intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến người lao động ở Việt Nam và một số đề xuất bảo vệ người lao động

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

174
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới với rất nhiều hứa hẹn cũng như thách thức. Sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, cùng những bước đột phá trong các lĩnh vực vật lý, số hóa, sinh học đã có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực lao động, việc làm. Bài viết này đi vào tìm hiểu một số tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với người lao động khi cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp bảo vệ người lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến người lao động ở Việt Nam và một số đề xuất bảo vệ người lao động

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG Hoàng Thị Biên1 Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới với rất nhiều hứa hẹn cũng như thách thức. Sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, cùng những bước đột phá trong các lĩnh vực vật lý, số hóa, sinh học đã có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực lao động, việc làm. Bài viết này đi vào tìm hiểu một số tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với người lao động khi cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp bảo vệ người lao động. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; người lao động; tác động; bảo vệ. Abstract: The industrial revolution 4.0 has been taking place in many countries around the world with lots of promises and challenges. The advent of a range of new technologies, along with breakthroughs in the fields of physics, digitalization and biology, have a profound impact on all socio-economic fields, especially the fields of labor and employment. This article explores some positive and negative impacts on employees when the industrial revolution 4.0 takes place in Vietnam, basis on that, we propose some measures to protect workers. Keywords: The industrial revolution 4.0; the employees; impact; protection. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới đang chứng kiến một kỷ nguyên mới với những thành tựu đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Vấn đề tự động hóa thực ra không phải là một hiện tượng mới và nỗi sợ tác động của nó đến quá trình chuyển hóa môi trường làm việc và ảnh hưởng đến việc làm, thay thế người lao động đã có từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây về công nghệ mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo với hệ thống tự động hóa tích hợp cao, sử dụng robot công nghệ để tăng năng suất lao động trong các dây chuyền sản xuất đang đặt ra nhiều thách thức lớn hơn trước. Bên cạnh những lợi ích cho người lao động như: tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống, mở cửa thị trường lao động thông qua những sản phẩm và dịch vụ mới… Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tiền ẩn nhiều nguy cơ với người lao động như: bị mất việc làm do bị thay thế bằng máy móc, không được bảo vệ quyền lợi do có sự thay đổi về bản chất 1 Khoa Luật, Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II).
  2. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 297 của quan hệ lao động do ứng dụng công nghệ mới, bị phân biệt đối xử bất bình đẳng trong xã hội giữa lao động có kĩ năng cao và lao động có kĩ năng thấp, giữa ông chủ sở hữu máy móc và người lao động. 2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0) xuất hiện lần đầu năm 2013 tại Đức khi đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa sản xuất mà không còn cần đến sự tham gia của con người. Từ đó đến nay, cuộc cách mạng công nghiệp này có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô hạn. Việc trút bỏ gánh nặng cho công nghệ cao và máy móc thông minh đã tạo cơ hội cho con người làm việc và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Chính vì vậy CMCN 4.0 đã trở thành một xu thế tất yếu của trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và có những tác động đến mọi mặt của xã hội,và trong mối quan hệ lao động thì người lao động là chủ thể bị tác động đầu tiên. 2.1. Những tác động tích cực Thế giới đã từng trải qua 3 cuộc Cách mạng công nghiệp và nay là cách mạng lần thứ 4, chiếu theo cội nguồn lịch sử, mỗi cuộc cách mạng đều góp phần tăng năng suất lao động, làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tiện ích cho con người. Mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ rất cao, không chỉ là cơ hội lớn, có tác động tích cực cho mỗi quốc gia, dân tộc mà còn cho các doanh nghiệp và người lao động. Giống như các cuộc Cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng 4.0 có tiềm năng đem lại nhiều lợi ích cho người lao động, cụ thể: Thứ nhất, CMCN 4.0 mở cửa thị trường lao động thông qua việc cắt giảm chi phí đi lại, vận chuyển và tạo ra những việc làm mới CMCN 4.0 phá vỡ khoảng cách không gian địa lý giữa các quốc gia và tạo ra điều kiện cho người lao động được tự do đi tìm việc. Người lao động có nhiều sự lựa chọn hơn trong công việc; phạm vi làm việc không bó hẹp trong một quốc gia mà có thể di chuyển sang quốc gia khác hoặc làm việc cho người sử dụng lao động ở quốc gia khác. Thực tế cho thấy, nếu Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới thì Ấn Độ được đánh giá là văn phòng của thế giới - rất nhiều người lao động Ấn Độ làm việc cho các công ty có trụ sở ở châu Âu, Bắc Mỹ thông qua các call-centres đặt tại Ấn Độ. Việc cắt giảm chi phí đi lại, chi phí lưu thông giúp cho các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, được tự do lựa chọn địa điểm đầu tư ở nước này hoặc nước khác, nơi này hoặc nơi khác. Đầu tư để sản xuất kinh doanh có nghĩa là sẽ tạo ra việc làm, hay nói cách khác, việc làm gắn liền với vốn đầu tư. Như vậy có nghĩa là, khi vốn đầu tư có thể chuyển từ chỗ này qua chỗ khác thì việc làm có thể được đưa từ chỗ này qua chỗ khác. Vậy là từ chỗ người phải đi tìm việc, thì nay, việc cũng có thể đi tìm người. Nhìn lại 3 cuộc cách mạng công nghiệp đã qua, xét trên bình diện chung chưa thấy cuộc cách mạng nào làm xáo trộn thị trường lao động theo hướng cực đoan, lao động sẽ bị thất nghiệp nhiều, tương tự như thế, trong cuộc CMCN 4.0 chúng ta có quyền tin tưởng thị trường lao động sẽ được cơ cấu lại và xuất hiện rất nhiều công việc mới phù hợp cho người lao động. Ví dụ ở
  3. 298 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Việt Nam hiện nay rất nhiều người có thể tranh thủ lúc nhàn rỗi chạy xe cho Grab hay một số hãng taxi công nghệ khác để kiếm thêm thu nhập. CMCN 4.0 sẽ tạo thêm ngành nghề, việc làm mới mà người máy hay robot không thể đáp ứng được, điều đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Theo dự báo, tới năm 2025, có tới 80% công việc sẽ là những công việc mới mà chưa từng có ở thời điểm hiện nay[1]. Ngày càng có nhiều việc làm sẽ được tạo ra để phát triển và tối ưu hóa các hệ thống vật lý mạng. Điều này có vẻ trái ngược so với các dự báo của các nhà nghiên cứu, do việc tạo ra các nhà máy có thể tự vận hành với ít lao động của con người; tuy nhiên, một nhà máy tự động lại không thể một mình cạnh tranh lâu dài. Giống như chúng ta đã thấy sự cải thiện đáng kể về chức năng của điện thoại thông minh trong thập kỷ qua, dự kiến ​​phần cứng của nhà máy sẽ tiếp tục cải thiện. Điều này vẫn đòi hỏi lao động có kỹ năng để đánh giá, trong gian hàng và bảo trì phần cứng. Phần mềm cung cấp năng lượng cho một nhà máy cũng sẽ tiếp tục được cải thiện vì thuật toán ngày hôm nay sẽ không đáp ứng nhu cầu của ngày mai. Do đó, việc cung cấp lao động lành nghề ngày càng tăng là cần thiết để phát triển phần mềm, chứng minh và theo dõi thông tin. Một nhà máy duy nhất có thể cần ít người hơn để điều hành nó; tuy nhiên, như với các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ, việc tăng năng suất sẽ tạo ra thị trường mới, doanh nghiệp mới và nhà máy mới làm tăng nhu cầu lao động lành nghề. Thứ hai, nhờ vào máy móc hiện đại giúp tăng năng suất lao động từ đó tăng mức thu nhập của người lao động. CMCN 4.0 diễn ra một cách nhanh chóng theo hướng tự động hóa, robot hóa các công đoạn trong sản xuất thì người lao động sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ví dụ, một dây chuyền sản xuất trước đây phải cần đến 50 lao động, nếu ứng dụng công nghệ số hóa, tự động và sử dụng robot thay nhân công thì chắc chắn chỉ cần 2 - 3 người điều khiển dây chuyền là xong. Cạnh đó, thời gian trực tiếp làm việc sẽ được rút ngắn. Hơn nữa, các công việc nặng nhọc, nguy hiểm sẽ không cần có sự tham gia trực tiếp của con người vì đã có các robot thông minh thay thế. Đối với những nước dân số có tốc độ già hoá nhanh, số lao động lại ngày càng giảm đi thì việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc CMCN 4.0 lại càng cần thiết. Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì với tốc độ già hóa như hiện nay, Việt Nam chỉ mất 15 năm[2]. Như vậy, với sự phát triển của công nghệ, trong tương lai, Việt Nam sẽ không lo sợ việc thiếu nhân lực cho các hoạt động sản xuất. Thứ ba, cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động thông qua những sản phẩm giải trí và dịch vụ mới Nền kinh tế thế giới sẽ chuyển sang giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ đổi mới và sáng tạo đó là những động lực không giới hạn, giống như cuộc cách mạng trước đó, CMCN 4.0 có tiềm năng tạo ra nhiều lợi ích to lớn, nâng cao mức thu nhập toàn cầu, cải thiện chất lượng sống của người dân trên thế giới. Người dân sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động làm thay đổi phương thức 1 Thái Hằng, “Giải bài toán quản trị nhân sự thời cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí tài chính, 19/02/2019. http:// tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-bai-toan-quan-tri-nhan-su-thoi-cach-mang-cong-nghiep-40-303237.html 2 Thiên Lam, Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh, Báo Nhân dân điện tử, 17/07/2017. http://nhandan.com. vn/suckhoe/tin-tuc/item/33489902-viet-nam-dang-co-toc-do-gia-hoa-dan-so-nhanh.html
  4. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 299 tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa thông qua IoT, IoS. Thêm vào đó, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. 2.2. Những tác động tiêu cực Mỗi cuộc CMCN diễn ra đều dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu nguồn nhân lực, việc làm. CMCN 4.0 với sự xuất hiện của công nghệ cao, máy móc thông minh, robot có trí tuệ nhân tạo... sẽ tác động làm thay đổi lớn đến thị trường lao động và việc làm trên nhiều góc độ khác nhau. Cung - cầu lao động, cơ cấu lao động, và bản chất việc làm đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó không thể không nhắc tới những ảnh hưởng mang tính chất tiêu cực đến người lao động. Thứ nhất, người lao động ở Việt Nam trong thời đại CMCN 4.0 có nguy cơ mất việc làm do bị thay thế bằng máy móc Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển, nền kinh tế của nước ta với đặc điểm chú trọng lựa chọn mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên các nguồn lực kinh tế hiện có về vốn, lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Chính các nguồn lực này đã giúp Việt Nam tham gia vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu lắp ráp, trở thành công xưởng mới của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi CMCN 4.0 thâm nhập sâu rộng thì những điều trên sẽ thay đổi, làm suy giảm lợi thế lao động giá rẻ, cũng như lợi thế địa kinh tế khi đưa công nghiệp chế tạo quay lại các nước phát triển để gần thị trường tiêu thụ và các trung tâm nghiên cứu và phát triển. Việt Nam có thể sẽ là nước chịu tác động rất mạnh mẽ bởi cuộc CMCN 4.0, trong đó lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam được cho là có nguy cơ bị máy móc đào thải với tỷ lệ cao nhất khu vực ASEAN. Bản chất ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện không có hiệu suất cao, lao động sử dụng không thông qua đào tạo chuyên sâu, chủ yếu lao động lắp ráp, chế biến giản đơn ở công đoạn có thể dùng máy móc thay thế. Đặc biệt, những lĩnh vực như dệt may, da giày, điện tử hay những lĩnh vực mà chúng ta sử dụng nhiều lao động sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất: Trong ngành dệt may, các thao tác như cắt, may thì máy móc đều có thể thay thế được. Công nghệ 4.0 có thể làm việc liên tục 24/24h, robot có thể thay thế đối với ngành lắp ráp điện tử, tư vấn, chăm sóc khách hàng sẽ được trả lời bằng robot tự động. Hay như trong lĩnh vực nông nghiệp, sẽ có robot nông nghiệp, người nông dân thay vì phải làm việc trên cánh đồng thì giờ đây sẽ trở thành những người quản lý ngay cánh đồng của mình. Như vậy, tác động của CMCN 4.0 đối với việc làm sẽ là sự dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức và thâm dụng công nghệ. Theo dự báo của Liên hợp quốc, sẽ có khoảng 75% lao động trên thế giới có thể bị mất việc làm trong vài thập niên tới. Một nghiên cứu khác của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khoảng 56% số lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á đứng trước nguy cơ mất việc vì robot [1] . Trong đó, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0. Cũng theo dự báo của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong tương lai, một số ngành nghề ở Việt Nam sẽ biến mất do tác động của cuộc CMCN 4.0. Thứ hai, người lao động không được bảo vệ quyền lợi do có sự thay đổi về bản chất của quan hệ lao động do ứng dụng công nghệ mới 1 Việt Anh, Nhiều thử thách cho người lao động thời 4.0, Báo Sài Gòn Giải phóng Online, 01/5/2018, http://www. sggp.org.vn/nhieu-thu-thach-cho-nguoi-lao-dong-thoi-40-516178.html.
  5. 300 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Khi CMCN 4.0 chưa bùng nổ, mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động được thể hiện bằng hợp đồng lao động, trong đó quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên, khi CMCN 4.0 diễn ra, mối quan hệ này có sự thay đổi do có bị tác động bởi công nghệ hiện đại. Một ví dụ tiêu biểu của CMCN 4.0 áp dụng vào thực tiễn là ứng dụng công nghệ gọi xe taxi ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Công nghệ này giúp cho việc vận chuyển trở nên minh bạch về giá cả, biết trước quảng đường phải di chuyển, chi phí rẻ hơn và hạn chế sự lừa gạt tối đa. Tuy nhiên, hiện nay, đa số các quốc gia không công nhận quan hệ giữa những lái xe và công ty Uber, Grab là quan hệ lao động mà chỉ coi đây là quan hệ dân sự. Vì lý do đó, mặc dù có việc làm mới và có thu nhập nhưng những lái xe này không được bảo đảm nhiều quyền lợi so với người lao động theo hợp đồng lao động (chế độ bảo hiểm, tai nạn lao động, chế độ nghỉ ngơi...). Những thay đổi có liên quan đến bản chất của mối quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động. Người lao động bước vào thị trường lao động đang ngày càng được cung cấp các hợp đồng ngắn hạn hoặc tạm thời và thường buộc phải làm việc phi chính thức hoặc di cư để kiếm việc làm. Điều này đang làm trầm trọng thêm xu hướng về sự bất bình đẳng thu nhập. Thứ ba, bị phân biệt đối xử bất bình đẳng trong xã hội giữa lao động có kỹ năng cao và lao động có kỹ năng thấp, giữa ông chủ sở hữu máy móc và người lao động Các chuyên gia cảnh báo, khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó có thể làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Khoảng cách công nghệ và tri thức cũng nới rộng hơn, dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn. Cho tới nay, chúng ta chưa thể dự đoán được khả năng nào sẽ xảy ra, nhưng trải qua ba cuộc cách mạng lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba đã cho thấy kết quả, trong tương lai, năng lực chứ không phải nguồn vốn sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất. Điều đó sẽ tạo nên sự gia tăng trong thị trường việc làm và ngày càng phân hóa theo hai nhóm: nhóm kỹ năng thấp/ trả lương thấp và nhóm kỹ năng cao/ trả lương cao.Viễn cảnh này sẽ góp phần làm gia tăng những mâu thuẫn trong xã hội. Liên quan đến sự bất bình đẳng, CMCN 4.0 sẽ đem lại lợi ích kinh tế nhiều nhất cho những người phát minh, nhà đầu tư chứ không phải là người lao động thông thường, dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Thực tiễn cho thấy, ở nhiều nước phát triển, thu nhập thực tế của giới chủ, của lao động có chuyên môn cao thì liên tục tăng, trong khi đó, thu nhập thực tế của công nhân lao động có trình độ và kỹ năng thấp thì lại giảm. Với tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng kỹ năng còn thấp vẫn còn chiếm đa số, lực lượng lao động của Việt Nam cần được chuẩn bị để phòng ngừa, giảm và hạn chế các tác động tiêu cực từ cách mạng 4.0. Theo báo cáo của Oxfam, 8 nhà đại tỷ phú có thu nhập và tài sản tương đương với một nửa số người trên hành tinh của chúng ta (ứng với khoảng 3,6 tỷ người): Câu chuyện này sẽ là một vấn đề của xã hội, vì không chỉ là thu nhập mà sẽ còn là định hướng nghề nghiệp tương lai, mức “thu nhập xã hội” ấn định, mô hình xã hội và lãnh đạo xã hội khi hầu hết người lao động không còn nhiều việc để làm, khi con người chỉ sống và lĩnh lương do chính phủ phát, v.v…Trong năm 2016, chúng ta đều đã nghe đến khái niệm “lương cơ bản trả cho công dân” ở một số nước phát triển như Thụy Sĩ hay Phần Lan. Theo đó, dù có hay không có việc làm, người dân vẫn có thể nhận lĩnh một
  6. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 301 mức lương tối thiểu do nhà nước chi trả để đảm bảo họ có mức sống tối thiểu[1]. Những vấn nạn về bất bình đẳng trong công việc, trong thu nhập xã hội bởi ảnh hưởng của công nghệ đã chính thức, một lần nữa, được nêu ra tại APEC 2017 tại Việt Nam. Điều mà Diễn đàn Davos và APEC 2017 tại Việt Nam đang nêu ra là làm sao để công nghệ có thể được sử dụng theo hướng phục vụ con người, mang tính nhân bản và tạo ra những cơ hội cho con người, chứ không phải tạo ra những khoảng cách lớn hơn giữa công việc và con người. 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 3.1. Về mặt chính sách Có nhiều giải pháp cần thực hiện để tận dụng những cơ hội và phòng ngừa, khắc phục rủi ro từ những tác động của CMCN 4.0 đối với người lao động. CMCN 4.0 là cuộc cách mạng trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi phải có giải pháp ở phạm vi toàn cầu để khắc phục những mặt tiêu cực của cuộc cách mạng này. Do đó, Việt Nam cần tham gia sâu và rộng hơn nữa vào hệ thống pháp luật lao động quốc tế, thông qua việc gia nhập, phê chuẩn thêm công ước quốc tế và khu vực về lao động; tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam đến quá trình xây dựng pháp luật lao động quốc tế; nghiên cứu để đề xuất xây dựng và tiến tới dự thảo Công ước lao động quốc tế từ thực tiễn của Việt Nam. Nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản theo Tuyên bố năm 1998 của ILO phù hợp với trình độ, mức độ phát triển kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam, phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII. Hơn nữa, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần liên tục rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật lao động cả trên phương diện kỹ thuật lập pháp cũng như trong khâu tổ chức thực hiện. Trong đó, có tính đến việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động, đáp ứng sự thay đổi của bản chất quan hệ lao động trong bối cảnh CMCN 4.0 nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động cũng như tăng cường bảo vệ nhóm yếu thế trong quan hệ lao động, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân trong lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an sinh xã hội... Ngoài ra cần nghiên cứu dự báo chính xác xu hướng vận động và phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong tương lai. Nghiên cứu xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, có các chỉ tiêu dự báo và kế hoạch về: số lượng, chất lượng (sức khỏe, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật lao động, tính sáng tạo và năng động trong công việc...) đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0. 3.2. Về phía các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần xem xét tỉ mỉ các hoạt động của mình để đánh giá giá trị tiềm năng từ tự động hóa, từ đó tham vấn với tổ chức đại diện cho người lao động xây dựng một kế hoạch chiến lược toàn diện,bao gồm đầu tư vốn và trang bị kỹ năng cho người lao động giúp họ thích nghi với đòi hỏi của công nghệ mới. 1 An Huy, Thụy Sỹ sắp bỏ phiếu trả lương 2.400 USD/tháng cho toàn dân, http://vneconomy.vn/the-gioi/thuy-sy- sap-bo-phieu-tra-luong-2400-usdthang-cho-toan-dan-20160201104151800.htm; Nhật Đăng, Người Thụy Sĩ nói gì về kết quả bỏ phiếu “ở không lãnh lương nghìn đô” http://www.baomoi.com/nguoi-thuy-si-noi-gi-ve-ket-qua-bo- phieu-o-khong-lanh-luong-nghin-do/c/19551613.epi.
  7. 302 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc cách thức tổ chức lại lao động, trong đó kết hợp tương tác giữa người lao động và người máy (robot) theo từng công đoạn sản xuất, với những hoạt động lặp đi lặp lại, doanh nghiệp có thể sử dụng robot giúp tăng năng suất lao động, trong khi với nhiều hoạt động đòi hỏi sự tinh tế khéo léo, doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng người lao động. Doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động đào tạo kỹ năng thời đại công nghệ số, giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp, trở thành “chìa khóa” cho tăng trưởng năng suất bền vững của công ty. Những ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đang được cảm nhận sâu sắc trong hoạt động nội bộ và mô hình hoạt động của các tổ chức đại diện cho người lao động (công đoàn) và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động (Phòng Thương mại công nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp). Vấn đề là các tổ chức đại diện này cần xác định rõ các ưu tiên, nhận thức rõ tiềm năng, rủi ro có thể có khi thay đổi lực lượng lao động tránh làm xói mòn trong giao ước hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trước những thách thức của cuộc CMCN 4.0, các tổ chức cần cùng nhau trao đổi, chia sẻ hợp tác, thúc đẩy hướng tiếp cận các bên cùng có lợi chung. Tổ chức Công đoàn Việt Nam cần có sự chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để thực hiện tốt chức năng Hiến định của mình là đại diện và bảo vệ người lao động thông qua nhiều hoạt động cụ thể. Trong đó, có xây dựng chính sách, pháp luật, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức Công đoàn thế giới, hướng về cơ sở để phát huy vai trò và vị thế của công đoàn cơ sở. Nhiều tổ chức công đoàn ở các nước đang tích cực chuẩn bị cho đoàn viên của họ và người lao động nói chung các hình thức làm việc mới bằng cách tạo ra một cuộc cách mạng trang bị kỹ năng qua nhiều hình thức giáo dục mới, đào tạo kỹ năng liên tục và đảm bảo nguyên tắc học tập suốt đời và tin rằng điều này cần được ưu tiên thực hiện thông qua hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan của chính phủ, doanh nghiệp và công đoàn. 3.3. Về phía người lao động Người lao động - chủ thể quan trọng của quan hệ lao động cần phải xác định cuộc CMCN 4.0 là xu thế tất yếu, nó đang diễn ra và không gì có thể cưỡng lại được. Chúng ta không có quyền lựa chọn mà bắt buộc phải thích nghi bằng cách chủ động học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các kĩ năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa. Mỗi cá nhân nên chủ động nắm bắt cơ hội của cuộc CNCN 4.0, thay đổi cách thức tư duy thụ động tìm việc qua thị trường lao động truyền thống sang tư duy “khởi sự” từ chính mình, biết cách chuẩn bị các kỹ năng và kiến thức mới, đặc biệt chú trọng cách làm việc mới trong thời đại kỹ thuật số, không ngừng cập nhật và nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc để từng bước làm bạn với công nghệ, máy móc mới tiến đến làm chủ công nghệ, máy móc mới. 4. KẾT LUẬN Tóm lại, bên cạnh những tác động tích cực đem lại cơ hội tốt, cách mạng 4.0 cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động. Trong bối cảnh như vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo thực thi các quy định pháp luật về lao động để phát huy thế mạnh về lao động của Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Chúng tôi cho rằng, một hệ thống pháp luật lao động tiến bộ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực - tài sản quý nhất của quốc gia.
  8. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 303 Một hệ thống pháp luật lao động phù hợp với các yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa là điều kiện cần thiết để tận dụng thời cơ, phát huy thế mạnh của lực lượng lao động nước ta, góp phần quan trọng vào việc đưa nước ta từ một cường quốc về lao động trở thành một cường quốc về kinh tế trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – PGS.TS Ngô Huy Cương (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối với cải cách pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia sự thật. 2. Việt Anh, Nhiều thử thách cho người lao động thời 4.0, Báo Sài Gòn Giải phóng Online, 01/5/2018,http://www. sggp.org.vn/nhieu-thu-thach-cho-nguoi-lao-dong-thoi-40-516178.html. 3. Nhật Đăng, Người Thụy Sĩ nói gì về kết quả bỏ phiếu “ở không lãnh lương nghìn đô”, https://baomoi.com/nguoi- thuy-si-noi-gi-ve-ket-qua-bo-phieu-o-khong-lanh-luong-nghin-do/c/19551613.epi 4. Thái Hằng, “Giải bài toán quản trị nhân sự thời cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí tài chính, 19/02/2019, http:// tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-bai-toan-quan-tri-nhan-su-thoi-cach-mang-cong-nghiep-40-303237.html 5. Nguyễn Thị Lan Hương: “Công nghệ và bất bình đẳng xã hội”, http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Cong-nghe- va-bat-binh-dang-xa-hoi-post174969.gdc 6. An Huy, Thụy Sỹ sắp bỏ phiếu trả lương 2.400 USD/ tháng cho toàn dân, http://vneconomy.vn/the-gioi/thuy-sy- sap-bo-phieu-tra-luong-2400-usdthang-cho-toan-dan-20160201104151800.htm;  7. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – cơ hội và thách thức”, Tạp chí Tài chính, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/cach-mang-cong- nghiep-40-co-hoi-va-thach-thuc-126470.html. 8. Thiên Lam, Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh, Báo Nhân dân điện tử, 17/07/2017, http://nhandan. com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/33489902-viet-nam-dang-co-toc-do-gia-hoa-dan-so-nhanh.html Tiếng Anh 9. World Bank group, 2017 “Trouble in the Making - The Future of Manufacturing-led Development”, http://www. worldbank.org. 10. World Economic Forum, 2016 “The Future of Jobs”, 2016, http://www3.weforum.org.      11. ILO report on “ASEAN in transformation: How technology is changing jobs and enterprises transformation”, 2016D, http://www.ilo.org.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0