Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
<br />
SUY GIẢM NHẬN THỨC SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO<br />
Lê Thị Yến Phụng*, Trần Công Thắng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Chấn thương sọ não là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, gây tử vong và tàn tật<br />
đứng hàng đầu. Ngoài ra, chấn thương sọ não còn ảnh hưởng lên chức năng nhận thức – một vấn đề còn chưa<br />
được chú trọng nhiều ở Việt Nam.<br />
Mục tiêu: Xác định tần suất, đặc điểm, và những yếu tố liên quan tới suy giảm nhận thức sau chấn<br />
thương sọ não.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá chức năng nhận thức trên 63 bệnh nhân chấn thương<br />
sọ não tại khoa Chấn thương sọ não bệnh viện Chợ Rẫy tại thời điểm 3 tháng sau chấn thương.<br />
Kết quả: Tại thời điểm 3 tháng sau chấn thương, có 39 bệnh nhân có bất thường chức năng nhận thức<br />
trên MoCA test với điểm trung bình là 19,9 ± 3,5, 24 bệnh nhân có chức năng nhận thức bình thường với điểm<br />
trung bình 26,7 ± 0,9. Trong 39 bệnh nhân có ảnh hưởng chức năng nhận thức có 2 bệnh nhân có ảnh hưởng trên<br />
hoạt động sống hàng ngày. Bệnh nhân bị chấn thương sọ não thường có tổn thương thùy trán, thùy thái dương,<br />
xuất huyết dưới nhện và tụ máu dưới màng cứng. Chấn thương sọ não không ảnh hưởng lên một chức năng<br />
nhận thức cụ thể mà ảnh hưởng đồng đều lên tất cả các nhóm. Độ nặng khi chấn thương, vị trí tổn thương và số<br />
lượng tổn thương không tương quan với mức độ suy giảm nhận thức. Tuổi cao, nữ giới và trình độ học vấn thấp<br />
là những yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức sau chấn thương.<br />
Kết luận: Chấn thương sọ não là một yếu tố nguy cơ của suy giảm nhận thức, ảnh hưởng lên toàn thể<br />
các chức năng nhận thức.<br />
Từ khóa: chấn thương sọ não, suy giảm nhận thức, thang đánh giá nhận thức MoCA<br />
ABSTRACT<br />
COGNITIVE IMPAIRMENT AFTER TRAUMATIC BRAIN INJURY<br />
Le Thi Yen Phung, Tran Cong Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 216 - 222<br />
<br />
Background: Traumatic brain injury as a public health problem worldwide, causing death and<br />
disability forefront. Besides, traumatic brain injury also affect cognitive function - a problem has not been<br />
much focus on Vietnam.<br />
Objective: Determine the frequency, characteristics, and factors related to cognitive impairment after<br />
traumatic brain injury.<br />
Methods: Assessment of cognitive function on 63 brain injury patients at the Department of Head<br />
Trauma Cho Ray hospital at 3 months after injury.<br />
Results: At 3 months after injury, 39 patients with abnormal cognitive function on the MoCA test with<br />
average point of 19.9 ± 3.5, 24 patients had normal cognitive function with average point 26.7 ± 0.9. In 39<br />
patients with cognitive functions affected 2 patients had an influence on activities of daily living. Patients with<br />
traumatic brain injury often have damage the frontal lobe, temporal lobe, subarachnoid hemorrhage and subdural<br />
