intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự liên quan giữa nhiễm giun sán và bệnh hen ở trẻ em tại huyện Củ Chi

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen là bệnh đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ em. Tần suất bệnh ngày càng tăng, bệnh kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Mục tiêu nghiên cứu xác định ảnh hưởng của nhiễm giun sán lên bệnh hen ở trẻ em 7-15 tuổi tại huyện Củ Chi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự liên quan giữa nhiễm giun sán và bệnh hen ở trẻ em tại huyện Củ Chi

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> SỰ LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM GIUN SÁN VÀ BỆNH HEN Ở TRẺ EM<br /> TẠI HUYỆN CỦ CHI<br /> Mai Nguyệt Thu Hồng*, Phan Hữu Nguyêt Diễm**, Nguyễn Anh Tuấn**, Trần Anh Tuấn***,<br /> Trần Thị Kim Dung**, Trần Thị Hồng**, Trần Khiêm Hùng*, Tô Thị Tuyết Mai****, Hoàng Trọng Kim**<br /> Đặt vấn dề: hen là bệnh đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ em. Tần suất bệnh ngày càng tăng. Bệnh kéo<br /> dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một số nghiên cứu gần đây về miễn dịch học cho thấy trẻ<br /> em nhiễm một số loài giun sán có thể được bảo vệ ít bị hen hoặc nếu có bị hen thì triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn<br /> ở trẻ không nhiễm giun sán. Mục tiêu: xác định ảnh hưởng của nhiễm giun sán lên bệnh hen ở trẻ em 7-15 tuổi<br /> tại huyện Củ Chi.<br /> Phương pháp nghiên cứu so sánh tỷ lệ nhiễm giun sán trên 33 trẻ mắc bệnh hen và 125 trẻ không mắc<br /> bệnh hen tại Củ Chi. Chẩn đoán bệnh hen theo tiêu chuẩn GINA 2008. Chẩn đoán nhiễm giun sán: xét nghiệm<br /> tìm trứng, giun sán trưởng thành, huyết thanh chẩn đoán nhiễm giun sán. Phân tích mối liên quan giữa nhiễm<br /> giun sán và sự xuất hiện bệnh hen (STATA 10).<br /> Kết quả - Bàn luận: tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ bị nhiễm giun là 8.6%. Tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ không nhiễm<br /> giun là 28%. Tỷ suất chênh OR là 0.24, p=0.004, 95% CI: 0.08-0,69. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa<br /> nhiễm giun sán và mắc bệnh hen, trẻ nhiễm giun sán có tỷ lệ mắc bệnh hen thấp hơn 4,16 lần (1/0.24) so<br /> với trẻ không nhiễm giun sán. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.<br /> Kết luận: nhiễm giun sán sẽ giảm được nguy cơ bệnh hen trong quần thể.<br /> Từ khóa: hen, nhiễm giun sán, tương tác miễn dịch<br /> <br /> ABSTRACT<br /> RELATIONSHIP BETWEEN HELMINTH INFECTION AND ASTHMA IN CU CHI REGION<br /> Mai Nguyet Thu Hong, Phan Huu Nguyet Diem, Nguyen Anh Tuan, Tran Anh Tuan,<br /> Tran Thi Kim Dung, Tran Thi Hong, Tran Khiem Hung, To Thi Tuyet Mai, Hoang Trong Kim<br /> * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.1 – 2012: 46 - 52<br /> Introduction: asthma is a very common respiratory disease in children. The incidence of asthma is<br /> increasing. This chronic disease has a lifelong effect on children’s health. Some recent immunological studies<br /> showed that helminth infection can reduce the incidence of asthma or lessen the severity of this disease.<br /> Objective: to observe the effect of helminth infection on asthma in children 7-5 years old in Cu Chi region.<br /> Method: ratio comparision of helminth infection in 33 asthma cases and 125 control cases. Asthma<br /> diagnosis: GINA criteria (2008). Helminth infection diagnosis: Ova & parasite examination (direct wet<br /> mount, concentration), serology diagnostic test. Analyse the relationship between helminth infection and<br /> asthma (STATA 10).<br /> Result - Discussion: the proportion of asthma cases in helminth infection children was 8.6% and that of<br /> asthma cases in non helminth infection children was 28%. OR: 0.24, p=0.004, 95% CI: 0.08-0.69. Children<br /> affected by Helminth infection are 4 times less likely to contract asthma. This finding tallies with others previous<br /> * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,<br /> **: Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br /> *** Bệnh viện Nhi đồng I , **** Trung tâm Y tế dự phòng Huyện Củ Chi, TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS Mai Nguyệt Thu Hồng ĐT:<br /> Email:<br /> <br /> 47<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> studies in the world.<br /> <br /> Conclusion: helminth infection reduced the incidence of asthma.<br /> Key words: Asthma, helminth infection, immunological interaction<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hen là bệnh lý đường hô hấp, thường gặp<br /> ở trẻ em dưới 10 tuổi, đôi khi ở tuổi lớn hơn.<br /> Bệnh kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến<br /> sức khỏe của trẻ(3).<br /> Hàng năm, trên 300 triệu người mắc bệnh<br /> hen, 6-8% người lớn, 10-12% trẻ dưới 15 tuổi, 15<br /> triệu người tử vong(3,4). Tại Việt Nam, nghiên<br /> cứu của Bạch Văn Cam cho thấy 17% - 29.1% trẻ<br /> mắc bệnh hen(15). Theo Nguyễn Năng An tỉ lệ<br /> bệnh hen tại Việt Nam là 5%, bệnh hen lứa tuổi<br /> học dường 11-12%(14). Nghiên cứu của Bộ môn<br /> Nhi, Đại Học Y Dược TP. HCM năm 2007 cho<br /> thấy tỉ lệ trẻ khò khè dạng hen là 3% tại Cần Thơ<br /> và 19-20% tại TP. Hồ Chí Minh.<br /> Hen phế quản là nguyên nhân nhập viện<br /> hàng đầu của bệnh mãn tính ở trẻ em dưới 15<br /> tuổi. Một số nghiên cứu gần đây về miễn dịch<br /> học và bệnh nhiễm ký sinh trùng nhận thấy<br /> <br /> Thu thập mẫu<br /> Nhóm bệnh: trẻ được xác định mắc bệnh<br /> hen theo tiêu chuẩn GINA.<br /> Nhóm chứng: trẻ bình thường, không mắc<br /> bệnh hen, không mắc bệnh mãn tính và bệnh<br /> về máu, được chọn ngẫu nhiên từ 21 xã của<br /> huyện Củ Chi.<br /> Xác định trẻ mắc bệnh hen: tiêu chuẩn<br /> chẩn đoán GINA(4, 18).<br /> Khám lâm sàng bệnh hen(4, 18): cơn hen phế<br /> quản đặc hiệu<br /> <br /> Cận lâm sàng(4, 18)<br />  Xét nghiệm chẩn đoán tắc nghẽn: đo<br /> chức năng hô hấp. Hệ số Tiffeneau: FEV1 / VC <<br /> 75% thì có tắc nghẽn phế quản<br />  Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán: huyết đồ,<br /> bạch cầu ái toan, bạch cầu đa nhân trung tính<br /> <br /> Chẩn đoán xác định<br /> <br /> trẻ em nhiễm một số loài giun sán có thể được<br /> <br />  Lâm sàng: ho, khò khè, khó thở<br /> <br /> bảo vệ ít bị bệnh hen hoặc nếu có mắc bệnh<br /> <br />  Tiền căn: ho, khò khè, tái phát, cơ địa dị<br /> <br /> thì triệu chứng bệnh cũng không nặng như ở<br /> trẻ không nhiễm giun sán<br /> <br /> (6,11,19)<br /> <br /> .<br /> <br /> Riêng tại Việt Nam, với tỉ lệ bệnh hen khá<br /> <br /> ứng<br />  Cận lâm sàng: đo chức năng hô hấp<br /> <br /> Chẩn đoán phân biệt<br /> <br /> cao, 11% trên lứa tuổi học đường, 20% ở vùng<br /> <br /> Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi<br /> <br /> đô thị và tình hình nhiễm giun sán tại một số<br /> <br /> có hội chứng tắc nghẽn, dị vật phế quản bỏ<br /> <br /> vùng nông thôn Việt Nam là khá cao nên việc<br /> <br /> quên, lao nội mạc phế quản<br /> <br /> tìm hiểu ảnh hưởng của nhiễm giun sán trên<br /> bệnh hen là rất cần thiết(15).<br /> Mục tiêu: xác định sự liên quan giữa<br /> nhiễm giun sán và bệnh hen ở trẻ em 7-15 tuổi<br /> tại huyện Củ Chi, TP. HCM.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Phân tích mô tả theo kiểu bệnh chứng, 1<br /> bệnh/ 4 chứng, với 30 bệnh, 120 chứng.<br /> <br /> 48<br /> <br /> loại bậc hen<br /> <br /> 5, 7, 18<br /> <br /> : một trong các biểu hiện<br /> <br /> của bậc hen tương ứng theo GINA 2008.<br /> <br /> Xác định trẻ nhiễm giun sán<br /> Phương pháp tìm trứng giun sán trong phân(10, 16)<br />  Xét nghiệm phân: quan sát trực tiếp mẫu<br /> phân<br />  Kỹ thuật tập trung ký sinh trùng: Willis,<br /> Kato – Katz<br /> Huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng(10, 16)<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> Ứng dụng kỹ thuật ELISA để xác định<br /> hiệu giá kháng thể kháng giun sán.<br /> <br /> Xét nghiệm công thức máu<br /> Thu thập số liệu<br /> Kế hoạch nghiên cứu được thông qua Ủy<br /> Ban Nhân Dân huyện, xã - Hội Phụ nữ, tổ dân<br /> phố và trạm y tế. Trẻ phải có bản thỏa thuận<br /> nghiên cứu trước khi chính thức tham gia vào<br /> nghiên cứu.<br /> Khám lâm sàng và đo chức năng hô hấp<br /> Phân môn Hô hấp, Bộ môn Nhi, Đại Học<br /> Y Dược TP. HCM và Khoa hô hấp bệnh viện<br /> Nhi Đồng I.<br /> Xét nghiệm công thức máu<br /> Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Phòng Khám Nhi<br /> Khoa.<br /> Nhập – phân tích, xử lý số liệu<br /> Trường Đại Học Y Dược TP. HCM<br /> <br /> Phân tích thống kê<br /> Sử dụng phần mềm STATA 10.0 để phân<br /> tích số liệu<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm dịch tễ học<br /> Tổng số mẫu<br /> Tổng số trẻ 158, 62,66% (99/158) nam,<br /> 37,34% (59/158) nữ.<br /> Lứa tuổi: 7-15.<br /> Phân bố trẻ theo xã: 21 xã tại huyện Củ<br /> Chi đều có trẻ tham gia nghiên cứu, xã ít nhất<br /> là 2 trẻ (2,53%), xã nhiều nhất là 13 trẻ (8,23%).<br /> <br /> Tình hình bệnh hen<br /> Tổng số trẻ<br /> 33 trẻ mắc bệnh hen, 125 trẻ không mắc<br /> bệnh hen.<br /> Lứa tuổi mắc bệnh hen<br /> Phân bố tỷ lệ ca bệnh và ca chứng: tỷ lệ ca<br /> chứng cao gấp 4 ca bệnh<br /> Phân bố bệnh hen theo từng nhóm tuổi<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Trong 33 trẻ bị hen, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ<br /> hen trên 20% là trẻ 10-12 và 15 tuổi; nhóm trẻ<br /> có tỷ lệ hen dưới 20% là trẻ 7-9 và 13 tuổi.<br /> Chưa phát hiện trẻ bị hen ở nhóm tuổi 14.<br /> <br /> Phân bố trẻ mắc bệnh hen theo xã<br /> Xã có tỷ lệ trẻ bị hen cao nhất là Tân<br /> Thạnh Đông – 3,16% (5/158). Xã chưa phát<br /> hiện trẻ bị hen là An Nhơn Tây, Phước Vĩnh<br /> An, Thị Trấn Củ Chi và Trung Lập Thượng.<br /> Phân bố bệnh hen theo giới tính<br /> Không khác biệt về giới tính (p>0,05).<br /> Phân loại bậc hen<br /> Phân loại bậc hen trên 33 trẻ bị hen như<br /> sau: hen bậc 1: 14 trẻ – 42,42% (14/33), Hen bậc<br /> 2: 0 trẻ – 0,00%, Hen bậc 3: 14 trẻ – 42,42%<br /> (14/33), Hen bậc 4: 5 trẻ – 15,15% (5/33)<br /> <br /> Tình hình nhiễm giun<br /> Tỷ lệ nhiễm giun<br /> Số trẻ nhiễm giun là 36,71% (58/158).<br /> Lứa tuổi<br /> Lứa tuổi nhiễm giun cao là 7-11 tuổi chiếm<br /> tỷ lệ từ 5,06%-9,49%, từ 12- 15 tuổi, tỷ lệ<br /> nhiễm giun thấp từ 0,63-1,27%.<br /> Phân bố mức độ nhiễm giun theo xã<br /> Các xã có tỷ lệ nhiễm giun cao là Trung<br /> Lập Thượng chiếm tỷ lệ 4,43%, An Phú 3,80%.<br /> Phân bố tỷ lệ nhiễm các loài giun<br /> Tỷ lệ nhiễm Ankylostoma duodenale và<br /> Toxocara sp. cao 11,39%, Cystycercus cellulosae<br /> 6,96%,<br /> Strongyloides<br /> stercoralis<br /> 5,06%,<br /> Paragonimus sp. 3,16%, Fasciola sp., Gnathostoma<br /> sp. 2,53%, Trichuris trichiura 1,90% và<br /> Enterobius vermicularis 0,63%<br /> Phân bố tỷ lệ đồng nhiễm các loài giun<br /> Tỷ lệ nhiễm 1 loài giun là 29,75%, 2 loài<br /> giun là 6,33% và 3 loài giun là 1,90%.<br /> <br /> Bệnh hen và nhiễm giun sán<br /> Mối liên quan giữa bệnh hen và nhiễm giun<br /> sán trên quần thể<br /> <br /> 49<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Phân tích mối liên quan giữa bệnh hen và<br /> nhiễm giun sán: trong 158 trẻ tham gia nghiên<br /> cứu, phân bố bệnh hen và nhiễm giun sán<br /> như sau:<br /> - 72 trẻ không mắc bệnh hen và không<br /> nhiễm giun sán.<br /> - 53 trẻ không mắc bệnh hen và có nhiễm<br /> giun sán.<br /> - 28 trẻ mắc bệnh hen và không nhiễm<br /> giun sán.<br /> - 5 trẻ mắc bệnh hen và có nhiễm giun sán.<br /> Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen và có nhiễm giun<br /> là 8,6%. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen và không<br /> nhiễm giun là 28%. Tỷ suất chênh OR là 0,24,<br /> p=0,004, 95% CI: 0,08-0,69. Kết quả cho thấy có<br /> mối liên quan giữa nhiễm giun sán và mắc<br /> bệnh hen, trẻ nhiễm giun sán có tỷ lệ mắc<br /> bệnh hen thấp hơn 4,16 lần (1/0,24) so với trẻ<br /> không nhiễm giun sán.<br /> Bảng 1. Phân tích mối liên quan giữa bệnh hen và<br /> nhiễm giun sán<br /> Tổng<br /> cộng<br /> Nhiễm giun<br /> 158<br /> sán<br /> Có<br /> 58<br /> Không nhiễm<br /> 100<br /> giun sán<br /> <br /> Hen<br /> N<br /> <br /> %<br /> <br /> p<br /> value<br /> <br /> OR<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8,6% 0,004 0,24<br /> <br /> 28<br /> <br /> 28 %<br /> <br /> 1<br /> <br /> 95%<br /> CI<br /> <br /> 0,080,69<br /> <br /> Các loài giun sán gây nhiễm trên nhóm trẻ<br /> mắc bệnh hen<br /> Trong 5 trẻ mắc bệnh hen và nhiễm giun<br /> sán, loài giun sán gây nhiễm như sau:<br />  4 trẻ chỉ nhiễm một loại giun sán trong<br /> các loài giun sán sau:<br /> <br /> <br /> Giun đường ruột: Trichuris trichiura<br /> <br /> <br /> <br /> Giun trong mô:<br /> <br /> Strongyloides stercoralis: 2 trẻ với hiệu giá<br /> kháng thể là 1,15 và 1,169<br /> Paragonimus sp.: 1 trẻ nhiễm với hiệu giá<br /> kháng thể là 1,18<br />  1 trẻ đồng nhiễm 3 loài giun<br /> Strongyloides stercoralis, Paragonimus sp., và<br /> <br /> 50<br /> <br /> Toxocara canis với hiệu giá kháng thể theo thứ<br /> tự là 1,129, 1,161, 1,245<br /> <br /> Phân bố nhiễm giun sán trên bậc hen<br />  Hen bậc 1: 14 trẻ hen bậc 1, trong đó có<br /> 2 trẻ nhiễm giun<br />  Hen bậc 2: không có trẻ mắc bệnh hen<br />  Hen bậc 3: 14 trẻ hen bậc 3, trong đó có<br /> 3 trẻ nhiễm giun sán<br />  Hen bậc 4: 5 trẻ hen bậc 4. Không có trẻ<br /> nhiễm giun sán.<br /> Ở bậc hen nặng nhất – hen bậc 4 chưa phát<br /> hiện trẻ nhiễm giun sán<br /> Vì cỡ mẫu còn ít, nên chưa thể nhận xét về<br /> mối liên quan giữa nhiễm giun sán và bậc<br /> hen. Cần thực hiện ở quần thể có tỷ lệ mắc<br /> bệnh hen cao hơn.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Lứa tuổi tham gia nghiên cứu là trẻ từ 7-15<br /> tuổi, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn<br /> Năng An(14) tại Việt Nam, tỷ lệ hen trên lứa<br /> tuổi học đường là 11-12%; nghiên cứu của<br /> Internationale Study of Asthma and Allergies<br /> in Chilhood (ISAAC) tại TP. HCM năm 2005<br /> có tỷ lệ trẻ 13-14 tuổi đã từng khò khè, có cơn<br /> hen 12 tháng trước đó là 16,2%(15).<br /> Về địa bàn nghiên cứu, 21 xã của huyện<br /> Củ Chi đều có trẻ tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> Tình hình bệnh hen<br /> Phân bố tỷ lệ ca bệnh và ca chứng tính theo<br /> lứa tuổi<br /> Tỷ lệ ca chứng cao gấp 4 ca bệnh, phù hợp<br /> với tiêu chuẩn 1 ca bệnh tương ứng với 4 ca<br /> chứng.<br /> Phân bố trẻ mắc bệnh hen theo xã<br /> Trẻ bị hen phân bố trên 17 xã vùng nông<br /> thôn, 4 xã còn lại chưa phát hiện trẻ có bệnh<br /> hen.<br /> Phân bố bệnh hen theo giới tính<br /> Tỉ lệ hen ở nam và nữ không khác biệt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012<br /> Phân loại bậc hen<br /> Nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu<br /> của bệnh viện Nhi Đồng 1 đều phát hiện hen<br /> bậc 4 ở mức độ thấp (nghiên cứu của chúng tôi<br /> là 15,15% và nghiên cứu của bệnh viện Nhi Đồng<br /> 1 là 17%(15).<br /> <br /> Tình hình nhiễm giun<br /> Tỷ lệ nhiễm giun<br /> Nhiễm giun trong quần thể nghiên cứu là<br /> 36,71%. Tỷ lệ này khá cao, nhưng vì Củ Chi là<br /> vùng dịch tễ của nhiễm giun sán nên phù hợp<br /> với tình hình nhiễm giun sán tại Việt Nam:<br /> nhiễm giun đường ruột – 35,6-95%, giun đũa<br /> – 0,2-75,6%, giun tóc – 1,7-87,5%, giun móc –<br /> 7,7-45,5%, sán lá gan nhỏ 0,53-49,09%, sán dây<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1