratory with BWG increasing 5-13%, feed intake<br />
increasing 4-8%, FCR improving 5%, feed expense per kg weightgain reducing 6%. The supplementation of<br />
hebal extract CP3 in feed for piglet to prevent respiratory disease had the same effect as imported herbal but<br />
had cost of 6% cheaper. The optimum dose of herbal extract CP3 in piglet feed was 0.5%.<br />
Key words: Antibiotic, feed conversion ratio, herbal extract, weaned piglet, weigh gain.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Bệnh hô hấp là một trong những bệnh<br />
phổ biến thường gặp ở lợn, gây nên các<br />
triệu chứng hô hấp do nhiều nguyên nhân<br />
kết hợp như vi rút, vi khuẩn, mycoplasma,<br />
môi trường, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng...<br />
Bệnh thường xảy ra trên lợn sau cai sữa và<br />
nuôi thịt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến<br />
năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Tùy theo<br />
đặc điểm của mỗi trại, tỷ lệ bệnh có thể dao<br />
động 30-70%, với tỷ lệ chết thấp chỉ khoảng<br />
dưới 10%. Tuy tỷ lệ lợn chết thấp so với tỷ lệ<br />
lợn bệnh nhưng thiệt hại do bệnh hô hấp<br />
gây ra rất lớn do chi phí thú y tăng cao và<br />
tăng trưởng kém của lợn, năng suất sụt<br />
giảm, hiệu quả chăn nuôi thấp.<br />
Ở hầu hết các nước phát triển của châu<br />
Âu và các quốc gia Mỹ, Canada, Nhật<br />
Bản... việc sử dụng kháng sinh trong thức<br />
ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh<br />
trưởng và ngăn ngừa bệnh tật đã bị cấm và<br />
chỉ còn một danh mục rất hạn chế kháng<br />
sinh có thời gian thải hồi nhanh, không có<br />
tồn dư được sử dụng. Gần đây, nhiều giải<br />
pháp thay thế kháng sinh đã được đưa ra<br />
trong đó, hướng sử dụng thảo dược đang<br />
được quan tâm nhiều. Theo Grashorn<br />
(2010), việc sử dụng thảo dược và các chất<br />
chiết có nguồn gốc tự nhiên để thay thế và<br />
giảm việc sử dụng kháng sinh đang và sẽ<br />
trở thành xu hướng tất yếu của thế giới.<br />
Thực tế, việc sử dụng cây thuốc Nam<br />
để nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và<br />
bào chế thuốc điều trị đối với vi khuẩn gây<br />
bệnh trên đường hô hấp và đường ruột của<br />
lợn đã được đề cập bởi một số tác giả (Lã<br />
<br />
22<br />
<br />
Văn Kính và ctv, 2004; Chu mạnh Thắng và<br />
ctv, 2009; Nguyễn Thị Kim Loan và ctv,<br />
2010; Phạm Hoàng Minh, 2011). Tuy nhiên,<br />
các nghiên cứu này chủ yếu tập trung<br />
nhiều vào tỏi, gừng, nghệ,... là những sản<br />
phẩm sẵn có, không phải bào chế.<br />
Những điều này đã nói lên vấn đề việc<br />
nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm<br />
thảo dược để phòng và trị bệnh hô hấp trong<br />
chăn nuôi là đúng hướng. Mục tiêu của đề<br />
tài này là xác định ảnh hưởng và liều lượng<br />
thích hợp của các chế phẩm thảo dược<br />
trong thức ăn đến khả năng kích thích sinh<br />
trưởng và khả năng phòng bệnh hô hấp<br />
của lợn con sau cai sữa.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu thí nghiệm<br />
<br />
- Chế phẩm thảo dược CP3 do nhóm<br />
tác giả bào chế gồm Cao Xạ can 39,9%, Cao<br />
Quế 36,6% và Cao Dâu tằm 23,5%. Chế<br />
phẩm này ở dạng bột đã được pha loãng,<br />
có hàm lượng flavonoid toàn phần là<br />
0,243%, có giá thành là 69.949 đồng/kg.<br />
Tiamulin 10% của Trung Quốc giá 160.000<br />
đồng/kg, chế phẩm Qing Fei (Bản lan căn,<br />
Đình lịch sử, Chiết bối mẫu, Cát cánh, Cam<br />
thảo) giá là 260.000 đồng/kg.<br />
- Các nguyên liệu trộn thức ăn: ngô ép<br />
đùn, cám gạo loại 1, khô dầu đậu tương<br />
47% CP, premix khoáng - vitamin, các axít<br />
amin,...Khẩu phần cơ sở được cân đối dinh<br />
dưỡng theo NRC 1998 (protein 20,9%;<br />
Lysine 1,15%; Methionine 0,37%; Threonine<br />
0,75%; Tryptophan 0,21%) và có giá thành<br />
là 11.924 đồng/kg thức ăn.<br />
<br />
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015<br />
<br />
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI<br />
- Lợn con sau cai sữa lai 3 máu D(YL)<br />
28 ngày tuổi đồng đều về khối lượng.<br />
2.2. Phương pháp thí nghiệm<br />
<br />
Thiết kế thí nghiệm như sau:<br />
Lô 1: KPCS (Khẩu phần cơ sở - Không<br />
bổ sung kháng sinh)<br />
Lô 2: KPCS + bổ sung kháng sinh<br />
(Tiamulin liều 200 ppm)<br />
Lô 3: KPCS + bổ sung chế phẩm thảo<br />
dược nước ngoài (Qing Fei liều 0,2%)<br />
<br />
TN là 4 tuần. Chỉ tiêu nghiên cứu là KL<br />
đầu kỳ, cuối kỳ, thức ăn tiêu thụ hàng<br />
ngày, TTTA/kg TKL, tỷ lệ lợn bị bệnh hô<br />
hấp, mức độ nặng/nhẹ. Cách tính tỷ lệ lợn<br />
mắc bệnh hô hấp: %HH = (số ngày con bị<br />
ho/(số ngày nuôi * số con nuôi))*100. Cách<br />
chấm điểm mức độ bệnh hô hấp: 1 = nhẹ,<br />
ho khan từng tiếng, lợn vận động và thở<br />
bình thường; 2 = nặng, ho thành từng hồi,<br />
thở bụng; 3 = rất nặng, khi ho co rút toàn<br />
thân, lợn thở khó, thở nhanh, khò khè.<br />
<br />
Lô 4: KPCS + 0,25% chế phẩm thảo<br />
dược 3 (CP3)<br />
<br />
Thời gian và địa điểm: Thí nghiệm được<br />
triển khai tại trại heo Thống Nhất - Củ Chi<br />
từ 17/5/2014 đến 11/8/2014.<br />
<br />
Lô 5: KPCS + 0,50% chế phẩm thảo<br />
dược 3 (CP3)<br />
<br />
2.3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
<br />
Lô 6: KPCS + 0,75% chế phẩm thảo<br />
dược 3 (CP3)<br />
Tổng số 240 lợn lai thương phẩm giống<br />
ngoại D(YL) 28 ngày tuổi, đồng đều về giới<br />
tính, được phân đều vào 30 ô chuồng, mỗi<br />
ô 8 con, 6 lô TN và lặp lại 5 lần. Thời gian<br />
<br />
Tất cả số liệu thu được trong thí<br />
nghiệm được xử lý bằng phần mềm<br />
Microsoft Office Excel 2003 và phân tích<br />
ANOVA bằng chương trình MINITAB<br />
phiên bản 16.1. Phân tích sai khác giữa các<br />
số trung bình các nghiệm thức bằng<br />
phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Bảng 1: Kết quả về tăng khối lượng của lợn thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu<br />
KL BĐ TN (kg/con)<br />
KL KT (kg/con)<br />
TKL (kg/con)<br />
TKLTB (g/con/ngày)<br />
<br />
Lô 1<br />
KPCS<br />
7,37<br />
17,93c<br />
10,55c<br />
377,0c<br />
<br />
Lô 2<br />
Tiamulin<br />
7,47<br />
18,75b<br />
11,28b<br />
402,9b<br />
<br />
Lô 3<br />
QF<br />
7,43<br />
19,29b<br />
11,86b<br />
423,6b<br />
<br />
Lô 4<br />
0,25%<br />
7,47<br />
19,30b<br />
11,83b<br />
422,6b<br />
<br />
Lô 5<br />
0,5%<br />
7,31<br />
20,09a<br />
12,78a<br />
456,3a<br />
<br />
Lô 6<br />
0,75%<br />
7,41<br />
20,18a<br />
12,77a<br />
456,2a<br />
<br />
SEM<br />
<br />
P<br />
<br />
0,138<br />
0,354<br />
0,320<br />
11,43<br />
<br />
0,464<br />