hematoma. Traumatic brain injury does not affect a specific cognitive functions that affects equally to all groups.<br />
<br />
<br />
*Bộ môn Thần Kinh, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Yến Phụng ĐT: 0934040239 Email: yenphungle@gmail.com<br />
216 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
As injury severity, lesion location and number of lesions does not correlate with the degree of cognitive<br />
impairment. Advanced age, female gender and low levels of education are factors related to cognitive impairment<br />
after injury.<br />
Conclusion: Traumatic brain injury is a risk factor of cognitive impairment, can affect all<br />
cognitive functions.<br />
Keywords: traumatic brain injury, cognitive impairment, MoCA test<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Bước 2: Khi bệnh nhân tái khám vào thời<br />
điểm 3 tháng, đánh giá thang điểm MoCA, IADL<br />
Theo Niên giám thống kê y tế của Bộ Y tế<br />
và phỏng vấn bệnh nhân và/hoặc thân nhân về<br />
Việt Nam vào các năm 2010(2), 2011(3), và<br />
tính chất giảm trí nhớ của bệnh nhân sau xuất<br />
2012(4), tổn thương do chấn thương trong sọ<br />
viện, thời gian từ 01/04/2016 đến 30/04/2016.<br />
luôn luôn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử<br />
vong hàng đầu. Ngoài tỷ suất tử vong cao, các KẾT QUẢ<br />
nạn nhân chấn thương sọ não còn chịu các ảnh Đặc điểm chấn thương sọ não và suy giảm<br />
hưởng về tàn tật, tâm lý và nhận thức sau<br />
nhận thức<br />
chấn thương. Trên thế giới đã có nhiều công<br />
Trong 63 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nữ<br />
trình nghiên cứu về suy giảm nhận thức sau<br />
giới có 17 người chiếm tỷ lệ là 27,0%, nam có 46<br />
chấn thương sọ não. Về dịch tễ học, chấn<br />
người chiếm tỷ lệ 73,0%. Như vậy nam chiếm ưu<br />
thương sọ não ở tuổi trẻ và trung niên làm<br />
thế với tỷ lệ nam/ nữ là 2,7/1.<br />
tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở khi lớn tuổi gấp 2<br />
đến 4 lần so với dân số chung(7). Tại Thái Lan – Bệnh nhân bị chấn thương sọ não có tuổi<br />
một quốc gia có điều kiện kinh tế xã hội và thấp nhất là 19 tuổi và cao nhất là 68 tuổi, độ tuổi<br />
giao thông gần giống nhất với Việt Nam, trong trung bình là 37,3 ± 13,3 tuổi. Trong đó tuổi trung<br />
một nghiên cứu tiến hành năm 2011 có 27,1% bình của nữ giới là 44,6 ± 13,5 tuổi, tuổi trung<br />
bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ có ảnh bình của nam giới là 34,5 ± 12,2 tuổi.Tỷ lệ bệnh<br />
hưởng tới chức năng điều hành – là một trong nhân bị chấn thương sọ não cao nhất trong<br />
các lĩnh vực của nhận thức(11). Hiện tại ở Việt nhóm 19-40 tuổi chiếm 60,3% (38 bệnh nhân),<br />
Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu nhóm trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,8% (3<br />
đánh giá về nhận thức trên các bệnh nhân sau bệnh nhân).<br />
chấn thương sọ não. Có 30,2% bệnh nhân được đi học từ 1 đến 6<br />
ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU năm (19 bệnh nhân), 47,6% bệnh nhân được đi<br />
học từ 7 đến 12 năm (30 bệnh nhân), và 22,2%<br />
Bệnh nhân sau chấn thương sọ não được bệnh nhân đi học trên 12 năm (14 bệnh nhân).<br />
điều trị tại Khoa chấn thương sọ não bệnh viện<br />
Có 41 bệnh nhân có sử dụng rượu chiếm<br />
Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ 01/01/2016<br />
65,1% và tất cả là nam giới. Có 25 bệnh nhân có<br />
đến 31/01/2016. Thời gian đánh giá vào 3 tháng<br />
sử dụng thuốc lá chiếm 39,7% trong đó có 24<br />
sau chấn thương.<br />
bệnh nhân nam và 1 bệnh nhân nữ.<br />
Phương pháp nghiên cứu Tình huống xảy ra chấn thương: Tỷ lệ chấn<br />
Cắt ngang mô tả. thương sọ não do tai nạn giao thông là 88,9% (56<br />
Bước 1: Thu thập số liệu về dịch tễ học, lâm trường hợp) và chấn thương do tai nạn sinh hoạt<br />
sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân chấn là 11,1% (7 trường hợp).<br />
thương sọ não nhập viện từ 01/02/2016 đến Trong chấn thương do tai nạn sinh hoạt, có<br />
29/02/2016 trong thời gian bệnh nhân nằm 4 trường hợp do té trên mặt phẳng ngang<br />
nội trú.<br />
<br />
<br />
Thần kinh 217<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
chiếm 57,1% (6,3% tỷ lệ chung), 2 trường hợp nhện và tụ máu ngoài màng cứng thường gặp<br />
do rơi từ trên cao xuống chiếm 28,6% (3,2% tỷ nhất. Tỷ lệ bệnh nhân có 1 tổn thương và nhiều<br />
lệ chung), 1 trường hợp do bị đánh chiếm tổn thương tương đương nhau. Tỷ lệ bệnh nhân<br />
14,3% (1,6% tỷ lệ chung). có tổn thương ở bán cầu trái, bán cầu phải hoặc<br />
Mức độ chấn thương cả 2 bán cầu cũng tương đương nhau.<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 42 trường Tỷ lệ suy giảm nhận thức<br />
hợp chấn thương mức độ nhẹ chiếm 66,7% và 21 Dựa trên MoCA test với điểm cắt là 26,<br />
trường hợp chấn thương mức độ trung bình trong 63 trường hợp có 24 trường hợp nhận<br />
chiếm 33,3%. thức bình thường chiếm 38,1%, và 39 ca có<br />
tình trạng suy giảm nhận thức chiếm 61,9%.<br />
Dấu thần kinh định vị<br />
Điểm MoCA thấp nhất là 13, cao nhất là 29,<br />
Có 4 trường hợp có yếu nửa người chiếm tỷ<br />
trung bình là 22,5 ± 4,4 điểm.<br />
lệ 6,3% và 3 trường hợp mất khứu sau chấn<br />
Trong 39 ca có suy giảm nhận thức, có 2 ca<br />
thương chiếm tỷ lệ 4,8%. Các dấu thần kinh khác<br />
có ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày<br />
như co giật, mất ngôn ngữ và giới hạn thị trường<br />
chiếm tỷ lệ 2,9% tổng số bệnh nhân. Do đó,<br />
không ghi nhận trường hợp nào.<br />
chúng tôi không tách riêng nhóm có suy giảm<br />
Đặc điểm CT Scan não nhận thức và hoạt động sống hàng ngày mà<br />
Bảng 1. Phân bố tổn thương trên CT Scan đầu gộp chung trong tính toán số liệu về suy giảm<br />
Tổn thương Tần suất Tỷ lệ nhận thức.<br />
Không có tổn thương 25 39,7%<br />
Đặc điểm suy giảm nhận thức trên chấn<br />
Có tổn thương 38 60,3%<br />
Vị trí Thùy trán 11 28,9% thương sọ não<br />
Thùy đính 2 5,2% Bảng 2. Liên quan giữa các lĩnh vực nhận thức và sự<br />
Thùy chẩm 1 2,6% suy giảm nhận thức<br />
Thùy thái dương 13 34,2% Điểm trung bình Có SGNT Không SGNTχ<br />
2<br />
p<br />
Xuất huyết dưới nhện 12 31,6% TGKG/CNĐH 3,1 4,54 25,12 0,000<br />
Tụ máu ngoài màng4 10,5% Gọi tên 2,00 2,88 20,82 0,000<br />
cứng<br />
Chú ý 4,77 5,83 21,86 0,000<br />
Tụ máu dưới màng15 39,5%<br />
cứng Ngôn ngữ 0,74 2,21 31,79 0,000<br />
Xuất huyết liềm, lều 8 21,1% Trừu tượng 0,38 1,17 17,18 0,000<br />
Số lượng Một tổn thương 20 52,6% Nhớ lại 2,72 3,83 13,09 0,000<br />
Nhiều tổn thương 18 47,4% Định hướng 5,36 5,92 10,09 0,001<br />
Bán cầu Trái 13 34,2% Hầu hết các lĩnh vực nhận thức đều bị ảnh<br />
Phải 13 34,2% hưởng sau chấn thương sọ não ở các mức độ<br />
Hai bên 12 31,6% khác nhau.<br />
Nhóm bệnh nhân bị chấn thương sọ não có Điểm MoCA test theo mức độ chấn thương<br />
tổn thương trên CT scan chiếm tỷ lệ cao hơn<br />
Nhóm 42 bệnh nhân chấn thương mức độ<br />
nhóm bệnh nhân chấn thương không có tổn<br />
nhẹ có điểm MoCA test trung bình là<br />
thương trên CT scan đầu. Trong các vị trí tổn<br />
21,95 ± 4,43.<br />
thương, tổn thương nhu mô tại thùy trán và thùy<br />
thái dương thường gặp nhất. Trong các tổn Nhóm 21 bệnh nhân chấn thương mức độ<br />
thương ngoài nhu mô, xuất huyết khoang dưới trung bình có điểm MoCA test trung bình là<br />
23,52 ± 4,18.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
218 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và đặc điểm chấn thương sọ não<br />
Bảng 6. Liên quan của đặc điểm dịch tễ và suy giảm nhận thức<br />
Nhóm có chức năng nhận Nhóm suy giảm nhận<br />
Giá trị p<br />
thức bình thường thức<br />
Tuổi 29,2 ± 9,7 42,2 ± 12,7 p=0,041<br />
Nam 22 (47,8%) 24 (52,2%)<br />
Giới p=0,018<br />
Nữ 2 (11,8%) 15 (88,2%)<br />
1-6 năm 0 (0,0%) 19 (48,7%)<br />
Trình độ học vấn 7-12 năm 12 (50,0%) 18 (46,2%) p=0,000<br />
Trên 12 năm 12 (50,0%) 2 (5,1%)<br />
Các yếu tố tuổi, giới và trình độ học vấn Số lượng tổn thương trên CT Scan đầu<br />
có liên quan với sự suy giảm nhận thức của Có 25 bệnh nhân suy giảm nhận thức có tổn<br />
bệnh nhân. thương trên CT Scan đầu trong đó 12 bệnh nhân<br />
Mức độ chấn thương tổn thương 1 vị trí (48,0%) và 13 bệnh nhân tổn<br />
Trong nhóm suy giảm nhận thức có 28 bệnh thương nhiều vị trí (52,0%). Có 13 bệnh nhân<br />
nhân chấn thương mức độ nhẹ (71,8%) và 11 nhận thức bình thường có tổn thương trên CT<br />
bệnh nhân chấn thương mức độ trung bình Scan đầu trong đó 8 bệnh nhân tổn thương 1 vị<br />
(28,2%). Trong nhóm chức năng nhận thức bình trí (61,5%) và 5 bệnh nhân tổn thương nhiều vị<br />
thường có 14 bệnh nhân chấn thương mức độ trí (38,5%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý<br />
nhẹ và 10 bệnh nhân chấn thương mức độ trung nghĩa thống kê, p=0,506 >0,05.<br />
bình. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa Vị trí tổn thương<br />
thống kê, p=0,41>0,05. Tổn thương tại thùy trán ảnh hưởng nhiều<br />
Tổn thương trên CT Scan nhất đến chức năng điều hành/thị giác không<br />
Trong nhóm suy giảm nhận thức có 14 bệnh gian, nhớ lại, tư duy trừu tượng, và ngôn ngữ.<br />
nhân không có tổn thương trên CT Scan đầu Đồng thời chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(35,9%) và 25 bệnh nhân có tổn thương trên CT về nhớ lại giữa vị trí thùy trán và các vị trí khác,<br />
Scan đầu (64,1%). Trong nhóm chức năng nhận các lĩnh vực nhận thức khác không có sự khác<br />
thức bình thường có 11 bệnh nhân không có tổn biệt này.<br />
thương trên CT Scan đầu (45,8%) và 13 bệnh Tổn thương thùy thái dương ảnh hưởng đến<br />
nhân có tổn thương trên CT Scan đầu (54,2%). Sự chức năng điều hành/thị giác không gian, nhớ<br />
khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống lại, ngôn ngữ và tư duy trừu tượng. Đồng thời<br />
kê, p=0,596 >0,05. không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các<br />
Vị trí tổn thương trên CT Scan đầu lĩnh vực nhận thức của tổn thương thùy thái<br />
dương so với các vị trí khác.<br />
Có 25 bệnh nhân suy giảm nhận thức và có<br />
tổn thương trên CT Scan đầu, số lượng bệnh Trong tổn thương xuất huyết dưới nhện,<br />
nhân có tổn thương bán cầu phải, bán cầu trái và chức năng ngôn ngữ thay đổi chiếm tỉ lệ cao<br />
2 bán cầu lần lượt là 8 (32%), 10 (40,0%), 7 nhất, ngoài ra còn có chức năng điều hành/thị<br />
(28,0%). Có 13 bệnh nhân nhận thức bình thường giác không gian, nhớ lại, chú ý, tư duy trừu<br />
và có tổn thương trên CT Scan, số lượng bệnh tượng. Đồng thời không có sự khác biệt có ý<br />
nhân có tổn thương bán cầu phải, bán cầu trái và nghĩa thống kê về các lĩnh vực nhận thức giữa<br />
2 bán cầu lần lượt là 5 (38,5%), 3 (23,0%), 5 tổn thương xuất huyết dưới nhện và các<br />
(38,5%). Sự khác biệt về vị trí tổn thương ảnh tổn thương khác.<br />
hưởng chức năng nhận thức giữa các nhóm<br />
Tổn thương tụ máu dưới màng cứng gây<br />
không có ý nghĩa thống kê, p=0,69>0,05.<br />
ảnh hưởng lên hầu hết các chức năng ngoại trừ<br />
<br />
<br />
Thần kinh 219<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
chức năng định hướng. Đồng thời không có sự Đồng thời dân số trong nghiên cứu phổ biến ở<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê về các lĩnh vực khu vực nông thôn nên phân bố trình độ học<br />
nhận thức giữa tổn thương tụ máu dưới màng vấn chủ yếu dưới 12 năm.Trong nghiên cứu<br />
cứng với các vị trí khác. của chúng tôi, sự suy giảm nhận thức có liên<br />
BÀN LUẬN quan đến trình độ học vấn có ý nghĩa thống<br />
kê. Và trình độ học vấn cũng được chứng<br />
Tuổi minh là yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức. Với<br />
Trong số 63 bệnh nhân chấn thương sọ não, số năm được đi học chính thức càng cao thì ít<br />
tỷ lệ cao nhất trong 2 nhóm 19-40 tuổi (60,3%) và có nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí<br />
41-60 tuổi (34,9%) là nhóm tuổi lao động. Điều tuệ hơn những người được đi học ít hơn(1).<br />
này có thể giải thích do nhóm bệnh nhân trong Đặc điểm suy giảm nhận thức trên bệnh<br />
độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc<br />
nhân chấn thương sọ não<br />
dân số và cũng là nhóm tham gia lưu thông và<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm<br />
lao động chủ yếu, vì thế nguy cơ bị chấn thương<br />
MoCA test trung bình là 22,5 ± 4,4 điểm. Trong<br />
khi tham gia giao thông hay tham gia lao động<br />
nghiên cứu của tác giả Pertiwi điểm MoCA test<br />
sẽ cao hơn các nhóm tuổi khác.Kết quả phân tích<br />
trung bình là 23,84 ± 3,13(6). Điều này có thể giải<br />
của chúng tôi cho thấy sự suy giảm nhận thức<br />
thích do tỷ lệ bệnh nhân tốt nghiệp phổ thông<br />
của bệnh nhân chấn thương sọ não có gia tăng<br />
trong nghiên cứu của tác giả Pertiwi cao hơn so<br />
theo tuổi. Tuy nhiên, dù nhóm suy giảm nhận<br />
với chúng tôi (44,6% so với 22,2%).<br />
thức có độ tuổi trung bình cao hơn nhóm không<br />
suy giảm nhận thức (42,2 ± 12,7 so với 29,2 ± 9,7) Điểm MoCA test trong nghiên cứu của<br />
nhưng đây vẫn là độ tuổi lao động. Sự suy giảm chúng tôi ở nhóm bệnh nhân chấn thương sọ<br />
này có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, khả<br />
não nhẹ và trung bình lần lượt là 21,95 ± 4,43<br />
năng làm việc trở lại sau chấn thương.<br />
điểm và 23,52 ± 4,18 điểm. Trong nghiên cứu của<br />
Giới<br />
tác giả de Guise điểm MoCA của 2 nhóm lần<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ<br />
lượt là 19,02 ± 6,38 điểm và 18,83 ± 6,09 điểm(5).<br />
chiếm 27,0% và nam chiếm 73%. So sánh với<br />
Điểm MoCA trong nhóm chấn thương mức độ<br />
nghiên cứu của tác giả Trương Phước Sở nữ<br />
chiếm 33,5% và nam chiếm 66,5%(9), nghiên trung bình của chúng tôi cao hơn so với nhóm<br />
cứu của tác giả Trương Văn Việt nữ chiếm chấn thương mức độ nhẹ do trong nhóm chấn<br />
39,5% và nam chiếm 60,5%(10). Dù các kết quả thương mức độ trung bình có tỷ lệ bệnh nhân đã<br />
thống kê có sự khác biệt giữa các nghiên cứu tốt nghiệp phổ thông cao hơn, với 14,3% ở nhóm<br />
nhưng tỷ lệ nam bị chấn thương sọ não cao chấn thương nhẹ và 38,1% ở nhóm chấn thương<br />
hơn nữ khoảng 2 lần.<br />
trung bình.<br />
Trình độ học vấn<br />
Điểm MoCA trong nghiên cứu của chúng<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh<br />
nhân được đi học từ 1-6 năm chiếm 30,2%, từ tôi ở nhóm bệnh nhân không có tổn thương<br />
6-12 năm là 47,6%, và trên 12 năm là 22,2%. trên CT Scan và có tổn thương (tương ứng với<br />
Kết quả cho thấy trình độ học vấn dưới 12 tổn thương lan tỏa độ I và độ II) lần lượt là<br />
năm chiếm đa số vì nghiên cứu đã loại đi các 23,92 ± 3,52 điểm và 21,53 ± 4,66 điểm. Trong<br />
bệnh nhân không biết chữ để dễ thực hiện nghiên cứu của tác giả de Guise điểm MoCA<br />
đánh giá MoCA test. Điều này cũng phù hợp<br />
lần lượt là 18,84 ± 5,83 điểm và 18,55 ± 6,58<br />
với trình độ văn hóa giáo dục của Việt Nam.<br />
điểm(5).<br />
<br />
<br />
220 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mức độ chấn thương khác biệt có ý nghĩa thống kê về suy giảm nhận<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ chấn thức giữa tổn thương bán cầu trái, bán cầu phải<br />
thương mức độ nhẹ là 66,7% và chấn thương hoặc cả 2 bán cầu.<br />
mức độ trung bình là 33,3%. Trong nghiên cứu Tổn thương thùy trán, thùy thái dương, xuất<br />
của tác giả Trương Phước Sở, tỷ lệ chấn thương huyết dưới nhện và tụ máu dưới màng cứng<br />
mức độ nhẹ 61,6% và chấn thương mức độ trung thường gặp trong chấn thương sọ não tuy nhiên<br />
bình là 29,3%(9). Trong nghiên cứu của tác giả de các tổn thương này không ảnh hưởng chuyên<br />
Guise tỷ lệ bệnh nhân chấn thương mức độ nhẹ biệt lên chức năng nhận thức nào. Điều này có<br />
