TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 14, 2002<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SỬ DỤNG NHỮNG HỆ THỐNG ĐẠI SỐ MÁY TÍNH<br />
TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH Ở ĐẠI HỌC<br />
<br />
Trần Vui<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
Nhiều nhà giáo dục toán học đã thừa nhận đại số tuyến tính là một môn học <br />
khó cả về nhận thức lẫn khái niệm ([4] JeanLuc Dorier, 2001). Có rất nhiều quan <br />
điểm tiếp cận đổi mới cách dạy và học bộ môn này tùy thuộc vào kinh nghiệm, kiến <br />
thức và công cụ làm việc của riêng từng giảng viên. Bài báo này đề cập đến một <br />
quan điểm sử dụng những hệ thống đại số của máy tính (HTĐSMT: Computer <br />
Algebra System) trong việc dạy và học đại số tuyến tính cơ sở. Hai ví dụ dưới dạng <br />
hoạt động toán học được đưa ra minh họa với những mục đích sư phạm khác nhau. <br />
Những ví dụ này được mô tả theo sự quan sát sinh viên trong quá trình làm việc trong <br />
môi trường HTĐSMT. Việc đánh giá HTĐSMT ([3] Hillel J., 2001) như là một công <br />
cụ dạy học hiệu quả bộ môn sẽ được nêu ra như một vấn đề cần được nghiên cứu <br />
trên đối tượng sinh viên và hoàn cảnh cụ thể để có câu trả lời xác đáng.<br />
1. Mối quan hệ của HTĐSMT với Đại số tuyến tính:<br />
Cách đây hơn năm mươi năm HTĐSMT đã được sử dụng trong việc tính toán <br />
các biểu thức bằng chữ đơn giản, chẳng hạn tính toán một vài đạo hàm ([2] Hillel J., <br />
2000). Nhưng chỉ đến những năm cuối của thập niên 70, khi những HTĐSMT có thể <br />
sử dụng được cho máy tính cá nhân thì những yêu cầu về việc sử dụng HTĐSMT <br />
như là công cụ để dạy và học mới được đặt ra. Ngày nay, ngay cả một số loại máy <br />
tính bỏ túi cũng có những chức năng của HTĐSMT. Những phần mềm toán học hiện <br />
đại như Mathematica, Maple đã được lập trình với những tính năng HTĐSMT phong <br />
phú. Càng ngày người ta càng chấp nhận HTĐSMT có thể dùng được trong dạy học <br />
nhằm những mục đích khác nhau, bằng những cách khác nhau tùy thuộc vào phong <br />
cách giảng dạy của từng giảng viên. Công bằng mà nói, trong dạy học toán thì ở <br />
<br />
<br />
13<br />
nhiều nước HTĐSMT đã được xem như một phần của “hệ thống công cụ” bao gồm <br />
bài giảng, sách giáo khoa, cũng như những bài toán giấybút truyền thống.<br />
Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn những ví dụ minh hoạ ứng dụng sư phạm <br />
với sự hỗ trợ của HTĐSMT đều khai thác việc dạy các khái niệm về phép tính vi <br />
tích phân và phương trình vi phân. Vì trong những ví dụ đó những tính năng về đồ thị, <br />
tính toán bằng chữ, ký hiệu, và tính toán bằng số của HTĐSMT được tận dụng triệt <br />
để một cách dễ dàng. Nhưng đối với đại số tuyến tính, dẫu sao việc ứng dụng <br />
HTĐSMT cũng khác nhiều. Sinh viên thường gặp khó khăn trong cách tiếp cận có <br />
tính cấu trúc của bộ môn, bởi vì với đa số sinh viên đây là môn học đầu tiên trong đó <br />
các đối tượng toán học được xây dựng theo định nghĩa một cách hệ thống. Sinh viên <br />
cũng thường bị nhầm lẫn bởi sự hợp nhất của ba loại ngôn ngữ được dùng để mô tả <br />
bộ môn (trừu tượng, hình học và đại số). Để hiểu được các ngôn ngữ này liên quan <br />
với nhau như thế nào trong một tình huống cụ thể đã cho thường làm cho sinh viên <br />
lúng túng ([4] JeanLuc Dorier, 2001). Trong khi HTĐSMT hỗ trợ một công cụ tốt để <br />
tính toán các ma trận và giải hệ phương trình, nhưng lại không đưa ra được một <br />
phương tiện rõ ràng để giúp sinh viên hiểu được các cấu trúc trừu tượng của lý <br />
thuyết tổng quát về không gian vector. Nhưng nếu chúng ta chỉ dùng cho trường hợp <br />
cụ thể là không gian Rn thì những hoạt động HTĐSMT có thể được sử dụng theo <br />
nhiều cách khác nhau để giúp sinh viên hiểu và đánh giá cao tầm quan trọng của môn <br />
học.<br />
Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin có chức năng HTĐSMT giúp <br />
sinh viên quan sát các hiện tượng toán học từ đó dự đoán được giả thuyết phù hợp <br />
cho bài toán và rồi tìm cách chứng minh. Mô hình sau đây minh hoạ vai trò của <br />
HTĐSMT trong dạy và học toán ([5] Tran Vui, 2001).<br />
<br />
Công Nghệ Thông <br />
Tin<br />
HTĐSMT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quan Sát Giả Thuyết Định Lý<br />
(Trực quan) (Dự đoán) (Chứng minh)<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Tư duy Tư duy<br />
Qui nạp Suy diễn<br />
2. Những hoạt động minh họa sư phạm:<br />
M. Artigue ([1], 1999) chỉ ra rằng những cách tiếp cận có tính kiến tạo trong <br />
dạy và học toán đã cho phép sinh viên có một cách nhìn mới về việc học, nó không <br />
phải chỉ là việc truyền thụ đơn thuần các kiến thức toán học. Những điều mà một <br />
sinh viên có thể học được thường bị hạn chế rất nặng nề bởi những khái niệm đã có <br />
ban đầu, bởi tình huống đặt ra cho sinh viên và ngay cả bởi những công cụ mà sinh <br />
viên được sử dụng trong những tình huống đó. Hai hoạt động mẫu sau đây minh họa <br />
những tình huống sư phạm khi sinh viên học toán trong môi trường HTĐSMT.<br />
Hoạt động 1: Đem lại những ngạc nhiên<br />
Cho ma trận A tuỳ ý, khảo sát ảnh hưởng của việc tính toán liên tiếp <br />
các lũy thừa của A.<br />
Khi hỏi những sinh viên năm thứ nhất mới bắt đầu học giáo trình đại số tuyến <br />
tính về các ma trận thoả A2 = 0, thì câu trả lời của các sinh viên thường là A = 0 ([3] <br />
Hillel J., 2001). <br />
Dĩ nhiên điều đó không có gì đáng phải ngạc nhiên khi sinh viên vẫn còn giữ <br />
những hiểu biết quen thuộc đã học về các tính chất của phép nhân các số thực. Tuy <br />
nhiên khi học xong giáo trình nhập môn đại số tuyến tính, hy vọng sinh viên sẽ hiểu <br />
được sâu sắc hơn các khái niệm và sẽ nhận ra rằng còn có các ma trận khác không <br />
vẫn thỏa mãn phương trình trên.<br />
Nhưng hiểu biết về các ma trận như vậy của sinh viên phần nào thiếu chính <br />
xác và không đầy đủ. Hầu hết các sinh viên thường tin tưởng là những ma trận như <br />
0 1<br />
vậy phải là rất hiếm, và một ma trận có dạng được xem như là một trong <br />
0 0<br />
những ma trận tiêu biểu để minh họa.<br />
Hoạt động 1 là một trong những ví dụ về việc sử dụng khoa học công nghệ <br />
trước hết nhằm mục đích tạo ra một sự ngạc nhiên. Trong trường hợp cụ thể này, <br />
yêu cầu sinh viên dùng phần mềm Mathematica hoặc Maple để tính liên tiếp các lũy <br />
thừa của một ma trận “lớn” A, được chọn một cách thận trọng như sau:<br />
<br />
12 8 13 17 24<br />
44 12 0 32 36<br />
A := 20 22 26 50 12<br />
4 46 26 10 44<br />
60 40 13 7 16<br />
Việc khám phá ra A5 = 0 thoạt đầu sẽ làm cho sinh viên hoài nghi. Đôi khi, sinh <br />
viên sẽ rà soát lại các tính toán một lần nữa chỉ để bảo đảm là sinh viên không phạm <br />
<br />
15<br />
sai lầm trong tính toán. Nhiều ví dụ khác cùng dạng như vậy sẽ nhanh chóng thuyết <br />
phục được sinh viên đây là một hiện tượng toán học có lôgic.<br />
Trên đây là một trong nhiều bài toán liên quan đến việc lấy lũy thừa liên tiếp <br />
của một ma trận đặc biệt được chọn trước. Mục tiêu của những hoạt động như vậy <br />
rõ ràng không phải để tính toán mà quan trọng hơn là để quan sát và thấy được <br />
những ma trận trông phức tạp có thể có những tính chất thú vị. Những tính chất đó <br />
có thể được đặt tên về sau (như lũy linh, giải được...). Nếu được giới thiệu sớm ở <br />
các lớp mở đầu đại số tuyến tính, các hoạt động này sẽ cung cấp cho học sinh một <br />
cái nhìn khác về các tính chất phong phú của ma trận. Đương nhiên sinh viên sẽ thấy <br />
việc giáo viên chọn trước ma trận A như trên là thiếu tự nhiên. Sinh viên sẽ tự đặt ra <br />
nhiều câu hỏi, chẳng hạn xây dựng một ma trận lũy linh cấp 4 4 với các hệ số khác <br />
không. Khi đó hoạt động ban đầu có thể được liên hệ với những hướng quan trọng <br />
của lý thuyết, ví dụ như tính đồng dạng và những tính chất của ma trận mà bất biến <br />
qua đồng dạng.<br />
Theo kinh nghiệm, sinh viên thường có suy nghĩ biến đổi ma trận chỉ theo một <br />
hướng xuôi, đó là biến đổi một ma trận phức tạp về một ma trận có dạng đơn giản <br />
hơn bằng cách dùng các phép đồng dạng hoặc tương đương hàng...Nhưng người ta <br />
cũng có thể làm “phức tạp” một ma trận đơn giản bằng cách thực hiện những biến <br />
đổi như trên mà vẫn còn giữ được các tính chất chính yếu của ma trận, chẳng hạn <br />
tính lũy linh. Đó là kỹ thuật mà các giảng viên thường dùng để tạo ra các ví dụ về ma <br />
trận không tầm thường với những tính chất đặc biệt bằng cách tính toán ngược lại <br />
từ kết quả.<br />
Hoạt động 2: Những khảo sát thăm dò<br />
Cho một ma trận A và một vector v, khảo sát ảnh hưởng của việc lập lại tác <br />
động của A lên v.<br />
Trong giáo trình đại số tuyến tính nâng cao, khi trình bày dạng chính tắc Jordan, <br />
sinh viên phải làm việc với những không gian các vector riêng tổng quát, tức là những <br />
vector bị quy về vector không bằng một lũy thừa nào đó của phép biến đổi dạng ma <br />
trận (A I). Khái niệm vector riêng tổng quát chỉ là ý tưởng tác động lập lại của một <br />
ma trận lên một vector. Một lần nữa, sinh viên thường có rất ít kinh nghiệm trong <br />
việc thao tác các tác động lập lại. Vì thế sinh viên sẽ khó nhận ra được rằng, có một <br />
số vector có những tính chất “đặc quyền” đối với một ma trận (chẳng hạn Akv = v <br />
hoặc Akv = 0, với k 1 nào đó). Sinh viên có khả năng nhận ra và nắm bắt các kiến <br />
thức mới này thông qua các khảo sát toán học. Để chuẩn bị cho hoạt động 2, trước <br />
<br />
16<br />
hết chúng ta cho phép sinh viên sử dụng Mathematica hoặc Maple để khảo sát một <br />
vài khái niệm chưa được trình bày ở trên lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Tuổi thọ của v dưới tác động của A<br />
Bắt đầu với một ma trận A, một vector khác không v có thể không “sống sót” <br />
dưới tác động đầu tiên của A theo nghĩa Av = 0. Nó có thể sống sót dưới tác động <br />
đầu tiên của A, nhưng lại không sống sót được dưới tác động thứ hai, tức là Av 0, <br />
nhưng A2v = 0, và cứ tiếp tục như vậy.<br />
Đặt vk = Ak v, v0 = v. Nếu v0 0, nhưng v1 = 0 ta nói v có tuổi thọ 1 đối với A. <br />
Nếu v1 0, nhưng v2 = 0 thì v có tuổi thọ 2 đối với A, và cứ tiếp tục như vậy.<br />
Vector zero xem như có tuổi thọ 0 đối với A.<br />
Ta nói v có tuổi thọ hữu hạn đối với A nếu tồn tại k sao cho vk = 0. Trong các <br />
trường hợp khác ta nói v có tuổi thọ vô hạn.<br />
Để tiến hành hoạt động 2, giảng viên cố gắng đưa ra nhiều ma trận và vector <br />
khác nhau rồi yêu cầu sinh viên kiểm tra tuổi thọ. Ví dụ xét ma trận:<br />
8 8 5 4 3 2<br />
5 5 8 4 3 2<br />
N 3 3 3 8 6 4<br />
2 2 2 1 4 6<br />
1 1 1 7 11 3<br />
Tìm tuổi thọ đối với N của những vector cột [1, 2, 1, 2, 1, 1], [3, 0, 3, 2, 1, 1] <br />
và [1, 1, 1, 1, 1, 1]. Yêu cầu sinh viên tự chọn những vector của riêng mình và tìm tuổi <br />
thọ của chúng.<br />
Hoạt động này có khả năng đưa đến nhiều câu hỏi có tính lý thuyết khi sinh <br />
viên cố gắng tìm mối liên hệ giữa khái niệm mới với các khái niệm đã học, ví dụ về <br />
các vector riêng, không gian không (nullspace) và các ma trận lũy linh. Nó cũng có thể <br />
dẫn đến việc nghiên cứu khái niệm những đa thức tối tiểu của một vector v đối với <br />
một ma trận A ([3] Hillel J., 2001).<br />
3. Đánh giá HTĐSMT như một công cụ giáo dục:<br />
Người ta thường thách thức những giảng viên sử dụng HTĐSMT như một công <br />
cụ giáo dục phải đưa ra được những bằng chứng cụ thể để thuyết phục rằng họ đã <br />
thực sự cải thiện chất lượng dạy và học hay không. Nhưng người ta lại thường <br />
không xét đến trong hoàn cảnh cụ thể nào, chẳng hạn dùng cho ai, với mục đích gì, <br />
và cách đánh giá hiệu quả của việc sử dụng lại không hoàn toàn rõ ràng. Ngay cả đối <br />
với một giảng viên nào đó có sẵn trong đầu một mục đích giáo dục rõ ràng nhất định, <br />
thì việc thành công hay thất bại cũng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào việc sử <br />
dụng HTĐSMT trong dạy và học. Sự thành công hay thất bại của việc dùng <br />
HTĐSMT tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố thực tế. Khi kết quả học tập của sinh viên <br />
<br />
18<br />
được cải thiện theo chiều hướng tốt qua việc sử dụng HTĐSMT, thì chúng ta cũng <br />
nên xem xét các yếu tố quan trọng khác tác động đến thành công. Còn nếu gặp thất <br />
bại, thì chúng ta cũng nên xét xem liệu chúng ta đã dùng HTĐSMT đúng với tình <br />
huống cụ thể chưa. Chúng ta cũng nên thừa nhận là, trong thực tế vì lý do hạn chế <br />
thời gian lên lớp, trang thiết bị cần thiết chưa đủ, rồi có những người mới sử dụng <br />
HTĐSMT phải chịu “lãng phí” thời gian để làm những việc không có ý nghĩa lắm <br />
trong khảo sát toán học. <br />
Khi đánh giá tính hiệu quả của HTĐSMT trong dạy học, chúng ta cần lưu ý đến <br />
hai yếu tố quan trọng chính sau đây: mô tả tình huống dạy học cụ thể và những lựa <br />
chọn sư phạm đi kèm với những hoạt động HTĐSMT.<br />
4. Kết luận:<br />
Chắc chắn khi mới bắt đầu làm quen với HTĐSMT, người sử dụng sẽ gặp <br />
nhiều lỗi về cú pháp máy tính và những khó khăn về kỹ thuật khác. Nhưng với suy <br />
nghĩ thận trọng, và kinh nghiệm giảng dạy, chúng ta sẽ tìm được nhiều hoạt động có <br />
khả năng thu hút hầu hết sinh viên theo đuổi tìm tòi một ý tưởng toán học nào đó. <br />
Trong quá trình tìm tòi, sinh viên có thể trở nên tò mò một cách toán học để rồi tổng <br />
quát hóa các ý tưởng toán học và điều đó sẽ khẳng định vai trò của HTĐSMT trong <br />
dạy và học đại số tuyến tính. Còn việc đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng <br />
HTĐSMT trong một tình huống giáo dục cụ thể cần phải được nghiên cứu để có <br />
những kết luận thỏa đáng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Artigue M. The Teaching and Learning of Mathematics at the University Level. <br />
Notices of the AMS, 13771385 (1999)<br />
2. Hillel J. Computer Algebra Systems in the Learning and Teaching of Linear Algebra: <br />
Some Examples. In Derek Holton (Ed.), The Teaching and Learning of Mathematics <br />
at University Level: An ICMI Study, Kluwer Academic Publishers, 371380 (2001)<br />
3. Hillel J. Modes of Description and the Problem of Representation in Linear Algebra. <br />
In JL Dorier (Ed.), On the Teaching of Linear Algebra,Dordrecht: Kluwer Academic <br />
Publishers, 191207 (2000)<br />
4. JeanLuc Dorier and Anna Sierpinski Research into The Teaching and Learning of <br />
Linear Algebra. In Derek Holton (Ed.), The Teaching and Learning of Mathematics <br />
at University Level: An ICMI Study, Kluwer Academic Publishers, 255273 (2001)<br />
5. Tran Vui Investigating Geometry with the Geometer’s Sketchpad – A Conjecturing <br />
Approach. SEAMEO RECSAM, Penang, Malaysia. (2001)<br />
<br />
<br />
19<br />
USING COMPUTER ALGEBRA SYSTEMS IN TEACHING AND LEARNING <br />
OF LINEAR ALGEBRA AT UNIVERSITY LEVEL<br />
Tran Vui<br />
College of Pedagogy, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
At the university level the introduction of technologies were seen as a means to renew <br />
pedagogical practices. This article discusses one point of view of the use of Computer Algebra <br />
Systems (CAS) in the teaching and learning of linear algebra. Two activities are given, each <br />
with a different pedagogical purpose. With thought, care, and experience, there are activities <br />
that can engage most students in a mathematical idea or confront them with unexpected results.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />