Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH SỞ HỮU ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA NGÂN<br />
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM<br />
Phạm Hoàng Ân1 và Nguyễn Thị Ngọc Hương2<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study was conducted to analyze the net interest margin (NIM) of the Commercial bank in Vietnam, with a<br />
particular emphasis on bank ownership. Using the secondary data supplied by 30 banks and 150 observations<br />
between 2008-2012, panel-data regression analysis and Feasible General Least Square (FGLS) were used to<br />
determine the regression coefficient. The empirical results indicated that the Ownership has an impact on the<br />
NIM of a bank. There was a statistically significant correlation between a bank’s NIM and its lending scale,<br />
operating cost, credit risk, and liquidity risk and equity ratio impact.<br />
Keywords: net interest margin, NIM, banking ownership, panel data, FGLS<br />
Title: The impact of the types of banking ownership on the net interest margin of the Commercial bank in<br />
Vietnam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của<br />
ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam với sự nhấn mạnh đặc biệt về loại hình sở hữu của ngân hàng. Sử<br />
dụng dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM với 150 quan sát trong giai đoạn 2008 – 2012, áp dụng phân tích hồi quy<br />
dữ liệu bảng với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square –<br />
FGLS) để ước lượng các hệ số hồi quy. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự tác động của loại hình sở hữu đến<br />
thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Đồng thời, quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng,<br />
rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với thu nhập lãi cận biên<br />
của ngân hàng.<br />
Từ khoá: thu nhập lãi cận biên, NIM, sở hữu ngân hàng, dữ liệu bảng, FGLS<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Hiệu quả trong hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm hàng<br />
đầu vì hoạt động ngân hàng hiệu quả sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận bền vững thúc đẩy ngân hàng phát<br />
triển, đủ sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế. Một thệ thống ngân hàng cạnh tranh thúc<br />
đẩy hiệu quả cao hơn được phản ánh trong thu nhập lãi cận biên thấp (Rudra & Ghost, 2004). Tỷ<br />
suất lợi nhuận cao tạo ra những trở ngại đáng kể của các trung gian tài chính trong nước, như lãi suất<br />
huy động thấp hơn khuyến khích tiết kiệm và lãi suất cho vay cao làm giảm cơ hội đầu tư của các<br />
ngân hàng (Fungáčová & Poghosyan, 2011). Do đó, các ngân hàng dự kiến sẽ thực hiện chức năng<br />
trung gian với chi phí thấp nhất có thể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là<br />
thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và<br />
nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các<br />
khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền<br />
gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ) (Rose, 1999). Thu nhập lãi cận biên là một thước đo<br />
quan trọng đối với ngân hàng vì nó thường chiếm từ 70 – 85% tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ<br />
này càng cao, thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Nghiên cứu của Rudra và Ghost (2004) tại Ấn<br />
1<br />
<br />
Quỹ tín dụng Đồng Tiến, Tp. Hồ Chí Minh<br />
Email: ancaothang@gmail.com<br />
2<br />
Quỹ tín dụng Đức Hoà, tỉnh Long An<br />
<br />
31<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Độ, Ugur và Erkus (2010) tại Thổ Nhĩ Kỳ, Fungáčová và Poghosyan (2011) tại Nga; Hamadi và<br />
Awdeh (2012) tại Lebanon cho thấy thu nhập lãi cận biên là có sự khác biệt giữa các quyền sở hữu.<br />
Vì vậy, việc tìm hiểu xem quyền sở hữu ngân hàng có ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của<br />
NHTM Việt Nam hay không là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản<br />
trị ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng của mình,<br />
làm cho cổ phiếu ngành ngân hàng có sức hấp dẫn hơn trên thị trường.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Thu nhập lãi cận biên<br />
Hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thường được phân tích bằng các tỷ số như lợi nhuận trên vốn<br />
cổ phần, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập lãi cận biên và chênh lệch lãi suất (Rose, 1999). Thu nhập<br />
lãi cận biên của các ngân hàng được định nghĩa là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia<br />
cho tổng tài sản. Biên độ được tính cho một khoảng thời gian, một quý hoặc một năm, và được thể<br />
hiện bằng một tỷ lệ phần trăm (Golin, 2001). Hempel, Coleman, & Simonson (1986) cho rằng thu<br />
nhập lãi cận biên là rất hữu ích trong việc đo lường những thay đổi và xu hướng trong biên độ lãi<br />
suất và so sánh thu nhập lãi giữa các ngân hàng. Thu nhập lãi cận biên là một trong những thước đo<br />
quan trọng nhất để đo lường hiệu quả tài chính trong một định chế nhận tiền gửi (Golin, 2001). Như<br />
vậy, thu nhập lãi cận biên là tỷ số rất cần thiết để chúng ta tìm hiểu cách đo lường và các yếu tố ảnh<br />
hưởng bởi hai quyết định bên trong và bên ngoài như thế nào (Golin, 2001).<br />
Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của<br />
ngân hàng bao gồm:<br />
2.2 Quyền sở hữu (OWNERSHIP)<br />
Theo nghiên cứu của Fungáčová và Poghosyan (2011) tại Nga thì có sự khác biệt trong thu nhập lãi<br />
cận biên giữa NHTM thuộc sở hữu nhà nước và các loại hình ngân hàng còn lại. Nghiên cứu của<br />
Rudra & Ghost (2004), Ugur và Erkus (2010) tại Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ kết luận rằng ngân hàng<br />
nước ngoài có thu nhập lãi cao hơn ngân hàng trong nước và nghiên cứu của Hamadi và Awdeh<br />
(2012) tại Lebanon cho thấy thu nhập lãi cận biên có sự khác biệt giữa ngân hàng trong nước và<br />
ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy OWNERSHIP là biến giả được đưa vào nhằm kiểm định sự<br />
khác biệt về thu nhập lãi cận biên giữa các quyền sở hữu. Do đó, OWNERSHIP nhận giá trị bằng 1<br />
nếu là NHTM nhà nước và nhận giá trị bằng 0 nếu là NHTM cổ phần.<br />
Vì vậy giải thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:<br />
H0: Loại hình sở hữu không có mối tương quan đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.<br />
H1: Loại hình sở hữu có mối tương quan âm đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.<br />
2.3 Quy mô hoạt động cho vay (SIZE)<br />
Nghiên cứu của Maudos và Guevara (2004), Maudos và Solís (2009) tìm ra mối tương quan dương<br />
giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, khi rủi ro thị trường và rủi<br />
ro tín dụng xảy ra, với quy mô hoạt động cho vay càng lớn thì tổn thất sẽ càng lớn. Trong khi đó,<br />
nghiên cứu của Zhou và Wong (2008), Hawtrey và Liang (2008), và Kasman, Tunc, Vardar và Okan<br />
(2010) lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên của<br />
ngân hàng, thì ngân hàng có quy mô lớn sẽ cho vay nhiều hơn với lãi suất thấp hơn các ngân hàng<br />
nhỏ và lúc đó thu nhập lãi sẽ thấp.<br />
2.4 Chi phí hoạt động (OC)<br />
Brock và Rojas-Suarez (2000) lập luận rằng trong một cấu trúc ngành ngân hàng ổn định, việc làm<br />
tăng chi phí hoạt động bất kỳ sẽ được tạo nên chênh lệch lãi suất cao hơn chứ không phải là giảm cổ<br />
tức. Maudos và Guevara (2004) lập luận rằng ngay cả trong trường hợp không có tác động của thị<br />
32<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
trường hay bất kỳ loại rủi ro nào thì các ngân hàng vẫn phải trang trải chi phí hoạt động của họ, và sẽ<br />
tạo thu nhập lãi cao hơn.<br />
2.5 Rủi ro tín dụng (CR)<br />
Rủi ro tín dụng là rủi ro khi khách hàng không có khả năng chi trả được nợ cho ngân hàng khi đến<br />
hạn phải thanh toán. Nghiên cứu của Angbazo (1997) đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có tác động cùng<br />
chiều đến thu nhập lãi ngân hàng. Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro cao và họ phải<br />
trích lập dự phòng nhiều, điều này buộc họ phải tính toán lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi<br />
ro dự kiến, tức là có mối tương quan dương (Garza-García, 2010).<br />
2.6 Rủi ro thanh khoản (LIQ)<br />
Rủi ro thanh khoản là xác suất của một ngân hàng không có đủ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu rút<br />
tiền gửi, yêu cầu vay vốn và những yêu cầu về tiền mặt khác. Đối mặt với rủi ro thanh khoản, một<br />
ngân hàng có thể buộc phải vay “nóng” với mức chi phí quá cao để chi trả cho những yêu cầu tiền<br />
mặt cấp bách và do vậy làm giảm lợi nhuận ngân hàng (Rose, 1999). Theo Angbazo (1997), cho<br />
rằng khi tỷ lệ tiền mặt hay các khoản tương đương tiền mặt tăng sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản, sự<br />
gia tăng tính thanh khoản có thể có tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên.<br />
2.7 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP)<br />
Theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản được đánh giá là một<br />
trong các chỉ số khuyến khích để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM (IMF, 2006). Hầu hết<br />
các nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan dương giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên<br />
(Saunders & Schumacher, 2000; Brock & Suarez, 2000; Maudos & Guevara, 2004; Doliente, 2005;<br />
Hawtrey & Liang, 2008; Maudos & Solís, 2009; Garza-García, 2010; Ugur & Erkus, 2010; Kasman<br />
& cs, 2010; Fungáčová & Poghosyan, 2011), vì khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng sẽ làm cho chi phí<br />
trả lãi giảm hơn là việc sử dụng vốn vay. Do chi phí trả lãi giảm sẽ làm cho thu nhập lãi cận biên của<br />
ngân hàng tăng.<br />
2.8 Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.8.1 Dữ liệu nghiên cứu<br />
Số liệu cho bài nghiên cứu này được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTM Việt<br />
Nam giai đoạn 2008 - 2012. Đến ngày 31/12/2012 hệ thống ngân hàng Việt Nam có 39 ngân hàng<br />
(gồm 5 NHTM nhà nước và 34 NHTM cổ phần). Số liệu được thu thập và chọn lựa sau khi loại bỏ<br />
các ngân hàng có quá trình sáp nhập, hợp nhất (SHB và SCB) và những ngân hàng không công bố<br />
thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Kết quả là một mẫu nghiên cứu bao gồm 30 ngân hàng (4<br />
NHTM nhà nước và 26 NHTM cổ phần) với 150 quan sát được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên<br />
cứu.<br />
2.8.2 Mô hình nghiên cứu<br />
Nhằm mục đích tìm hiểu tác động của các yếu tố loại hình sở hữu, quy mô hoạt động cho vay, chi<br />
phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và dựa trên cơ sở lược khảo<br />
lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, đề tài áp dụng mô hình nghiên cứu dưới<br />
đây:<br />
NIM = β0 + β1*OWNERSHIP + β2*SIZE + β3*OC + β4*CR + β5*LIQ + β6*CAP + i<br />
Trong đó các biến được giới thiệu chi tiết trong Bảng 1.<br />
<br />
33<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Bảng 1. Bảng mô tả các biến đo lường được sử dụng trong nghiên cứu<br />
<br />
Đo lƣờng<br />
<br />
Biến<br />
<br />
Dấu kỳ vọng<br />
<br />
Nghiên cứu trƣớc<br />
<br />
Phụ thuộc<br />
NIM<br />
<br />
(Thu nhập lãi – chi phí<br />
lãi)/Tổng tài sản<br />
<br />
Fungáčová & Poghosyan (2011);<br />
Hamadi & Awdeh (2012)<br />
<br />
Độc lập<br />
OWNERSHIP<br />
<br />
= 1 nếu NHTM nhà nước; 0<br />
nếu là NHTM cổ phần.<br />
<br />
-<br />
<br />
Fungáčová & Poghosyan (2011);<br />
Hamadi & Awdeh (2012)<br />
<br />
SIZE<br />
<br />
Logarit tự nhiên của tổng dư nợ<br />
cho vay<br />
<br />
+<br />
<br />
Fungáčová & Poghosyan (2011);<br />
Hamadi & Awdeh (2012)<br />
<br />
OC<br />
<br />
Chi phí hoạt động chia cho tổng<br />
tài sản<br />
<br />
+<br />
<br />
CR<br />
<br />
Dự phòng tổn thất rủi ro tín<br />
dụng chia cho tổng dư nợ tín<br />
dụng<br />
<br />
+<br />
<br />
Hamadi & Awdeh (2012)<br />
<br />
Fungáčová & Poghosyan (2011);<br />
Hamadi & Awdeh (2012)<br />
Fungáčová & Poghosyan (2011);<br />
Hamadi & Awdeh (2012)<br />
<br />
LIQ<br />
<br />
Tài sản có tính thanh khoản<br />
chia cho tổng tài sản<br />
<br />
-<br />
<br />
CAP<br />
<br />
Vốn chủ sở hữu chia cho tổng<br />
tài sản<br />
<br />
+<br />
<br />
Fungáčová & Poghosyan (2011);<br />
Hamadi & Awdeh (2012)<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Tình hình thu nhập lãi cận biên của ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012<br />
Thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 được trình bày trong<br />
Hình 1. So sánh NIM giữa NHTM nhà nước và NHTM cổ phần có thể thấy rõ rằng NIM của NHTM<br />
nhà nước thấp hơn so với NHTM cổ phần (ngoại trừ năm 2010).<br />
4,00%<br />
3,50%<br />
3,00%<br />
2,50%<br />
<br />
NHTM nhà nước<br />
<br />
2,00%<br />
<br />
NHTM cổ phần<br />
<br />
1,50%<br />
<br />
Trung bình Ngành<br />
<br />
1,00%<br />
0,50%<br />
0,00%<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
34<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Hình 1. Thu nhập lãi cận biên trung bình của các ngân hàng, giai đoạn 2008 – 2012<br />
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ BCTC của 30 ngân hàng giai đoạn 2008 – 2012<br />
<br />
3.2 Thống kê mô tả<br />
Bảng 2 mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát<br />
dùng trong nghiên cứu. NIM trung bình của mẫu là 2,89%, thấp nhất là - 0,38% (năm 2009 của<br />
PNB) và lớn nhất là 8,22% (năm 2012 của MDB). Giá trị trung bình của quy mô hoạt động cho vay,<br />
chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu lần lượt là 16,73,<br />
1,59%, 1,23%, 26,71% và 13,18%.<br />
Bảng 2. Bảng thống kê mô tả biến quan sát<br />
<br />
Biến<br />
<br />
Số quan sát<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
NIM<br />
<br />
150<br />
<br />
OWNERSHIP<br />
<br />
150<br />
<br />
SIZE<br />
<br />
150<br />
<br />
16.73<br />
<br />
OC<br />
<br />
150<br />
<br />
CR<br />
CAP<br />
LIQ<br />
<br />
2.89%<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Nhỏ nhất<br />
<br />
0.014<br />
<br />
Lớn nhất<br />
<br />
-0.38%<br />
<br />
8.22%<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
1.26<br />
<br />
14.07<br />
<br />
19.63<br />
<br />
1.59%<br />
<br />
0.61%<br />
<br />
0.43%<br />
<br />
4.98%<br />
<br />
150<br />
<br />
0.78%<br />
<br />
0.63%<br />
<br />
0.00%<br />
<br />
3.26%<br />
<br />
150<br />
<br />
13.18%<br />
<br />
8.54%<br />
<br />
2.96%<br />
<br />
46.38%<br />
<br />
150<br />
<br />
26.71%<br />
<br />
10.85%<br />
<br />
3.38%<br />
<br />
61.10%<br />
<br />
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ BCTC của 30 ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012<br />
<br />
3.3 Kết quả hồi quy<br />
Nghiên cứu kiểm soát hiện tượng đa cộng tuyến thông qua chỉ số VIF. Nếu chỉ số VIF lớn nhất của<br />
các biến giải thích nhỏ hơn 5, dấu hiệu này cho thấy ít khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến<br />
(Gujarati, 2004). Chỉ số VIF lớn nhất của các biến độc lập trong nghiên cứu này là 3,19 và nhỏ hơn<br />
so với 5. Do đó hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu là không đáng kể. Tiếp theo,<br />
trong Bảng 3, Bảng A trình bày kiểm định phương sai của sai số không đổi và Bảng B trình bày<br />
kiểm định tự tương quan của sai số. Chỉ số Prob.Chi-Square ở bảng A nhỏ hơn 5% và chỉ số Prob.F<br />
ở bảng B lớn hơn 5%. Kết quả này cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi<br />
nhưng không có hiện tượng tự tương quan của sai số.<br />
Bảng 3. Kiểm định phương sai của sai số không đổi và tự tương quan của sai số<br />
Bảng A. Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi<br />
Chi-Square<br />
4499,91<br />
Prob.Chi-Square<br />
0,0000<br />
Bảng B. Kiểm định tự tƣơng quan của sai số<br />
Thống kê F<br />
1,040<br />
Prob.F(1,29)<br />
0,3163<br />
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả.<br />
<br />
Sau khi xem xét mức độ tương quan giữa các biến, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan<br />
của sai số, mô hình hồi quy sẽ được thực thi. Bảng 4 trình bày kết quả hồi quy bằng cách sử dụng<br />
phương pháp FGLS để ước lượng các hệ số hồi quy. Theo Wooldridge (2002), cho rằng phương<br />
pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng phương sai của sai số không đồng nhất và hiện<br />
tượng tự tương quan.<br />
Từ bảng 4, ta thấy giá trị F = 28,27 ở mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000 cho thấy mô hình hồi quy<br />
được xây dựng là phù hợp. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 55,53% cho thấy 55,53% sự biến thiên của NIM<br />
được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Kết quả phân tích hồi quy ở Bảng 4 cho thấy hệ<br />
số của biến OWNERSHIP có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kết quả cho<br />
biết có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 loại hình sở hữu có tác động âm<br />
đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Nghiên cứu này có cùng kết quả với nghiên cứu của<br />
35<br />
<br />