Tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra của hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa: Nghiên cứu trong trường hợp ngành dệt may Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết Tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra của hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa: Nghiên cứu trong trường hợp ngành dệt may Việt Nam được nghiên cứu nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực dệt may thông qua phân tích việc hình thành tác động lan tỏa về cơ cấu đầu vào - đầu ra từ hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra của hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa: Nghiên cứu trong trường hợp ngành dệt may Việt Nam
- TÁC ĐỘNG CƠ CẤU ĐẦU VÀO - ĐẦU RA CỦA HOẠT ĐỘNG FDI ĐẾN DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA: NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TS. Hoàng Thị Phương Lan ThS. Cao Phương Thảo Học viện Tài chính Tóm tắt Đóng vai trò là ngành xuất khẩu chủ lực trong nhiều năm trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào tăng thu ngoại tệ, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, duy trì vị thế nước xuất khẩu lớn hàng dệt may trên thị trường thế giới… Trong những thành công của ngành dệt may Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI đã mang các thương hiệu, nhãn hiệu may mặc quốc tế đến Việt Nam, đưa hàng may mặc Việt Nam xâm nhập vào nhiều thị trường lớn trên thế giới. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm thu hút FDI vào ngành dệt may, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó, điểm yếu lớn nhất là năng lực cạnh tranh về các yếu tố phi giá chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Trong khi đó, doanh nghiệp FDI đang ngày càng gia tăng vị trí trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Thực tế này cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp FDI chưa hình thành được nhiều tác động tích cực đến doanh nghiệp nội địa. Bài viết này nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực dệt may thông qua phân tích việc hình thành tác động lan tỏa về cơ cấu đầu vào - đầu ra từ hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa. Kết quả nghiên cứu sẽ phần nào phản ánh những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa hai khối doanh nghiệp và sự cần thiết hình thành các tác động lan tỏa hoạt động FDI nhằm gia tăng giá trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dệt may nội địa. Từ khóa: Tác động lan tỏa, đầu vào - đầu ra, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nội địa, dệt may 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầu tư quốc tế nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng đã có những tác động to lớn làm thay đổi bối cảnh phát triển kinh tế không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới. Giống như các vấn đề kinh tế khác, hoạt động FDI cũng nhận được nhiều quan điểm trái chiều, trong đó, do sự phức tạp của các chủ thể tham gia nên các quan điểm đứng từ các góc độ khác nhau cũng đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau về tác động của FDI. Những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế xung quanh hoạt động FDI là vấn đề còn nhiều tranh cãi tùy theo góc độ nhìn nhận của 149
- mỗi chủ thể. Theo đó, FDI có tác động trên cả hai khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực trên cả hai góc độ nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư. Trên góc độ nước nhận đầu tư, FDI có cả tác động trực tiếp và gián tiếp đến nước nhận đầu tư trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Những ảnh hưởng trực tiếp của FDI đến nước nhận đầu tư như vốn, việc làm, công nghệ, quản lý… đã được nghiên cứu khá nhiều, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả muốn bàn đến các tác động gián tiếp của FDI đến doanh nghiệp nội địa của nước nhận đầu tư, được gọi là doanh nghiệp trong nước. Việc thu hút FDI sẽ tạo ra các tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp trong nước như tạo áp lực cạnh tranh, gây sức ép buộc doanh nghiệp trong nước phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng suất lao động, thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ... Những tác động này còn được gọi là tác động tràn, còn được gọi là tác động ngược (lan tỏa) của FDI (Taglioni&Winkler, 2014). Dù có thể có các cách gọi khác nhau nhưng đều phản ánh việc đánh giá các tác động từ FDI đến doanh nghiệp nội địa trong nước và việc hình thành nên các tác động này là do có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Gắn