YOMEDIA
ADSENSE
Sử dụng ứng dụng Nearpod trong giảng dạy môn Kỹ năng mềm cho sinh viên
38
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Sử dụng ứng dụng Nearpod trong giảng dạy môn Kỹ năng mềm cho sinh viên" đề cập đến cơ sở phương pháp luận, kết quả áp dụng và đề xuất sử dụng ứng dụng Nearpod nhằm gia tăng hiệu quả học tập môn Kỹ năng mềm ở trường đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng ứng dụng Nearpod trong giảng dạy môn Kỹ năng mềm cho sinh viên
- SỬ DỤNG ỨNG DỤNG NEARPOD TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN Phạm Thị Hải Yến Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt: Hiện nay, các môn học kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các trường đại học. Thách thức đặt ra là làm thế nào để trong suốt quá trình dạy và học, tất cả sinh viên được tham gia, tương tác và thể hiện được các kỹ năng mềm của bản thân. Điều đó đòi hỏi các giảng viên cần phải đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ trong dạy học. Sử dụng các ứng dụng học tập mang tính tương tác cao đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu Nearpod - một công cụ dựa trên nền tảng web cho phép sinh viên tương tác với giảng viên trong suốt quá trình học tập. Bài viết đề cập đến cơ sở phương pháp luận, kết quả áp dụng và đề xuất sử dụng ứng dụng Nearpod nhằm gia tăng hiệu quả học tập môn Kỹ năng mềm ở trường đại học. Từ khóa: Nearpod, sinh viên, tích cực học tập, kỹ năng mềm 1. Đặt vấn đề Việc giảng dạy cho sinh viên các kỹ năng mềm là điều quan trọng nhưng tạo cơ hội để sinh viên thực hành, thể hiện các kỹ năng của bản thân trong giờ học càng quan trọng hơn. Bởi lẽ, mỗi cá nhân có những cách ứng xử khác nhau trong cùng tình huống và việc nhận được sự góp ý, chia sẻ, trao đổi từ giảng viên và sinh viên trong lớp sẽ giúp sinh viên gia tăng sự tương tác và hứng thú trong giờ học. Trên thực tế, giảng dạy các môn Kỹ năng mềm, nếu không tổ chức được các hoạt động để kiểm soát việc tham gia của sinh viên, một số sinh viên nhút nhát sẽ im lặng, không tham gia vào các hoạt động thảo luận hoặc trả lời câu hỏi. Một số sinh viên khác thậm chí còn làm việc riêng như sử dụng điện thoại hoặc nói chuyện riêng. Do đó, giảng viên cần tổ chức lớp học để tạo ra một không gian lớp học sôi động, thoải mái mà ở đó tất cả sinh viên đều tham gia hoạt động một cách hồ hởi và hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động đào tạo không phải là chuyện quá mới mẻ. Sự phát triển và ứng dụng những công nghệ mới trong giáo dục đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập. Theo Connolly và Stansfield (2006), ứng dụng công nghệ trong đào tạo đã trải qua ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên là từ năm 1994 đến năm 1999, được đánh dấu bằng việc sử dụng thụ động công nghệ internet, các tài liệu giấy truyền thống được chuyển sang định dạng trực tuyến. Giai đoạn thứ hai là từ năm 2000 đến năm 2003, được đánh dấu bằng sự phát triển công nghệ truyền thông băng tầng cao, gia tăng hiệu quả và hiệu suất kết nối, truyền tải thông tin, phương tiện truyền phát đa dạng thiết bị, tài nguyên số ngày càng phát triển. Môi trường học tập ảo được hình thành với sự kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Giai đoạn thứ ba hiện đang diễn ra, được đánh dấu bằng sự kết hợp bằng mạng xã hội, kết nối diện rộng, mô phỏng trực tuyến, học tập trên thiết bị di động [1]. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của công nghệ trong học tập, Rosenberg (2000) và O’Leary (2005) khẳng định học tập dựa trên nền tảng sử dụng các công nghệ 275
- Internet để cung cấp một loạt các giải pháp giúp nâng cao kiến thức và hiệu suất đào tạo [3]. Nghiên cứu của Lowry-Brock (2016) cho rằng: Nearpod là một ứng dụng có thể đáp ứng được các yêu cầu trên để có thể huy động sự tham gia tích cực của sinh viên thông qua các hình thức tương tác đa dạng [4]. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 196 sinh viên Trường Đại học Thủy lợi đã theo học các môn học Kỹ năng mềm. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 2 năm 2022. Bảng 1: Khách thể nghiên cứu STT Tiêu chí Số lượng (N) Tỷ lệ (%) 1 Giới tính Nam 78 39,2 Nữ 117 60,2 Không muốn nêu cụ thể 0 0 Điện thoại 152 77,6 Thiết bị dùng 2 Máy tính xách tay 16 8,2 học tập Máy tính bảng 28 14,2 Kinh tế 109 55,6 3 Ngành học Kỹ thuật 87 44,4 4 Tổng số 196 100 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu: Nghiên cứu sử dụng các văn bản, tài liệu sơ cấp và thứ cấp để hệ thống, khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về dạy học tích cực, sinh viên, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, ứng dụng Nearpod trong dạy học. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế và xây dụng theo thang Likert 5 cấp độ (1- hoàn toàn không đồng ý, 5 - rất đồng ý) để đo mức độ các nội dung về mức độ hài lòng của sinh viên khi học tập các môn Kỹ năng mềm có sử dụng ứng dụng Nearpod và đánh giá của sinh viên về hiệu quả của từng hoạt động thiết kế trên Nearpod bằng Google Form. Kết quả khảo sát sẽ chuyển từ phần mềm Excel sang phần mềm SPSS và được xử lý bằng phần mềm thống kê toán học SPSS phiên bản 22.0 để đảm bảo tính khách quan. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đặt câu hỏi mở nhằm cung cấp thông tin phong phú về ưu điểm/nhược điểm của việc sử dụng Nearpod trong học tập. 2. Giới thiệu về ứng dụng Nearpod Nearpod là một công cụ dạy học hoàn toàn miễn phí cho phép người dạy và người học tương tác trên thời gian thực thông qua các bài học, video tương tác, trò chơi và hoạt động - tất cả trong một nền tảng duy nhất. Sử dụng ứng dụng này, người học có thể viết - vẽ - thảo luận - trả lời trắc nghiệm hay gửi bài cho giáo viên và nhận lại phản hồi ngay lập tức. Bên cạnh đó, nó cho phép giáo viên sử dụng toàn bộ những nguồn tài nguyên có sẵn từ các website, Powerpoint, video… Giáo viên có thể nhúng trực tiếp các dữ liệu đã có vào website này mà không cần phải định dạng lại. Trong mỗi buổi học, người dạy có thể theo dõi tương tác và kết quả học tập của người học đối với từng hoạt động học tập trong các lớp học. Hơn nữa, vào cuối 276
