intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tương đồng và những biệt sắc trong nghi lễ hầu đồng của một số tộc người ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu các hình thức của nghi lễ hầu đồng tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và khai thác giá trị tích cực của tín ngưỡng. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên một hệ thống tiêu chí chặt chẽ để tổng hợp thông tin, phân tích, so sánh, giải thích các khía cạnh khác nhau trong nghi lễ hầu đồng của các tộc người ở Việt Nam, từ đó giúp nhận diện các dạng thức phong phú của các nghi lễ này ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tương đồng và những biệt sắc trong nghi lễ hầu đồng của một số tộc người ở Việt Nam

  1. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ NHỮNG BIỆT SẮC TRONG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG CỦA MỘT SỐ TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM Đoàn Ngọc Chung* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội *Tác giả liên hệ: doanngocchung.literature@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu các hình thức của nghi lễ hầu đồng tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và khai thác giá trị tích cực của tín ngưỡng. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên một hệ thống tiêu chí chặt chẽ để tổng hợp thông tin, phân tích, so sánh, giải thích các khía cạnh khác nhau trong nghi lễ hầu đồng của các tộc người ở Việt Nam, từ đó giúp nhận diện các dạng thức phong phú của các nghi lễ này ở nước ta. Đồng thời, nghiên cứu cung cấp thêm tư liệu cho cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước để có sự hiểu biết sâu sắc về nghi lễ hầu đồng của các tộc người, từ đó định hướng một cách đúng đắn việc quản lý các hoạt động hầu đồng sao cho lành mạnh, phù hợp với bản sắc, truyền thống văn hóa của các tộc người. Từ khóa: Nghi lễ hầu đồng, Shaman giáo, dạng thức hầu đồng, so sánh nghi lễ hầu đồng. THE COMPARISON OF THE DEMAND AND DIFFERENCES OF THE SOME PEOPLE IN VIETNAM Doan Ngoc Chung* University of Social Science and Humanties – VNU Ha Noi *Corresponding author: doanngocchung.literature@gmail.com ABTRACT Studying forms of “hầu đồng” ritual in Vietnam is of great importance in the management and exploitation of positive values of belief. In this study, the author bases on a system of close criteria to synthesize information, analyze, compare, explain the different aspects of “hầu đồng” ritual of the ethnic groups in Vietnam, which helps to identify the abundant forms of these rituals in our country. Besides, the study provides many materials for authorized agencies of provinces and cities all over the country to have a deep understanding of “hầu đồng” ritual of the ethnic groups. Hence, it helps to orient properly about managing the activities of “hầu đồng” in order that it is healthy and suitable for the identities and cultures of the ethnic groups. Keywords: “Hầu đồng” ritual, Shamanism, forms of “hầu đồng”, comparison of “hầu đồng” forms. TỔNG QUAN tồn tại, thậm chí còn phát triển trong xã hội Nghi lễ hầu đồng (Mediumship) là một nghi ngày nay. lễ phổ biến trên thế giới và ở nhiều tộc người Trên thực tế, hầu đồng không chỉ tồn tại khác nhau của Việt Nam. William John riêng biệt mà còn có tác động rất lớn đến đời Kaspari cho rằng: Mediumship is defined as sống xã hội của con người. Hơn nữa, thông the practice of certain people – known as qua nghi lễ hầu đồng mà những giá trị văn mediums - to mediate communication hóa, bản sắc của các tộc người được thể hiện between spirits and other human being. một cách rõ nét và phong phú. Điều này có (Mediumship được định nghĩa là thực hành thể thấy rõ qua các dạng thức hầu đồng đặc của một số người cụ thể – được gọi là ông trưng của mỗi tộc người như trong nghi lễ đồng (bà đồng) – để làm trung gian giao tiếp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Kinh, giữa các linh hồn và con người). Hầu đồng nghi lễ Mo của người Mường hay nghi lễ của các dân tộc ở Việt Nam là một trong Then của người Tày. Bên cạnh những nét những nghi lễ gắn liền với tín ngưỡng, mặc chung, thì mỗi tộc người lại có những nét dù đã hình thành từ xa xưa nhưng vẫn còn khác biệt riêng trong việc thực hành nghi lễ 611
  2. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học hầu đồng. Có thể nói, hầu đồng là một thành nâng cao nội dung nghiên cứu theo mục tiêu tố văn hóa của mỗi một tộc người. đã đề ra của đề tài. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự đa dạng Nghiên cứu điền dã văn học dân gian: Cùng của các hình thức hầu đồng khác nhau ở một với việc nghiên cứu qua các tài liệu thứ cấp, số tộc người tại Việt Nam, để từ đó có thể trong điều kiện cá nhân cho phép, tác giả giúp thêm tư liệu cho cơ quan chức năng của cũng thực hiện nghiên cứu thực địa tại một các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước trong số địa điểm để tăng cường sự hiểu biết, trải việc định hướng các hoạt động này sao cho nghiệm của cá nhân, về tín ngưỡng hầu đồng. lành mạnh, phù hợp với bản sắc, truyền thống Tác giả đã thực hiện các kỹ thuật: văn hóa của các tộc người, chống các hành vi Quan sát tham dự: Tác giả sử dụng thao tác lợi dụng hầu đồng để tuyên truyền mê tín dị này khi có điều kiện dự trực tiếp nghi lễ hầu đoan và vụ lợi bất chính, đồng thời tạo cơ sở đồng của các tộc người. Trong quá trình để giới thiệu và lưu giữ những giá trị văn hóa tham dự các nghi lễ, tác giả đã cố gắng quan lâu đời cũng như quảng bá du lịch tại địa bàn sát mọi hành động được diễn ra trong buổi lễ của các tộc người. và ghi chép lại những gì đã chứng kiến. Tuy nhiên, do chưa có điều kiện để tham dự nhiều VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP lễ hầu đồng của các tộc người, nên tác giả đã Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: cố gắng tăng cường quan sát qua các video, Tác giả sử dụng phương pháp này để tiếp cận clip phóng sự của các cơ quan nghiên cứu nguồn tư liệu mà các nhà nghiên cứu đã thực (đặc biệt là Viện Văn hóa nghệ thuật quốc hiện về nghi lễ hầu đồng của các tộc người, gia Việt Nam), Đài Truyền hình Việt Nam, từ đó chắt lọc, khai thác giá trị của các thông các video về lễ hầu đồng được chia sẻ trên tin mà họ cung cấp, đồng thời phát triển, các phương tiện truyền thông đại chúng. Hình 1. Phỏng vấn Thầy Then Lưu Xuân Lai ở xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Phỏng vấn: Tác giả sử dụng phương pháp học tập tại Hà Nội. này để tìm hiểu sâu về tâm tư, ước nguyện Các tri thức thu thập được từ việc nghiên cứu của những người tham gia hầu đồng, đồng thực địa đã được tác giả tổng hợp lại và sử thời tìm hiểu những nét đặc sắc trong nghi lễ dụng thao tác mô tả dân tộc học để tái hiện, hầu đồng của các tộc người qua kinh nghiệm viết báo cáo, đặc biệt là trong phần mô tả cá nhân của họ. Bên cạnh đó, tác giả còn trực diễn trình nghi lễ, các yếu tố trong nghi lễ tiếp phỏng vấn những thanh đồng, thầy Mo, hầu đồng. thầy Then (Hình 1) đồng thời tìm hiểu thêm Phương pháp so sánh, tổng hợp: Từ các dữ thông tin qua những giảng viên, sinh viên là liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được tác giả tiến người dân tộc thiểu số có hiểu biết về nghi lễ hành so sánh nghi lễ hầu đồng giữa các tộc hầu đồng của dân tộc mình đang công tác và người, để thấy được những nét chung về bản 612
  3. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học chất và những khác biệt của mỗi (mà tác giả đích thỏa mãn những nhu cầu về tâm linh của gọi là “những biệt sắc”), từ đó tổng hợp để có con người như: cầu công danh, tiền bạc, sức cái nhìn tổng quát và toàn diện về nghi lễ hầu khỏe, chữa bệnh... đồng ở Việt Nam. Nghi lễ hầu đồng của ba tộc người đều thể hiện quan niệm về thế giới đa tầng và hệ KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN thống thần linh đa thần, trong đó, thần linh Nghi lễ hầu đồng (Mediumship) là một nghi mà các nghi lễ hầu đồng hướng tới chủ yếu là lễ thuộc dòng Shaman giáo phổ biến trên thế các thần tự nhiên như: trời, đất, rừng, nước... giới, trong đó thần linh nhập vào thân xác Những người tham gia nghi lễ bao gồm: chủ thầy đồng để giao tiếp với người trần. Nghi thể thực hành nghi lễ, người thụ lễ và người lễ hầu đồng của các tộc người ở Việt Nam tham dự nghi lễ. Chủ thể thực hành nghi lễ tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau. Từ việc đều là những con người có khả năng đặc biệt, điểm qua các dạng thức hầu đồng của các tộc thông qua họ mà người phàm có thể giao tiếp người ở khắp Việt Nam (người Lô Lô, người với thần linh. Người thụ lễ là người trực tiếp H’mông, người Thái, người Nùng, người thụ hưởng những lợi ích mà buổi lễ hầu đồng Lự,…), nghiên cứu này tập trung tìm hiểu đem lại. Người tham dự nghi lễ là những nghi lễ lên đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu người thân quen, họ hàng với chủ lễ, góp của người Kinh, nghi lễ Mo của người phần tạo nên không khí, tính thiêng, sự thăng Mường và nghi lễ Then của người Tày. hoa của buổi lễ. Các hình thức hầu đồng của ba tộc người mà Trang phục trong các nghi lễ hầu đồng chúng tôi khảo sát có những điểm tương thường được chế tạo một cách công phu, tỉ đồng đáng chú ý sau: Về mục đích thực hiện: mỉ và mang những màu sắc đậm, mạnh như: Các nghi lễ đều được thực hiện nhằm mục đỏ, xanh, vàng, trắng... (Hình 2). Hình 2. Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Kinh Lễ vật dâng cúng thần linh phải là những vật xác của người trần thực hành một số nghi lễ phẩm “sạch sẽ”, “thanh tịnh” được con tâm linh và cuối cùng là thánh thăng. người lựa chọn cẩn thận, thể hiện sự thành Mặc dù có những nét tương đồng về bản kính đối với thần linh... chất, nhưng ở mỗi nghi lễ vẫn luôn tồn tại Lời hát và âm nhạc trong nghi lễ hầu đồng những yếu tố riêng, mang màu sắc đặc trưng của các tộc người ở Việt Nam ngoài chức của từng tộc người về các khía cạnh cụ thể: năng truyền tải một số nội dung nhất định mục đích thực hiện, hệ thống thần linh, đối của buổi lễ thì còn có chức năng tạo ra một tượng tham gia nghi lễ và cách tiến hành môi trường đặc biệt thúc đẩy sự hòa nhập và nghi lễ. thông quan của con người với thần linh. Về mục đích thực hiện, nghi lễ lên đồng của Diễn biến nghi lễ được trải qua ba bước người Kinh chủ yếu hướng tới việc cầu tài chính là: thần linh nhập hồn vào chủ thể thực lộc, sự may mắn, bình an. Mục đích trong hành nghi lễ sau đó thần linh thông qua thể nghi lễ Mo là thuyết phục và hướng dẫn linh 613
  4. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học hồn người chết về với tổ tiên (Hình.3) và chứng nhận năng lực cho thầy Then, chữa Then của người Tày được thực hiện nhằm bệnh, giải hạn. Hình 3. Nghi lễ Mo của người Mường Hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Trang phục trong nghi lễ hầu đồng của các của người Kinh khá quy cũ, chặt chẽ, bên tộc người có sự khác biệt do sự hình dung và cạnh hệ thống nhiên thần là hệ thống nhân quan niệm của họ về các vị thần linh khác thần. Sự phân chia các tầng thế giới trong nhau. Ngoài ra, các đạo cụ được sử dụng quan niệm người Mường còn chưa rõ ràng, trong các nghi lễ rất đa dạng, đặc sắc và thần linh rất gần gũi với con người. Còn hệ phong phú. thống thần linh của người Tày chịu sự ảnh Lời hát và âm nhạc có sự khác biệt ở bộ phận hưởng sâu sắc của Nho – Phật – Đạo. đảm nhiệm âm nhạc và nhạc khí được sử Thành phần tham gia nghi lễ, ngoài chủ thể dụng trong nghi lễ. thực hiện thì trong nghi lễ lên đồng của Diễn trình của nghi lễ, trong nghi lễ lên đồng người Kinh còn có đồng thầy, pháp sư, hầu của người Kinh có sự xuất thần – nhập hóa dâng và cung văn, trong nghi lễ Mo của của cả một hệ thống điện thần vào thân xác người Mường có đội quạt ma và nghi lễ Then của một ông đồng hoặc bà đồng. Diễn trình thì có rất đông những người phụ lễ. của nghi lễ Mo được thể hiện qua những bữa Lễ vật trong nghi lễ lên đồng của người Kinh ăn chung với người mất. Trong nghi lễ Then là cầu kỳ, trù phú nhất. Còn ở các tộc người của người Tày, tại một thời điểm có thể có khác thì lễ vật thường đơn giản hơn, chủ yếu nhiều người cùng xuất thần, nhập hóa. là những sản vật của tộc người. Hình 4. Nghi lễ Then cấp sắc của người Tày 614
  5. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dù của đề tài sẽ góp phần bảo tồn và phát huy cùng thực hành nghi lễ hầu đồng nhưng mỗi những giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc. tộc người lại có những quan niệm, cách thức Từ kết quả của việc nghiên cứu sự tương thực hiện khác nhau. Chính những khác biệt đồng và những biệt sắc trong nghi lễ hầu này đã góp phần tạo nên một nền văn hóa tín đồng của một số tộc người ở Việt Nam. Tác ngưỡng rất đa dạng và phong phú trong hệ giả đưa ra một số kiến nghị như sau: thống văn hóa Việt Nam. Lập hồ sơ nghiên cứu chuyên đề, toàn diện về các loại nghi lễ hầu đồng của các tộc KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ người ở Việt Nam để bảo tồn các di sản văn Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dù hóa phi vật thể của các tộc người, ghi nhận cùng thực hành nghi lễ hầu đồng, cùng có bức tranh văn hóa đa dạng của cộng đồng các những điểm tương đồng cơ bản về các khía tộc người ở Việt Nam. cạnh: mục đích thực hiện, quan niệm về thế Bên cạnh việc quảng bá cho các thực hành giới và hệ thống thần linh, những người tham văn hóa gắn với nghi lễ hầu đồng của người gia nghi lễ và cách thức tiến hành, nhưng ở Việt vốn đã được UNESCO công nhận, cần mỗi tộc người lại luôn thể hiện những quan quảng bá cho các di sản tương tự của các tộc niệm, cách thức thực hiện khác nhau mang người khác. bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng các nghi lễ Chính những khác biệt này đã góp phần tạo hầu đồng của các tộc người, Nhà nước cần có nên một nền văn hóa tín ngưỡng rất đa dạng chính sách quản lý các sinh hoạt tín ngưỡng và phong phú trong hệ thống văn hóa Việt một cách có hiệu quả, vừa đáp ứng nguyện Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện vọng tâm linh của người dân các tộc người, nay, có không ít kẻ lợi dụng tín ngưỡng để vừa giữ gìn và phát huy môi trường sinh hoạt mưu lợi cho bản thân làm biến tướng, lệch tín ngưỡng lành mạnh, hướng tới những hiệu lạc những giá trị văn hóa truyền thống cũng quả tích cực đối với các cá nhân, cộng đồng như những giá trị tốt đẹp mà các tín ngưỡng và xã hội (khai thác hiệu quả các giá trị của mang lại. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ và nghi lễ hầu đồng: chữa bệnh, giải hạn, đem định hướng phát triển đúng đắn là yêu cầu lại niềm tin, hi vọng,...). cấp thiết mà đề tài chỉ ra. Kết quả nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO HOÀNG ANH NHÂN (2012): Mo lên Trời – Bài ca đưa hồn người chết về cõi vĩnh hằng. Nhà xuất bản Thanh Niên. NGÔ ĐỨC THỊNH (2009): Đạo Mẫu Việt Nam. Nhà xuất bản Tôn giáo. NGÔ ĐỨC THỊNH (chủ biên) (2014): Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. BÙI THIỆN (1996): Mo Mường. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. NGUYỄN THỊ YÊN (2007): Then Tày. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. NGUYEN THI HIEN (2002): The Religion of The Four Palaces: Mediumship and Therapy in Viet Culture. University Press OfIndiana. MIRCEA ELIADE (1964) Shamanism archaic techniques of ecstasy. Princeton University Press. 615
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2