intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư trường hợp của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã cung cấp một bức tranh tổng quát về tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước tiếp nhận đầu tư và phân tích trường hợp của Việt Nam. Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các nguồn trích dẫn chính thống, tác giả đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về tác động của FDI thông qua một số khía cạnh chính như năng suất lao động, xuất khẩu, sự lan tỏa của công nghệ và sự tăng trưởng của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư trường hợp của Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM IMPACT OF FDI ON THE HOME COUNTRY CASE OF VIETNAM Nguyễn Thị Phương Linh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội linhntp2601@gmail.com TÓM TẮT Bài viết đã cung cấp một bức tranh tổng quát về tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước tiếp nhận đầu tư và phân tích trường hợp của Việt Nam. Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các nguồn trích dẫn chính thống, tác giả đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về tác động của FDI thông qua một số khía cạnh chính như năng suất lao động, xuất khẩu, sự lan tỏa của công nghệ và sự tăng trưởng của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư. Trên cơ sở đó, bài viết đã phân tích và kiểm chứng trường hợp của Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng, nhìn chung FDI sẽ có tác động tích cực tới nhiều khía cạnh của một quốc gia, tuy nhiên điều này sẽ còn phụ thuộc lớn vào các chính sách từng quốc gia đưa ra để quản lý nguồn vốn đầu tư này. Từ khóa: FDI, năng suất lao động, xuất khẩu, lan tỏa công nghệ, tăng trưởng kinh tế và Việt Nam. ABSTRACT The article provides an overview of the impact of foreign direct investment inflows on host countries and analyse a case of Vietnam. Using secondary data from reliable sources, the author summerized the theoretical basis for the impact of FDI through several key aspects such as labor productivity, exports, the spread of technology and the growth of the host country's economy. On that basis, the article analyzed and verified the case of Vietnam. The results show that, in general, FDI will have a positive impact on many aspects of a country, but this will depend heavily on the policies of each country to manage this kind of investment. Keywords: FDI, labor productivity, exports, technology diffusion, economic growth and Vietnam. 1. Giới thiệu Trong một môi trường với sự gia tăng của xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung. Với sự ảnh hưởng rộng lớn của mình, FDI có thể mang lại cả tác động tích cực và tiêu cực tới cả quốc gia chủ đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các nghiên cứu trước đây về cơ bản đã cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện về tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, mỗi quốc gia với các tình hình và nguồn lực khác nhau sẽ chịu tác động của FDI khác nhau. Bởi lẽ đó, khi phân tích về một trường hợp cụ thể về tác động của FDI, trong trường hợp này là Việt Nam, sẽ rất cần thiết để tổng hợp lại cơ sở lý thuyết về tác động của FDI lên nước nhận đầu tư, trên cơ sở đó sẽ có thể phân tích sâu hơn vào trường hợp của Việt Nam. Bài viết sau đây trước hết sẽ tổng hợp những quan điểm của các nghiên cứu trước đây về tác động của FDI tới một quốc gia, tập trung chủ yếu tới nước tiếp nhận đầu tư, thông qua các khía cạnh chính như năng suất lao động, xuất khẩu, sự lan tỏa công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo đó, bài viết sẽ phân tích và kiếm chứng lý thuyết với trường hợp cụ thể của Việt Nam, nhằm đưa ra kết luận FDI có tác động tích cực hay tiêu cực tới nền kinh tế nước nhà đối với từng mảng trên. 2. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI nước tiếp nhận đầu tư Cho đến nay, các phân tích về tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư đã cung cấp một bức tranh khá đầy đủ và tổng quát. Sau đây, tác giả sẽ tổng hợp lại những quan điểm của các nghiên cứu trước đây về tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư thông qua một số khía cạnh chủ yếu như năng suất lao động, thương mại, sự lan tỏa của công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế. Từ 1294
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đó, tác giả có thể đưa ra kết luận, với từng khía cạnh của một quốc gia, FDI sẽ có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực. Bài viết “Tác động của FDI lên nước chủ và nước tiếp nhận đầu tư” của tác giả Robert E. Lipsey được công bố vào tháng 10/2002, đã cung cấp một bức tranh tổng quát và toàn diện về ảnh hưởng của dòng vốn FDI lên nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Cụ thể, tác giả đã đưa ra định nghĩa và cách đo lường tác động của FDI tới một quốc gia. Đặc biệt, trọng tâm của bài viết đã chỉ ra những ảnh hưởng của FDI tới mức lương trung bình, năng suất lao động, xuất khẩu và khả năng giới thiệu ngành công nghiệp mới cho nước tiếp nhận đầu tư. Bài viết mở đầu bằng việc đưa ra định nghĩa của dòng vốn FDI thông qua hai khái niệm tương ứng với từng cách đo lường tương ứng. Với định nghĩa đầu tiên, FDI được hiểu là một hình thức đặc trưng của dòng vốn đầu tư xuyên biên giới từ nước chủ đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư. Đối với khái niệm này, dòng vốn FDI được đo lường thông qua cán cân thanh toán và sẽ tồn tại nhiều khiếm khuyết đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại nước nhận đầu tư, khi đó dòng vốn sẽ không phải di chuyển xuyên biên giới và sẽ bị thiếu hụt trong bảng cán cân thanh toán. Khái niệm thứ hai của FDI đó là các hoạt động kinh tế như sản xuất và kinh doanh được thực hiện tại nước tiếp nhận đầu tư và được kiểm soát toàn bộ hoặc một phần bởi doanh nghiệp tại một quốc gia khác (tại nước chủ đầu tư). Trong bài viết của mình, tác giả Robert E. Lipsey đã tập trung vào phân tích các ảnh hưởng của dòng vốn FDI thông qua các hoạt động kinh tế thay vì đo lường trên bảng cán cân thanh toán. Điểm nhấn của bài viết đó là phân tích tác động của dòng vốn FDI tới nước tiếp nhận đầu tư về mức lương trung bình, năng suất lao động, thương mại và khả năng được giới thiệu ngành công nghiệp mới. Bằng sự tổng hợp những nghiên cứu trước đây, tác giả đã đưa ra những khẳng định nhất định về tác động của FDI tới những đối tượng trên. Đầu tiên, về mức lương trung bình, sẽ có ba câu hỏi cần trả lời: Liệu doanh nghiệp FDI có trả lương cao hơn doanh nghiệp nội địa hay không? Nếu có thì điều này có làm cho lương của doanh nghiệp nội địa cao lên hay không? Và câu hỏi bao quát nhất, liệu doanh nghiệp FDI trả lương cao có làm cho mức lương trung bình của quốc gia nơi tiếp nhận vốn đầu tư tăng lên hay không? Sau khi tổng hợp các bài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết quả như sau: Hầu hết các bài đều chỉ ra rằng, các doanh nghiệp FDI thường trả lương cho người lao động cao hơn so với doanh nghiệp nội địa bởi nhiều lý do, có thể là do doanh nghiệp FDI có phân khúc lương cao hơn doanh nghiệp nội địa hoặc họ thường thuê lao động có tay nghề cao hơn, hoặc họ có nhiều nguồn lực và tài chính hơn. Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, doanh nghiệp FDI vẫn trả lương cao hơn cho người lao động ở cùng mức chất lượng so với doanh nghiệp nội địa, không xét tới tính cách của người lao động. Tuy nhiên, chưa có nhiều chứng cứ về việc khi doanh nghiệp FDI trả lương cao hơn cho người lao động sẽ có tác động lan tỏa và khiến cho lương của người lao động trong doanh nghiệp địa phương cũng như mức lương trung bình của quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ cao hơn. Điểm thứ hai bài viết đề cập tới để đánh giá tác động của dòng vốn FDI tới nước tiếp nhận đầu tư là năng suất lao động. Trong bài viết của mình, tác giả Robert E. Lipsey nêu ra ba câu hỏi liên quan tới năng suất lao động đó là, liệu doanh nghiệp hoặc tổ chức có vốn FDI có năng suất lao động cao hơn so với doanh nghiệp nội địa hay không? Nếu có thì điều này có tác động lan tỏa và sẽ làm cho năng suất lao động của doanh nghiệp nội địa gia tăng hay không? Cuối cùng, là câu hỏi tổng quát nhất, đó là năng suất lao động tại doanh nghiệp FDI cao hơn có làm cho năng suất lao động của toàn ngành tại quốc gia đó cao hơn không? Trong bai nghiên cứu của mình, tác giả Robert E. Lipsey thấy rằng hầu như các doanh nghiệp FDI đều có năng suất lao động cao hơn so với doanh nghiệp địa phương do các doanh nghiệp FDI thường có quy mô hoạt động và sản xuất lớn hơn, giúp họ tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô dẫn tới năng suất lao động cao. Thêm vào đó, tác giả nhận thấy rằng kết quả nghiên cứu về tác động lan tỏa khi doanh nghiệp FDI có năng suất cao hơn sẽ làm cho năng suất lao động tại doanh nghiệp nội địa cao hơn vẫn còn chưa thống nhất. Một số cho rằng, có thể mang lại ảnh hưởng tích cực nhưng một số lại chỉ ra điều ngược 1295
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 lại. Tuy nhiên, chứng cứ về sự tác động tích cực của doanh nghiệp FDI lên năng suất lao động của toàn ngành là khá rõ ràng mặc dù chưa có hoặc rất ít các nghiên cứu đã kiểm chứng điều này. Đối với năng suất lao động, một bài viết khác “Tác động của FDI tới nước chủ và nước tiếp nhận đầu tư: nghiên cứu về năng suất lan tỏa” của tác giả Priit Vahter và Jaan Masso được công bố vào năm 2006 đã chỉ ra rằng, năng suất lao động cao tại các doanh nghiệp FDI sẽ có tác động lan tỏa theo chiều hướng tích cực tới năng suất lao động tại các doanh nghiệp địa phương. Cụ thể, các tác giả đã sử dụng mô hình của Cobb-Douglas với hai biến cơ sở là dòng vốn FDI ra và vào một quốc gia để kiểm chứng rằng liệu FDI có tác động tới một quốc gia hay không. Một số khía cạnh được nhắc tới như sự lan tỏa của kiến thức công nghệ, năng suất lao động và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hai biến được chạy theo mô hình và cho ra kết quả chạy từ 0 đến 1. Nếu là 0 đồng nghĩ với việc không tác động, và nếu là 1 thì là ngược lại. Về mẫu số liệu, tác giả đã lựa chọn Estonia trong giai đoạn từ 1995 - 2002 cho nghiên cứu của mình. Lý do tác giả lựa chọn nước này là vì đây là một quốc gia có sự tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn trên, đặc biệt, Estonia luôn được biết tới là quốc gia với sự thu hút dòng vốn FDI tương đối ổn định, chiếm khoảng 77,6% GDP trong năm 2003 (UNCTAD, 2004). Các tác giả đã thu thập dữ liệu từ bảng cân đối kế toán của hơn 41.000 doanh nghiệp tại Estonia, bao gồm cả doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nước ngoài và hỗn hợp. Dữ liệu này cho phép tác giả đánh giá được sự tác động của FDI tới năng suất lao động của cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ tại Estonia. Kết quả cho thấy rằng, cả hai dòng vốn ra và vào quốc gia đều có tác động tích cực tới tổng năng suất lao động của doanh nghiệp địa phương. Hơn thế nữa, doanh nghiệp nhận hoặc đầu tư FDI sẽ có năng suất lao động, vốn và tiền lương trung bình cao hơn so với doanh nghiệp không có sự tham gia của FDI. Điểm thứ ba tác giả Robert E. Lipsey có nhắc tới để đo lường tác động của FDI lên nước nhận đầu tư đó là gia tăng xuất khẩu và giới thiệu ngành công nghiệp mới của quốc gia đó. Đối với vấn đề này, bài viết liệt kê khá nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ rằng các doanh nghiệp FDI thực chất có thúc đẩy xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư. Một trong những lý do chính đó là vì các doanh nghiệp FDI sẽ điều chỉnh sản phẩm sản xuất ra sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế, làm gia tăng xuất khẩu của quốc gia đó. Ngành công nghiệp mới thì chỉ có một số trường hợp cụ thể được dẫn chứng, chứ không phải sẽ luôn xảy ra đối với tất cả quốc gia khi nhận được vốn FDI. Về điều này, trong một bài viết khác “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước tiếp nhận đầu tư: Đánh giá bằng kiểm chứng thực nghiệm” của tác giả Magnus Blomstrom được công bố vào năm 1996, cũng đã chỉ ra rằng, FDI có tác động tích cực tời thương mại của quốc gia tiếp nhận đầu tư, cụ thể là việc gia tăng xuất khẩu của nước đó. Một số luận điểm được đưa ra như sau, thứ nhất, do các doanh nghiệp FDI thường có nhiều kiến thức hơn về thị hiếu của thị trường quốc tế nên khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ cao hơn, làm xuất khẩu của quốc gia đó sẽ gia tăng. Thứ hai, doanh nghiệp FDI thường sẽ có nguồn lực vững mạnh hơn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ so với doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là khi phải chi trả cho việc trao đổi, truyền thông, phương tiện vận chuyển xuyên quốc gia, điều này cũng sẽ làm gia tăng khả năng xuất khẩu và thúc đẩy thương mại của quốc gia đó. Cuối cùng, doanh nghiệp FDI cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp địa phương gia tăng khả năng xuất khẩu ra nước ngoài. Một thực tế rằng, các công ty địa phương, đặc biệt là tại các nước đang phát triển và kém phát triển, khi muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn trong việc thiết lập mạng lưới phân phối, nắm bắt chặt chẽ với sự thay đổi nhanh chóng trong thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế, nắm vững được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn... Bởi lẽ đó, đây sẽ là một rào cản khiến các doanh nghiệp địa phương không thể thâm nhập vào thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, khi có sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp FDI, họ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Thường các doanh nghiệp địa phương sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI, dần dần tham gia vào dây chuyền sản xuất toàn cầu, khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế, làm gia tăng khả năng xuất khẩu ra nước ngoài. 1296
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Ngoài ra, tác giả Magnus Blomstrom cũng chỉ ra rằng, sự tham gia vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI cũng sẽ làm nâng cao mức cạnh tranh của thị trường trong nước, buộc các doanh nghiệp địa phương phải bắt kịp với tốc độ phát triển chung. Các doanh nghiệp địa phương buộc phải tạo ra sự thay đổi dây chuyền sản xuất, gia tăng năng suất lao động hoặc cải thiện hoạt động kinh doanh linh hoạt và hiệu quả hơn. Điều này sẽ là động lực giúp các công ty địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh, dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Điểm cuối cùng tác giả Robert E. Lipsey nhắc tới đó là sự tác động của FDI lên sự tăng trưởng quốc gia. Sau khi tổng hợp các bài nghiên cứu, tác giả thấy rằng vẫn chưa thể kết luận dòng vốn FDI có tác động tích cực hay tiêu cực tới sự tăng trưởng của các quốc gia nhận đầu tư, bởi lẽ nhiều bài nghiên cứu chỉ ra rằng điều này sẽ phụ thuộc rất lớn vào các chính sách thu hút và quản lý dòng vốn FDI vào của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Về sự lan tỏa công nghệ, trong bài viết của tác giả Magnus Blomstrom đã khẳng định rằng các doanh nghiệp FDI sẽ có tác động lan tỏa công nghệ tới doanh nghiệp địa phương tại quốc gia tiếp nhận đầu tư. Một thực tế rằng, rất khó để đo lường và đánh giá tác động của sự lan tỏa công nghệ do đây là một khái niệm trừu tượng và ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì FDI thật sự đóng một vai trò lớn trong việc lan tỏa các công nghệ tiên tiến tới doanh nghiệp nội địa. Cách thức đầu tiên đó là sự lan tỏa công nghệ trực tiếp thông qua các hợp đồng chuyển nhượng, cấp giấy phép sử dụng các dây chuyền sản xuất từ doanh nghiệp FDI cho các doanh nghiệp địa phương. Cách thứ hai có phần tác động gián tiếp là khi có sự tham gia vào thị trường của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội địa sẽ cố gắng nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng việc sử dụng các công nghệ và tài nguyên vốn có một cách hiệu quả hơn, hoặc tìm kiếm những dây chuyền công nghệ mới hiệu quả hơn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Khi đó, các doanh nghiệp FDI đã có tác động lan tỏa công nghệ gián tiếp tới nước tiếp nhận đầu tư. Vậy có thể thấy, bằng việc đầu tư vào một quốc gia, các doanh nghiệp FDI có thể trực tiếp và gián tiếp lan tỏa công nghệ tiên tiến tới các doanh nghiệp địa phương. Tóm lại, sau khi tổng hợp các nghiên cứu về tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư, có thể thấy rằng, dòng FDI vào một quốc gia có ảnh hưởng tích cực tới nhiều khía cạnh của quốc gia tiếp nhận đầu tư như năng suất lao động, mức lương trung bình, xuất khẩu và sự lan tỏa công nghệ tại nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, để tổng kết lại về tác động của FDI tới sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư là tích cực hay tiêu cực, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng điều này còn phụ thuộc lớn vào chính sách của mỗi nước. 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với loại hình là nghiên cứu tình huống cho bài viết này. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng trong cuốn Giáo trình Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm phát hiện hoặc đề xuất các luận điểm khoa học mà không sử dụng các công cụ thống kê, kinh tế lượng, hay công cụ có thể giúp lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố. Nghiên cứu định tính là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều loại hình (xây dựng lý thuyết – grounded theory, nghiên cứu tình huống – case study, nghiên cứu nhân chủng học – ethnography và nghiên cứu hành động – action research). Mục đích của bài nghiên cứu này là để tìm hiểu về tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước tiếp nhận đầu tư và trường hợp cụ thể là Việt Nam. Bởi lẽ đó, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với loại hình là nghiên cứu tình huống cụ thể là Việt Nam phục vụ cho bài viết của mình. Lý do tác giả lựa chọn Việt Nam làm case study cho bài nghiên cứu đó là vì trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho thấy tác động của FDI tới Việt Nam là không hề nhỏ. Bởi lẽ đó, Việt Nam có thể được coi là một trường hợp điền hình cho nghiên cứu về tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư. Về việc thu thập dữ liệu phục vụ cho bài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ các bài báo, bài nghiên cứu và các trang thông tin chính thống như dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hay Tổng Cục Thống Kê. Trên cơ sở đó, dữ liệu được xử lý nhằm phục vụ mục tiêu của bài nghiên cứu. Về phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2010 – 2018 cho cơ sở dữ liệu nghiên cứu của mình. Với phạm vi nghiên cứu trên, tác giả có thể đưa ra một thực trạng tương đối cập nhật về tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư là Việt Nam. 1297
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 4. Phân tích tác động của FDI tới Việt Nam Dựa trên những cơ sở lý thuyết được trình bày ở trên, tác giả sẽ kiểm chứng và phân tích tác động của FDI tới trường hợp của Việt Nam thông qua những khía cạnh tương ứng đó là năng suất lao động, tình hình xuất khẩu, sự lan tỏa công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua Kể từ khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ. Nhìn vào bảng FDI tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 - 2017, có thể thấy, tổng số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện đều có sự gia tăng khá ổn định. Điều này cho thấy rằng, Việt Nam đang dần trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bảng 1: FDI tại Việt Nam Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về đối tác đầu tư, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2017 có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với tổng số vốn đăng ký lên đến 55,66 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 2 là Nhật Bản với tổng số vốn đăng ký 49,46 tỷ USD (chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư). Về cơ cấu thu hút FDI theo ngành, 5 ngành chủ lực của dòng vốn FDI vào Việt Nam sau 30 năm hội nhập là ngành công nghệ chế biến và chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản; ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa; dịch vụ lưu trữ và ăn uống; và ngành xây dựng. Biểu đồ 1: Tổng vốn FDI đăng ký theo các ngành kinh tế lũy kế đến tháng 8 năm 2008 Nguồn: Baews tổng hợp số liệu của GSO 1298
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Tác động của FDI tới Việt Nam Tác động tới năng suất lao động Biểu đồ 2: Tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực FDI và các khu vực khác ở Việt Nam (2001-2017) Nguồn: Tổng Cục Thống kê Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày, năng suất lao động của doanh nghiệp FDI thường sẽ cao hơn so với doanh nghiệp địa phương và có ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động toàn ngành của quốc gia nước tiếp nhận. Dựa vào biểu đồ trên đây mô tả về tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực FDI và các khu vực khác ở Việt Nam từ năm 2001 - 2017 cho thấy, nhìn chung năng suất lao động của khu vực FDI sẽ cao hơn so với khu vực doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Lý do có thể đưa ra là do trình độ của lao động trong doanh nghiệp FDI thường cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến năng suất lao động sẽ cao hơn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nhìn vào biểu đồ cũng có thể thấy, năng suất lao động của nền kinh tế phụ thuộc khá lớn vào năng suất lao động của khu vực FDI, hay có thể nói là phát triển song song. Điều này chỉ ra rằng, dòng vốn FDI vào Việt Nam có tác động rất lớn vào năng suất lao động nước nhà. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, năng suất lao động của khu vực FDI không có sự gia tăng, hoặc thay đổi không đáng kể đã kéo theo sự giảm sút của năng suất lao động toàn nền kinh tế. Lý do được đưa ra là vì các dự án FDI vẫn chỉ tập trung vào các ngành thâm dụng lao động, không đòi hỏi nhiều kỹ năng như: Dệt may, da giày và chế biến – chế tạo các sản phẩm đơn giản, không nâng cao năng suất lao động của khu vực FDI nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Tác động tới xuất khẩu Việt Nam Theo lý thuyết, các doanh nghiệp FDI sẽ góp phần làm gia tăng xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư. Trong trường hợp của Việt Nam, trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp không nhỏ vào thành tích ấn tượng của xuất khẩu nước ta. Nhìn vào biểu đồ dưới dây mô tả về tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu từ năm 2001 - 2018, có thể thấy, tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu của khu vực FDI tăng mạnh từ dưới 50% tổng kim ngạch trước năm 2003 lên đến 60% vào năm 2012 và tiếp tục tăng vượt 70% từ năm 2015 trở lại đây. Điều này chứng tỏ rằng dòng vốn FDI vào Việt Nam đã có ảnh hưởng tích cực tới xuất khẩu nước nhà. Biểu đồ 3: Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1299
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Về tác động lan tỏa của FDI tới khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp địa phương, theo nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc (2017) về “Tác động lan tỏa từ FDI đến xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam” chỉ ra rằng, các dự án FDI quy mô lớn đã tạo ra cú hích tác động mạnh mẽ tới kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Cụ thể, sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đã tạo ra sức ép, buộc các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, cải thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết thương mại. Bởi lẽ đó, việc tham gia vào ngành của doanh nghiệp FDI đã có tác động lan tỏa tích cực tới các doanh nghiệp nội địa, làm gia tăng khả năng xuất khẩu của họ. Tác động tới sự lan tỏa công nghệ Dựa vào cơ sở lý thuyết, doanh nghiệp FDI sẽ có tác động lan tỏa công nghệ tới doanh nghiệp địa phương. Có thể thấy, nguồn vốn FDI góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ và chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp FDI đã tạo ra sức ép cạnh tranh và đổi mới công nghệ, cải thiện năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, theo Phạm Thiên Hoàng (2019), mức độ tác động tích cực còn thấp, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp rắp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa thấp, chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp Việt Nam để cùng tham gia vào chuỗi giá trị. Điều này đã khiến cho tác động lan tỏa công nghệ của dòng vốn FDI vào Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tác động tới tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước Nguồn vốn FDI đóng vai trò như là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhìn vào biểu đồ dưới đây mô tả về tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP theo thành phần kinh tế từ năm 2008 - 2017 cho thấy, mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm 1995 lên 16,9% năm 2008 và 19,6% năm 2017. Thêm vào đó, tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ khu vực FDI cũng gia tăng đáng kể, từ 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994 - 2000 lên 23,7 tỷ USD trong giai đoạn 2011 - 2015, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách nhà nước. Riêng năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào thu ngân sách nhà nước hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu ngân sách nhà nước. Biểu đồ 4: Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP theo thành phần kinh tế Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tóm lại, nhìn chung dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Dòng vốn đầu tư trực tiếp này đã có tác động tích cực tới năng suất lao động, gia tăng xuất khẩu, lan tỏa công nghệ tiên tiến tới các doanh nghiệp địa phương và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế nước nhà. Có thể thấy những kết luận từ các bài nghiên cứu trước đây về tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư khá trùng hợp với trường hợp của Việt Nam. 1300
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 5. Kết luận Bài viết “Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư, phân tích trường hợp của Việt Nam” đã cung cấp một hệ thống cơ sở lý thuyết căn bản về tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tới nước tiếp nhận đầu tư. Có thể kết luận rằng, nhìn chung dòng vốn FDI vào quốc gia có ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động, mức lương trung bình, xuất khẩu và sự lan tỏa công nghệ của nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, để tổng kết rằng FDI sẽ có tác động tích cực tới sự tăng trưởng quốc gia thì vẫn còn nhiều nghiên cứu trái chiều và phải phụ thuộc rất lớn vào chính sách thu hút và quản lý dòng FDI vào của từng quốc gia. Phân tích trường hợp của Việt Nam cho thấy, dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam có tác động tích cực tới thương mại nước nhà, đóng góp phần lớn vào thành tích xuất khẩu ấn tượng của nước ta. Về năng suất lao động, năng suất lao động của khu vực FDI cao hơn hẳn so với năng suất lao động của doanh nghiệp địa phương và có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, xu hướng này đang có chiều hướng giữ nguyên và chưa có sự gia tăng trong những năm gần đây, đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách cải thiện năng suất lao động toàn ngành. Đối với sự lan tỏa công nghệ, mặc dù FDI đã có những tác động tích cực, lan tỏa công nghệ tiên tiến tới các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên mức lan tỏa vẫn còn chậm và ít, chưa thực sự có sự chuyển giao sâu. Tổng kết lại về tác động của dòng vốn FDI tới sự tăng trưởng của Việt Nam, FDI đã có ảnh hưởng tích cực và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội nước nhà, mang lại cơ hội phát triển bền vững cho nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Kỷ yếu Hội nghị 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. [2] BNEWS. (2018). Cơ cấu FDI đầu tư tại Việt Nam 30 năm qua. Available: https://bnews.vn/co- cau-fdi-dau-tu-tai-viet-nam-30-nam-qua/95544.html. Last accessed 9/10/2019. [3] Magnus Blomström. (1996). The Impact of Foreign Investment on Host Countries: A Review of the Empirical Evidence. Stockholm School of Eonomics, p3-29. [4] Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Chí Dũng. (2018). Vai trò của khu vực FDI với năng suất lao động ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, p35-39. [5] Nguyễn Bích Ngọc (2017), “Tác động lan tỏa từ FDI đến xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. [6] PGS.TS Nguyễn Văn Thắng (2014). Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. p4-15. [7] Phạm Thiên Hoàng (2019). “Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”. Tạp chí Tài chính, p4-13. [8] Priit Vahter và Jaan Masso. (2006). Home versus Host Country Effects of FDI: Searching for New Evidence of Productivity Spillovers. The William Davidson Institute, p4-15. [9] Robert E. Lipsey. (2002). Home and host country effects of FDI. NBER Working Paper Series, p2-35. 1301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1