- mỗi lớp học, Nearpod sẽ có báo cáo về sự tham gia và hiệu quả của người học sử dụng sau này để đánh giá khóa học. Nearpod truy cập thông qua kết nối Internet. Sinh viên theo dõi trực tiếp tài liệu học tập bằng trình duyệt web hoặc ứng dụng Nearpod miễn phí. Giảng viên chia sẻ các trang chiếu với sinh viên bằng cách cung cấp một mã duy nhất khi bắt đầu buổi học. Sau khi sinh viên truy cập, họ sẽ theo dõi và tương tác trong màn hình cá nhân của người học. Giảng viên kiểm soát tốc độ trình bày cũng như các hoạt động của bài giảng. Trong suốt quá trình giảng dạy, giảng viên có thể theo dõi số lượng sinh viên tham gia tích cực trong giờ dạy. Điều này cho phép giảng viên giám sát sự tham gia của người học và hiểu được tiến trình học tập thông qua các hoạt động trực tuyến. Các hoạt động như câu đố, thăm dò ý kiến, chức năng vẽ, cộng tác và các câu hỏi mở có thể được thêm vào các bản trình bày của Nearpod ngay trong quá trình giảng dạy. Sinh viên tương tác với các nội dung và giảng viên có thể đánh giá các câu trả lời từ mỗi sinh viên cho một hoạt động cụ thể. Bảng 2 dưới đây cho thấy so sánh giảng dạy truyền thống và giảng dạy tương tác bằng Nearpod. Bảng 2: So sánh giảng dạy truyền thống và giảng dạy tương tác bằng Nearpod Các nội dung Giảng dạy truyền thống Giảng dạy có sử dụng Nearpod Công cụ - Giảng viên chuẩn bị slides - Giảng viên thiết kế bài giảng trên ứng Powerpoint, giáo án trên bảng dụng Nearpod phấn để giảng dạy các nội - Giảng viên và sinh viên sử dụng thiết bị dung bài học. điện tử cá nhân có kết nối internet (điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay) để tham gia vào học tập. - Giảng viên thiết kế các câu đố, bình chọn, vẽ, và câu hỏi đóng, câu hỏi mở, tình huống hoặc video liên quan bài học. Trong quá trình - Sinh viên lắng nghe bài giảng - Sinh viên theo dõi bài giảng được hiển giảng dạy và ghi chép khi cần thiết thị trên thiết bị và không thể vượt ra ngoài - Giảng viên sẽ không thể hoạt động giảng viên đã thiết kế. kiểm soát toàn bộ sự tương - Sinh viên tham gia hoạt động được thiết tác của học viên. kế cho người học như: thăm dò ý kiến, cộng tác, câu hỏi mở, vẽ… - Sinh viên có thể ghi âm câu trả lời của mình - Giảng viên có thể theo dõi tiến trình học tập, mức độ tương tác của sinh viên trong suốt quá trình học. Sau giảng dạy Thường không có báo cáo Các câu trả lời và báo cáo hiệu quả tương ngay lập tức hiệu quả học tập tác có ngay lập tức trong và sau buổi học. của sinh viên (Nguồn: M. Sanmugam, A. Selvarajoo, B. Ramayah, K. Lee, (2019)) [6]. 277
- Một số chức năng của Nearpod • Thư viện của giáo viên • Báo cáo • Tài nguyên giáo viên, hỏi đáp và tin tức từ Nearpod • Tạo không gian thảo luận, cộng tác • Tạo các bài kiểm tra, đánh giá • Tạo chuông báo nhắc việc • Tạo bài giảng mới từ Nearpod, Google Slide hoặc tạo thư mục • Khám phá các mẫu bài giảng có sẵn trên hệ thống Nearpod và có thể sử dụng lại • Tạo bài giảng mới Một số hoạt động có thể triển khai trên Nearpod • Dạng trắc nghiệm có tính thời gian • Câu hỏi mở • Trò chơi kết hợp, ghép đôi • Dạng trắc nghiệm • Chèn link từ Flipgrid • Vẽ trên bảng • Thảo luận, cộng tác • Khảo sát thăm dò ý kiến • Điền vào chỗ trống • Test trí nhớ 3. Đánh giá của sinh viên về hiệu quả sử dụng ứng dụng Nearpod trong học tập các môn Kỹ năng mềm Để tìm hiểu về hiệu quả sử dụng ứng dụng Nearpod trong học tập các môn Kỹ năng mềm, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Dữ liệu định tính và định lượng đều cho thấy, sinh viên cảm thấy hài lòng với việc sử dụng Nearpod trong quá trình học tập các môn Kỹ năng mềm cũng như hiệu quả của các hoạt động được thiết kế trên Nearpod. Bảng 3 mô tả cụ thể hơn về những nhận định này. Bảng 3: Đánh giá của sinh viên về ứng dụng Nearpod trong học tập môn Kỹ năng mềm STT Đánh giá của sinh viên về việc sử dụng ứng dụng Nearpod ĐTB ĐLC 1 Tôi rất thích giáo viên sử dụng Nearpod trong quá trình dạy học môn 4,31 0,876 Kỹ năng mềm. 2 Việc sử dụng Nearpod khuyến khích tôi tham gia nhiệt tình trong giờ học. 4,22 0.901 3 Nearpod giúp tăng mức độ tương tác trong lớp học. 4,34 0,879 4 Tôi hứng thú với việc chia sẻ quan điểm, cách xử lý tình huống với cả lớp. 3.97 0,856 5 Việc giảng viên quản lý các hoạt động và tài liệu học tập giúp tôi 4,12 0,912 gia tăng sự tham gia vào quá trình học tập. 6 Bài giảng trên Nearpod được giải thích rõ ràng, đầy đủ hơn. 4,24 0,894 278
- STT Đánh giá của sinh viên về việc sử dụng ứng dụng Nearpod ĐTB ĐLC 7 Tôi đánh giá được mức độ hiểu và áp dụng các kỹ năng của mình 4,32 0,879 khi học tập trên Nearpod. 8 Tôi thích được sử dụng thiết bị cá nhân của mình nhằm phục vụ mục 4,4 1,013 đích học tập. 9 Tôi thích sự riêng tư và cả sự ghi nhận khi tham gia các hoạt động 4,38 0.912 trên Nearpod. Quan điểm của sinh viên về các hoạt động được tổ chức trên Nearpod 1 Theo dõi câu trả lời của các bạn và biết ngay đáp án giúp tôi học tập tốt hơn. 4,27 0,903 2 Câu hỏi có giới hạn thời gian trong hoạt động “Time to climb” giúp 4,38 1,02 tôi hứng thú hơn. 3 Tham gia hoạt động “cộng tác” trên Nearpod giúp tôi gia tăng mức 3,79 0,853 độ am hiểu bài giảng. 4 Trả lời các câu hỏi mở giúp tôi hiểu các nội dung tốt hơn. 4,01 0,823 5 Hoạt động “vẽ” giúp tôi gia tăng khả năng sáng tạo. 4,23 0,857 6 Các câu hỏi trắc nghiệm, thăm dò ý kiến, câu hỏi điền khuyết giúp 4,26 0,876 tôi nhớ các kiến thức hơn. 7 Đọc các tình huống, nguồn tư liệu đa dạng giúp tôi hiểu bài giảng tốt hơn. 3,9 0,839 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2022) Số liệu cho thấy, với câu hỏi “Tôi rất thích giáo viên sử dụng Nearpod trong quá trình dạy học môn Kỹ năng mềm” có điểm trung bình cao (ĐTB= 4,31, ĐLC = 0,876) điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng Nearpod trong quá trình giảng dạy. Do cảm thấy thích và hứng thú nên sinh viên tham gia nhiệt tình vào lớp học (ĐTB = 4,22, ĐLC = 0,901). Lợi ích của Nearpod trong các tiết học Kỹ năng mềm đã giúp sinh viên gia tăng khả năng sáng tạo, ghi nhớ kiến thức, liên hệ thực tế tốt hơn. Các hoạt động thiết kế trên Nearpod đều mang lại sự hứng thú cho sinh viên, “Câu hỏi có giới hạn thời gian trong hoạt động “Leo núi” giúp tôi hứng thú hơn” có điểm trung bình là 4,38. Theo kết qua số liệu, nghiên cứu này đã cho thấy thái độ tích cực và động lực tốt hon của sinh viên với việc học Kỹ năng mềm bằng cách sử dụng ứng dụng Nearpod. Thông qua các hoạt động như trắc nghiệm, trả lời câu hỏi mở, nghiên cứu tình huống, vẽ tự do…, sinh viên có cơ hội được tham gia, được giám sát, ghi nhận cũng như học hỏi. Do đó, có thể kết luận rằng, sử dụng Nearpod trong lớp học Kỹ năng mềm giúp nâng cao thái độ tích cực, gia tăng động lực của sinh viên, giúp sinh viên liên hệ thực tế tốt hơn. Với các câu hỏi mở, chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về những ưu điểm và một vài khó khăn khi học tập trên Nearpod. Phần lớn sinh viên trả lời câu hỏi mở đều cảm thấy thoải mái với việc Nearpod cho phép ẩn danh. Sinh viên cho rằng họ cảm thấy có động lực hơn để trả lời câu hỏi, tương tác - đặc biệt là các câu hỏi thể hiện quan điểm cá nhân vì họ sẽ không bị đánh giá vì trả lời sai hoặc quá khác biệt so với số đông. Ngoài ra, các câu trả lời trên Nearpod sẽ nhận được kết quả nhanh chóng trong thời gian thực khiến sinh viên hào hứng hơn. Sinh viên cũng cho 279
- rằng, việc giảng viên có thể đọc câu trả lời của tất cả sinh viên và xác định câu hỏi nào cần giải thích thêm để sinh viên hiểu rõ hơn nội dung bài giảng giúp sinh viên chủ động và tích cực hơn với các câu trả lời của mình. Nearpod cũng cung cấp số lượng bao nhiêu học sinh đưa ra câu trả lời đúng, bao nhiêu học sinh trả lời sai và bao nhiêu học sinh bỏ qua bài kiểm tra. Bên cạnh đó, sinh viên cho biết, học tập trên ứng dụng Nearpod còn tồn tại một số khó khăn như: khó khăn lớn nhất khi học tập trên nền tảng Nearpod đó là tốc độ đường truyền, đôi khi câu trả lời không được ghi nhận do tốc độ đường truyền chậm. Ngoài ra, đối với các dạng câu hỏi mở dạng “hợp tác”, số lượng ký tự trong mỗi câu trả lời hạn chế cũng làm ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng câu trả lời. 4. Kết luận Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập đang trở thành xu thế trong giáo dục. Sử dụng Nearpod trong quá tình giảng dạy Kỹ năng mềm cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả so với các phương pháp giảng dạy truyền thống để có thể thu hút sự tham gia của sinh viên vào bài học. Sinh viên có thêm hứng thú cũng như trải nghiệm trong suốt quá trình học tập. Giảng viên tiết kiệm được thời gian trong việc theo dõi, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh một vài khó khăn trong việc kết nối và số lượng kí tự nhưng lợi ích của việc sử dụng Nearpod vượt trội hơn hẳn. Nearpod giúp gia tăng khả năng tương tác giữa giảng viên - sinh viên, huy động sự tham gia tích cực của sinh viên trong quá trình học tập cũng như giảng viên có thể theo dõi quá trình học tập của sinh viên một cách hiệu quả. Tài liệu tham khảo 1. Connolly, T. M. & Stansfield, M. H. (2006), From eLearning to games-based eLearning: Using interactive technologies in teaching Information Systems. International Journal of Information Technology Management. 2. S. Delacruz (2014), Using Nearpod in elementary guided reading groups, TechTrends, vol. 58, no.5, pp. 63-70. 3. Hà Thị Huyền (2020), Sử dụng Kahoot! trong dạy tiết ôn tập và từ vựng tiếng Anh, Từ điển học và Bách khoa thư (số 3, 65). 4. Lowry-Brock, M. R. (2016), The effect of using Nearpod as a tool of active learning in the high school science classroom. Montana State University, Bozeman, Graduate School.Retrieved from https://scholarworks.montana.edu/xmlui/handle/1/10072?show=full 5. Mohssen Hakami (2020), Using Nearpod as a Tool to Promote Active Learning in Higher Education in a BYOD Learning Environment, Journal of Education and Learning; Vol. 9, No. 1; 2020 ISSN 1927-5250 E-ISSN 1927-5269 Published by Canadian Center of Science and Education. 6. M. Sanmugam, A. Selvarajoo, B. Ramayah, K. Lee (2019), Use of Nearpod as interactive learning method. DOI:10.21125/inted.2019.2219, Conference: 13th International Technology, Education and Development Conference. 280
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn