intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3 Sự kiện Yamamoto có đề cập tới, nhưng cho đây là một chép sai. Tuy nhiên, căn cứ vào những sự kiện, như ta vừa thấy trên và theo cách đồng nhất của chúng tôi, thì Trần Nhật Huyên ở đây chính là vua Trần Nhân Tông, chứ không phải vua Trần Thánh Tông. Cần nhớ là Bản kỷ của Nguyên sử chép Quang Bính còn sai sứ qua Nguyên sau khi vua Trần Thái Tông đã chết được một năm. Một lần nữa, vua Thánh Tông đã mất một năm, mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3

  1. SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 3 Sự kiện Yamamoto có đề cập tới, nhưng cho đây là một chép sai. Tuy nhiên, căn cứ vào những sự kiện, như ta vừa thấy trên và theo cách đồng nhất của chúng tôi, thì Trần Nhật Huyên ở đây chính là vua Trần Nhân Tông, chứ không phải vua Trần Thánh Tông. Cần nhớ là Bản kỷ của Nguyên sử chép Quang Bính còn sai sứ qua Nguyên sau khi vua Trần Thái Tông đã chết được một năm. Một lần nữa, vua Thánh Tông đã mất một năm, mà Nhật Huyên còn gửi sứ. Việc đồng nhất Quang Bính với vua Trần Thánh Tông và Nhật Huyên với vua Trần Nhân Tông cho phép ta không cần phải nại đến những giả thiết của sự chép sai. Thực tế, Bản kỷ ít chép sai hơn phần Liệt truyện nhiều, bởi vì Bản kỷ chỉ ghi chép dựa vào Khởi cư chú, tức nhật ký những việc làm của vua hằng ngày như tiếp sứ, nhận biểu tấu, ra chiếu chỉ v.vỢ, trong khi Liệt truyện phải tổng hợp nhiều nguồn t ư liệu khác nhau, do đó dễ đưa đến sai sót. Hơn nữa, Kinh thế đại điển tự lục do Triệu Thế Diên và Ngu Tập soạn vào những năm 1330-1331, về mục Chinh phạt, mà sau này được sao lại vào Nguyên văn loại 41 tờ 26b1 đến 27b6, chép ở tờ 27a8 việc “Đ ường Ngột Đãi đuổi Nhật Huyên và Thượng hoàng đến cửa biển An bang”. Một lần nữa, Nhật Huyên lại có Thượng hoàng. Nếu Nhật Huyên là vua Trần Thánh Tông, và vua Trần Thái Tông đã mất vào năm 1277, thì làm gì vào năm 1285, khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra, lại có mặt Thượng hoàng Trần Thái Tông.
  2. Chỉ dựa trên bốn chứng cứ này thôi thì Nhật Cảnh không còn nghi ngờ gì nữa phải là vua Trần Thái Tông, Quang Bính phải là vua Trần Thánh Tông và Nhật Huyên là vua Trần Nhân Tông. Tuy nhiên, cũng có hai chi tiết để Yamamoto nghĩ rằng Trần Nhật Huyên chính là vua Trần Thánh Tông. Thứ nhất là việc An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 10a9 ghi: “Năm (Chí Nguyên) 27, Nhật Huyên chết, con là Nhật Tôn sai sứ đến cống”. Năm Chí Nguyên 27 (1290) là năm vua Trần Thánh Tông mất, như ĐVSKTT 5 tờ 59a6-7 đã ghi. Chi tiết thứ hai là việc An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7a10-12 ghi lại báo cáo mô tả những gì, mà quân Nguyên khi chiếm Thăng Long đã thấy được trong cuộc chiến tranh năm 1285. Theo đó thì “Nhật Huyên tiếm xưng Đại Việt quốc chúa, Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu hoàng đế Trần Uy Hoảng, nhường ngôi cho Hoàng thái tử, lập Hoàng thái tử phi làm hoàng hậu. (...) Nhật Huyên liền ở ngôi Thái Thượng hoàng, thấy lập vua nước An Nam thuộc hệ con của Nhật Huyên, lưu hành niên hiệu Thiệu Bảo”. Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu hoàng đế đúng là tôn hiệu của vua Trần Thánh Tông như ĐVSKTT 5 tờ 24b8 đã ghi. Và niên hiệu Thiệu Bảo đúng là niên hiệu của vua Trần Nhân Tông, mà ở đây được xác định là niên hiệu thuộc con của Nhật Huyên. Căn cứ vào hai chi tiết này, Nhật Huyên quả là tên chỉ vua Trần Thánh Tông, và Nhật Tôn quả chỉ vua Trần Nhân Tông. Tuy vậy, không thể hoàn toàn dựa vào hai chi tiết này để xác định Quang Bính là tên vua Trần Thái Tông, Nhật Huyên là tên vua Trần Thánh Tông và Nhật Tôn là tên vua Trần Nhân Tông, như Yamamoto đã
  3. làm. Lý do nằm ở chỗ nếu đem hai chứng cớ này so với bốn chứng cớ trên thì chỉ số lượng thôi cũng không cho phép ta đi đến một kết luận kiểu ấy. Sự thật, tất cả rối rắm đấy có nguy ên do của nó. Nguyên do thứ nhất là sự lên ngôi và thoái vị của các vua Việt Nam cho đến thời đại vua Trần Nhân Tông và trở về sau thường không được báo cáo hoàn toàn chính xác trong các văn thư gửi cho các vua Trung Quốc. Chẳng hạn, ngay từ thời Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn đã viết thư cho vua Tống như là lãnh tụ tối cao của nước Đại Cồ Việt, chứ không phải là Đinh Tiên Hoàng, như Tống sử ghi. Gần hơn, sau thời vua Trần Nhân Tông, ta thấy An Nam truyện của Nguyên sử ghi rời rạc tên của những người kế nghiệp như Nhật Sủy vào năm Chí Đại thứ 5 (1311), Nhật Khoáng năm Thái Định thứ nhất (1324), mà trong sử liệu Việt Nam, cụ thể là ĐVSKTT, ta không bao gờ tìm thấy những tên người như thế. Xuất phát từ những văn thư qua lại không chính xác này giữa Việt Nam và Trung Quốc, sự rối rắm càng gia tăng vào thời điểm vua Trần Nhân Tông lãnh đạo kháng chiến trong cuộc chiến tranh năm 1285, do sự có mặt của một số tên Việt gian đầu hàng giặc như Trần Ích Tắc, Trần Văn Lộng, Lê Thực trong hàng ngũ đối phương. Chính bọn này đã cung cấp những báo cáo nhiều mặt về đất n ước ta, trong đó chắc chắn có cả việc lên ngôi và thoái vị của các vua chúa Việt Nam và quan hệ giữa họ với nhau. Chính từ những báo cáo của chúng và từ những văn thư vừa nói đã tạo nên mớ hỗn độn mâu thuẫn, như vừa thấy ở trên. Và đấy là nguyên do thứ hai. Do thế, ta không thể dựa vào các sử liệu Trung Quốc để đồng nhất các tên do chúng
  4. ghi lại với tên các vị vua có trong sử liệu Việt Nam. Phải hoàn toàn dựa vào sử liệu Việt Nam, lấy chúng làm cơ sở để xác định tên các vị vua xuất hiện trong sử liệu Trung Quốc là ai. Sử liệu Trung Quốc trong trường hợp này chỉ dùng để tham khảo. Quan điểm chúng tôi, vì vậy, không chấp nhận cách giải quyết của Yamamoto bằng việc đồng nhất Quang Bính với vua Trần Thái Tông, Nhật Huyên với vua Trần Thánh Tông và Nhật Tôn với vua Trần Nhân Tông, do việc những sử liệu không cho phép đồng nhất một cách dễ dàng như thế, ngay cả về phía Trung Quốc, mà ta đã thấy trên. Chúng có quá nhiều mâu thuẫn. Cho nên, cách giải quyết của chúng tôi là lấy chính sử Việt Nam làm sử liệu cơ bản. Căn cứ trên các cơ sở sử liệu này, chúng tôi coi Quang Bính chính là vua Trần Thánh Tông, Nhật Huyên và Nhật Tôn chính là những tên gọi khác nhau của vua Trần Nhân Tông, còn Nhật Sủy và Nhật Khoáng là chỉ vua Trần Anh Tông và vua Trần Minh Tông. Đặc biệt, việc đồng nhất Nhật Huyên và Nhật Tôn với vua Trần Nhân Tông, vì vua Trần Nhân Tông là đối tượng nghiên cứu của chúng ta. Sự đồng nhất các tên gọi kể trên xuất phát từ hai nguồn sử liệu khác nhau. Thứ nhất, về phía Trung Quốc, cụ thể l à Nguyên sử Bản kỷ và Kinh thế đại điển tự lục, đều xác nhận Quang Bính sống cho đến năm Chí Nguyên 15 (1278) trong khi vua Trần Thái Tông mất trước đó một năm (1277), và Nhật Huyên năm 1279 mới sai sứ qua cống cho đến nă m 1291, nghĩa là sau khi Trần Thánh Tông mất một năm và có Thượng hoàng của mình trong cuộc chiến năm 1285.
  5. Và thứ hai, về phía sử liệu Việt Nam, Hồ Nguyên Trừng và Ngô Sĩ Liên cho rằng “Gia pháp của họ Trần... thì khi con đã lớn liền cho nối ngôi chính, cha lui ở cung Thánh Từ xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi chính sự, kỳ thực chỉ truyền ngôi để yên việc sau, phòng khi thảng thốt mà thôi, chứ mọi việc đều do ở Thượng hoàng quyết định cả” (Nam ông mộng lục, tờ 3a7-9 và ĐVSKTT 5 tờ 24a9-b3). Song trong trường hợp vua Trần Nhân Tông, dù Thượng hoàng Thánh Tông đang còn, nhưng tất cả mọi việc đều chính do vua Trần Nhân Tông quyết định. Thí dụ điển hình là sự kiện “Đỗ Hành chỉ được phong quan nội hầu, vì khi bắt được Ô Mã Nhi không dâng lên vua mà lại dâng lên Thượng hoàng”, như ĐVSKTT 5 tờ 56b9 - 57a1 đã ghi. Việc Đỗ Hành không được phong tước cao này rõ ràng xác định vai trò của vua Trần Nhân Tông trong sự lãnh đạo và quyết định công việc của đất nước. Thực tế, ĐVSKTT đã ghi chính vua Trần Nhân Tông đã tiếp các phái bộ của Trung Quốc từ cuối năm 1278 cho đến khi mất. Sự thật, việc nghiên cứu vua Trần Nhân Tông cũng như bất cứ nhân vật lịch sử nào của Việt Nam, tất nhi ên phải lấy các sử liệu Việt Nam làm chính. Song vào thời vua Trần Nhân Tông, nước ta có những quan hệ ngoại giao và quân sự với Trung Quốc. Quan hệ ấy đặc biệt đã để lại cho ta một số sự kiện và tác phẩm mang tên những người lãnh đạo đất nước ta, nhưng lại không có trong chính sử của Việt Nam. Vì vậy, nó đòi hỏi ta phải xác định các tên vừa nêu liên hệ với những nhân vật nào có mặt trong chính sử ấy. Ngay một sự kiện vua nhà Trần đã đổi tên mình trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã cho thấy ít nhiều ý đồ
  6. các hoàng đế Đại Việt không muốn cho phía Trung Quốc biết rõ nhân thân của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Việc dài dòng bàn cãi để đồng nhất các tên ấy với nhau trở thành tất yếu. Một lý do nữa là vì vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu nước ta đề cập tới, nhưng đã dễ dàng chấp nhận cách giải quyết của Yamamoto. Thực tế, cách giải quyết của Yamamoto, như chúng tôi đã chứng tỏ, có quá nhiều sơ hở, đặc biệt ông đã không coi trọng chính sử Việt Nam làm cơ sở. Vì thế, khi bàn cãi, chúng tôi không chỉ nhắm đến những sơ hở của chính Yamamoto, mà còn nhắm đến việc sửa sai những tác động nhận thức của Yamamoto đối với giới nghiên cứu sử học của nước ta
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2