là 55,1% và mức độ trung bình là 26,1%(5). Có sự thể giải thích do trong chấn thương sọ não tổn<br />
khác biệt này có thể giải thích do trong nghiên thương có thể không ở 1 vị trí, hơn nữa mặc dù<br />
cứu của chúng tôi không có bệnh nhân chấn không thấy tổn thương trên CT Scan nhưngtổn<br />
thương mức độ nặng. Và qua số liệu của các thương lan tỏa do nhu mô bị kéo căng và rách<br />
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân chấn trên diện rộng, bao gồm nhiều loại tổn thương<br />
thương mức độ nhẹ cao hơn chấn thương mức như xuất huyết và rách nhu mô trên toàn não bộ.<br />
độ trung bình khoảng 2 lần. Dạng này thường gặp trong cơ chế tăng /giảm<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết luận tốc như trong tai nạn giao thông(8). Ngoài ra, tổn<br />
giống nghiên cứu của tác giả de Guise là không thương xuất huyết dưới nhện gây ảnh hưởng<br />
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm chức năng nhận thức do ảnh hưởng của tăng áp<br />
MoCA giữa mức độ chấn thương nhẹ và trung lực nội sọ cấp tính và đầu nước sau xuất huyết<br />
bình, và điều này cũng tương tự khi phân tích dưới nhện. Tổn thương tụ máu dưới màng cứng<br />
với từng lĩnh vực nhận thức(5). thường xuất hiện ở vị trí thùy trán và thái dương<br />
gây chèn ép các cấu trúc thần kinh gây ảnh<br />
Tổn thương trên CT Scan đầu<br />
hưởng lên chức năng nhận thức.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm<br />
có tổn thương tỷ lệ bệnh nhân có dập não là<br />
KẾT LUẬN<br />
52,6%, xuất huyết dưới nhện là 31,6%, xuất huyết Qua khảo sát trên 63 bệnh nhân chấn thương<br />
liềm lều là 21,1%, tụ máu dưới màng cứng là sọ não, bao gồm 42 trường hợp chấn thương<br />
39,5%, tụ máu ngoài màng cứng là 10,5%. Trong mức độ nhẹ (66,7%) và 21 trường hợp chấn<br />
tổn thương dập não chủ yếu gặp ở thùy thái thương mức độ trung bình (33,3%), chúng tôi có<br />
dương và thùy trán. Những tổn thương nội sọ kết luận:<br />
ghi nhận được trong nghiên cứu của chúng tôi Trên bệnh nhân chấn thương sọ não, tỷ lệ<br />
phù hợp với các vị trí tổn thương được ghi nhận suy giảm nhận thức là 61,9%, trong đó có 2,9% là<br />
trong lý thuyết cũng như qua các nghiên cứu là suy giảm nhận thức điển hình và 59% suy giảm<br />
thùy trán, thùy thái dương, xuất huyết dưới nhận thức nhẹ.<br />
nhện và tụ máu dưới màng cứng.<br />
Chấn thương sọ não gây suy giảm tất cả các<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự chức năng nhận thức (thị giác không gian/chức<br />
khác biệt có y nghĩa thống kê về điểm MoCA năng điều hành, gọi tên, chú ý, ngôn ngữ, trừu<br />
giữa 2 nhóm có và không có tổn thương. Điều tượng, nhớ lại và định hướng) tuy nhiên không<br />
này tương tự như kết luận của tác giả de Guise có mất chức năng nhận thức chuyên biệt.<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm MoCA<br />
Mối liên quan tình trạng nhận thức và đặc<br />
giữa các nhóm của phân loại Marshall trên CT<br />
điểm chấn thương: Tuổi bệnh nhân càng cao,<br />
Scan sau chấn thương(5).<br />
nguy cơ suy giảm nhận thức tăng.Nữ giới có<br />
Vị trí tổn thương trên CT Scan đầu nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn nam giới.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự Bệnh nhân có trình độ học vấn thấp có nguy cơ<br />
<br />
<br />
Thần kinh 221<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
suy giảm nhận thức cao hơn. Tổn thương thùy 5. de Guise E, Alturki AY, LeBlanc J, et al (2014). The Montreal<br />
Cognitive Assessment in persons with traumatic brain injury.<br />
trán ảnh hưởng đến chức năng điều hành/thị Appl Neuropsychol Adult, 21 (2): 128-35.<br />
giác không gian, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng. 6. Pertiwi JM, Yusuf I, As’ad S, et al (2015). Executive Function<br />
and Nitric Oxide in Mild-Moderate Traumatic Brain Injury.<br />
Tổn thương thùy thái dương ảnh hưởng đến<br />
Scholars Journal of Applied Medical Sciences, 3 (1B): 113-7.<br />
ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, nhớ lại và định 7. Shively S, Scher AI, Perl DP, et al (2012). Dementia resulting<br />
hướng. Tổn thương xuất huyết dưới nhện ảnh from traumatic brain injury: What is the pathology?. Archives<br />
of Neurology, 69 (10): 1245-51.<br />
hưởng đến chức năng điều hành/thị giác không 8. Silver JM, McAllister TW, Yudofsky SC (2005).<br />
gian, chú ý, ngôn ngữ, trừu tượng và nhớ lại. Neuropathology. In: Textbook of traumatic brain injury,<br />
Tổn thương tụ máu dưới màng cứng ảnh hưởng American Psychiatric Publishing, Inc., Washington, DC: 27-50.<br />
9. Trương Phước Sở, Tô Vĩnh Ninh, và cộng sự (2009). Nghiên<br />
đến chức năng điều hành/thị giác không gian, cứu tình trạng chấn thương sọ não từ sau quy định đội mũ<br />
gọi tên, chú ý, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, nhớ bảo hiểm. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược<br />
Thành phố HCM, tập 13 (6): 319-29.<br />
lại. Tình trạng suy giảm nhận thức không tương<br />
10. Trương Văn Việt (2002). Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương<br />
quan với độ nặng khi chấn thương, vị trí tổn sọ não do tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp<br />
thương và số lượng tổn thương. chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Thành phố<br />
HCM, tập 6 (Phụ bản của số 1): 14-20.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11. Tunvirachaisakul C, Thavichachart N, Worakul P (2011).<br />
1. Baumgart M, Snyder HM, Carrillo MC (2015). Summary of the Executive dysfunction among mild traumatic brain injured<br />
evidence on modifiable risk factors for cognitive decline and patients in Northeastern Thailand. Asian Biomedicine 5 (3): 407-<br />
dementia: A population-based perspective. Alzheimer’s& 11.<br />
Dementia, 11: 718-26.<br />
2. Bộ Y tế (2011). Niên giám thống kê y tế 2010. Nhà xuất bản Y Ngày nhận bài báo: 18/11/2016<br />
học, Hà Nội: 203-209.<br />
3. Bộ Y tế (2012). Niên giám thống kê y tế 2011. Nhà xuất bản Y Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016<br />
học, Hà Nội: 210-216. Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017<br />
4. Bộ Y tế (2013). Niên giám thống kê y tế 2012. Nhà xuất bản Y<br />
học, Hà Nội: 214-220.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
222 Chuyên Đề Nội Khoa<br />