với hoạt động FDI, Blomstrom & Kokko (1998) cho rằng, tác động tràn có thể diễn ra khi sự thâm nhập và hiện diện của các doanh nghiệp FDI dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp của nước chủ nhà (host country), làm tăng áp lực cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phổ biến và chuyển giao công nghệ. Markusen & Venables (1999) cũng cho rằng, sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đã có tác động tích cực đến năng suất các yếu tố tổng hợp và xu hướng xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa tại nước chủ nhà. Tác động tràn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thể hiện qua việc xuất hiện các doanh nghiệp FDI có tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp trong nước như tăng áp lực cạnh tranh, buộc doanh nghiệp trong nước phải tăng hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ… (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006) Theo đó, tác động tràn được coi là kết quả từ quá trình hoạt động của doanh nghiệp FDI diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp nội địa tại nước nhận đầu tư. Như vậy, có thể hiểu một cách thống nhất là tác động tràn xuất hiện cùng với quá trình hoạt động của doanh nghiệp FDI, có các tác động cụ thể đến doanh nghiệp nội địa của nước nhận đầu tư qua khả năng làm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ. Có 4 loại tác động tràn: tác động liên quan đến cơ cấu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp (backward - forward effects); tác động liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ (demonstration effects); tác động cạnh tranh (competition effect) và tác động liên quan đến trình độ lao động (vốn con người). Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu vào tác động liên quan đến cơ cấu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp. 150
- Đây là tác động có biểu hiện rõ nét và gắn với đặc thù của các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là trong những lĩnh vực sản xuất thâm dụng lao động và nguyên liệu như dệt may. Đã có nhiều quốc gia, điển hình như Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đã tận dụng rất hiệu quả tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra. Doanh nghiệp dệt may nội địa từ nhà cung ứng đầu vào cho đến sản xuất thành phẩm đã tăng khả năng cạnh tranh, thậm chí có thể cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài. Là một trong ba nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp FDI xuất khẩu, doanh nghiệp dệt may nội địa Việt Nam đã hình thành được mối liên kết về đầu vào - đầu ra với doanh nghiệp FDI, đã tận dụng được tác động lan tỏa về cơ cấu đầu ra - đầu vào từ hoạt động FDI chưa? Đó chính là những câu hỏi lớn mà nhóm tác giả mong muốn đưa ra câu trả lời trong bài nghiên cứu này. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tràn về cơ cấu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp trong trường hợp ngành dệt may. - Thực trạng phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, FDI vào lĩnh vực dệt may ở Việt Nam. - Tác động về cơ cấu đầu vào - đầu ra từ hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa trên hai khía cạnh tác động xuôi chiều và ngược chiều. - Một số đánh giá và gợi ý nhằm hình thành và phát triển tác động lan tỏa nói chung và tác động về cơ cấu đầu vào - đầu ra nói riêng từ hoạt động FDI đến doanh nghiệp dệt may nội địa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính, dựa trên số liệu thứ cấp của các nguồn thông tin đáng tin cậy trong và ngoài nước như ITC Trademap, OTEXA, WB, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê… Tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết và thực tiễn nhằm thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu, báo cáo có liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, cũng như hoạt động của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tràn của FDI và tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp 3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tràn của FDI Tác động tràn của FDI được xem là kết quả của quá trình hoạt động của các doanh nghiệp FDI, có tác động gián tiếp, gây áp lực đến hoạt động sản xuất - xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa, bao gồm áp lực nâng cao trình độ lao động; nâng cao 151
- trình độ công nghệ qua phổ biến, chuyển giao công nghệ; gia tăng áp lực cạnh tranh và cải thiện cơ đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chiều hướng ảnh hưởng và mức độ lan tỏa của tác động tràn từ các doanh nghiệp FDI đến hoạt động sản xuất - xuất khẩu hàng hóa nội địa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nội địa. Để tác động tràn của hoạt động FDI có ảnh hưởng đến doanh nghiệp nội địa tại nước nhận đầu tư phụ thuộc vào cả nhân tố bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp nội địa. Nếu nhân tố bên trong doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận diện và chỉ có một góc độ nghiên cứu là từ phía bản thân doanh nghiệp, thì nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có sự phức tạp hơn về góc độ nghiên cứu. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp được nghiên cứu từ góc nhìn của hai chủ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, đó là Chính phủ (Chính phủ của nước nhận đầu tư) và nhà đầu tư nước ngoài. Có thể khái quát chung các yếu tố ảnh hưởng đến tác động tràn của FDI đến doanh nghiệp nội địa nước nhận đầu tư theo hình dưới đây: Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tác động tràn của FDI đến doanh nghiệp nội địa tại nước nhận đầu tư Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp doanh nghiệp Năng lực tổ chức và Từ phía nhà đầu tư Từ nhà quản lý vĩ mô quản lý nước ngoài của nước nhận đầu tư Nguồn nhân lực Mức độ sở hữu Chính sách thị doanh nghiệp FDI trường lao động Khả năng hấp thụ, khoảng Lĩnh vực đầu tư Pháp luật về quyền cách về công nghệ sở hữu trí tuệ Chiến lược tìm Chính sách thương Năng lực xuất khẩu nguồn cung ứng mại - công nghiệp Đặc điểm hàng hóa Chính sách thu hút Quy mô sản xuất DN FDI sản xuất và xúc tiến đầu tư nước ngoài Cách thâm nhập thị Hình thành các khu trường của MNC vực kinh tế đặc biệt Năng lực tài chính nước ngoài Thời gian hiện diện Hệ thống giáo dục của DN FDI đào tạo nước ngoài Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên Taglioni& Winkler, 2014 152
- Với đặc thù của ngành thâm dụng lao động và nguyên liệu như dệt may, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và hấp thụ các tác động tràn của hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa cũng khá phức tạp. Tất cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp đều đóng vai trò quyết định đến việc hình thành và hấp thụ các tác động tràn của hoạt động FDI. Năng lực tổ chức và quản lý, năng lực xuất khẩu, quy mô xuất khẩu, năng lực tài chính và ngay cả trình độ công nghệ của doanh nghiệp đều có liên quan mật thiết và quyết định đến số lượng, chất lượng, khả năng đáp ứng các yêu cầu về đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là chiến lược tìm nguồn cung ứng của nhà đầu tư, cũng như chính sách thương mại - công nghiệp, chính sách thu hút và xúc tiến đầu tư của Nhà nước cũng có những ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc hình thành các tác động tràn của hoạt động FDI. 3.1.2. Tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp Tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp có thể được hình thành theo hai chiều: tác động xuôi chiều (forward effect) nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hoá trung gian của doanh nghiệp FDI và tác động ngược chiều (backward effect) có thể xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Tác động này được hình thành giữa các ngành, xuất hiện do tác động của doanh nghiệp FDI đến các nhà cung cấp địa phương trong cùng mối quan hệ sản xuất kinh doanh. Hình 2: Tác động lan tỏa về cơ cấu đầu vào - đầu ra từ FDI đến doanh nghiệp nội địa thông qua liên kết sản xuất Nguồn: Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2017 153
- Về tác động ngược chiều: xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Có ba loại hình nhà cung cấp chính cho doanh nghiệp FDI, đó là nhà cung cấp tư nhân nội địa, nhà cung cấp nước ngoài cùng nước với nhà đầu tư, nhà cung cấp nước ngoài thuộc nước thứ ba. Tác động ngược chiều này có tác động lan tỏa tới nhà cung cấp đầu vào trung gian thông qua mối quan hệ với khách hàng. Thông qua việc yêu cầu nhà cung cấp phải sản xuất đầu vào trung gian chất lượng hơn, tác động ngược chiều có thể tạo động lực cho sản xuất, cải tiến quy trình, năng lực sản xuất. Các nghiên cứu cho thấy, liên kết ngược tích cực dễ hình thành hơn do xuất phát từ mong muốn của doanh nghiệp FDI về nâng cao chất lượng đầu vào từ phía khách hàng nước ngoài nên họ đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhằm tăng tính cạnh tranh của thị trường đầu vào và tăng chuyển giao công nghệ. Trong ngành công nghiệp chế biến là lĩnh vực công nghệ thấp, nhà cung cấp trong nước có thể tạo ra được những liên kết với doanh nghiệp FDI do sự khác biệt về trình độ công nghệ không quá lớn như các lĩnh vực công nghệ cao khác. Tuy nhiên, nếu năng lực sản xuất yếu kém của công nghiệp hỗ trợ trong nước, chất lượng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu thì tác động này khó được hình thành. Nhiều mặt hàng để đẩy mạnh xuất khẩu thì phải nhập khẩu 70 - 80% yếu tố đầu vào, làm hạn chế tác động lan tỏa cũng như làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Về tác động xuôi chiều: được hình thành nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hoá trung gian của doanh nghiệp FDI, nói cách khác đối tượng khách hàng của doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp trong nước. Tác động lan tỏa từ hoạt động FDI đến nền kinh tế trong nước thể hiện qua tiêu chí khách hàng của doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp trong nước. Liên kết xuôi là sự lan tỏa công nghệ giữa khách hàng trong nước mua đầu vào trung gian và doanh nghiệp FDI. Nếu liên kết ngược đề cập đến các lợi ích đối với ngành thượng nguồn thì liên kết xuôi sẽ có thể phát sinh lợi ích cho các ngành hạ nguồn, tuy nhiên, cả hai cách thức liên kết này đều thể hiện sự lan tỏa theo chiều dọc. Tất cả các thành phần kinh tế đều có sự phụ thuộc vào đầu vào trong nước. Nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, các doanh nghiệp đều có xu hướng sử dụng phần lớn đầu vào của doanh nghiệp cùng tỉnh hoặc tỉnh lân cận. Khi hình thành liên kết xuôi, đầu vào trung gian có nhiều khả năng sẽ đến từ doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên thị trường nội địa mà không phải thông qua mối quan hệ với nhà cung cấp nước ngoài. Việc hình thành và hấp thụ được tác động tràn về cơ cấu đầu vào - đầu ra có thể tạo ra sự lan tỏa tích cực dẫn đến nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại các thị trường có yêu cầu về chất lượng sản phẩm khắt khe hơn. Tuy nhiên, 154
- việc tạo được ảnh hưởng thực sự hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã phân tích như đã phân tích ở trên. 3.2. Tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra của hoạt động FDI đến doanh nghiệp dệt may nội địa Việt Nam 3.2.1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp dệt may Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt 6,000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiếm 2%). Với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp, đặc điểm của hàng may mặc là thâm dụng lao động nên hoạt động gia công sản xuất hàng dệt may là lợi thế của doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Dệt may đã là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm, đóng góp quan trọng vào GDP cũng như tạo việc làm cho nền kinh tế. Trên thị trường thế giới, hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam đã liên tục duy trì vị trí là quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới. Bảng 1: Top 10 nhà xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới năm 2018 (bao gồm mã HS 61, 62) Giá trị xuất khẩu Thị phần xuất TT Quốc gia (nghìn USD) khẩu (%) Thế giới 479,165,164 100 1 Trung Quốc 144,898,966 30.25 2 Bangladesh 37,556,118 7.8 3 Việt Nam 30,616,388 6.35 4 Italy 23,223,860 4.85 5 Đức 22,561,916 4.75 6 Ấn Độ 15,687,116 3.25 7 Thổ Nhĩ Kỳ 15,305,567 3.2 8 Tây Ban Nha 14,679,766 3.05 9 Hồng Kông 13,128,020 2.75 10 Campuchia 12,482,007 2.6 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dựa trên số liệu của ITC TradeMap Tuy nhiên, khối doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế vượt trội về năng lực sản xuất - xuất khẩu. Khối doanh nghiệp trong nước chiếm 2/3 tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc nhưng chủ yếu tham gia hoạt động sản xuất - xuất khẩu trong 155
- vai trò nhà cung cấp cấp 2 và nhà thầu phụ. Trong khi đó, khối doanh nghiệp FDI chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 25% nhưng luôn đóng vai trò là nhà cung cấp cấp 1, đóng góp 76,6% tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc (cao hơn mức trung bình của khối doanh nghiệp FDI đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu của cả nền kinh tế là 63%), chiếm tỷ trọng lớn lượng hàng may mặc sản xuất và xuất khẩu, khoảng 70% (ILO, 2017). 3.2.2. Tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra của hoạt động FDI đến doanh nghiệp dệt may nội địa Việt Nam - Khách hàng của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (tác động xuôi chiều) Tình hình chung về tác động cơ cấu đầu vào - đầu ra thông qua liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2018, trong số doanh nghiệp FDI tham gia điều tra thì có 31% doanh nghiệp FDI bán sản phẩm cho khách hàng ở nước xuất xứ của chủ đầu tư, 20,7% xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ ba. Nếu các doanh nghiệp FDI hướng tới thị trường nội địa thì khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp FDI khác (53,5%), tiếp theo là các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (33,9%) và có rất ít mối quan hệ với khu vực nhà nước. Năm 2018, chỉ 5,3% doanh nghiệp FDI bán sản phẩm của họ cho các DNNN và thậm chí chỉ 2,5% có khách hàng là các cơ quan nhà nước. Bảng 2: Khách hàng của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (tỷ lệ với ít nhất một nhóm khách hàng) Khách hàng Khách hàng thuộc Khách hàng nước thuộc khu vực Xuất khẩu khu vực tư nhân ngoài tại Việt Nam nhà nước Việt Nam Nước Nước Cá Doanh Cá Doanh Năm DNNN CQNN Gộp Gộp xuất xứ thứ ba nhân nghiệp nhân nghiệp (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 2010 10,2 4,0 51,0 9,5 29,1 29,1 2011 8,1 7,4 44,5 4,2 17,1 41,9 2012 13,1 5,4 32,8 28,5 24,9 41,3 2013 16,9 6,3 34,9 40,0 35,8 48,5 2014 12,9 5,2 37,5 29,3 46,1 39,2 2015 13,6 4,1 39,9 33,0 51,6 40,2 2016 11,9 4,8 39,0 34,2 13,3 53,1 18,3 41,1 2017 10,7 4,3 33,7 26,6 11,6 56,0 18,3 41,0 2018 5,3 2,5 31,0 20,7 7,2 53,5 14,1 33,9 Nguồn: VCCI, USAID, 2019 156
- Thông tin trong Bảng 2 cho thấy, các số liệu về khách hàng của doanh nghiệp FDI trong năm 2018 đều thấp hơn so với năm 2017. Điều này cho thấy các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu tập trung vào một nhóm nhỏ các khách hàng thay vì đa dạng hóa như các năm trước. Đây cũng là tình trạng chung đối với nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI (tác động ngược chiều) được phân tích trong mục sau. Trong lĩnh vực dệt may, với thực trạng hơn 90% doanh nghiệp may mặc xuất khẩu theo hình thức gia công CMT và FOB (trong đó chủ yếu là FOB I), khả năng doanh nghiệp FDI để lại sản phẩm may mặc cho tiêu dùng trên thị trường nội địa là rất hạn chế. Nói cách khác, tối thiểu 90% sản phẩm may mặc do doanh nghiệp FDI sản xuất sẽ được xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc nước xuất xứ của chủ đầu tư. Điều này sẽ khiến cho tác động xuôi chiều về đầu vào - đầu ra từ doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp nội địa là không thể hình thành. Theo đó, những ảnh hưởng tích cực, lan tỏa từ hình thức tác động này đến doanh nghiệp may mặc nội địa cũng không hiện hữu. Trên thị trường nội địa, hàng may mặc của doanh nghiệp trong nước sẽ không có cơ hội cạnh tranh với hàng may mặc của doanh nghiệp FDI. - Nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (tác động ngược chiều) Về lý thuyết, các doanh nghiệp nội địa có thể hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và quản trị từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng - trở thành nhà cung cấp hàng hóa đầu vào và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Việc trở thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp FDI sẽ giúp doanh nghiệp nội địa có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân từ chủ quan doanh nghiệp trong nước cho đến khách quan là chính sách của Nhà nước, chiến lược sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, việc trở thành nhà cung cấp cho doanh nghiệp FDI đối với doanh nghiệp trong nước là rất khó khăn. Bảng 3: Nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI (Tỷ lệ với ít nhất một nhà cung cấp) Đơn vị tính: % DN tư Cá nhân, Tự sản Doanh nghiệp Nước thứ Năm DNNN nhân hộ gia đình xuất nước xuất xứ ba 2010 13,5 53,6 12,8 7,4 28,3 34,0 2011 7,6 30,4 7,4 8,6 15,9 18,6 2012 5,6 43,1 4,8 6,6 39,7 24,5 2013 9,5 47,9 10,1 12,8 45,6 34,0 2014 11,5 62,6 15,9 8,3 55,5 34,8 2015 11,9 68,9 19,3 8,5 58,0 38,3 2016 12,1 68,5 18,4 9,9 58,7 39,0 2017 10,0 62,5 16,1 6,9 49,2 26,6 2018 6,8 60,2 15,0 5,7 47,1 22,8 Nguồn: VCCI, USAID, 2019 157
- Trong giai đoạn 2014 - 2016, số doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung cấp là doanh nghiệp nội địa có tăng lên so với giai đoạn 2011 - 2013, nhưng xu hướng này đang có biểu hiện giảm dần trong hai năm gần đây. Nếu trong năm 2015 và 2016, khoảng 69% doanh nghiệp FDI mua nguyên liệu đầu vào từ các công ty tư nhân trong nước, thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn 62,5% trong năm 2017 và 60,2% vào năm 2018. Thực tế này cũng xảy ra tương tự đối với nhóm các nhà cung cấp là cá nhân và hộ gia đình. Như vậy, đa số doanh nghiệp FDI vẫn lựa chọn nhà cung ứng là các doanh nghiệp FDI từ nước xuất xứ của nhà đầu tư (47,1%) và nhà cung cấp từ nước thứ ba (22,8%). Thực trạng này cũng phản ánh một thực tế là doanh nghiệp nội địa vẫn tập trung nhiều vào thị trường nội địa hơn là hình thành các mối liên kết với doanh nghiệp FDI và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Theo Báo cáo PCI 2018, đa số các doanh nghiệp tư nhân trong nước bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các cá nhân người Việt Nam (66%), công ty tư nhân trong nước (64%) và doanh nghiệp nhà nước khác (24%). Trong khi đó, chỉ có 15% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, 8,4% xuất khẩu sản phẩm trực tiếp và 7,4% xuất khẩu gián tiếp thông qua việc bán hàng cho các doanh nghiệp mua hàng bên thứ ba (doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp thương mại). Đối với doanh nghiệp dệt may nội địa, thực trạng chung về tác động ngược chiều đầu vào - đầu ra cũng được phản ánh tương tự. Ngành sợi với lợi thế về chi phí nhân công thấp và giá điện cạnh tranh nên có năng lực sản xuất cao, thậm chí cung về sợi còn lớn hơn cầu về sợi. Tuy nhiên, với năng lực sản xuất sợi lớn nhưng 2/3 sản lượng sợi sản xuất ra được xuất khẩu trong khi nhiều doanh nghiệp dệt nhuộm lại nhập khẩu sợi từ nước ngoài. Năm 2017, tổng sản lượng sợi sản xuất trong nước đạt khoảng 2 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 1,3 triệu tấn (Lê Hồng Thuận, 2017). Nguyên nhân của tình trạng này do việc xuất khẩu sợi sang nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn so với bán sợi trong nước. Ví dụ một doanh nghiệp sợi tại miền Bắc nếu xuất khẩu sợi sang Trung Quốc sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian vận chuyển hơn là so với bán sợi cho thị trường khu vực miền Nam. Cụ thể, nếu xuất khẩu sợi sang Trung Quốc, doanh nghiệp sợi phía Bắc chỉ mất chi phí khoảng 3 - 3,5 cent/kg với thời gian vận chuyển khoảng 4 - 5 ngày, trong khi đó, nếu bán sợi cho doanh nghiệp dệt nhuộm phía Nam thì chi phí vận chuyển cao hơn 6 cent/kg với thời gian vận chuyển từ 10 - 20 ngày (Lê Hồng Thuận, 2017). Do đó, số lượng sợi sử dụng trong nước chủ yếu trong nội bộ Tập đoàn Dệt may Vinatex, còn lại các doanh nghiệp sợi khác chủ yếu sản xuất phục vụ xuất khẩu. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các nhà cung cấp yếu tố đầu vào với doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc còn rất lỏng lẻo. Tương tự như vậy với mặt hàng vải, nhu cầu của ngành may trong nước mỗi năm cần khoảng 8,9 tỷ mét vải, nhưng các doanh nghiệp ngành dệt trong nước mỗi năm chỉ cung cấp được khoảng 3 tỷ mét vải, xuất khẩu 0,39 tỷ m2 vải số còn lại phải nhập khẩu 158
- (nhập khẩu khoảng 65 - 70% lượng vải mỗi năm). Như vậy, sợi sản xuất ra phải xuất khẩu 2/3 sản lượng, trong khi ngành may lại phải nhập khẩu 65 - 70% lượng vải mỗi năm. Năm 2018, giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 30,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng may mặc chiếm 80%, vải chiếm 6% và xơ, sợi chiếm 11%; đồng thời, chi phí nhập khẩu vải là 12,77 tỷ USD và nhập khẩu bông, xơ, sợi là 5,5 tỷ USD. Như vậy, không chỉ doanh nghiệp dệt may FDI mà ngay cả doanh nghiệp dệt may trong nước cũng sử dụng đầu vào nhập khẩu hơn là đầu vào do các doanh nghiệp trong nước cung cấp. Điều này cũng xuất phát từ một thực tế, để xuất khẩu hàng may mặc được hưởng các ưu đãi về thuế quan thì doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, trong khi việc mua các yếu tố đầu vào trong nước còn nhiều khó khăn trong đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa thì việc nhập khẩu đầu vào lại khiến cho yêu cầu này trở nên dễ dàng hơn. Do chất lượng đầu vào cũng như năng lực sản xuất của doanh nghiệp nội địa, gần 60% doanh nghiệp FDI cho biết khó (57,2%) hoặc rất khó (2%) đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa để có thể hưởng các ưu đãi thương mại nếu sử dụng đầu vào của doanh nghiệp trong nước. (CIEM, GSO, DoE, 2013) cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp Việt Nam ở tất cả các quy mô đều phụ thuộc vào đầu vào trong nước. Thêm vào đó, trong số các nguyên liệu phải nhập từ khách hàng, phần lớn đầu vào của doanh nghiệp đến từ cùng tỉnh hoặc các tỉnh lân cận với địa điểm hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn 50 lao động, thì hơn 90% đầu vào trung gian đến từ nguồn cung trong nước. Điều này hàm ý rằng, nếu có liên kết xuôi, liên kết này nhiều khả năng đến từ các doanh nghiệp trong nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Việt Nam thay vì thông qua mối liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp tại nước ngoài. Đồng thời, nghiên cứu cụ thể về nhà cung cấp nước ngoài, tỷ lệ đầu vào đến từ nhà cung cấp nước ngoài tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp. 3.3. Đánh giá Với việc Việt Nam đã đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại (FTA) với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, theo đó, hàng dệt may Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Các lợi ích từ FTAs chính là một trong các nguyên nhân khiến các doanh nghiệp FDI lựa chọn Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Trong giai đoạn năm 2013 - 2017, số vốn FDI vào dệt may đã chiếm xấp xỉ một nửa tổng lượng FDI mà toàn ngành có được trong gần 30 năm qua (Phương Hiền, 2018). Lượng vốn FDI vào dệt may tăng nhanh trong giai đoạn này chính là để đón đầu các ưu đãi về thuế quan mà Việt Nam sẽ được hưởng từ các FTAs, điển hình là CPTPP, FTA Việt Nam - EU, FTA Việt Nam - Hàn Quốc. Ví dụ, hiện nay, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 10 - 12%, nhưng khi FTA Việt Nam - EU có hiệu lực, mức thuế trên có thể về 0%. Với doanh nghiệp FDI đến từ Hàn 159
- Quốc thì bên cạnh việc tận dụng lợi thế từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc thì họ còn có thể thông qua FDI vào Việt Nam để tận dụng ưu đãi từ FTA Việt Nam - EU. Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc sẽ hoàn toàn có thể sử dụng nguyên phụ liệu dệt may nhập từ Hàn Quốc để sản xuất - xuất khẩu hàng may mặc sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi đến 0%. Tính đến hết năm 2017, FDI vào dệt may là 2,091 dự án, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15.89 tỷ USD. Có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó một số quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… Riêng 6 tháng đầu năm 2018, dệt may Việt Nam đã thu hút được 2.8 tỷ USD từ nguồn vốn FDI, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17.5 tỷ USD (Trần Thị Hồng Nhung IVS, 2018). Có thể nhận thấy Việt Nam được đánh giá cao về môi trường đầu tư thuận lợi cho ngành dệt may, tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI chủ yếu muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dựa trên khai thác lợi thế về nhân công giá rẻ, các điều kiện ưu đãi do các FTA mang lại, chính sách ưu đãi đầu tư của các địa phương. Các doanh nghiệp FDI không có thiện chí cũng như không có sức ép buộc phải hình thành các tác động lan tỏa từ hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa. Việc hình thành và phát triển mối liên kết đầu vào - đầu ra với doanh nghiệp nội địa đòi hỏi doanh nghiệp FDI phải mất nhiều thời gian trong việc xây dựng quy trình sản xuất - xuất khẩu, theo đó, lợi nhuận thu được cũng có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, bản thân Chính phủ Việt Nam không có các điều kiện ràng buộc đối với doanh nghiệp FDI trong việc buộc phải hình thành và phát triển các tác động lan tỏa đến doanh nghiệp nội địa nói chung và tác động về cơ cấu đầu vào - đầu ra nói riêng. Những bỏ ngỏ trong quy định về các điều kiện ràng buộc đối với nhà đầu tư về việc hình thành và phát triển các tác động lan tỏa đến doanh nghiệp nội địa là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó có dệt may, mặc dù thu hút được lượng lớn FDI nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa không có nhiều cải thiện. Nhiều quan điểm bi quan cho rằng, lợi ích lớn nhất mà ngành dệt may thu được khi tham gia vào thị trường toàn cầu vẫn chỉ dừng lại ở việc giải quyết số lượng lớn việc làm, lợi ích kinh tế thực sự cũng như tính bền vững trong phát triển của doanh nghiệp dệt may nội địa vẫn chưa tương xứng với vị trí top 3 về xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Nhóm tác giả cho rằng quan điểm này không phải không có căn cứ, các Bộ, ban ngành cũng như các doanh nghiệp nội địa cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại cách thức tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. 4. KẾT LUẬN Không thể phủ nhận vai trò của doanh nghiệp FDI đối với ngành dệt may Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp dệt may FDI đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hàng may mặc Việt Nam xâm nhập vào nhiều thị trường 160
- trên thế giới, hàng may mặc “Made in Vietnam” đã không còn xa lạ với người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, EU, Australia,… Tuy nhiên, nếu đặt trong khung nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp FDI mới chỉ dừng lại ở việc đưa hàng may mặc Việt Nam tham gia ở khâu đơn giản nhất - khâu sản xuất - xuất khẩu - với giá trị gia tăng thấp nhất. Theo đó, lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nội địa nhận được chủ yếu là phí gia công. Hơn nữa, mối liên kết lỏng lẻo giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong ngành dệt may đã không thể tạo ra được những tác động lan tỏa tích cực từ hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là tác động về cơ cấu đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp. Việc hình thành và phát triển các tác động về cơ cấu đầu vào - đầu ra từ hoạt động FDI đến doanh nghiệp nội địa đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía: doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Một mặt từ phía doanh nghiệp FDI phải có thiện chí hình thành mối liên kết sản xuất với doanh nghiệp nội địa trong chiến lược sử dụng nhà cung ứng; mặt khác, từ phía doanh nghiệp nội địa phải xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng của doanh nghiệp FDI. Bên cạnh khó khăn về chất lượng sản phẩm trung gian, doanh nghiệp dệt may nội địa cũng gặp khó khăn trong việc cung cấp số lượng lớn theo yêu cầu của doanh nghiệp FDI. Để giải quyết khó khăn này thì việc hình thành và phát triển cụm liên kết dệt may là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của ngành nói chung. Cuối cùng, để đưa hai bên doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa vào mối quan hệ hợp tác dài hạn rất cần sự tham gia của các Bộ, ban ngành, hiệp hội ngành hàng. Các cơ quan, tổ chức nhà nước không chỉ đóng vai trò định hướng dòng vốn FDI mà còn phải hình thành được cầu nối giữa các chủ thể, hướng mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị, tạo tính bền vững trong các hoạt động của nền kinh tế./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, CIEM và SIDA 2. Phương Hiền, 2018, Dệt may: khi nội địa hóa góp sức cho giá trị gia tăng, http://tphcm.chinhphu.vn/det-may-khi-noi-dia-hoa-gop-suc-cho-gia-tri-gia-tang 3. Trần Thị Hồng Nhung, 2018, Ngành dệt may và triển vọng từ FTAs, https://www.ivs.vn/userfiles/20181022_IVS%20Sector%20analysis_Textile%20 and%20FTAs.pdf 4. CIEM, GSO, DoE, 2013 CIEM, DoE, GSO (2014), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam - Kết quả điều tra năm 2013, Nhà xuất bản Tài chính. 5. Lê Hồng Thuận, 2017, Báo cáo ngành dệt may, FPTS 161
- 6. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2017), Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ góc độ vi mô http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=19348 7. VCCI và USAID, 2019, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI, PCI 2018, Nhà xuất bản Lao Động 8. Blomstrom & Kokko, 1998, Multinational Corporations and Spillovers, https://doi.org/10.1111/1467 - 6419.00056 9. Daria Taglioni, Deborah Winkler, 2014, Making global value chains work for development, World Bank 10. ILO, 2017, A market systems analysis of working conditions in Asia’s Garment Export Industry. ISBN: 978-92-2-131627-5 11. Markusen & Venables, 1999, Foreign Direct Investment as a Catalyst for Industrial Development. European Economic Review, 43, 335 - 356. 162
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập môn Luật đầu tư
12 p | 1326 | 282
-
Mô hình kinh tế lượng để phân tích những tác động ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
7 p | 403 | 52
-
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TOÀN CẦU THẾ KỶ XXI GS.TSKH. Trương Quang Học
31 p | 133 | 27
-
Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút FDI vào địa phương
11 p | 85 | 10
-
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam
8 p | 105 | 8
-
Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam
28 p | 38 | 7
-
Đầu tư EU vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng - 2
12 p | 65 | 6
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
17 p | 45 | 6
-
Thực trạng và đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
8 p | 15 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi
11 p | 11 | 3
-
Một số mô hình xác định tác động của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu
13 p | 12 | 3
-
Cú sốc vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 và “căn bệnh Hà Lan” đối với nền kinh tế Việt Nam
8 p | 37 | 3
-
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với ngành công nghiệp Thái Nguyên
16 p | 22 | 3
-
Nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hưng Yên
11 p | 35 | 3
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương thành tựu và bài học
9 p | 82 | 3
-
Tác động hai chiều giữa dòng vốn FDI và môi trường của Việt Nam - Nhìn từ góc độ ngành
16 p | 7 | 3
-
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ 2001 đến 2006: Hiệu quả và hạn chế
6 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn