Tác động tạo lập và chuyển hướng của thương mại Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO
lượt xem 4
download
Bài viết này đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2016 để thấy được những chuyển biến sâu sắc trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam trước và sau khi chúng ta gia nhập WTO. Đồng thời bài viết cũng xác định những xu hướng quan trọng trong quan hệ xuất nhập khẩu với các đối tác chiến lược để có những chính sách phù hợp và kịp thời. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động tạo lập và chuyển hướng của thương mại Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO
- TÁC ĐỘNG TẠO LẬP VÀ CHUYỂN HƯỚNG CỦA THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU 10 NĂM GIA NHẬP WTO TRADE CREATION AND DIVERSION OF VIETNAM AFTER 10 YEARS JOINING WTO ThS. Ngô Hải Thanh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Sau 10 năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Bài viết dưới đây đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2016 để thấy được những chuyển biến sâu sắc trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam trước và sau khi chúng ta gia nhập WTO. Đồng thời bài viết cũng xác định những xu hướng quan trọng trong quan hệ xuất nhập khẩu với các đối tác chiến lược để có những chính sách phù hợp và kịp thời. Từ khóa: Thương mại, tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại Abstract: After 10 years being an official member of the World Trade Organization (WTO), Vietnam trade has changed significantly. This paper gives an overview of Vietnam trade in the period 2000-2016 to look at some significant changes in exports, imports and trade balance of Vietnam before and after joining WTO. The paper also identifies some important trends in export-import relations with strategic partners to have appropriate and timely policies. Keywords: Trade, trade creation, trade diversion 1. Cơ sở lý thuyết Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang là xu thế phổ biến hiện nay. Khi tham gia vào một FTA nào đó, nền kinh tế - xã hội các nước thành viên sẽ chịu nhiều tác động. Trong đó, tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết thương mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào. Theo Steven M.Saranovic (1998), tác động tạo lập thương mại sẽ xuất hiện khi một nước thành viên của FTA thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa nào đó có chi phí sản xuất cao bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên FTA, do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng hóa nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nước. Tác động tạo lập thương mại sẽ làm tăng phúc lợi xã hội của các nước thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tài nguyên sang tăng cường xây dựng đầu tư vào các ngành dựa trên những lợi thế so sánh. Tác động tạo lập thương mại sẽ giúp người tiêu dùng thu được nhiều lợi ích vì được mua hàng hóa với giá thấp hơn. Trong khi đó, ngân sách chính phủ sẽ giảm 893
- sút do mất đi một phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu, các nhà sản xuất nội địa cũng sẽ giảm lợi nhuận do đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và thị phần bị chia sẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, tác động tạo lập thương mại vẫn giúp gia tăng phúc lợi quốc gia do thặng dư mà người tiêu dùng nhận được vẫn lớn hơn giá trị mất đi từ nguồn thuế của chính phủ và lợi nhuận của nhà sản xuất nội địa. Bên cạnh đó, Steven M.Saranovic (1998) cũng chỉ ra tác động chuyển hướng thương mại diễn ra khi các thành viên của FTA chuyển hướng nhập khẩu hàng hóa. Việc dỡ bỏ thuế quan giữa các nước thuộc một FTA sẽ khiến giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ các thành viên FTA thấp hơn giá nhập từ nước nằm ngoài FTA, do nước nhập khẩu vẫn duy trì một mức thuế quan cao đối với các nước không phải thành viên của FTA. Trong trường hợp này, các nước phi thành viên sẽ bị thiệt hại từ việc thành lập một FTA nào đó. Tác động chuyển hướng thương mại cũng tương tự như trong trường hợp của tạo lập thương mại, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng khi tổng lợi ích mà người tiêu dùng nhận được không bao hàm toàn bộ những mất mát mà doanh nghiệp nội địa cũng như chính phủ phải gánh chịu. Khi tham gia một FTA nào đó, quan hệ thương mại của các nước thành viên sẽ gia tăng nhờ tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại. Tổng hợp hai tác động này sẽ có hai trường hợp xảy ra: (1) nếu tổng giá trị mất đi do tác động chuyển hướng thương mại gây ra lớn hơn so với thặng dư do tác động tạo lập thương mại tạo ra thì phúc lợi quốc gia sẽ bị suy giảm và ngược lại, (2) quốc gia đó sẽ gia tăng được phúc lợi xã hội khi giá trị thặng dư do tác động tạo lập thương mại lớn hơn tổng giá trị bị mất của tác động chuyển hướng thương mại. Theo Mia Mikic và Jonh Jibert (2009), tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại của một nước trong quan hệ thương mại với các đối tác được thể hiện thông qua một vài chỉ số sau đây: Thứ nhất là chỉ số cường độ thương mại (Trade Intensity - TI). Chỉ số này thể hiện tầm quan trọng của việc giao thương giữa một nước với đối tác thương mại so với thương mại của nước đó với các nước còn lại trên thế giới. Chỉ số này càng cao cho thấy tác động tạo lập thương mại diễn ra càng mạnh, và điều đó chứng tỏ đối tác thương mại đó càng lớn và ngược lại, chỉ số càng thấp cho thấy xu hướng chuyển hướng thương mại và đối tác thương mại không còn quan trọng nữa. TI được tính theo công thức: . Trong đó, w và y là các quốc gia trên thế giới, s là tập hợp hai quốc gia có hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, d là nơi mà s có hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, X là tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu. Thứ hai là chỉ số bổ trợ thương mại (Trade Complementarity - TC). Đối với xuất khẩu, chỉ số này cho biết xuất khẩu của một nước có phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của đối tác thương mại hay không thông qua việc so sánh cơ cấu hàng xuất khẩu của nước đó với cơ cấu hàng nhập khẩu của đối tác mà không quan tâm đến quy mô thương mại của hai 894
- nước. Còn đối với nhập khẩu, chỉ số này cho biết nhập khẩu của một nước từ các đối tác thương mại có phù hợp với nhu cầu của nước đó hay không thông qua việc so sánh cơ cấu hàng nhập khẩu của nước đó với cơ cấu hàng xuất khẩu của đối tác. TC được tính theo công thức: . Trong đó, d là nước nhập khẩu, s là nước xuất khẩu, w là tập hợp của tất cả các nước trên thế giới, i là tập hợp của các ngành công nghiệp, x là dòng xuất khẩu hàng hóa, X là tổng giá trị xuất khẩu, m dòng nhập khẩu hàng hóa, và M tổng giá trị nhập khẩu. Các chỉ số bổ trợ thương mại này dao động từ 0 đến 100. Chỉ số này càng lớn cho biết mức độ phù hợp càng cao và là dấu hiệu của tiềm năng hình thành tác động tạo lập thương mại nếu xét với xuất khẩu. Ngược lại, nếu xét với nhập khẩu thì đây là dấu hiệu của tác động chuyển hướng thương mại. 2 Tổng quan các nghiên cứu trước Tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại được xác định thông qua các chỉ số cường độ và bổ trợ thương mại giữa các nước. Một số nghiên cứu đã thực hiện tính toán các chỉ số tổng hợp giữa các quốc gia và các chỉ số cụ thể đối với mỗi ngành hàng nhằm tìm ra những cơ hội và triển vọng thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các quốc gia. Mutrap (2011) đã chỉ ra cường độ thương mại của hàng xuất khẩu Việt Nam ở một số nước đối tác thương mại như Asean, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Ấn Độ trong giai đoạn 2004-2009. Kết quả cho thấy Asean là đối tác thương mại lớn của Việt Nam (chỉ số cường độ thương mại cao nhất), Nhật Bản và Hoa Kỳ là những khách hàng có nhiều triển vọng với chỉ số ngày càng tăng, Hàn Quốc thì ngày càng hấp dẫn hơn đặc biệt là sau hiệp định AKFTA năm 2006. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc lớn hơn so với kỳ vọng trong hai năm 2004, 2005 và nhỏ hơn kỳ vọng trong giai đoạn 2006-2008. Điều này cho thấy Việt Nam đã thu được lợi ích ngày càng ít hơn từ xuất khẩu vào Trung Quốc. EU và Ấn Độ là hai nước có chỉ số thấp hơn 1, nhưng xu hướng giảm chỉ số cho thấy thị trường EU ngày càng kém hấp dẫn, trong khi Ấn Độ ngày càng hấp dẫn hơn với chỉ số ngày tăng. Xét về mức độ tăng khả năng bổ trợ, hàng xuất khẩu của Việt nam thể hiện tốt nhất ở thị trường Ấn Độ và kém nhất ở thị trường Hàn Quốc. Mức độ bổ trợ thương mại cũng được cải thiện đáng kể ở thị trường EU và Asean. Mặc dù Hoa Kỳ và Nhật Bản là những đối tác quan trọng nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các thị trường này chưa được cải thiện nhiều trong giai đoạn 2004-2009. Sarath Chandran (2010) đã sử dụng chỉ số cường độ thương mại và lợi thế so sánh để phân tích tính bổ trợ và tương đồng trong quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và các nước trong khối Asean. Những tính toán cụ thể về chỉ số cường độ thương mại được thực hiện trong từng ngành hàng trong các năm 2005-2007 giữa Ấn Độ và từng nước thành viên trong Asean để tìm ra những ngành và lĩnh vực hấp dẫn nhằm tăng cường hợp tác thương mại. Kết quả cho thấy Ấn Độ đang nhập khẩu khối lượng nhỏ hơn từ các nước kém phát triển hơn trong khối Asean như Bru-nây, Lào, Căm-pu-chia (thể hiện ở chỉ số cường độ nhập khẩu thấp). Quan hệ nhập khẩu giữa Ấn Độ và Phi-líp-pin, Việt Nam cũng bị giới hạn 895
- bởi chỉ số nhập khẩu thấp hơn 1. Nghiên cứu chỉ ra rằng Ấn Độ có thể xuất khẩu lương thực sang các nước trong khu vực Asean và nước này có thể nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp khác từ Asean. Ấn Độ có lợi thế về khoáng sản và các mặt hàng như hóa chất, sắt, thép, trang sức...nên có thể xuất khẩu nhiều sang Asean. Ngược lại, Asean có lợi thế về dầu thô và các ngành hàng điện, điện tử nên có thể xuất khẩu sang Ấn Độ. Trong khi đó, ngành dệt may có sự cạnh tranh khốc liệt giữa Ấn Độ và Asean trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần ở châu Á. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Bức tranh chung về thương mại Việt Nam Diễn biến kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2016 được thể hiện rõ trong Hình 1. Kết quả thống kê cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu nước ta có xu hướng tăng lên, mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 nhưng đã có sự phục hồi trở lại từ năm 2010. Nguồn: ITC (International Trade Centre) và Tổng cục Hải quan Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 14,5 tỷ đôla năm 2000 lên 39,8 tỷ đôla năm 2006 với mức tăng bình quân giai đoạn 2000-2006 khá cao, khoảng 18,4%/năm. Kết quả này đạt được là do quy mô xuất khẩu nước ta còn tương đối nhỏ. Từ năm 2007, xuất khẩu của nước ta có những biến động mạnh hơn, tăng khoảng 4,4 lần, từ 39,8 lên tới 176,63 tỷ đôla trong giai đoạn 2007-2016. Theo Vo Tri Thanh và Nguyen Anh Duong (2011), hai nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả tăng trưởng xuất khẩu là tăng trưởng thương mại toàn cầu, tự do hóa và cải thiện khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, xuất khẩu nước ta giai đoạn hậu gia nhập WTO không tăng nhanh hơn đáng kể so với trước năm 2007 cho thấy dường như việc gia nhập WTO chưa mang lại lợi ích đáng kể cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ các nước trên thế giới tăng 2,9 lần, từ 15,6 lên 44,9 tỷ đôla trong giai đoạn 2000-2006, tương đương 19,2%/năm. 896
- Khác với xuất khẩu, nhập khẩu nước ta có sự tăng trưởng nhanh hơn hẳn sau khi gia nhập WTO. Cụ thể, tăng trưởng nhập khẩu đạt 40% năm 2007, 28,6% năm 2008, tuy có giảm xuống vào năm 2009 nhưng đã tăng trở lại từ năm 2010. Tuy nhiên, từ năm 2013, tăng trưởng nhập khẩu lại có xu hướng giảm dần, vì vậy tính chung giai đoạn 2007-2016, nhập khẩu tăng trung bình khoảng 15,4%/năm. Chính vì giá trị nhập khẩu hàng hóa lớn và mức tăng trưởng nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu, do đó cán cân thương mại nước ta luôn trong tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư ở mức thấp. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2000, nước ta luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại và tình trạng này ngày càng tăng mạnh sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chính sách kiềm chế nhập siêu, thâm hụt thương mại đã giảm từ năm 2009 và chúng ta bắt đầu có thặng dư thương mại từ năm 2012 với khoảng 749 triệu đôla, đến năm 2016 là 2,52 tỷ đôla. Số liệu thống kê thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2016 cho thấy những đối tác quan trọng có giá trị xuất siêu và nhập siêu lớn trong tổng giá trị xuất siêu và nhập siêu của nước ta. Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC (International Trade Centre) và Tổng cục Hải quan Hình 2 biểu thị những quốc gia mà Việt Nam có giá trị xuất siêu lớn trong giai đoạn 2000-2016. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 45% trong tổng xuất siêu đối với các thị trường Việt Nam có xuất siêu. Điều này cho thấy tầm quan trọng của Hoa Kỳ trong hoạt động thương mại của nước ta. Tiếp sau đó, Úc là quốc gia có giá trị xuất siêu lớn thứ 2 với khoảng 1,6 tỷ đôla mỗi năm mà Việt Nam thu được từ thị trường này. Ngoài ra, cần phải kể đến các thị trường quan trọng khác ở châu Âu như Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức Bỉ và các quốc gia ở châu Á như Căm-pu-chia và Phi-líp-pin. 897
- Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC (International Trade Centre) và Tổng cục Hải quan Xét về nhập siêu, Hình 3 cho thấy trong giai đoạn 2000-2016, Việt Nam có nhập siêu chủ yếu từ các quốc gia thuộc châu Á, ngoại trừ Ác-hen-ti-na. Trong số các quốc gia mà Việt Nam nhập siêu, Trung Quốc đứng thứ nhất với gần 6,1 tỷ đôla mỗi năm, chiếm tỷ trọng khoảng 23% trong tổng nhập siêu của Việt Nam. Tiếp sau Trung Quốc, nước ta có nhập siêu lớn từ Hàn Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po, Thái Lan, Ấn Độ và Ma-lai-xi-a. 3.2. Tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại 3.2.1. Đối với xuất khẩu Sau 10 năm trở thành thành viên chính thức của WTO, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài liên tục được mở rộng. Điều này được thể hiện rõ qua Bảng 1, xuất khẩu bình quân giai đoạn 2007-2016 đều đạt tốc độ tăng trưởng dương. Tuy nhiên, so với giai đoạn 2000-2006, xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Úc và Asean đều chậm lại. Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và EU lại có sự gia tăng. Bảng 1: Tăng trưởng và cơ cấu xuất khẩu sang một số nước, vùng và lãnh thổ chủ yếu Tăng trưởng xuất khẩu Cơ cấu xuất khẩu 2000- 2007- 2007- Thay đổi 2000-2006 Thay đổi 2006 2016 2016 Asean 18.09% 16.75% -1.34% 16.28% 15.38% -0.90% EU-27 16.88% 20.32% 3.44% 18.75% 17.25% -1.50% Nhật Bản 13.16% 18.67% 5.51% 14.77% 11.75% -3.02% Trung Quốc 14.86% 29.14% 14.28% 9.64% 9.24% -0.40% Hoa Kỳ 52.35% 17.52% -34.83% 14.76% 19.19% 4.43% Úc 21.83% -3.86% -25.69% 7.95% 4.68% -3.27% Tổng 82.16% 77.49% Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC (International Trade Centre) và Tổng cục Hải quan 898
- Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng có sự giảm sụt từ 82,16% trong giai đoạn 2000-2006 xuống còn 77,49% trong giai đoạn 2007-2016. Điều đó cho thấy chúng ta đã có sự đa dạng hóa thị trường để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Trong số những thị trường xuất khẩu chính, chỉ có Hoa Kỳ là thị trường có sự gia tăng tỷ trọng xuất khẩu (4,43%); còn các thị trường khác như: Úc, Asean, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu đều giảm so với giai đoạn trước. Điều đó cho thấy Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta. Bảng 2 trình bày kết quả tính toán cho thấy rằng Asean, Úc là những đối tác thương mại lớn của chúng ta, trong khi EU27 và Hoa Kỳ là những khách hàng triển vọng của xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù chỉ số thương mại với các đối tác này là thấp (
- Như vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giảm nhưng tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta vào thị trường này lại tăng trong giai đoạn 2000-2016. Kết hợp với các chỉ số về cường độ thương mại và bổ trợ thương mại, có thể thấy rằng sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là do tác động tạo lập thương mại, từ việc thực hiện hiệp định thương mại tự do song phương (BTA) giữa hai nước. Còn với Úc, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này có xu hướng giảm dường như chịu tác động của việc chuyển hướng thương mại. 3.2.2. Đối với nhập khẩu Bảng 4 cho thấy nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác thương mại chính như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ đều tăng mạnh. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia có sự gia tăng xuất khẩu vào Việt Nam mạnh nhất, từ 27,29% giai đoạn 2000-2006 lên 37,80% trong giai đoạn 2007-2016. Bên cạnh đó, nhập khẩu từ Asean, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Úc có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Trong đó, nhập khẩu từ Úc là giảm mạnh nhất (14,33%) nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 1,76%) nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta. Bảng 4: Tăng trưởng và cơ cấu nhập khẩu từ một số nước, vùng, lãnh thổ chủ yếu Tăng trưởng nhập khẩu Cơ cấu nhập khẩu 2000- 2000- 2007- 2007-2016 Thay đổi Thay đổi 2006 2006 2016 Asean 19.67% 13.61% -6.06% 25.64% 21.77% -3.87% EU 16.14% 21.56% 5.42% 8.46% 7.59% -0.87% Hàn Quốc 14.55% 28.62% 14.07% 10.54% 10.20% -0.34% Nhật Bản 12.98% 18.35% 5.37% 12.19% 10.29% -1.90% Trung Quốc 32.42% 29.41% -3.01% 12.73% 22.16% 9.43% Ấn Độ 31.49% 25.52% -5.97% 1.63% 2.41% 0.78% Đài Loan 17.23% 14.78% -2.45% 11.82% 9.43% -2.39% Hoa Kỳ 27.29% 37.80% 10.51% 2.83% 3.85% 1.02% Úc 31.60% 17.27% -14.33% 1.62% 1.76% 0.14% Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC (International Trade Centre) và Tổng cục Hải quan Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam dù có tốc độ tăng trưởng giảm (vẫn cao hơn so với các thị trường khác) nhưng lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta 22,16% trong giai đoạn 2007-2016. Tương tự Trung Quốc, nhập khẩu hàng hóa từ Asean có tốc tăng trưởng giảm (khoảng 3,9%) nhưng chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao (21,77%). Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á, ngoài Trung Quốc và Asean là những thị trường chính xuất khẩu vào Việt Nam, còn có Hàn Quốc (10,20%), Nhật Bản (10,29%), Đài Loan (9,43%). 900
- Bảng 5: Cường độ thương mại của hàng nhập khẩu Việt Nam từ một số nước đối tác thương mại chính Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Asean 4.67 4.38 4.22 3.96 2.94 3.07 2.89 2.95 3.02 3.08 3.16 EU-27 0.22 0.25 0.23 0.23 0.27 0.25 0.28 0.27 0.29 0.31 0.29 Nhật Bản 1.88 1.87 2.02 2.07 1.89 1.91 2.04 2.00 1.98 2.02 2.05 Trung Quốc 1.56 1.85 1.81 2.50 1.91 1.95 2.09 2.03 1.99 2.01 2.03 Hoa Kỳ 0.26 0.20 0.21 0.22 0.24 0.22 0.21 0.22 0.24 0.25 0.23 Úc 2.50 1.86 1.55 1.39 1.43 1.45 1.21 1.25 1.29 1.31 1.38 Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC (International Trade Centre) và Tổng cục Hải quan Bảng 5 cho thấy Việt Nam là một thị trường hấp dẫn với hầu hết các đối tác thương mại với chỉ số lớn hơn 1. Mặc dù có xu hướng giảm xuống kể từ năm 2009, chỉ số cường độ thương mại của hàng nhập khẩu Việt Nam từ Asean vẫn ở mức trên dưới 3 năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản đều có cường độ thương mại thuận lợi với Việt Nam khi các chỉ số có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2006-2016. Xuất khẩu của EU-27 và Hoa Kỳ sang Việt Nam khá khiêm tốn, được phản ánh thông qua chỉ số cường độ thương mại của hàng nhập khẩu Việt Nam rất nhỏ, chỉ khoảng 0.2 trong suốt 10 năm giai đoạn 2006-2016 và không hề có chút cải thiện nào. Trong khi đó, chỉ số cường độ thương mại của hàng xuất khẩu Việt Nam cao hơn khoảng 0.5 đối với EU-27 và khoảng 1.1 đối với Hoa Kỳ trong cùng giai đoạn đó. Điều này cho thấy Việt Nam đang được lợi từ thương mại với các đối tác này. Tuy nhiên, vì chỉ số nhỏ, nên lợi ích này dường như không đáng kể. Bảng 6: Bổ trợ thương mại của hàng nhập khẩu Việt Nam từ một số nước đối tác thương mại chính Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Asean 52.42 53.68 57.33 60.88 57.26 60.88 62.46 63.51 63.89 64.23 64.05 EU-27 62.52 65.14 66.02 71.68 67.86 66.90 64.83 64.78 64.55 64.81 64.76 Nhật Bản 49.04 53.29 54.87 60.73 58.89 58.30 60.25 60.67 60.72 60.51 60.92 Trung 41.90 43.58 44.69 53.93 47.97 50.98 56.14 56.73 55.31 55.96 55.84 Quốc Hoa Kỳ 43.49 42.82 42.12 40.55 40.81 41.13 41.63 42.04 42.48 42.56 42.89 Úc 40.58 39.41 37.64 33.66 34.38 33.76 32.48 32.51 32.16 32.45 32.23 Nguồn: Tính toán từ số liệu ITC (International Trade Centre) và Tổng cục Hải quan Nếu xét về mức độ bổ trợ của hàng nhập khẩu Việt Nam từ các đối tác, Bảng 6 cho thấy hàng xuất khẩu của các nước đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nước ta tốt hơn, chỉ số bổ trợ thương mại ở hầu hết các thị trường đều đạt mức cao hơn. Trong đó, sản phẩm hàng hóa từ EU-27, Asean và Nhật Bản thể hiện khả năng đáp ứng tốt nhất ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu từ Úc lại ngày càng kém phù hợp với cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam, thể hiện ở chỉ số bổ trợ thương mại có xu hướng giảm và đạt mức thấp hơn. 901
- Với các đối tác thương mại chính ở châu Á như Trung Quốc, Asean, hàng hóa xuất khẩu từ họ khá phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của nước ta. Ngoài ra, tỷ trọng trong cơ cấu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc ngày càng gia tăng. Điều đó cho thấy rằng Việt Nam dường như chịu tác động chuyển hướng thương mại trong quan hệ nhập khẩu với quốc gia này. Kết luận Sau 10 năm gia nhập WTO, thương mại Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu lại có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn (trung bình khoảng 20%/năm). Điều đó cho thấy việc gia nhập WTO đã tác động mạnh hơn tới nhập khẩu, hay WTO chưa mang lại lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả là thâm hụt thương mại của nước ta ngày càng gia tăng, đạt đỉnh điểm năm 2008 với âm 18 tỷ đôla và đang có xu hướng giảm dần với việc bắt đầu có thặng dư từ năm 2012 tới nay (trừ năm 2015). Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã có sự đa dạng hóa thị trường để giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Hoa Kỳ và EU là những thị trường đầy tiềm năng của hàng xuất khẩu Việt Nam, cần được tăng cường khai thác, trong đó cần đặc biệt chú trọng tới Hoa Kỳ - quốc gia có tỷ trọng xuất siêu cao nhất trong số các quốc gia mà Việt Nam có xuất siêu. Kết quả phân tích cho thấy sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ thời gian qua là do tác động tạo lập thương mại, từ việc thực hiện hiệp định thương mại tư do song phương giữa hai nước. Bên cạnh đó, Nhật Bản đang ngày càng trở thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với chỉ số cường độ thương mại cao và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn. Ngược lại, Úc lại là thị trường kém hấp dẫn hơn với tỷ trọng cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có xu hướng giảm do tác động của việc chuyển hướng thương mại. Xét về nhập khẩu trước và sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, bên cạnh các đối tác chính có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam ngày càng tăng như Hoa Kỳ, EU; một số thị trường khác lại có tốc độ tăng trưởng giảm như Trung Quốc, Asean, Ấn Độ, Đài Loan. Tuy nhiên, riêng tỷ trọng trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc lại có xu hướng tăng. Điều đó cho thấy trong quan hệ nhập khẩu với Trung Quốc, Việt Nam chịu tác động chuyển hướng thương mại nhiều hơn là tạo lập thương mại. Như vậy, có thể thấy rằng, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới đã có những xu hướng khá rõ nét được thể hiện thông qua tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại. Do đó, công tác tổ chức thị trường xuất khẩu trong thời gian tới của Việt Nam cần được triển khai theo hướng: - Cần đặc biệt quan tâm khai thác thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Đây là những thị trường lớn, cần thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu. - Tiếp tục coi trọng các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Đây là những thị trường nhu cầu rất đa dạng, phổ hàng hoá rộng. Do đó, bên cạnh những 902
- mặt hàng truyền thống, cần nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới. - Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại góp phần mở rộng thị trường tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Mutrap (2011), Báo cáo “Tác động của cam kết mở cửa thị tường trong WTO và các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công thương giai đoạn 2011-2015”, FTA – Hor Follow-up, truy cập ngày 17/03/2017 tại địa chỉ: http://mutrap.org.vn/index.php/vi/explore/bao-cao-nghien-cuu/finish/52/502 Tài liệu tiếng Anh 1. Mia Mikic and John Jibert (2009), “Trade Statistics in Policymaking – A handbook of commonly used trade indices and indicators”, Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, truy cập ngày 20/02/2017 tại địa chỉ: http://www.unescap.org/sites/default/files/0%20-%20Full%20Report_27.pdf 2. Sarath Chandran (2010), “Trade complementarity and similarity between India and Asean countries in the context of the RTA”, Munich Personal RePEc Archive, truy cập ngày 17/03/2017 tại địa chỉ: https://mpra.ub.uni-muenchen.de/29279/1/MPRA_paper_29279.pdf 3. Steven M.Saranovic (1998), “Trade Diversion and Trade Creation”, International Trade Theory and Policy, truy cập ngày 20/02/2017 tại địa chỉ: http://internationalecon.com/Trade/Tch110/T110-2A.php 4. Vo Tri Thanh and Nguyen Anh Duong (2011), “Revisitng exports and foreign direct investment in Vietnam”, Asian economic policy review, Issue No.6. 903
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI 6: KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG- AN NINH
14 p | 2776 | 230
-
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - Bài thực hành số 3
36 p | 410 | 110
-
Kết quả, ý nghĩa của công nghiệp hóa- hiện đại hóa thời kì đổi mới
1 p | 1388 | 87
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 13
7 p | 200 | 43
-
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ dưới ảnh hưởng Việt Nam của chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ
23 p | 101 | 10
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 10 - Nguyễn Hữu Lộc
82 p | 111 | 9
-
Khám phá mối quan hệ lý thuyết - chính sách của sự phát triển kinh tế địa phương : Phân tích trường hợp của Cardiff và Liverpool
15 p | 92 | 8
-
Tác động của Hiệp định EVFTA đến nhập khẩu dược phẩm từ thị trường EU vào Việt Nam
18 p | 65 | 8
-
Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng dự án bất động sản
10 p | 44 | 7
-
Tham gia TPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành logistics Việt Nam
12 p | 38 | 4
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 4 - Ari Kokko
13 p | 12 | 3
-
Đổi mới quy trình lập pháp ở Việt Nam trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
6 p | 34 | 2
-
Những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2023 và giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
15 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn