intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng Hiệu quả Năng lượng và Tài Nguyên trong Ngành Thép Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

69
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo này tóm tắt kết quả nghiên cứu về sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong lò điện hồ quang (EAF) của ngành thép Việt Nam, do UNIDO khởi xướng với sự hỗ trợ của Hiệp hội Thép Việt Nam. Nhiệm vụ được tiến hành trong hai giai đoạn với một chuyên gia tư vấn quốc tế và một chuyên gia tư vấn trong nước. Giai đoạn đầu tiên bao gồm các chuyến thăm sáu nhà máy thép đầu tháng 12 năm 2010. Sáu nhà máy này đều sản xuất thép theo công nghệ EAF được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng Hiệu quả Năng lượng và Tài Nguyên trong Ngành Thép Việt Nam

  1. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Sử dụng Hiệu quả Năng lượng và Tài Nguyên trong Ngành Thép Việt Nam Báo cáo do Tư vấn quốc tế của UNIDO, Tiến sĩ Joe Herbertson, Tập đoàn Crucible Pty Ltd, Úc Cùng với ông Chu Đức Khải, Tư vấn trong nước của UNIDO soạn thảo Tổ chức UNIDO tại Việt Nam Tháng 7 năm 2011
  2. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH Báo cáo này tóm tắt kết quả nghiên cứu về sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong lò điện hồ quang (EAF) của ngành thép Việt Nam, do UNIDO khởi xướng với sự hỗ trợ của Hiệp hội Thép Việt Nam. Nhiệm vụ được tiến hành trong hai giai đoạn với một chuyên gia tư vấn quốc tế và một chuyên gia tư vấn trong nước. Giai đoạn đầu tiên bao gồm các chuyến thăm sáu nhà máy thép đầu tháng 12 năm 2010. Sáu nhà máy này đều sản xuất thép theo công nghệ EAF được chọn mang tính đại diện về địa lý, sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, tuổi của các cơ sở, quy mô sản xuất và trình độ công nghệ. Kết quả sơ bộ đã được trình bày cho Hội thảo UNIDO-VSA tại thành phố Hồ Chí Minh (ngày 10 tháng 12/2010). Giai đoạn II, phân tích được nhân rộng cho các nhà máy luyện thép còn lại dựa trên những chuyến thăm, khảo sát 12 nhà máy trong tháng 4 & 5 năm 2011. Các thông số đầu vào, đầu ra của khâu nấu luyện, đúc và cán được thu thập một cách có hệ thống để tính toán năng lượng sử dụng trong sản xuất và phân tích các yếu tố như công nghệ, năng suất, sự ổn định quá trình, hiệu quả tài nguyên, và chất lượng thép phế. Việc phân tích sẽ tạo ra một tầm nhìn rộng hơn về Vòng đời sản phẩm liên quan đến hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như tính toán lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Bằng việc khảo sát, phân tích nêu trên, có thể có được những so sánh về hiệu quả vân hành giữa các nhà máy luyện thép Việt Nam với các nhà máy trung bình tiên tiến trên toàn cầu để tham khảo. Kết quả cho thấy năng lượng để sản xuất thép phần lớn ở khâu lò điện hồ quang (EAF), được tổng hợp dưới đây. Trong khi có một số các nhà máy Việt Nam vận hành phù hợp với tiêu chuẩn thực hành tốt trên toàn cầu, thì còn lại hầu hết đều kém hiệu quả đáng kể. GJ/tấn thép 4.5 4 3.5 3 2.5 Phạm vi Thực hành tốt 2 Mức Tối thiểu theo Lý thuyết 1.5 1 0.5 0 L E O M K Q G J N A H D P I F C R B Ngành công nghiệp thép Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Cần có cách tiếp cận có hệ thống để đào tạo, nâng cao năng lực, bao gồm việc chia sẻ kiến thức vận hành tốt nhất . Chỉ riêng công nghệ mới không đủ đảm bảo vận hành tốt hay đem lại hiệu quả tốt. Ưu tiên cần được đặt vào việc tăng cường năng lực của ngành để có thể “tiêu hóa” được công nghệ mới và đạt được những cải tiến có tính hệ thống về năng suất và hiệu quả từ các thiết bị hiện có. Hiện có cơ hội đáng kể để tăng cường năng lực khoảng 300.000 tấn mỗi năm trở lên tại sáu nhà máy ban đầu. Một vấn đề nữa là hệ thống cung cấp thép phế vẫn còn chưa phát triển. Nâng cao chất lượng thép phế cần phải được coi là một phần không thể thiếu để đạt được hiệu quả vận hành đạt đẳng cấp thế giới. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 3
  3. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Các phân tích ban đầu được tiến hành cho sáu nhà máy đầu tiên đã được nhân rộng cho mười tám cơ sở sản xuất thép tại Việt Nam bằng cách sử dụng một mô hình tính toán (Mode Out- put) đơn giản, được xây dựng đặc biệt cho UNIDO để cung cấp cho ngành công nghiệp thép Việt Nam như một công cụ để cơ sở tự đánh giá. Các nhà máy sản xuất thép của Việt Nam nên xem xét việc thiết lập một số mục tiêu chung cho việc cải thiện hiệu quả năng lượng tương ứng với các tiêu chuẩn thế giới. Những biện pháp cải thiện hiệu quả năng lượng cần được thúc đẩy bởi các hoạt động nâng cao hiệu quả của các hệ thống quản lý cũng như các dự án mở rộng cơ sở vật chất và đưa vào công nghệ tốt hơn. Nâng cao hiệu suất năng lượng cần được xem như là một phần không thể thiếu để liên tục giảm chi phí cho mỗi tấn và tăng tổng sản lượng. Ngành công nghiệp nên xem xét những cách thức hợp tác để cải thiện hiệu suất vận hành và khả năng cạnh tranh toàn cầu của công nghiệp Việt Nam. Ưu tiên ban đầu nên dành cho sản xuất thép theo công nghệ EAF, nơi có nhiều cơ hội nhất để cải thiện. UNIDO sẽ xem xét, cung cấp một chuyên gia tư vấn quốc tế giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành sản xuất thép với hiệu quả cao từ khâu cung cấp thép phế tới khâu máy đúc liên tục. Để có được sự hợp tác hiệu quả trong ngành công nghiệp thép Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất sẽ cần có một cơ cấu tổ chức cơ bản, một diễn đàn nhất định để chia sẻ ý tưởng và phối hợp hoạt động. Ngành công nghiệp thép nên xem xét việc thiết lập một mạng lưới chính thức với đại diện từ tất cả các nhà máy sản xuất thép để từ đó thúc đẩy sáng kiến của UNIDO / VSA. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 4
  4. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Mục lục Trang TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH 3 1. GIỚI THIỆU 6 Bối cảnh 6 Nhiệm vụ 6 Thu thập thông tin 7 Cách tiếp cận 7 Các phương diện quốc tế 8 2. PHÂN TÍCH SƠ BỘ SÁU NHÀ MÁY THÉP TẠI VIỆT NAM 9 Năng lượng cho sản xuất 10 Công nghệ 11 Năng suất 12 Thời gian để nấu một mẻ thép 14 Khối lượng phôi được đúc liên tục 14 Tổn thất liệu kim loại biểu kiến 15 Tiêu hao điện cực 16 Hiệu suất vận hành máy cán thép 16 Sở hữu công cộng và tư nhân 17 Hiệu quả tài nguyên 18 Các phương diện rộng lớn hơn về vòng đời sản phẩm 18 Biểu thị năng lượng khác 18 Phát thải khí nhà kính 19 Hiệu quả tại các cấp độ quy trình , vòng đời sản phẩm và tổng thể hệ thống 20 Kết luận từ Giai đoạn 1 22 Cơ hội để cải thiện 23 Công cụ đánh giá hiệu quả 23 3. TỔNG HỢP PHÂN TÍCH MƯỜI TÁM NHÀ MÁY THÉP 25 Năng lượng cho sản xuất 25 Công nghệ 25 Năng suất 26 Thời gian để nấu một mẻ thép 27 Khối lượng phôi được đúc liên tục 28 Tổn thất liệu kim loại biểu kiến 28 Tiêu hao điện cực 30 Tiêu thụ năng lượng máy cán thép 30 Biểu thị năng lượng khác 31 Phát thải khí nhà kính 31 Sở hữu công cộng và tư nhân 32 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32 Chia sẻ kiến thức 32 Thiết lập các chỉ tiêu 33 Các dự án trình diễn 33 Cơ cấu tổ chức 33 Chi tiết liên hệ 33 Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 5
  5. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry 1. GIỚI THIỆU Bối cảnh Tại Việt Nam, UNIDO đã hỗ trợ việc xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương” vừa ban hành mới đây. Ngành thép là một trong những ngành được định hướng ứng dụng và chuyển giao các công nghệ các-bon thấp thân thiện với khí hậu trong Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương. Ngoài ra, Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả đã được chính phủ Việt Nam ban hành và cùng với luật này là các yêu cầu nhằm cải thiện hiệu suất năng lượng trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng. UNIDO đã quyết định lựa chọn ngành thép tham gia vàocác hoạt động hợp tác kỹ thuật về hiệu suất năng lượng công nghiệp. Đối với UNIDO, đây là một trong những hoạt động thí điểm về sáng kiến “Công nghiệp Xanh” của mình. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) yêu cầu UNIDO cử một chuyên gia cao cấp quốc tế về thép để tư vấn cho các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp thép những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong ngành thép và tạo điều kiện thuận lợi mở các buổi hội thảo,để trao đổi về các hành động phối hợp khả dĩ mà các bên liên quan của ngành có thể tiến hành để cải thiện sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, nhờ đó chuyển sang một quỹ đạo tăng trưởng bền vững hơn. Các khuyến nghị sẽ được dựa trên việc khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng của ngành công nghiệp thép thông qua các chuyến thăm thực địa, phỏng vấn với các cơ quan chính phủ có liên quan và các nhà tài trợ hoạt động trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên trong nước. Nhiệm vụ được tiến hành trong hai giai đoạn: Giai đoạn một, phân tích sơ bộ được tiến hành dựa trên sáu nhà máy thép đại diện Việt Nam và sau đó, giai đoạn hai được triển khai tiếp cho mười hai nhà máy khác nữa. Báo cáo này trình bày các kết quả của cả hai giai đoạnnghiên cứu bao gồm tổng số mười tám nhà máy thép. Nhiệm vụ Bà Nilgün F. Tas, đại diện UNIDO Việt Nam, và bà Lê Thị Thanh Thảo, Cán bộ chương trình quốc gia UNIDO, được giao quản lý nhiệm vụ này. Tiến sĩ Joe Herbertson được bổ nhiệm làm chuyên gia tư vấn quốc tế và ông Chu Đức Khải đã được bổ nhiệm làm chuyên gia tư vấn quốc gia. Giai đoạn đầu tiên của công trình được dựa trên một chuyến viếng thăm Việt Nam của Tiến sĩ Herbertson 1-11 tháng 12 năm 2010. VSA sắp xếp cho Tiến sĩ Herbertson và ông Khải đến thăm sáu nhà máy thép trên cả nước. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn được thực hiện với các nhà lãnh đạo VSA, các quan chức Bộ Công Thương và các nhà tài trợ với mối quan tâm chung đến hiệu suất năng lượng và biến đổi khí hậu. Điểm đáng chú ý của giai đoạn một1 là buổi hội thảo UNIDO-VSA tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 12.Tại hội thảo này chuyên gia tư vấn trình bày những phát hiện sơ bộ của họ. Hội thảo với sự tham dự khoảng 75 người, chủ yếu từ ngành công nghiệp thép, đại diện của các ban ngành của đảng, chính phủ và các tổ chức tài trợ. Một số diễn giả tại Hội thảo thành phố Hồ Chí Minh cung cấp bối cảnh rộng lớn để tập trung vào sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong ngành công nghiệp thép Việt Nam2. VSA đã trình bày tại Hội thảo3 về tổng quan hiện trạng của ngành công nghiệp thép Việt Nam4. 1 Sau giai đoạn công việc thứ nhất đã có một báo cáo lâm thời (Herbertson, tháng Tư năm 2011). 2 Các đại biểu về dự Hội thảo này đã được cung cấp các bài trình bày. Để có thêm các tài liệu này hoặc thông tin thêm liên quan đến sáng kiến này, đề nghị liên hệ với bà Thảo tại văn phòng UNIDO tại Hà Nội; +844 3942 4000; L.Thao@unido.org 3 Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam. 4 Do ông Đinh Huy Tâm, Tổng Thư ký, Hiệp hội Thép Việt Nam, trình bày. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 6
  6. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry UNIDO nêu ra các mục tiêu của nhiệm vụ này về sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên của ngành thép đồng thời đưa ra tầm nhìn rộng lớn hơn về “các Ngành Công nghiệp Xanh”5. Bộ Công Thương giới thiệu về Chương trình Mục tiêu Quốc gia, kế hoạch Hành động ứng phó với Biến đổi Khí hậu6 và Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả7. Thu thập thông tin Trước chuyến thăm Việt Nam, chuyên gia tư vấn quốc tế đã được UNIDO và VSA cung cấp tài liệu về ngành công nghiệp thép tại Việt Nam và tác động của Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả mới được ban hành đối với ngành này. Những tài liệu này đã được sử dụng để chuẩn bị một Bảng câu hỏi8 nhằm đánh giá việc sử dụng tài nguyên, với sự chú trọng về năng lượng và các kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên trong lĩnh vực này. Bảng câu hỏi này được gửi tới các công ty thép,được các chuyên gia tư vấn quốc tế và quốc gia sử dụng để thu thập thông tin chi tiết ban đầu từ một nhóm đại diện gồm sáu nhà sản xuất thép. Các chuyến khảo sát thực tế đã thu thập thông tin về các công nghệ được sử dụng, và các dữ liệu về hiệu quả vận hành, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên cũng như các kế hoạch để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy phát triển bền vững. Các chuyến thăm và các cuộc họp đã được sử dụng để đánh giá sự sẵn sàng thiết lập các mục tiêu cải thiện tại từng nhà máytrong ngành và mối quan hệ hợp tác cho sự phát triển của toàn ngành. Điều cần được nhấn mạnh ở đây là những người trong các nhà máy thép mà các chuyên gia tư vấn đã đến thăm đều cởi mở, hợp tác, thân thiện và sẵn sàng cung cấp dữ liệu. Các chuyên gia tư vấn đánh giá rất cao điều này, và là một dấu hiệu tích cực cho các hoạt động trong tương lai. Cách tiếp cận Nhiệm vụ này sẽ là những bước đi đầu tiên trong một chương trình lâu dài nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam và các doanh nghiệp. Điều quan trọng là bắt đầu bằng sự tìm hiểu về hiện trạng của việc sử dụng hiệu quả tài nguyên trong ngành công nghiệp, trước khi vội vàng đến với các giải pháp. Nếu không có một phân tích thực tế hiện trạng sẽ khó khăn để cải thiện một cách có hệ thống hiệu suất vận hành tại cấp độ nhà máy hoặc cấp độ ngành. Do đó ưu tiên việc thu thập các dữ liệu đáng tin cậy được dùng để tính toán hiệu quả sử dụng năng lượng của từng nhà máy, nơi mà các kết quả từ hoạt động khác nhau có thể được so sánh với nhau và cũng có thể so sánh với thực hành tốt trên toàn cầu. Phân tích về năng lượng và các tài nguyên được sử dụng trong sản xuất kèm theo những tính toán ngoại suy về ‘vòng đời sản phẩm’, các yếu tố ngoại vi, chẳng hạn như việc cung cấp điện, năng lượng và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng được đề cập đến và tổng lượng phát thải khí nhà kính được ước tính. Để đánh giá nhanh cho giai đoạn đầu tiên, mới chỉ có thời gian để ghé thăm sáu trong số mười tám nhà máy sản xuất phôi thép của đất nước. Sản xuất phôi thép chủ yếu ở Việt Nam phần nhiều là dựa trên công nghệ EAF và đúc liên tục. Sáu nhà máy được lựa chọn đã mang tính đại diện cho toàn bộ ngành xét trên phương diện về vị trí, quyền sở hữu, qui mô sản xuất, và tuổi nhà máy. Dữ liệu thu thập trong các chuyến thăm nhà máy được phân tích bằng cách sử dụng các mô hình bảng tính phức tạp được phát triển bởi Tập đoàn Crucible tại Úc9 nhằm đánh giá kết quả thu được từ các dữ liệu của các nhà máy ở Việt Nam so sánh với một nhà máy tham khảo từ cơ sở dữ liệu của Crucible, đã được chọn để đại diện cho thực hành tốt trên toàn cầu. 5 Do bà Thảo, cán bộ chuyên trách của UNIDO, trình bày. 6 Do ông Hoàng Văn Tâm, cán bộ Kỹ thuật An toàn Công nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương, trình bày. 7 Do ông Trần Việt Hòa, cán bộ Chương trình Quốc gia về Năng lượng và Bảo tồn, trình bày. 8 Sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong Ngành Công nghiệp Thép của Việt Nam, các Câu hỏi để Thảo luận và Đề nghị Thu thập Số liệu Cụ thể của Nhà máy; Joe Herbertson, chuyên gia tư vấn UNIDO, tháng 11 năm 2010. 9 Tập đoàn Trách nhiệm Hữu hạn Crucible là công ty cử chuyên gia tư vấn quốc tế; công ty có vốn kinh nghiệm rộng rãi về phân tích Vòng đời Sản phẩm, mô hình hóa các luồng vật tư và năng lượng trong các hệ thống công nghiệp phức tạp (đặc biệt trong ngành công nghiệp thép), đánh giá phát thải khí nhà kính của các hoạt độngvà phát triển bền vững (đặc biệt là ngành tài nguyên khoáng sản và năng lượng). Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 7
  7. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Giai đoạn thứ hai của công việc là dựa trên các chuyến thăm các nhà máy sản xuất thép EAF còn lại ở Việt Nam của chuyên gia tư vấn trong nước (ông Chu Đức Khải) trong tháng Tư và tháng Năm năm 2011. Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng cách sử dụng một Công cụ Đánh giá do Tập đoàn Crucible Group Pty Ltd tại Úc10 xây dựng đặc biệt phục vụ mục đích này. Các phương diện quốc tế Trên phương diện quốc tế, việc sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong ngành công nghiệp thép được đưa vào báo cáo này như là một phần không thể tách rời của cuộc thảo luận các kết quả thu thập từ các nhà máy ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số ý kiến sơ bộ được đưa ra ở đây để cung cấp bối cảnh nhất định. Trên toàn cầu, ngành công nghiệp thép có một lịch sử rất ấn tượng về tiến bộ trong cải thiện hiệu suất năng lượng. Ví dụ, mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi tấn thép thô sản xuất trong ngành công nghiệp thép của Bắc Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã giảm 50% kể từ năm 1975, như thể hiện trong Hình 1 dưới đây theo Hiệp hội Thép Thế giới. Hình 1 Tiêu thụ năng lượng được chỉ số hóa / tấn thép thô được sản xuất tại Bắc Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu Năng lượng trung bình cho mỗi tấn thép sản xuất tại Mỹ đã giảm bốn lần trong vòng 50 năm qua, như thể hiện trong Hình 2 dưới đây11. Điều này là do cải thiện năng suất có tính hệ thống và bền bỉ, những tiến bộ trong đúc liên tục, và thay đổi liên quan đến sản xuất thép dựa vào thép phế tại các lò điện hồ quang mini (EAF)12 . 10 Công cụ Đánh giá do Tập đoàn Crucible thiết kế dưới dạng là một mô hình bảng tính “thân thiện với người sử dụng”. 11 Nguồn: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ (AISI). 12 Có thể tìm đọc phần tóm lược có chất lượng tốt trong “Sử dụng Năng lượng trong ngành Công nghiệp Thép Hoa Kỳ: Một phương diện Lịch sử và các Cơ hội Tương lai”, tháng 9 năm 2000, J. Stubbles, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Xem thêm “Những Công nghệ Hiện có và đang Nổi lên để Giảm Phát thải Khí Nhà kính từ ngành Công nghiệp Sắt và Thép”, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 8
  8. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Đối với một ngành công nghiệp tiên tiến như Mỹ, cải thiện hơn nữa hiệu suất năng lượng bây giờ chỉ có thể gia tăng dần, như hiệu suất vận hành tiệm cận mức tối thiểu theo lý thuyết có thể đạt được cho các quy trình và vật liệu hiện đang được sử dụng trong sản xuất sắt và thép13. Để đạt được tiết kiệm năng lượng vượt quá giới hạn lý thuyết này cần có sự chuyển đổi trong công nghệ sản xuất thép14. Hình 2 Triệu Btu cho mỗi tấn thép Năm Tóm tắt quá trình thực hiện hiệu suất năng lượng trong ngành công nghiệp thép của Mỹ được đưa ra trong Bảng 1 dưới đây. Bảng này được dựa trên tổng lượng thép sản xuất trong cả hai dạng nhà máy liên hợp (BF-BOF) và các lò hồ quang điện mini (EAF), và nó bao gồm cả năng lượng cung cấp từ bên ngoài như điện và vật liệu đầu vào, cũng như năng lượng sử dụng trực tiếp trong sản xuất tại các nhà máy thép. Bảng 1 Năng lượng trung bình cho sản xuất thép của Hoa Kỳ 1950 67 GJ mỗi tấn 2006 14 GJ mỗi tấn 2. PHÂN TÍCH SƠ BỘ SÁU NHÀ MÁY THÉP TẠI VIỆT NAM Trong số sáu nhà máy đã đén thăm trong Giai đoạn 1, tất cả đều có lò hồ quang điện (EAF) và xưởng đúc phôi thép bánh, bốn máy cán thép, nhưng chỉ một nhà máy không có lò thùng tinh luyện. Bảng câu hỏi và bảng tính yêu cầu dữ liệu15 được thiết kế để thu thập dữ liệu trên các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Điều này bao gồm năng lượng đầu vào, chẳng hạn như điện và nhiên liệu, cũng như nguyên liệu đầu vào như thép phế, vôi và nước. Kết quả đầu ra là các sản phẩm, chẳng hạn như phôi thép và thép cán dự ứng lực, cũng như lượng xỉ và vẩy cán. Các cuộc trao đổi tại nhà máy là quan trọng để đảm bảo rằng có sự rõ ràng xoay quanh những gì đã được yêu cầu, sao cho số liệu chính xác nhất và trên cơ sở nhất quán nhất giữa các nhà máy. 13 “Những Mức năng lượng Tối thiểu theo Lý thuyết để Sản xuất Thép trong những Điều kiện Được Lựa chọn”, tháng ba năm 2000, R.J.Fruehan, O. Fortini, H.W. Paxton, R. Brindle, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ; thực hành tốt nhất quốc tế hiện giờ vào khoảng 30% trên các giới hạn theo lý thuyết được coi là thiết thực hoặc có thể đạt được với các quy trình chính và vật liệu được sử dụng để sản xuất sắt và thép ngày nay. 14 Tiềm năng cho việc thay đổi dần dần và chuyển hóa được thảo luận trong “Tiết kiệm một Thùng dầu cho Mỗi tấn (SOBOT): Lộ trình Mới để Chuyển hóa các Quy trình Sản xuất Thép”, Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ, tháng Mười năm 2005. Xem thêm “Sổ tay Những Công nghệ Tân tiến (SOACT) để Sản xuất Thép” do Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ soạn thảo cho Đối tác Châu Á Thái Bình Dương vì Phát triển Sạch và Khí hậu, tháng Mười Hai năm 2007. 15 Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, các Câu hỏi để Thảo luận và Đề nghị Thu thập Số liệu Cụ thể của từng Nhà máy; Joe Herbertson, chuyên gia tư vấn của UNIDO, tháng Mười Một năm 2010. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 9
  9. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Với mục đích thu thập dữ liệu, các hoạt động được chia thành ba lĩnh vực: sản xuất thép, đúc (bao gồm cả lò thùng tinh luyện) và cán. Khi số liệu bao gồm hơn một lĩnh vực thì được chia lại cho ba lĩnh vực này, giữ nguyên tổng16 số. Về mặt công nghệ sản xuất thép, các nhà máy được chia làm hai nhóm (trong mỗi nhóm có ba nhà máy). Một nhóm có công nghệ tiên tiến hơn, tức là quy mô các mẻ lớn hơn (60 tấn)17, các hệ thống sấy sơ bộ thép phế, lò EAF có làm mát bằng nước ở tường & đỉnh và rót dưới đáy. Nhóm kia có quy mô mẻ nhỏ hơn (15-20 tấn), mà không có các tính năng trên. Trong số bốn nhà máy với các máy cán (2 lớn, 2 nhỏ), thì có ba nhà máy có trang bị cho việc nạp nóng/ấm phôi thép vào máy cán thép. Năng lượng cho Sản xuất Năng lượng cho sản xuất là những gì thực sự được sử dụng trong các hoạt động trực tiếp tại chỗ. Các nguồn năng lượng bao gồm: • Điện được sử dụng trực tiếp trong các thiết bị chính và cũng trong các lĩnh vực hỗ trợ, chẳng hạn như xử lý bụi, xử lý nước, cần cẩu và thắp sáng18. • Hàm lượng carbon của gang • Điện cực các dạng • Than được thêm vào trong sản xuất thép nhằm điều chỉnh thành phần hoặc được phun vào để tạo bọt xỉ19 • Dầu nhiên liệu được sử dụng trong máy cán để nung phôi và sấy sơ bộ thùng tinh luyện • Khí đốt tự nhiên được sử dụng trong các nhà máy cán và sấy sơ bộ thùng tinh luyện và thép phế Các kết quả tính toán từ sáu nhà máy đến thăm được biểu thị trong Bảng 2 dưới đây, với tất cả các yếu tố đầu vào, các dạng năng lượng được chuyển đổi thành đơn vị GJ cho mỗi tấn thép 20ở ba giai đoạn của sản xuất: luyện thép, đúc liên tục và cán. Các kết quả được liệt kê theo thứ tự giảm Năng lượng cho Sản xuất EAF, tức là năng lượng kém hiệu quả nhất ở phía trên, năng lượng hiệu quả nhất ở phía dưới. Luyện thép là bước sản xuất tập trung năng lượng nhiều nhất, với sự biến thiên lớn nhất từ các hoạt động hiệu quả nhất đến kếm hiệu quả nhất, như thể hiện trong Bảng 3 dưới đây. Cải thiện hiệu suất năng lượng trong khâu luyện thép nên được ưu tiên. Bảng 2 NĂNG LƯỢNG CHO SẢN XUẤT Luyện thép Đúc Cán Thép lỏng GJ/tấn Phôi thép GJ/tấn Sản phẩm cán GJ/tấn 3,8 0,4 Không có xưởng 3,6 0,2 Không có xưởng 3,3 0,3 1,7 3,1 0,3 1,6 2,6 0,5 1,5 2,1 0,2 1,2 Nhà máy tham chiếu thực hành tốt 2,4 0,2 1,7 16 Ví dụ, điện cho các hệ thống hỗ trợ như xử lý nước, cần cẩu, văn phòng thông thường được đo lường và báo cáo cho khâu sản xuất thép và khâu đúc cùng với nhau, trong trường hợp đó một ước tính được thực hiện dựa thông qua thảo luận tại nhà máy về sự phân bổ giữa sản xuất thép và đúc thép (bao gồm cả lò thùng tinh luyện). 17 Cần làm rõ rằng quy mô mẻ 60 tấn là tương đối nhỏ theo các chuẩn mực quốc tế (quy mô 100-140 tấn thì điển Hình hơn cho các nhà máy đúc phôi thép thuộc diện thực hành tốt). 18 Một phần quan trọng của các cuộc họp nhà máy là đảm bảo chắc chắn rằng tất cả điện năng trực tiếp và gián tiếp đều được tính đến. 19 Tất cả lượng than được sử dụng trong các nhà máy đều là than anthracite. 20 Các nhà máy đã thực sự thu thập số liệu cho sản xuất thép, lò thùng tinh luyện và cán trên cơ sở “cho mỗi tấn phôi thép”; trong Bảng trình bày tại đây, những năng lượng dùng cho sản xuất thép EAF tuy nhiên lại được báo cáo theo mỗi tấn thép lỏng – như tính toán theo số liệu thì không được đo lường trực tiếp. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 10
  10. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Bảng 3 Biến thiên trong năng lượng cho sản xuất Giai đoạn quy trình giữa các nhà máy Luyện thép 1,7 GJ/tấn thép lỏng Đúc 0,3 GJ/tấn phôi thép Cán 0,5 GJ/tấn sản phẩm cán Phạm vi tiêu chuẩn cho luyện thép EAF để sản xuất phôi thép là khoảng 2,1 - 2,4 GJ/tấn thép lỏng21. Do đó, phân tích này cho thấy ít nhất một nhà máy hoạt động hiệu quả cao của Việt Nam là phù hợp với thực hành tốt trên toàn cầu, số các nhà máy còn lại đều kém hiệu quả22. Mức tiêu thụ năng lượng trong luyện thép EAF ở sáu nhà máy Việt Nam so sánh với thực hành tốt trên toàn cầu và những giới hạn thực tế lý thuyết23 được thể hiện trong Hình 3 dưới đây với các dấu chấm theo trật tự hiệu quả giảm . Hình 3 GJ/tấn thép 4 3 Phạm vi Thực hành Tốt 2 Mức Tối thiểu theo Lý thuyết 1 0 Công nghệ Hình này lại được thể hiện bằng các dấu chấm trong Hình 4 dưới đây, nhưng lần này cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm nhà máy liên quan đến công nghệ sản xuất thép, cụ thể là các nhà máy lớn hơn, cao cấp hơn (dấu chấm màu xanh) và nhỏ hơn, ít công nghệ tiên tiến (chấm màu đỏ). 21 Các yêu cầu năng lượng thực sự cho sản xuất thép EAF được nêu trong “Những mức năng lượng tối thiếu theo lý thuyết để sản xuất thép đối với các điều kiện được lựa chọn”, tháng Ba năm 2000, R.J. Fruehan, O. Fortini, H.W. Paxton, R. Brindle, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. 22 Nhà máy Việt Nam hiệu quả nhất thì hiệu quả hơn chút ít so với nhà máy tham chiếu thực hành tốt. Năng lượng máy cán đối với nhà máy tham chiếu thì tương đối cao trong phạm vi các nhà máy Việt Nam, điều này phản ánh phạm vi sản phẩm phức tạp hơn (ví dụ các bộ phận kết cấu nhẹ). 23 Giới hạn lý thuyết được coi là có thể đạt được với các quy trình và vật liệu hiện hành là 1.6 GJ/tấn thép lỏng được sản xuất theo công nghệ EAF, xem phần tham khảo ở trên. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 11
  11. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Hình 4 GJ/tấn thép 4 3 Phạm vi Thực hành Tốt 2 Mức Tối thiểu theo Lý thuyết 1 Đây là một kết quả vô cùng thú vị. Nó cho thấy rằng trong khi nhà máy hiệu quả nhất là nhà máy có dung lượng mẻ lớn hơn và công nghệ tiên tiến, và nhà máy kém hiệu quả nhất là nhà máy có dung lượng mẻ nhỏ hơn và công nghệ kém hơn. Công nghệ tốt là quan trọng, nhưng như thế chưa đủ. Do đó, một yếu tố quan trọng là năng lực sở tại để làm sao có được hiệu suất vận hành cao nhất của thiết bị mà họ có. Ngành công nghiệp thép thế giới là rất cởi mở và công nghệ mới nhất có thể được mua dễ dàng mà không có ràng buộc (ngoài đồng tiền). Tuy nhiên, hiệu suất vận hành phụ thuộc vào năng lực “tiêu hóa công nghệ”, mà tóm lại là khả năng đạt được kiểm soát quá trình, tối ưu hóa và cải tiến liên tục có tính hệ thống. Kết quả này cũng thực sự khuyến khích, cho thấy có khoảng cách đáng kể để cải thiện hiệu suất năng lượng cho các nhà máy lớn hơn và nhỏ hơn. Năng suất Ưu tiên cho bất kỳ nhà máy thép nào chính là nâng cao năng suất, vì điều này có xu hướng để giảm năng lượng cần thiết và tăng lợi nhuận cho mỗi tấn sản xuất. Những lợi ích của tăng năng suất được minh họa rõ ràng trong Hình 5 dưới đây (chấm đỏ), trong đó cho thấy các nguồn năng lượng sản xuất cho luyện thép ở nhóm ba nhà máy nhỏ (tấn 15-20) công nghệ không tiên tiến bằng. Cải thiện hiệu suất năng lượng là một hàm số của sản lượng đạt được. Các nhà máy nhỏ hơn đã đạt được tốc độ tăng sản xuất đáng kể trong vài năm qua. Một nhà máy đã tăng công suất máy cán 45% kể từ khi ban đầu vận hành vào năm 2002. Một nhà máy khác đã tăng gấp đôi công suất sản xuất thép từ năm 2007, với các kế hoạch để có thể tăng gấp đôi một lần nữa. Nhà máy thứ ba đã tăng sản lượng sản xuất thép với hệ số ba từ năm 1995, với một mức gia tăng 20% trong năm tới. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 12
  12. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Hình 5 GJ/tấn thép 4 3 Phạm vi Thực hành Tốt 2 Mức Tối thiểu theo Lý thuyết 1 0 100 200 Tốc độ sản lượng hàng năm, kt/a Tăng sản lượng của nhiều nhà máy nhỏ hơn ở Việt Nam là một cơ hội quan trọng để đạt được việc cơ cấu lại ngành công nghiệp một cách từ từ và nâng cao hiệu quả của toàn thể ngành công nghiệp. Hiệu suất năng lượng là một hàm số của năng suất cho ba nhà máy lớn hơn với công nghệ tiên tiến hơn, có cùng dung lượng mẻ (60t) được thể hiện trong Hình 6 dưới đây (dấu chấm màu xanh). Hình 6 GJ/tấn thép 4 3 Phạm vi Thực hành Tốt 2 Mức Tối thiểu theo Lý thuyết 1 0 200 400 Tốc độ sản lượng hàng năm, kt/a Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 13
  13. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Trong số các nhà máy lớn hơn này, nhà máy có hiệu quả thấp nhất và năng suất thấp nhất là nhà máy mới nhất. Có lý do để hy vọng rằng sự cải thiện đáng kể sẽ đạt được trong những năm tới khi mà người vận hành và ban quản lý có được kinh nghiệm sản xuất. Điều cốt yếu là phát triển năng lực để kiểm soát quá trình, tối ưu hóa, cải thiện có tính hệ thống và bền bỉ. Về nguyên tắc, khả năng tăng gấp đôi sản lượng tại nhà máy này, với những cải tiến tương ứng về hiệu quả năng lượng là điều có thể đạt được. Thật thú vị, nhà máy với năng suất cao nhất (và thời gian để nấu một mẻ thép là ngắn nhất) lại không phải là nhà máy hiệu quả nhất. Dường như năng suất cao đạt được là nhờ có đầu vào nhiên liệu đáng kể cho luyện thép và cho sấy sơ bộ thép phế (than và khí tự nhiên). Sẽ hợp lý khi giả định rằng các mức hiệu quả có thể được cải thiện đáng kể thông qua một quá trình có tính hệ thống kết hợp kiểm toán năng lượng và tối ưu hóa năng suất. Nhà máy lớn với hiệu suất năng lượng tốt nhất, phù hợp với thực hành tốt nhất toàn cầu, cho thấy một hệ thống sản xuất theo đúng quy trình và kiểm soát quản lý tốt. Trong số sáu nhà máy đến thăm, nhà máy này cũng thể hiện có quản lý nội vi tốt nhất, bên trong và xung quanh nhà máy. Năng suất cao, hoạt động đáp ứng chuẩn thực hành tốt trên toàn cầu thường được đặc trưng bởi thời gian nấu một mẻ thép ngắn và số mẻ được đúc liên tục nhiều, là nội dung được thảo luận dưới đây. Thời gian nấu một mẻ thép Các nhà máy sản xuất phôi thép đáp ứng chuẩn điển hình thực hành tốt trên toàn cầu có quy mô lò EAF khoảng 100 - 140 tấn, với thời gian nấu một mẻ thép dưới một giờ. Tình hình của sáu nhà máy Việt Nam đến thăm trong Giai đoạn 1 được thể hiện trong Bảng 4 dưới đây, được liệt kê theo thứ tự thời gian nấu một mẻ thép từ dài nhất đến ngắn nhất (năng suất thấp nhất đến cao nhất). Chỉ có hai trong số các nhà máy này có thời gian nấu một mẻ thép là một giờ hoặc ít hơn, điều này cho thấy rằng hầu hết các nhà máy đều có thể tiến hành cải thiện đáng kể. Bảng 4 Thời gian nấu một mẻ thép (phút) 96 90 80 70 60 45 Số mẻ được đúc liên tục Các nhà máy sản xuất phôi thép điển hình thực hành tốt trên toàn cầu liên tục đúc mẻ tiếp mẻ, khoảng 24 giờ mà không bị gián đoạn (như 24 gầu hoặc nhiều hơn). Điều này tương ứng với tổng lượng thép đúc theo thứ tự là 3.000 tấn, làm nền tảng cho năng suất cao và phản ánh sự ổn định quy trình tốt. Tình hình của sáu nhà máy Việt Nam đến thăm trong Giai đoạn 1 được thể hiện trong Bảng 5 dưới đây. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 14
  14. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Bảng 5 Mức tối đa đúc mẻ tiếp mẻ Khối lượng đúc điển Hình Số gầu Tổng số tấn 1 15 3 50 11 210 15 480 25 1.320 33 2.030 Hai trong số các nhà máy Việt Nam đến thăm đã đạt được năng lực đúc mẻ tiếp mẻ với hơn 24 gầu liên tục. Về tổng lượng thép đúc không bị gián đoạn, kết quả của Việt Nam có xu hướng thấp hơn nhiều so với chuẩn thực hành tốt trên toàn cầu do kết hợp chu kỳ đúc và dung lượng mẻ nhỏ. Nhà máy đúc phôi theo từng mẻ (không liên tục) do không có lò thùng tinh luyện, nhưng điều này sẽ được thay đổi trong tương lai gần24. Tổn thất liệu kim loại biểu kiến Sản lượng và hiệu suất năng lượng gắn kết chặt chẽ. Ví dụ, liệu kim loại (thép phế và gang) được nạp nhiều hơn lượng yêu cầu của một tấn thép lỏng, chủ yếu đi vào lượng tổn thất xỉ. Những tổn thất kim loại biểu kiến càng cao thì sẽ cần nhiều vôi hơn (fluxing) để tạo xỉ và cần nhiều năng lượng hơn để sản xuất một tấn phôi thép. Tình hình sáu nhà máy Việt Nam đến thăm trong Giai đoạn 1 được thể hiện trong Bảng 6 dưới đây, được liệt kê theo thứ tự giảm tổn thất liệu kim loại biểu kiến25 (để nâng cao hiệu quả tài nguyên). Theo dự kiến, dữ liệu cho thấy rằng những tổn thất này càng cao, càng cần nhiều vôi hơn cho tạo xỉ. Nhà máy với mức tổn thất liệu kim loại biểu kiến thấp nhất (110 kg) và bổ sung vôi thấp nhất (65 kg) cho mỗi tấn phôi thép (không đáng ngạc nhiên) là nhà máy với hiệu suất năng lượng tốt nhất cho sản xuất thép (2.1 GJ/tấn thép lỏng). Bảng 6 Các mức Tổn thất liệu Kim loại Trợ dung đưa vàokg vôi/tấn phôi biểu kiến thép kg/tấn phôi thép 147 80 140 73 140 70 139 68 133 76 110 65 Nhà máy tham chiếu đạt chuẩn thực hành tốt 64 40 24 Nhà máy nhỏ này có các kế hoạch để gia tăng lớn về khối lượng vật liệu đưa vào quy trình sản xuất trong một số giai đoạn nâng cấp về sản xuất thép và đúc và sau đó là bổ sung một xưởng cán thép. 25 Tổn thất Tiếp liệu Kim loại Hiển nhiên được định nghĩa tại đây là khối lượng thép phế và gang cần có để sản xuất một tấn phôi thép và có 1% thép lỏng nhiều hơn phôi thép, cho nên các mức Tổn thất Tiếp liệu Kim Loại Hiển nhiên là 1.150 kg (tiếp liệu kim loại) trừ đi 1.010 kg (thép lỏng) = 140 kg. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 15
  15. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Bảng này cũng cho thấy các kết quả của một nhà máy tham chiếu (đáp ứng chuẩn thực hành tốt trên toàn cầu), mà tại đó các mức tổn thất liệu kim loại biểu kiến và mức bổ sung vôi thấp hơn đáng kể so với các nhà máy Việt Nam gần một nửa. Có thể do kiểm soát thành phần hóa học của xỉ kém là một yếu tố góp phần26. Lời giải thích chính cho sự khác biệt này liên quan tới chất lượng thép phế. Thép phế “bẩn” có nghĩa là nhiều xỉ hơn, hiệu quả năng lượng thấp hơn và các mức tổn thất liệu kim loại biểu kiến cao hơn. Kiểm tra các bãi thép phế tại các nhà máy cho thấy rằng có một số lượng đáng kể thép phế bẩn cần được xử lý. Ngoài yếu tố sạch và thành phần hóa học, tỷ trọng thép phế cũng rất quan trọng27; sự đồng đều và tỷ trọng thép phế cao hơn dẫn đến sự ổn định quá trình hơn, tăng năng suất và cải thiện hiệu quả. Ngành sản xuất thép của Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Sản lượng thép lỏng đạt mức khoảng 300kt/a kể từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), nhưng đã tiến sát mức 3Mt/a trong các thập kỷ qua, tức là theo hệ số mười. Một đặc điểm của đà tăng trưởng nhanh chóng này là vẫn chưa hình thành một ngành “chế biến thép phế” trong nước. Nâng cao chất lượng thép phế (cả độ sạch và tỷ trọng) sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất thép nói chung. Tiêu hao điện cực Mức độ tiêu hao điện cực cho mỗi tấn hoặc sản lượng phản ánh mức độ ổn định của vận hành.Kết quả của các nhà máy Việt Nam đến thăm được thể hiện trong Bảng 7 dưới đây, được liệt kê theo thứ tự giảm đần tiêu hao điện cực (tính ổn định tăng). Ba nhà máy nhỏ công nghệ kém tân tiến hơn có các mức tiêu hao điện cực EAF cao nhất (3,1 - 4,1 kg/tấn phôi thép); ba nhà máy lớn hơn với công nghệ tân tiến hơn có các mức tiêu thụ điện cực EAF thấp hơn (1,35 - 2,7 kg/tấn phôi thép). Bảng 7 Lò hồ quang điện (EAF) Lò thùng tinh luyện (LF) kg/tấn phôi thép kg/tonne billet 4,1 - 3,4 1,0 3,1 0,9 2,7 0,7 1,45 0,5 1,35 0,55 Nhà máy tham chiếu đáp ứng chuẩn thực hành toàn cầu đã có mức tiêu hao điện cực EAF là 0,45 kg cho mỗi tấn phôi thép, thấp hơn nhiều các nhà máy Việt Nam được nghiên cứu, cho thấy tiềm năng cải tiến về ổn định quá trình. Hiệu suất vận hành máy cán thép Bốn nhà máy đến thăm trong Giai đoạn 1 có máy cán thép. Trong các nhà máy này, sử dụng năng lượng trong phạm vi sản phẩm 1,2-1,7 GJ/t (xem Bảng 2). Hiệu quả năng lượng là một hàm số của kế hoạch vận hành máy cán (quy mô đơn đặt hàng), kích thước và chất lượng sản phẩm. Sự biến thiên từ hiệu quả nhất đến kém hiệu quả nhất là 0,5 GJ/t sản phẩm, so với sự biến thiên lớn hơn nhiều trong sản xuất thép và đúc gần 2 GJ/t phôi thép giữa nhà máy hiệu quả nhất và nhà máy kém hiệu quả nhất (xem Bảng 3). 26 Tại các nhà máy Việt Nam đến thăm, khối lượng xỉ nói chung không được đo lường và phân tích hóa học xỉ hiếm khi được tiến hành. Đây sẽ là những cơ hội để cải tiến hiệu suất vận hành với biện pháp đo lường và kiểm soát EAF và xỉ nồi nấu tốt hơn. 27 Một nhà máy báo cáo rằng mật độ thép phế có thể biến thiên từ 200 kg đến 1 tấn cho mỗi mét khối. Độ biến thiên như vậy có một tác động rất tiêu cực đến tiếp liệu thép phế và hiệu suất vận hành nấu chảy của lò điện hồ quang (EAF). Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 16
  16. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Cải thiện năng lượng chắc chắn có thể thực hiện được, mức độ hiệu quả khâu cán thép khá phù hợp với chuẩn thực hành tốt trên toàn cầu so với khâu nấu luyện thép. Tổn thất cán (tấn phôi thép trừ đi tấn sản phẩm cán) đối với bốn nhà máy là trong phạm vi 2,9 đến 5,9%. Điều này biểu thị 1,9-4,9% thép quay trở lại dưới dạng thép phế cho EAF, tổn thất dưới dạng vẩy cán trong tất cả các nhà máy đã được báo cáo là 1%. Từ một phương diện lý thuyết, năng lượng trong cán nóng chủ yếu được xác định bằng các yêu cầu nung nóng phôi28. Năng lượng theo lý thuyết cho sự biến dạng chỉ là 0,02 GJ/t so với 0,83 GJ/t để nung nóng phôi thép khi nạp nguội29. Với nạp nóng phôi thép ở mức trung bình 800oC, năng lượng nung nóng theo lý thuyết giảm khoảng 65% đến 0,29 GJ/t. Điều này làm nổi bật những lợi ích về hiệu quả năng lượng của việc nạp trực tiếp phôi thép nóng vào các nhà máy cán. Sở hữu công cộng và tư nhân Ngành công nghiệp thép Việt Nam đang được tư nhân hóa dần dần, thông qua việc xây dựng của các công ty tư nhân và công ty cổ phần công-tư hợp doanh trong nhóm các công ty thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam. Sáu nhà máy đến thăm trong nghiên cứu này đã thực hiện một nửa là sở hữu tư nhân, và nửa còn lại một phần hoặc toàn bộ thuộc sở hữu Nhà nước. Kết quả đối với năng lượng cho sản xuất thép được biểu thị lại bằng các dấu chấm trong Hình 7 dưới đây, nhưng lần này đề cập đến phương diện về quyền sở hữu, cụ thể là giữa các nhà máy thuộc sở hữu tư nhân (chấm màu vàng) và các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước đầy đủ hoặc một phần (dấu chấm màu tím). Hai nhà máy hiệu quả nhất thuộc sở hữu tư nhân. Nhà máy kém hiệu quả nhất cũng thuộc sở hữu tư nhân, nhưng nhà máy này mới đi vào hoạt động với những cải tiến đáng kể về hiệu quả có thể thực hiện được trong những năm tới. Hình 7 GJ/tấn thép 4 3 Phạm vi Thực hành Tốt 2 Mức Tối thiểu theo Lý thuyết 1 28 “Những mức năng lượng tối thiếu theo lý thuyết để sản xuất thép đối với các điều kiện được lựa chọn”, tháng Ba năm 2000, R.J.Fruehan, O. Fortini, H.W. Paxton, R. Brindle, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. 29 Giả định rằng nhiệt độ làm nóng lại lò là 1200oC. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 17
  17. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Hiệu quả tài nguyên Các chuyến thăm sáu nhà máy cho thấy ngành công nghiệp đang hoạt động theo định hướng “không chất thải”. Nước sạch: Tất cả các địa điểm đến thăm đều có hệ thống tái tuần hoàn nước làm mát trong vận hành của lò hồ quang điện (EAF), lò thùng tinh luyện (LF) và máy đúc, chỉ cần bổ sung để bù đắp tổn thất do bay hơi. Xỉ: Tất cả địa điểm đến thăm đều chuyển xỉ tới chế biến, bao gồm thu hồi Fe cho các nhà máy EAF và sử dụng làm vật liệu xây dựng. Bụi: Tất cả các địa điểm đến thăm đến thăm đều chuyển bụi EAF của mình tới chế biến và thu hồi kẽm. Vẩy cán: Tất cả các địa điểm đến thăm đều chuyển vẩy cán của mình tới thiết bị xử lý, nhất là các nhà sản xuất gang. Phế cán: Phế cán được bán cho các hộ sử dụng chất lượng thấp hơn hoặc quay trở lại lò hồ quang điện (EAF); toàn bộ thép phế đều được sử dụng hoặc tái chế. Các phương diện rộng lớn hơn về vòng đời sản phẩm Các dữ liệu và kết quả trình bày ở trên chỉ liên quan tới việc sử dụng trực tiếp các nguồn tài nguyên năng lượng và vật liệu cho sản xuất tại chỗ. Đây là những gì có thể trực tiếp kiểm soát được ở cấp độ nhà máy và là trọng tâm chính để cải thiện hiệu quả trong hoạt động. Tuy nhiên, từ góc độ công ty, cấp độ cao hơn và toàn ngành thép cũng như các bên hữu quan (đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách của chính phủ), điều quan trọng là tìm hiểu tất cả các dạng năng lượng và tài nguyên đang được sử dụng. Điều này có nghĩa là cách nhìn nhận về “Vòng đời sản phẩm” cũng như sự hiểu biết về các yếu tố ngoại vi cũng như các yếu tố tại chỗ. Cách nhìn nhận rộng hơn này cũng cần thiết để tính toán cường độ phát thải khí nhà kính của nhà máy, công ty hoặc ngành công nghiệp. Sau cùng, phát thải khí nhà kính lớn nhất đối với sản xuất phôi thép lại liên quan tới các nguồn phát điện thuộc phạm vi bên ngoài nhà máy. Biểu thị năng lượng khác Năng lượng đáng kể được sử dụng ở bên ngoài để phát điện, sản xuất gang, nung vôi v.v.... “Năng lượng khác” là một cơ sở vòng đời sản phẩm để đo lường năng lượng được sử dụng trong sản xuất, khi cũng bao gồm năng lượng được sử dụng trong việc cung cấp các đầu vào. Lấy một trong các nhà máy Việt Nam làm một ví dụ, như thể hiện trong Bảng 8 dưới đây, năng lượng được sử dụng để sản xuất đầu vào khâu luyện thép nhiều hơn đáng kể so với sử dụng trực tiếp tại chỗ. Năng lượng được biểu thị đầy đủ trong trường hợp này là 31/2 lần so với năng lượng sản xuất trực tiếp cho sản xuất thép. Điều này có nghĩa cho mỗi GJ sử dụng trực tiếp tại chính nhà máy thép cần tổng lượng về các nguồn tài nguyên năng lượng của xã hội và nền kinh tế là 31/2 GJ. Bảng 8 Năng lượng cho sản xuất Năng lượng khác được biểu thị (Chỉ riêng cho tại chỗ) (Tại chỗ và ngoại vi) GJ/t thép GJ/t thép 2,5 8,7 Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 18
  18. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Đối với ví dụ nêu trên (Bảng 8), việc phân tích chia nhỏ năng lượng khác được biểu thị thể hiện trong Bảng 9 dưới đây. Xét phương diện tổng năng lượng, tại chỗ và ngoại vi, rõ ràng điện là yếu tố lớn, tiếp theo là sản xuất gang. Bảng 9 Đóng góp cho tổng năng lượng Dạng năng lượng tại nhà máy được biểu thị % Điện năng 64 Gang 16 Than 10 Vôi 7 Điện cực 2 Khác 1 Phát thải khí nhà kính Việt Nam có năng lượng tái tạo đáng kể trong hệ thống cung cấp điện của mình (ví dụ: khoảng một phần ba là thuỷ điện). Vì vậy sản xuất phôi thép tại Việt Nam có các lợi thế đáng kể về lượng phát thải khí nhà kính so với các nước phụ thuộc nhiều hơn vào than đá để phát điện. Dựa trên các phân tích về cơ cấu sản xuất điện do Viện Năng lượng30 cung cấp, chúng tôi đã tính toán phát thải khí nhà kính mỗi MWh tại Việt Nam là khoảng 514 kg tương đương CO2, so với khoảng 1.000 kg đối với điện sản xuất từ than đen và khoảng 1.350 kg từ than nâu. Sử dụng các mô hình Tập đoàn Crucible, năng lượng khác biểu thị đầy đủ và phát thải khí nhà kính của sản xuất phôi thép31 tại sáu nhà máy Việt Nam đã được ước tính, như thể hiện trong Bảng 10 dưới đây. Nếu Việt Nam giống như hầu hết các nước, điều rất có khả năng là thủy điện sẽ không thể được mở rộng với tốc độ cần thiết cho tăng trưởng công nghiệp, chẳng hạn như trong ngành công nghiệp thép. Nếu khoảng thiếu hụt được bù đắp bởi nhiều trạm điện đốt than, thì tất nhiên những lợi thế khí nhà kính hiện tại cho đất nước sẽ dần bị xói mòn. Ở cấp độ ngành, công nghiệp thép có vai trò quan trọng trong các cuộc tranh luận chính sách quốc gia về việc làm thế nào đáp ứng được được các nhu cầu năng lượng trong tương lai của các ngành công nghiệp với biến đổi khí hậu. 30 Phân tích chia tách cung cấp năng lượng của Việt Nam cho Giai đoạn 2006-2009 là thủy điện chiếm 32-36%; khí tự nhiên & dầu đi-ê-den 44-46%; than đá anthracite, dầu lửa & nhập khẩu từ Trung Quốc 19-21%. 31 Tổng hợp cả sản xuất thép, lò thùng tinh luyện và đúc. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 19
  19. UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Bảng 10 cũng bao gồm các ước tính cho nhà máy tham chiếu đáp ứng chuẩn thực hành tốt toàn cầu, là nhà máy đang hoạt động trong một khu vực mà chủ yếu phát điện bằng than đá. Bảng 10 Năng lượng khác được Năng lượng cho sản xuất Phát thải khí nhà kính biểu thị GJ/tấn phôi thép kg CO2e/tấn phối thép GJ/tấn phôi thép 4,2 12,6 1,237 3,7 10,0 966 3,6 9,1 890 3,4 8,9 783 3,1 8,7 793 2,3 6,9 630 Nhà máy tham chiếu thực hành tốt 2,6 9,3 926 Hiệu quả tại các cấp độ quy trình, vòng đời sản phẩm và toàn hệ thống Để có được hiệu quả năng lượng trên phương diện rộng hơn, tác giả đề xuất các khái niệm “hiệu quả quy trình”, “hiệu quả vòng đời sản phẩm” và “hiệu quả toàn hệ thống”. • “Hiệu quả quy trình” so sánh việc sử dụng thực tế năng lượng trong sản xuất (EACT)32 với mức năng lượng tối thiểu cần thiết về mặt lý thuyết (EMIN)33. Hiệu quả quy trình, được định nghĩa ở đây là EMIN/EACT, được tăng lên bằng cách sử dụng tại chỗ ít năng lượng hơn mà đó là trách nhiệm trực tiếp của cán bộ nhân viên nhà máy. • “Hiệu quả vòng đời sản phẩm” so sánh thực tế sử dụng năng lượng trong sản xuất với năng lượng khác được biểu thị đầy đủ (EEMB), bao gồm các yếu tố ngoại vi. Vòng đời sản phẩm hiệu quả, được định nghĩa ở đây là EACT/EEMB, được cải thiện bằng cách sử dụng tại chỗ ít năng lượng hơn trên các hệ thống cung cấp năng lượng hiệu quả hơn và các mức sử dụng năng lượng tái tạo cao hơn. Đây là một trách nhiệm chung giữa công ty thép (ví dụ thông qua hiệu quả quy trình và lựa chọn năng lượng/nhiên liệu), ngành năng lượng (ví dụ như thông qua công nghệ hiệu quả và các hệ thống phân phối) và chính phủ (ví dụ thông qua chính sách năng lượng, đặc biệt liên hệ tới phát điện). 32 EACT cũng chính là năng lượng cho sản xuất, như nêu trong Bảng 2 và Hình 3, v.v... 33 EMIN đối với sản xuất thép EAF được tính là 1,6 GJ/tấn, tức ‘mức tối thiểu theo lý thuyết”. Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2